Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Một Quốc Gia Trong Bối Cảnh Thực Thi Hiệp Định Thương Mại Tự Do


Mức độ phát triển kinh tế-xã hội và pháp luật trong nước: Mức độ phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia sẽ có ý nghĩa quyết định đối với chính sách xuất khẩu hàng hóa mà quốc gia đó lựa chọn. Bên cạnh đó, sự phát triển của pháp luật trong nước sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai.

Chính sách tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu, quốc gia xuất khẩu phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của hoạt động xuất khẩu, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì không nên xuất khẩu.

Khả năng sản xuất của trong nước: Hay nói cách khác là khả năng này đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khối lượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không. Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu khi đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế (Sivankov, 2010). Nếu một quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chủng loại mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mức độ cạnh tranh trong nước: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp xuất khẩu, mặt khác nó cũng chèn ép các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau (Levin và Satarov, 2000). Mức độ cạnh tranh này phụ thuộc nhiều vào những chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ.


Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nước: Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát triển của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.

Sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu: Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất có thể kể đến như giao nhận vận tải, thanh toán quốc tế, marketing,... Khi các dịch vụ hỗ trợ có sự phát triển nhất định sẽ giúp cắt giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế của một quốc gia.

Khả năng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu: Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (Zou và Stan, 1998). Do đó, chính sách hỗ trợ về tài chính của quốc gia sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều cơ hội thúc đẩy hoạt động của mình thông qua việc mở rộng quy mô, tìm kiếm thị trường mới.

Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa: Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở các cấp độ vi mô và vĩ mô khi áp dụng sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường xuất khẩu. Các biện pháp vĩ mô liên quan đến cơ sở pháp lý, hệ thống chính sách quản lý Nhà nước và hỗ trợ đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa; các chính sách quản lý Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động xuất khẩu; các hoạt động hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu các quy định về nhập khẩu hàng hóa của thị trường mục tiêu và các chính sách hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu. Nhóm các giải pháp này thường do Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành nghiên cứu, xây dựng, áp dụng. Các giải pháp vi mô gồm: tăng cường hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường bằng cách xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường và nâng cao chất lượng của hoạt động thu thập thông tin thị trường; tận dụng triệt để các lợi thế, ưu đãi do các FTA mang lại và tăng cường nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Các giải pháp này do bản thân các doanh nghiệp tham gia hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


động xuất khẩu nghiên cứu, triển khai thực hiện cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Việc lựa chọn các giải pháp để áp dụng cho từng thời kỳ, giai đoạn, từng loại mặt hàng có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và cần được tập trung, đầu tư các nguồn lực to lớn để nghiên cứu, xây dựng.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 5

1.1.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Việc nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa là cơ sở để xây dựng và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Thông thường, các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa được phân loại thành các giải pháp do Nhà nước thực hiện và các giải pháp do doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách mà Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua để thúc đẩy cũng như khuyến khích hoạt động xuất khẩu thông qua việc tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết, nắm bắt thông tin thị trường và cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật và rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra để đẩy mạnh xuất khẩu thì việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường nhỏ và thị trường ngách, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu hay phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng là những chính sách mà Nhà nước đang triển khai thực hiện. Từ cơ sở thực tiễn các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đã được áp dụng thực hiện trong thời gian qua, tác giả đã tổng hợp và có thể khái quát nội dung cụ thể của các nhóm biện pháp như sau:

1.1.4.1. Các biện pháp do Nhà nước thực hiện


a) Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa


Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi là tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Thứ hai, triển khai mở rộng, phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Giải pháp này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho hoạt động xuất khẩu, dẫn tới giảm giá thành xuất khẩu và nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.


Thứ ba, định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu bằng cách xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia về xuất khẩu hàng hóa. Tại cơ sở cho hoạt động đầu tư, sản xuất có trọng điểm và tập trung vào các mặt hàng, ngành hàng chủ lực, tránh việc đầu tư phân tán, không hiệu quả.

