Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Trí Tuệ

Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của các chủ thể trong những trường hợp nhất định. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân thủ quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.

3.5. Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, cơ quan hải quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ khi có đủ căn cứ cho rằng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ.

Theo Điều 216 Luật SHTT thì các biện pháp kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu liên quan đến SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng gồm: “Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”[16].

Luật hải quan năm 2001 cũng có quy định các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tụê tại Điều 57 và Điều 58. Khi yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT, người yêu cầu phải nộp các khoản phí theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp số tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Nếu không xác định được giá trị lô hàng thì người yêu cầu phải nộp số tiền tối thiểu là 20 triệu đồng.

Như vậy, qua việc tìm hiểu các biện pháp cụ thể để các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể áp dụng khi xảy ra các hành vi xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp nói chung và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, có thể nhận thấy, các quy định xử lý các hành vi xâm phạm này là tương đối đầy đủ, bao gồm từ các biện pháp cảnh cáo, xử phạt hành chính đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam dường như đang diễn ra xu hướng hành chính hóa các quan hệ dân sự, nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền dân sự và các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đáng lẽ ra phải áp dụng các quy định của pháp luật dân sự để xử lý, thì ngược lại tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp bị xâm phạm lại thường sử dụng các biện pháp hành chính để giải quyết và ngăn chặn các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Đây là một tình trạng đi ngược lại với xu hướng của quốc tế trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng cần được điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.

CHƯƠNG II‌

THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

I. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam

Trong các đối tượng sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu là đối tượng được đăng kí bảo hộ nhiều nhất ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của nhãn hiệu ngày càng được khẳng định. Việc sử dụng đúng đắn chức năng của nhãn hiệu theo đúng pháp luật sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Song song với sự phát triển đó, uy tín và thị phần của nhãn hiệu không ngừng gia tăng góp phần bồi đắp nên giá trị nhãn hiệu và biến nó thành tài sản có giá trị của doanh nghiệp.

Cũng bởi những lợi ích to lớn đó của nhãn hiệu, mà hiện nay, tại Việt Nam thực trạng làm hàng giả, bắt chước hoặc nhái theo các nhãn hiệu được công chúng ưa chuộng ngày càng phổ biến, phát triển cả về quy mô và độ tinh

vi. Khóa luận xin điểm tình hình về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong một vài năm vừa qua.

1. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế

Như trên đã trình bày, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đang ngày càng phát triển về chiều rộng, các hành vi đăng kí và sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ liên quan cũng như với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, đang xảy ra trong hầu hết các thị trường, từ thị trường hàng hóa bình dân đến hàng hóa cao cấp, từ hàng tiêu dùng cho đến hàng vật tư, nguyên liệu cho sản

xuất… Nếu không được ngăn chặn ngay từ đầu, hậu quả mà các hành vi cạnh tranh này đem lại không chỉ làm thiệt hại đến lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp, mà nguy hiểm hơn còn làm thiệt hại sức khoẻ cũng như tính mạng người tiêu dùng do dùng hàng giả, hàng “nhái”, kém chất lượng, đặc biệt là trong thị trường dược phẩm, vật tư y tế. Có thể khảo sát một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu điển hình xảy ra trong thời gian vừa qua trên một số thị trường sau:

Thị trường dược phẩm

Hiện nay trên thị trường dược phẩm có số lượng các vụ vi phạm gần như nhiều nhất, các đơn khiếu nại vi phạm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dược phẩm chiếm hơn 40% tổng các đơn khiếu nại vi phạm. Có nhiều kiểu làm nhái như: nhái tên, mẫu mã, bao bì…, chẳng hạn như trường hợp thuốc Decolgen, một sản phẩm của Công ty dược phẩm Philipines, đến nay đã có khoảng 7 loại thuốc làm nhái sản phẩm này như Decoagen, Debacongen, Devicongent…, mẫu mã viên thuốc cũng được lập hình thoi nổi giống hệt; thuốc Notamine, Primperan bị bốn công ty tại thành phố Hồ Chí Minh làm nhái; hộp Calium corbiere bị đến sáu công ty nhái, khi bị khiếu nại và sửa mẫu mã đến lần thứ ba vẫn là bị nhái. Có đến 30 công ty dược Việt Nam khắp các tỉnh thành nhái mẫu mã của Sanofi, bao gồm từ công ty sản xuất dược cấp quận đến thành phố và cả công ty khá nổi tiếng của trung ương…[33].

Xin dẫn ra một vụ việc cụ thể gần đây liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn của chủ thể vi phạm là Công ty Dược phẩm trung ương 25. Vụ việc cụ thể như sau:

Công ty Dược phẩm N.V.ORGANON là một công ty dược phẩm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Năm 1995, công ty đã cho ra đời một loại thuốc trị tiêu chảy mang tên “ANTIBIO”. Sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp

Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu số 21670 vào ngày 25/10/1995 cho các sản phẩm “Thuốc và các sản phẩm dược dùng cho người”, tức là thuộc nhóm 5 theo bảng Phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ NIXƠ.

Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa của N.V.ORGANON như sau:


Hình 2 1 Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu 33 Tuy nhiên sau đó trên thị 1

Hình 2.1. Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu[33]

Tuy nhiên, sau đó trên thị trường dược phẩm bỗng nhiên xuất hiện một sản phẩm thuốc trị tiêu chảy mang nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ANTIBIO” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí. Đó là nhãn hiệu “UPHA – BIO” của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 – thành viên của Tổng công ty Dược, trực thuộc bộ Y tế Việt Nam.

Mẫu hai sản phẩm như sau:


Hình 2 2 Mẫu sản phẩm của hai công ty 33 Sau khi phát hiện ra hành vi xâm phạm 2


Hình 2.2. Mẫu sản phẩm của hai công ty[33]

Sau khi phát hiện ra hành vi xâm phạm của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25, chủ sở hữu nhãn hiệu “ANTIBIO” là Công ty dược phẩm N.V.ORGANON đã thông qua đại diện là Công ty tư vấn Sở hữu công nghiệp và Chuyển giao công nghệ (P&TB) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, gửi đơn yêu cầu thẩm định tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Sau quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ đã xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 dựa vào các dấu hiệu sau:

Về cách phát âm: khi phát âm theo tiếng Anh thì hai tên này na ná như nhau vì có hậu tố với âm “BI-ÂU”.

Nhóm sản phẩm: cả hai loại hàng hóa trên đều thuộc nhóm 5 (dược phẩm).

Màu sắc: hai nhãn hiệu đều là màu đen trắng.

Cách trình bày: Cả hai nhãn hiệu đều được đặt ở cùng một vị trí trên bao bì sản phẩm. Hơn nữa tên nhãn hiệu của cả hai sản phẩm đều được đặt trong một hình e-líp màu trắng, xung quanh là màu xanh nước biển.

Công dụng: cả hai loại thuốc đều có công dụng trị tiêu chảy.

Do vậy, với những phân tích như trên, Cục Sở hữu trí tuệ có đầy đủ cơ sở để xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 vì nhãn hiệu này sẽ gây ra sự nhầm lẫn về nơi đã sản xuất ra sản phẩm, tức là người tiêu dùng sẽ lầm tưởng rằng thuốc mang nhãn hiệu “UPHA-BIO” là của công ty N.V.ORGANON sản xuất. Đây chính là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

Thị trường thực phẩm

Thị trường thực phẩm với rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú cũng chính là môi trường thuận lợi để các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát triển.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội, địa chỉ tại 94 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí số 48922, bảo hộ tổng thể nhãn hiệu “HALICO, VODKA HANOI, hình” (bao gồm cả màu sắc) cho các sản phẩm “Các loại rượu” thuộc nhóm 33 vào ngày 20/06/2003.

Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa như sau:


Hình 2 3 Văn bằng bảo hộ có liên quan 33 Tuy nhiên sau đó trên thị trường 3

Hình 2.3. Văn bằng bảo hộ có liên quan[33]

Tuy nhiên, sau đó, trên thị trường đồ uống cũng xuất hiện nhãn hiệu “VODKA” được sử dụng trên sản phẩm rượu của công ty TNHH Hải Hà, địa chỉ tại Phù Cừ, Hưng Yên. Nhãn hiệu này đặt trong sự so sánh với nhãn hiệu của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội như sau:

Hình 2.4. Mẫu sản phẩm của hai công ty[33]

Hai nhãn hiệu này tương tự với nhau ở các dấu hiệu sau:

Chữ cái, từ ngữ: hoàn toàn trùng nhau, cả hai đều mang tên “VODKA”, mặc dù vị trí đặt tên nhãn hiệu không giống nhau hoàn toàn.

Màu sắc: đều là màu xanh da trời đậm

Hình ảnh: cả hai hình ảnh thể hiện trên sản phẩm tương tự nhau

Nhóm sản phẩm: đều thuộc nhóm 33 (Các loại rượu).

Như vậy, đây cũng là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa. Hành vi này sẽ khiến người tiêu dùng không tránh khỏi sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm trên thị trường.

Một vụ việc xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa khác xảy ra gần đây đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người tiêu dùng cũng như của các doanh nghiệp

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí