Ví Dụ Về Quy Tắc Xuất Xứ Đối Với Một Số Sản Phẩm


tăng – VAC ≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa.

Bảng 2.2. Ví dụ về Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm


Sản phẩm

Quy tắc xuất xứ

Dệt may

Đa số là chuyển đổi HS 2 số, một số trường hợp là chuyển đổi

HS 4 số (Một công đoạn)

Giày dép

Mũ giày phải có xuất xứ tại các nước thành viên của Hiệp định

Các nguyên phụ liệu không bị hạn chế bởi nguồn gốc xuất xứ

(có thể nhập khẩu từ các nước ngoài thành viên)

Đồ gỗ nội, ngoại thất

Được phép sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước thứ ba nhưng không được nhập khẩu bán thành phẩm hoặc bộ phận về lắp ráp, có nghĩa là tất cả các vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng đã trải qua một sự thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng

hóa ở HS 4 số (thay đổi trong Nhóm)

Một số thủy sản chế biến, đóng hộp

như cá ngừ, tôm


Hàm lượng giá trị gia tăng ≥ 40%


Chè

Chuyển đổi HS 2 số

Một số sản phẩm cho phép chuyển đổi mã HS 2 số hoặc hàm lượng giá trị gia tăng ≥ 40%

Các sản phẩm nông

nghiệp

Đa số có yêu cầu xuất xứ nội khối

Các sản máy móc thiết bị, điện tử,

điện gia dụng


Đa số có yêu cầu hàm lượng giá trị gia tăng cao (≥ 50 - 60%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 9

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016


Vận chuyển trực tiếp: Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là thành viên của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện: Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.

Mua bán trực tiếp: Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ 3 (pháp nhân có đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định.

Chứng nhận xuất xứ: Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới như TPP, FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thì FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện. (Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định). Theo Hiệp định này, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa hai năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào.

Tạm ngừng ưu đãi: Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc Bên xuất khẩu từ chối không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, thì Bên nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa và nhà xuất khẩu có liên quan. Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước nhập khẩu có thể tạm ngừng


ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp 8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng). Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi Bên xuất khẩu cung cấp các chứng từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa 3 tháng.

2.2.4.3. Các cam kết khác


Các cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Cơ bản dựa trên cam kết của Việt Nam trong WTO, Hiệp định đầu tư song phương Việt – Nga, và tham khảo các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định đầu tư song phương Việt Nam – Nhật Bản, TPP. Những nội dung cam kết, một mặt, không ảnh hưởng tới các hiệp định đang đàm phán, mặt khác, giúp đảm bảo cho Việt Nam quyền chủ động chính sách trong tương lai, tăng tính minh bạch của môi trường pháp lý, góp phần thu hút đầu tư.

Những nội dung về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững... của Hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA ta đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khuôn khổ để hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp.

2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu‌

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam

Trong thời gian qua, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã tăng mạnh, đặc biệt trong bối cảnh FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã có hiệu lực từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020


Chỉ tiêu

Năm

Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD)

Biến động (%)

Năm 2013

1,90

-

Năm 2014

1,72

(9,50)

Năm 2015

1,43

(20,79)


Năm 2016

1,62

12,17

Năm 2017

2,17

33,95

Năm 2018

2,44

12,44

Năm 2019

2,72

11,47

Năm 2020

2,85

4,78

Nguồn: Bộ Công thương, 2020


Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đạt 1,90 tỷ USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga giảm 9,5%, đạt mức 1,72 tỷ USD. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đã giảm xuống mức 1,44 tỷ USD, tương ứng với mức giảm 20,79%. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 1,62 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 12,17% so với năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga năm 2013. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga liên tục giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế của Liên bang Nga vào năm 2014. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là việc các nước phương Tây áp đặt trừng phạt kinh tế do sự can thiệp quân sự của Liên bang Nga ở Ukraina và việc giảm giá của dầu thô, là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga, giảm giá gần 50% so với mức cao của cuối của năm 2014.

Năm 2017 - năm đầu tiên FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga đạt 2,17 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 33,95% so với năm 2016. Trong năm 2017, hầu hết các nhóm hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga đều tăng trưởng so với năm 2016, một số nhóm hàng có mức tăng trưởng cao trên 100% gồm gạo, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc. Năm 2018 và 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 12% một năm, đạt 2,44 tỷ USD vào năm 2018 và 2,72 tỷ USD vào năm 2019. Năm 2020 vừa qua, mặc dù đại dịch Covid-19 có tác động đáng kể đến kinh tế của Liên bang Nga và kim ngạch nhập khẩu của nước này giảm khoảng 9%, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì tăng trưởng ở mức 4,7%.