Thứ tư, công tác xúc tiến thương mại phải được chỉ đạo triển khai một cách hiệu quả, thiết thực hơn nữa bằng cách xây dựng các đề án, dự án và chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia về xúc tiến thương mại cho hàng hóa xuất khẩu .

Thứ năm, xúc tiến thành lập các sàn giao dịch điện tử, là xu hướng tất yếu và giải pháp toàn diện cho vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh hiện nay.

b) Các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu


Thứ nhất, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường cũng như các quy định về nhập khẩu hàng hóa của thị trường mục tiêu thông qua tăng cường quan hệ ngoại giao các cấp, đặc biệt là cấp nhà nước.

Thứ hai, triển khai các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu như tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển hệ thống kết

cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; đơn giản hóa công tác quản lý hoạt động xuất khẩu; có các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

c) Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu


Đầu tiên, xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa, trong đó định hướng cụ thể về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đối với thị trường mục tiêu.

Thứ hai, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu bằng cách bảo đảm thông tin phát triển thị trường ở mức độ chính xác cao hơn cho các doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu để phát triển sản xuất, xuất khẩu các ngành hàng chủ lực; đổi mới và nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến thương mại và chương trình thương hiệu quốc gia, tăng cường kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài; phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong việc theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm soát, đánh giá chính sách.


Thứ ba, tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt đồng sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đây là điều kiện rất quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng hiện đại.

1.1.4.2. Các giải pháp do doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện


a) Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa


Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường cụ thể, nâng cao chất lượng của các hoạt động thu thập thông tin thị trường.

Thứ hai, tận dụng triệt để hơn nữa các ưu đãi mà các FTA mang lại bằng cách chủ động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin các doanh nghiệp, đối tác tiềm năng, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tham gia các hội thảo, hội chợ triển lãm và tìm kiếm đối tác nhập khẩu

b) Các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu


Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường tiêu thụ, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì đóng gói, triển khai áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu: đầu tư cho nghiên cứu, xây dựng và áp dụng hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với hàng hóa xuất khẩu.

c) Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu


Đầu tiên, tiếp tục tập trung đầu tư vào các ngành hàng, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và được hưởng nhiều ưu đãi từ các FTA.

Thứ hai, tăng cường đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu, phát triển và tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.


1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do

1.2.1. Khái niệm và nội dung của FTA

1.2.1.1. Khái niệm FTA

Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái niệm về FTA khác nhau. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về FTA cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Trong số các khái niệm về FTA đã được đưa ra thì đa số các nước và các tổ chức trên thế giới chấp thuận một số khái niệm sau:

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) tại điều XXIV điểm 8b ghi rõ: “Một khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan. Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do”.

Theo trang web chính thức của Chính phủ Nhật Bản về FTA: “FTA là những hiệp định chung có mục tiêu dỡ bỏ thuế quan, thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nước và khu vực xác định. FTA là một trường hợp ngoại lệ của Hiệp định WTO và Quy chế Tối huệ quốc”.

Theo trang web chính thức của Chính phủ Singapore về FTA: “FTA là một thỏa thuận pháp lý ràng buộc giữa hai hoặc nhiều quốc gia để giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại và tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa các vùng lãnh thổ của các Bên”.

Theo trang web chính thức của Chính phủ Hoa kỳ về FTA: “FTA là sự đàm phán giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm cắt giảm tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại giữa các thị trường của các nước thành viên. Mỗi nước vẫn có thể áp dụng các rào cản thuế và rào cản thương mại khác đối với các quốc gia không tham gia ký kết hiệp định”.

Tóm lại, có thể định nghĩa FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm


mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, tạo lập các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các quốc gia thành viên. Đối với FTA thì mỗi nước vẫn có thể áp dụng các rào cản thuế và rào cản thương mại khác đối với các quốc gia không tham gia ký kết hiệp định. Ngày nay, FTA không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường.

