Tổ Chức Thực Hiện Duy Trì Và Bảo Quản Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Học Tại Trường Thcs Khúc Xuyên

2.4.2.3. Tổ chức thực hiện duy trì và bảo quản Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại Trường THCS Khúc Xuyên

Duy trì và bảo quản CSVC, TBDH là khâu quan trọng trong việc quản lý CSVC, TBDH nhằm nâng cao tuổi thọ của thiết bị và giảm chi phí trong đầu tư mua sắm thiết bị. Muốn duy trì và bảo quản CSVC, TBDH có hiệu quả cần tập trung vào các vấn đề sau:

Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước: thực hiện chế độ trách nhiệm theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra, …

Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học, kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ, …

Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản.

Hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng quy trình vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại CSVC, TBDH cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an toàn. Thường xuyên bảo dưỡng lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi v.v… .

Đánh giá mức độ hao mòn của thiết bị dạy học của Nhà trường, tác giả tổng hợp bảng sau:

Bảng 2.16: Tổng hợp báo cáo mức độ hao mòn thiết bị dạy học Trường THCS Khúc Xuyên năm 2018


STT


Môn học

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Mức độ hao mòn theo kế

hoạch (%)


Mức độ hao mòn thực tế (%)


Mức độ sử dụng thực tế/ kế

hoạch (%)

Mức độ hao mòn theo kế

hoạch (%)


Mức độ hao mòn thực tế (%)


Mức độ sử dụng thực tế/ kế

hoạch (%)

Mức độ hao mòn theo kế

hoạch (%)


Mức độ hao mòn thực tế (%)


Mức độ sử dụng thực tế/ kế

hoạch (%)

1

Sử

5,0

4,1

82,0

5,0

4,4

88,0

5,0

3,8

76,0

2

Địa

5,0

4,3

86,0

5,0

4,1

82,0

5,0

4,5

90,0

3

Hoá

5,0

5,6

112,0

5,0

5,7

114,0

5,0

6,0

120,0

4

5,0

4,2

84,0

5,0

4,5

90,0

5,0

5,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trường trung học cơ sở Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh - 12

(Nguồn: Trường THCS Khúc Xuyên, 2016 - 2018)

Nhà trường tuy đã có xây dựng cơ chế sử dụng thiết bị, nhưng thực tế cho thấy chưa khai thác hết tính năng của thiết bị, còn gây lãng phí, và một số thiết bị công nghệ cao do chi phí mẫu quá cao nên rất ít khi được sử dụng. Bảng trên cho thấy mức độ hao mòn thiết bị sử dụng môn hóa luôn cao nhất, thường vượt so với kế hoạch. Nguyên nhân phần lớn thiết bị thực hành của môn hóa bằng chất liệu thủy tinh, hình dáng nhỏ bé nên dễ vỡ, mất mát trong quá trình sử dụng. Sự hao mòn thiết bị dạy học chủ yếu là do rách, vỡ, hỏng, mất thiết bị. Những môn khác có mức độ hao mòn thường thấp hơn kế hoạch. Điều này cho thấy các giáo viên phụ trách có sự cố gắng trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học của Nhà trường.

2.4.3. Chỉ đạo quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Việc chỉ đạo công tác quản trị CSVC, TBDH thuộc trách nhiệm bộ máy quản trị CSVC, TBDH của Nhà trường.

Đối với một bộ máy tổ chức quản trị CSVC, TBDH của một trường THCS nhất thiết phải phân chia tổ chức ra thành các cấp độ quản lý và trên cơ

sở của từng cấp độ quản lý để phân chia phạm vi quản lý, quyền hạn quản lý và xác định rõ biên chế quản lý.

Bộ máy tổ chức quản lý CSVC, TBDH của nhà trường phân chia thành ba cấp quản lý sau:

- Lãnh đạo nhà trường hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

- Tổ văn phòng tổ trưởng, kế toán, y tế, bảo vệ, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, tạp vụ, thủ quỹ , các tổ chuyên môn tổ trưởng, cán bộ phụ trách phòng học bộ môn

- Người sử dụng CSVC, TBDH cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh)

Giữa các cấp quản lý, ngoài phạm vi và trách nhiệm cụ thể đã được quy định bởi các văn bản, cần phải có sự phân cấp về quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp dọc, ngang nhằm tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH trong nhà trường.

Bộ máy quản trị CSVC, TBDH tại Trường được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng như sau:


Lãnh đạo Nhà trường


Bộ phận sử dụng


Người sử dụng


Sơ đồ 2.4: Bộ máy quản trị Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại Trường THCS Khúc Xuyên

Cụ thể Nhà trường đã xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Nhà trường, tổ văn phòng, các tổ chuyên môn, cán bộ phụ trách các bộ phận, GV

và Học sinh trong công việc quản lý và sử dụng CSVC, TBDH; đồng thời quy định phối hợp giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các phòng chức năng và cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc quản lý CSVC, TBDH. Cụ thể:

Tại Trường THCS Khúc Xuyên đã quy định rõ trách nhiệm từng bộ phận đối với hoạt động quản trị cơ sở vật chất thiết bị dạy học của Nhà trường trong Quy chế quản lý và sử dụng tài sản của Nhà trường. Quy chế được ban hành đầu mỗi năm học và được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường. Trong đó chịu trách nhiệm chính là một Hiệu phó phụ trách cơ sơ vật chất. Các phòng chức năng có trách nhiệm gìn giữ, sử dụng có trách nhiệm đối với tài sản được giao sử dụng. Đối với các thiết bị dạy học tại các lớp học giao trách nhiệm chính cho các giao viên chủ nhiệm lớp và bộ phận bảo vệ phối hợp.

Cụ thể:

* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh:

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có các quyền sau đây:

+ Được nhà trường giao sử dụng tài sản phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Được ý kiến, đề xuất bằng văn bản với Hiệu trưởng để được bảo dưỡng, sửa chữa tài sản hư, hỏng hoặc mua sắm đúng mục đích, đúng thẩm quyền tài sản còn thiếu kịp thời.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được nhà trường giao sử dụng tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

+ Quản lý, giữ gìn, bảo quản tốt, không để mất hoặc cố ý làm hư, hỏng, dơ bẩn, xấu

+ Sử dụng tài sản được giao đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;

+ Hàng tuần vào chiều thứ sáu, tự vệ sinh, lau chùi tài sản bảo đảm luôn mới, sạch, đẹp;

+ Tắt máy, thiết bị có sử dụng điện khi không sử dụng, tắt các thiết bị điện khi ra về;

+ Lập kế hoạch, báo cáo kịp thời cho Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất nếu tài sản bị hư, hỏng, mất không rõ lý do ;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hiệu trưởng về việc quản lý, sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lý;

+ Tài sản giao cho tập thể, cá nhân sử dụng làm mất, hư hỏng do cố ý đều phải bồi thường lại như lúc nhận.

- Các hành vi bị nghiêm cấm:

+ Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của nhà trường dưới mọi hình thức;

+ Cố ý làm trái các qui định của Nhà nước, qui chế của nhà trường về quản lý,sử dụng tài sản;

+ Sử dụng tài sản được giao không đúng mục đích, gây lãng phí;

+ Tự ý thay đổi hoặc cho mượn tài sản được giao sử dụng và quản lý;

+ Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản (cho thuê hoặc sử dụng vào việc cá nhân ;

+ Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật, qui chế về quản lý, sử dụng tài sản được giao.

* Đối với Hiệu trưởng

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện, xây dựng qui chế, thành lập ban kiểm kê, kiểm tra; kiểm tra thường xuyên; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền quản lý nhà trường, về việc quản lý, sử dụng tài sản tại trường.

* Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng

Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất chịu trách nhiệm chính việc kiểm kê, kiểm tra; giao nhận; quản lý tài sản thực tế, hồ sơ; tổng hợp kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản do cá nhân, bộ phận lập, trình hiệu trưởng ký duyệt; công khai tài sản trước tập thể nhà trường.

* Trách nhiệm của kế toán

Kế toán chịu trách nhiệm chính lập sổ, theo dõi tăng, giảm, khấu hao tài sản toàn trường; quản lý, bảo mật hồ sơ kế toán về tài sản; cùng với Hiệu phó công khai, báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản của nhà trường.

* Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân được giao tài sản phục vụ hoạt động theo nhiệm vụ phân công

+ Các cá nhân được bố trí phòng làm việc riêng chịu trách nhiệm quản lý tài sản được giao sử dụng như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán, Văn thư, Y tế.

+ Nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm trông coi toàn bộ tài sản nhà trường 24/24 giờ, không để xảy ra mất, hư hỏng, nếu mất, hư, hỏng do bảo vệ thì phải bồi thường, hàng ngày kiểm tra điện, nước.

+ Các phòng làm việc chung như: phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, phòng máy giáo viên, phòng đoàn thể, tất cả các thành viên phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, giao trách nhiệm chính là Tổ trưởng.

- Tài sản ở lớp học thì giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp chịu trách nhiệm bảo quản giữ gìn;

+ Tài sản ở các phòng thí nghiệm thực hành, môn Tin học, Tiếng anh, giáo viên phụ trách phòng bộ môn, thiết bị, giáo viên dạy chịu trách nhiệm;

+ Tài sản ở nhà hội trường do bảo vệ chịu trách nhiệm;

+ Công trình vệ sinh, tường nền chung khu hành chính do nhân viên phục vụ chịu trách nhiệm.

+ Tất cả các phòng làm việc chung như: phòng bộ môn, phòng máy vi tính, lớp học, phòng ở của học sinh, hội trường,… trước khi học sinh nghỉ hè đều được niêm phong và trao lại chìa khoá cho bảo vệ giữ.

Để đánh giá hoạt động lãnh đạo quản trị CSVC, TBDH của Nhà trường, tôi tiến hành điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan để đánh giá bộ máy quản trị CSVC, TBDH của Nhà trường gồm:

- Cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường, giáo viên hợp đồng: 20 người

- Nhân viên vụ việc văn phòng, bảo vệ, vệ sinh : 5 người. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.17: Tổng hợp đánh giá về bộ máy quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trường THCS Khúc Xuyên


STT


Nội dung

Đánh giá

Chưa tốt

Tỷ lệ (%)

Bình thường

Tỷ lệ (%)

Rất tốt

Tỷ lệ (%)


1

Xây dựng bộ phận tham gia quản trị CSVC, TBDH


5


20.0


5


20.0


15


60.0


2

Xác định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia


3


12.0


4


16.0


18


72.0


3

Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia


6


24.0


8


32.0


11


44.0


4

Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị CSVC, TBDH


5


20.0


5


20.0


15


60.0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)


Qua bảng trên cho thấy các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức khá về bộ máy quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Nhà trường trong công tác lãnh đạo. Trong đó các đối tượng điều tra đánh giá cao về việc xác định trách nhiệm của các bộ phận tham gia. Cụ thể 72% số người được hỏi đánh giá Việc xác định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia tại Trường rất tốt, 16% đánh giá bình thường, chỉ 12% đánh giá chưa tốt. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các bộ phận còn chưa được đánh giá cao. Cụ thể chỉ có 44% số người được hỏi đánh giá rất tốt, 32 % số người được hỏi đánh giá bình thường và 24% số người được hỏi đánh giá chưa tốt.

2.4.4. Kiểm tra việc quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Việc kiểm tra công tác quản trị CSVC, TBDH thuộc trách nhiệm bộ

máy quản trị CSVC, TBDH của Nhà trường. Sau khi đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo thực hiện, bước cuối cùng là kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Việc mua sắm, sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH được ban lãnh đạo Nhà trường giao trực tiếp cho từng bộ phận có liên quan. Các bộ phận thực hiện có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đối với Ban lãnh đạo nhà trường. Đồng thời chịu sự kiểm tra của Ban lãnh đạo nhà trường đối với từng nhiệm vụ được giao. Có hai hình thức kiểm tra được tiến hành tại trường THCS Khúc Xuyên đối với CSVC, TBDH.

Một là kiểm tra đột xuất để nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản trị CSVC, TBDH của Nhà trường. Kiểm tra đột xuất thường do Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất thực hiện.

Hai là kiểm tra định k . Kiểm tra định k gồm 3 loại

- Kiểm tra tháng: Vào cuối tháng 1 lần/tháng kiểm tra việc thực hiện bảo quản, sử dụng TBDH có đúng với kế hoạch với phân phối chương trình và có đúng với nguyên tắc quản lý, sử dụng để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục kiểm tra những thiết bị đã sử dụng trong tháng .

- Kiểm tra cuối k : Tổng hợp việc thực hiện và sơ lược tổng số tiết sử dụng, chất lượng sử dụng qua các tiết học kiểm tra sự hao mòn tài sản, bảo quản tài sản theo đúng yêu cầu, triển khai các loại thiết bị cho học k 2 việc triển khai thiết bị phục vụ cho các môn trong khoảng 2 tuần, vì phòng bảo quản hẹp so với khối lượng thiết bị lớn của các môn học . Cán bộ phòng thí nghiệm báo cáo lại công tác sử dụng và bảo quản tài sản của phòng thí nghiệm.

- Kiểm tra cuối năm học: Nhà trường thực hiện tổng kiểm tra toàn bộ thiết bị dạy học, qua đó đánh giá chất lượng của từng loại, kết hợp với yêu cầu của bộ môn, làm cơ sở lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung TBDH cho năm học sau. Kiểm tra cuối năm học do Phòng kế toán thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, có sự phối hợp với các bộ phận có liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023