Có thể thấy, trong giai đoạn 2013 – 2016 là giai đoạn khi Hiệp định chưa có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga có sự tăng trưởng khá chậm. Từ năm 2017 – 2020, khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Liên bang Nga đã có sự tăng trưởng mạnh và ổn định. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2017 – 2020 bên cạnh nguyên nhân do nền kinh tế của Liên bang Nga bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng tài chính thì một phần xuất phát từ FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu. Với việc nhiều nhóm hàng hóa được phía Liên minh kinh tế Á-Âu trong đó có Liên bang Nga cam kết loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực chiếm đến 84,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu đã giúp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường này có mức giá tốt hơn, từ đó, làm tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua cơ chế “tạo lập thương mại”.

Bảng 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020


Chỉ tiêu

Năm

Kim ngạch xuất khẩu sang

Liên bang Nga (Tỷ USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam (Tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

Năm 2013

1,90

132,1

1,44

Năm 2014

1,72

150,1

1,15

Năm 2015

1,43

162,1

0,88

Năm 2016

1,62

176,6

0,92

Năm 2017

2,17

213,8

1,01

Năm 2018

2,44

243,5

1,00

Năm 2019

2,72

264,2

1,03

Năm 2020

2,85

281,5

1,01

Nguồn: Bộ Công thương, 2020


Mặc dù tăng trưởng ở mức cao trong giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga chỉ chiếm khoảng 1,44% tổng kim ngạch


xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2015, tỷ lệ này giảm xuống mức 0,88%. Năm 2020 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga chiếm 1,01% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nền kinh tế lớn khác chiếm tỷ trọng khá cao như Hoa Kỳ (27,35%), EU (14,2%), Trung Quốc (17,05%), Nhật Bản (6,82%),… Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Khả năng thâm nhập thị trường Liên bang Nga của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy tối đa hiệu quả và khó khăn khách quan về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị. Rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga.

2.3.2. Thị phần hàng hoá xuất khẩu

Về tổng thể, hàng hoá Việt Nam chiếm tỷ trọng khá thấp trên thị trường hàng hoá của Liên bang Nga. Cụ thể, năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga là 341,3 tỷ USD, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của Liên bang Nga là 1,90 tỷ USD, tương ứng với tỷ trọng chỉ 0,56% và xếp thứ 17 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của thị trường Liên bang Nga là 191,5 tỷ USD, trong đó, nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam là gần 1,62 tỷ USD, tương đương với tỷ trọng 0,85% và xếp thứ 13 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Đến năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga đạt 231,7 tỷ USD, trong khi đó, nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Việt Nam đạt 2,85 tỷ USD, tương đương với tỷ trọng 1,23% và xếp thứ 12 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này.

Bảng 2.5. Thị phần hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020


Chỉ tiêu

Năm

Kim ngạch xuất khẩu sang

Liên bang Nga (Tỷ USD)

Kim ngạch nhập khẩu của

Liên bang Nga (Tỷ USD)

Thị phần (%)

Năm 2013

1,90

341,3

0,56

Năm 2014

1,72

307,8

0,56

Năm 2015

1,43

193

0,75


Năm 2016

1,62

191,5

0,85

Năm 2017

2,17

238,4

0,91

Năm 2018

2,44

248,7

0,98

Năm 2019

2,72

254

1,07

Năm 2020

2,85

231,7

1,23

Nguồn: Bộ Công thương, 2020


Có thể thấy, với sự tăng trưởng ổn định của kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga, hàng hoá Việt Nam ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hàng hoá nhập khẩu của thị trường Liên bang Nga, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Tuy nhiên, hàng hoá Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1% trong kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của thị trường này. Điều này cho thấy, tiềm năng của thị trường xuất khẩu Liên bang Nga vẫn còn rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là với doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế mà FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu mang lại.

2.3.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga chủ yếu là các nhóm hàng như nông sản, thủy hải sản, sản phẩm điện thoại linh kiện, máy tính và các sản phẩm và các sản phẩm dệt may. Nhìn chung cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2016 khi FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế - Á - Âu chưa có hiệu lực và giai đoạn 2017 - 2020 khi Hiệp định có hiệu lực đã có những sự thay đổi đáng kể.


14.04%

23.36%

16.23%

11.21%

Nông sản Thủy, hải sản May mặc

Điện thoại và linh kiện

Maáy tính và các sản phẩm Khác

25.33%

9.83%


Nguồn: Bộ Công thương, 2016

Hình 2.9. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Liên bang Nga năm 2016


Năm 2016, nhóm hàng điện thoại và linh kiện chiếm 25,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga và nhóm hàng nông sản chiếm 23,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Liên bang Nga. Tiếp đó là nhóm các sản phẩm máy tính chiếm 16,23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng thủy, hải sản chiếm 11,21% và nhóm hàng may mặc chiếm 9,83% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.


10%

25%

16%

12%

Nông sản Thủy, hải sản May mặc

Điện thoại và linh kiện

Maáy tính và các sản phẩm Khác

27%

10%

Nguồn: Bộ Công thương, 2020

Hình 2.10. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga năm 2020

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023