Nếu dựa trên quy mô, số lượng các thành viên tham gia, FTA được chia thành FTA song phương, FTA khu vực và FTA hỗn hợp.

FTA song phương là loại FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết, và hiệp định này cũng chỉ có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này mà thôi. FTA song phương do đặc điểm chỉ gồm 2 thành viên nên quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các FTA khu vực hay FTA hỗn hợp. Trong làn sóng ký kết FTA toàn cầu hiện nay, FTA song phương là loại FTA được ký kết nhiều nhất, phát triển mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng cam kết.

FTA khu vực là hiệp định thương mại tự do có sự tham gia của từ ba nước thành viên trở lên, thông thường các nước này có vị trí địa lý gần nhau. Những nước này tham gia FTA khu vực thường với mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để tăng cường trao đổi thương mại, cũng như thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng như nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Một số FTA khu vực điển hình nhất đó là Liên minh châu Âu (EC), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một khu vực tự do thương mại (FTA khu vực) với một nước, một số nước hoặc một khu vực tự do thương mại khác. Bất chấp sự phức tạp trong việc đàm phán, hiện nay loại FTA này cũng đang phát triển và tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng. Một số FTA hỗn hợp điển hình như: FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA EC - Mexico, FTA EC - Israel…

Có thể coi FTA hỗn hợp là một dạng FTA song phương đặc biệt vì đây là thỏa thuận tự do thương mại giữa một bên là một quốc gia và một bên là một khu vực mậu


dịch tự do (hoặc một liên minh thuế quan). Tuy nhiên, rõ ràng là để đạt được một FTA hỗn hợp sẽ khó khăn phức tạp hơn nhiều so với một FTA song phương, nhất là về khía cạnh đàm phán và hệ quả.

1.2.1.2. Nội dung của FTA


Tự do hóa thương mại hàng hóa: Trong các FTA, một nội dung không thể thiếu đó là cam kết dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế đối với hàng hóa. Các bên cam kết dần dần xóa bỏ thuế quan, áp dụng mức thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng và thường quy định cụ thể các danh mục như: danh mục hàng hóa bỏ thuế ngay, danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần dần với lộ trình cắt giảm thuế, danh mục hàng nhạy cảm, danh mục loại trừ không đưa vào cắt giảm. Hiện nay ngày càng có ít mặt hàng nằm trong danh sách loại trừ hơn, các mặt hàng trong danh sách loại trừ thường là nhóm hàng nông phẩm, những hàng hóa liên quan đến an ninh, văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia. Còn lại hầu hết các mặt hàng thông thường đều nằm trong danh mục cắt giảm thuế.

Bên cạnh đưa ra các danh mục cắt giảm thuế cụ thể, FTA còn đưa ra lộ trình cụ thể cho việc thực hiện các cam kết trên của các nước thành viên. Lộ trình này được đàm phán dựa trên tiềm lực, khả năng tự do hóa của mỗi quốc gia và thậm chí là tính chất riêng của một số mặt hàng. Trong các FTA ngày nay, các cam kết không chỉ dừng lại ở việc quy định dỡ bỏ các hàng rào thuế mà còn quy định cả về các biện pháp hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác.

Một FTA thường bao gồm quy chế về xuất xứ hàng hóa. Nội dung của quy chế này là quy định một hàm lượng nội địa nhất định. Hàng hóa nhập khẩu vào nước đối tác phải đáp ứng được tỷ lệ nội địa đó mới được hưởng những ưu đãi về thuế hơn so với hàng hóa từ nước thứ ba. Ngoài ra, FTA còn có thể có những quy định về mặt thủ tục hải quan nhằm đơn giản hóa thủ tục, hài hòa với những tiêu chuẩn quốc tế và từ đó tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa. FTA còn có thể đưa ra điều khoản về thương mại không qua giấy tờ với mục đích khuyến khích phát triển thương mại điện tử giữa các bên.

Tự do hóa thương mại dịch vụ: FTA ngày nay thường bao gồm cả nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ, có nghĩa là các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí