Cơ Sở Lý Luận Của Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Hoá Của Một Quốc Gia Sang Thị Trường Đã Ký Kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do


lợi từ FTA, những biện pháp mà cơ quan quản lý đã thực hiện để đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn 2016 – 2020.

- Đối với các Hiệp hội ngành hàng, nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề như đánh giá về tác động của FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu đến xuất khẩu của ngành hàng, những tồn tại, hạn chế mà các doanh nghiệp trong ngành cần khắc phục để tận dụng cơ hội từ FTA, những biện pháp mà Hiệp hội đã thực hiện để đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn 2016 – 2020.

- Đối với doanh nghiệp, nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề như đánh giá về tác động của FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu đến xuất khẩu của doanh nghiệp, những biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện để đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn 2016 – 2020 và những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội ngành hàng.

Phương pháp phân tích dữ liệu:


Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân loại và sắp xếp các thông tin, dữ liệu theo từng mặt, nội dung vấn đề, từng đơn vị có cùng tính chất, đặc điểm. Đồng thời, tác giả sắp xếp các dữ liệu thống nhất với quy trình nghiên cứu của luận án.

Phương pháp thống kê mô tả: Qua các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp này để sắp xếp, phân loại và xử lý tổng hợp số liệu thu thập, từ đó xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.

Phương pháp so sánh: Thông qua số liệu đã thống kê về thực trạng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu theo thông số tuyệt đối và thông số tương đối.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Mỗi một vấn đề sẽ được phân tích theo nhiều khía cạnh, phân tích từng chiều, từng cá thể và cuối cùng tổng hợp các mối quan hệ của chúng lại với nhau. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


những vấn đề về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 4

Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 09 chuyên gia (Danh sách, câu hỏi cụ thể tại phụ lục kèm theo Luận án). Một số nhận định của các chuyên gia được trích dẫn trong luận án và trên cơ sở những ý kiến đánh giá của chuyên gia từ phía cơ quan quản lý, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp được tác giả sử dụng để đề xuất các giải pháp trong luận án.

6. Những đóng góp của luận án


Những đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn thể hiện trong các khía cạnh dưới đây:

Thứ nhất, Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa; trong đó, điểm mới nổi bật của Luận án là phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa theo khung lý thuyết về tác động của FTA đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia thông qua cơ chế tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại (theo mô hình của Viner năm 1950).

Thứ hai, luận án phân tích và đưa ra những đánh giá cụ thể về thực trạng xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga, đặc biệt phân tích những tác động của FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga thông qua phân tích, đánh giá các chỉ tiêu xuất khẩu của Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 (trước và sau khi FTA có hiệu lực).

Thứ ba, luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với Nhà nước, doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga nhằm tận dụng những cơ hội từ FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và những giải pháp cụ thể cho các nhóm hàng chủ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm nông sản, thuỷ sản và dệt may.

7. Bố cục của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, cam kết của tác giả, các phụ lục, các tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:


Chương 1. Cơ sở lý luận của đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA

Chương 2. Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu

Chương 3. Nhận định và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT QUỐC GIA SANG THỊ TRƯỜNG ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

1.1. Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

1.1.1.1. Xuất khẩu hàng hoá


Theo A. Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất để tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Theo học thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo khi một quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình với một quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi nhuận. Như vậy, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất nhiên xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định. Bởi thế, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu hàng hóa như:

Như vậy có thể hiểu xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế. Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia.

Hay xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài nhằm thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 28, Luật Thương mại năm 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Đến nay, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 nhưng vẫn tiếp tục sử dụng định nghĩa nêu trên của Luật Thương mại năm 2005.


1.1.1.2. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá


Thông qua quá trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu, tác giả nhận thấy, đẩy mạnh xuất khẩu là các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế của một quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Đây là hoạt động diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.

Đẩy mạnh xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm. Đồng thời, nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới dù là những nước lớn hay những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng tiềm lực về an ninh quốc phòng. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với một quốc gia.

1.1.2. Các tiêu chí đánh giá việc xuất khẩu hàng hóa

1.1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá


Kim ngạch xuất khẩu được hiểu là tổng giá trị mà hàng hóa được xuất đi hay lượng tiền mà thu về được của nước xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thường được tính trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là theo tháng, quý hay theo năm và được quy đổi đồng bộ ra một loại tổ chức tiền tệ nhất định (Hanan Khazragui, 2011). Kim ngạch xuất khẩu được xác định bằng công thức sau:

Kim ngạch xuất khẩu = Giá xuất khẩu sản phẩm x Số lượng sản phẩm xuất khẩu trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định.

Chỉ tiêu này có ưu điểm là phản ánh được toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, có thể dùng để so sánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giữa các kì kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là phụ thuộc vào yếu tố giá cả và thị trường là yếu tố quyết định giá trị hàng hoá xuất khẩu.


Trong quá trình đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia sang một quốc gia khác, ngoài việc đánh giá thông qua sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bằng con số cụ thể còn có thể đánh giá thông qua chỉ số tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Việc so sánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giữa các quốc gia xuất khẩu vào cùng một quốc gia thị trường mục tiêu có thể cho thấy thị phần của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó tại quốc gia thị trường mục tiêu.

1.1.2.2. Thị phần sản phẩm xuất khẩu hàng hoá


Thị phần sản phẩm xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của một nước xuất khẩu với tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của thị trường nước nhập khẩu.

Thị phần sản phẩm xuất khẩu được xác định bằng công thức sau: Nx=( Mx/M)x100%.

Trong đó, Nx là thị phần sản phẩm X xuất khẩu; Mx là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X vào thị trường nhập khẩu mục tiêu; M là tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm X của thị trường nhập khẩu mục tiêu.

Chỉ tiêu này sẽ cho biết sản phẩm nào có thị phần xuất khẩu càng lớn thì càng có khả năng xuất khẩu cao. Ngược lại, một sản phẩm có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu yếu, khả năng ảnh hưởng của sản phẩm đối với thị trường nước nhập khẩu là thấp.

1.1.2.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu


Cơ cấu xuất khẩu là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hoá xuất khẩu hợp thành tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia cùng với những mối quan hệ ổn định và phát triển giữa các bộ phận hợp thành đó trong một điều kiện kinh tế - xã hội cho trước tương ứng với một thời kỳ xác định (Leonidou, 2011). Nền kinh tế như thế nào thì cơ cấu xuất khẩu như thế và ngược lại, một cơ cấu xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế tương ứng của một quốc gia. Cơ cấu xuất khẩu bao giờ cũng thể hiện qua hai thông số: số lượng và chất lượng. Số lượng thể hiện thông qua tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể và là hình thức biểu hiện bên ngoài của một cơ cấu xuất khẩu. Còn chất lượng phản ánh nội dung bên trong, không chỉ của tổng thể kim


ngạch xuất khẩu mà còn của cả nền kinh tế (Zornitsa, 2015). Do những đặc trưng như vậy nên cơ cấu xuất khẩu là một đối tượng của công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những tiêu thức quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thương mại nói chung, hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng bao gồm nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan.

1.1.3.1. Các nhân tố khách quan


Các nhân tố khách quan là nhóm nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên ngoài của một quốc gia, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia đó, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau:

Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế, ký kết và tham gia các FTA: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia mà biểu hiện cụ thể nhất là ký kết và tham gia các FTA. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu. Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị trường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế- xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng về suy thoái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta. Việc ký kết và tham gia các FTA hiện nay đang được coi là biện pháp phổ biến, hiệu quả nhất để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của một quốc gia sang các quốc gia đối tác khác cùng tham gia FTA.

Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt


động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.

Chính sách thương mại của quốc gia có thị trường xuất khẩu: Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này. Trong bối cảnh hai quốc gia có ký kết, tham gia FTA, chính sách thương mại của quốc gia thị trường xuất khẩu sẽ có những điều chỉnh nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu của quốc gia còn lại vào thị trường của mình.

Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình. Khi ký kết, tham gia các FTA, một quốc gia thành viên FTA sẽ có những lợi thế nhất định khi xuất khẩu vào thị trường của các quốc gia thành viên khác của FTA so với các quốc gia không có FTA.

Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá-xã hội của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng.

1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan


Các nhân tố chủ quan là các nhân tố trong nội bộ một quốc gia mà quốc gia đó có thể kiểm soát và điều chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình, bao gồm các nhân tố như sau:

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí