Các Mục Tiêu Trong Chương Trình Đào Tạo Tích Hợp Theo Cdio


KN cá nhân và tương tác giao tiếp, cũng như KN kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống (Edward và cộng sự, 2007). Như vậy, để có thể tổ chức đào tạo theo chương trình tích hợp thì bản thân GV và SV cần được trang bị các phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp để có thể thích nghi và đạt được mục tiêu của chương trình mới này.

Mục tiêu

kiến thức

Mục tiêu

kỹ năng

Kiến thức cơ sở

Kỹ năng cá nhân

Kỹ năng tương tác – giao tiếp

Kiến thức chuyên ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kỹ năng sản phẩm, quy trình hệ thống

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÍCH HỢP

Hình 1.9. Các mục tiêu trong chương trình đào tạo tích hợp theo CDIO

Thứ ba, đối với các CĐR về mặt KN, GV cũng cần có những kế hoạch và phương pháp giảng dạy một cách cụ thể và có mục đích. Ví dụ như yêu cầu SV làm việc nhóm không có nghĩa là họ sẽ học được KN làm việc theo nhóm hiệu quả. Các vấn đề như làm sao để thành lập một nhóm, làm sao lập kế hoạch và phân chia công việc trong nhóm, và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn trong nhóm,… cần phải được giảng dạy một cách rõ ràng. Học tập hiệu quả chỉ xảy ra khi các hoạt động giảng dạy mang đến những cơ hội cụ thể cho SV thực hành, phản ánh những trải nghiệm của họ và họ được ứng dụng khái niệm lý thuyết. Đây là một thách thức rất lớn đối với đa số các GV Việt Nam khi hiện nay vẫn chưa được tập huấn đầy đủ và thống nhất về các phương pháp giảng dạy mới.


1.2.6.3. Học tập chủ động và trải nghiệm

Học chủ động được hiểu là để hỗ trợ cho một cách tiếp cận sâu trong học tập. Các phương pháp học chủ động và trải nghiệm có ảnh hưởng đến cách thức học tập. Khi người học được đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập của họ, họ sẽ học tốt hơn bởi vì họ có xu hướng chọn một cách tiếp cận sâu trong học tập. Người học chủ động tham gia vào quá trình học tập của họ sẽ kết nối tốt hơn với những gì đã học, và với những khái niệm mới. Phương pháp tiếp cận CDIO đối với giáo dục dựa trên cơ sở lý thuyết học tập trải nghiệm.

Hình 1 10 Mô hình học tập trải nghiệm Chỉnh sửa từ Kolb 1984 sử dụng với 1

Hình 1.10. Mô hình học tập trải nghiệm (Chỉnh sửa từ Kolb,1984) sử dụng với sự cho phép của nhà xuất bản Prentice-Hall

Trong một chương trình CDIO, chu kỳ học tập trải nghiệm được đưa vào ở những thời điểm khác nhau. Những môn học dựa trên bài giảng phối hợp với học chủ động bắt đầu bằng sự quan sát phản ánh nhằm kích thích học tập, bởi vì SV có một cơ sở trải nghiệm chung. Các bài giảng cũng có thể bắt đầu với sự khái quát hóa trừu tượng và kết thúc với thí nghiệm chủ động, ví dụ, một số vấn đề hoặc bài tập.

1.2.6.4. Đôi nét về dạy học thông qua trải nghiệm ở đại học

Theo [106] và [107], Kolb đã đề xuất chu trình DH thông qua trải nghiệm với các đặc trưng là:


(i). Quá trình 1: Kinh nghiệm (Experiment)

Người học với kiến thức sẵn có hoặc đã đọc tài liệu về chủ đề đang học tập, hoặc đã làm thử theo hướng dẫn của một số bài giới thiệu về chủ đề cần học. Các việc đó sẽ tạo ra một số hiểu biết, kinh nghiệm nhất định cho người học. Theo chu trình Kolb, đó mới chỉ là sự bắt đầu.

(ii). Quá trình 2: Tư duy (Reflective Observation)

Quá trình tư duy hay quan sát có suy tưởng, người học từ kinh nghiệm sẵn có, tự suy tưởng để xem vấn đề đặt ra đúng hay sai. Từ đó, họ rút ra được bài học bước đầu, học cái vừa tìm, cái mới, định hướng mới cho việc học tập tiếp theo thú vị và hiệu quả hơn. Việc suy tưởng là đi vào chiều sâu của vấn đề, nếu suy tưởng tốt, đúng hướng, ta sẽ có được các cải tiến, nâng cấp, điều chỉnh cho tiến trình phát triển của việc học tập.

(iii). Quá trình 3: Học (Learn)

Tiếp theo, người học khái quát hóa các kinh nghiệm vừa tiếp thu. Quá trình 3 là giai đoạn quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”, các kinh nghiệm được nâng cao, phát triển và kết quả là người học đã học được từ vấn đề đặt ra hoặc thực hiện được kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới.

(iv). Quá trình 4: Thử nghiệm (Plan hoặc Apply)

Ở quá trình 3, người học đã có kết luận được rút ra từ TT, bài học, thí nghiệm,... Kết luận này sẽ đưa vào TT để kiểm nghiệm xem có đúng hay không, hoặc áp dụng kết luận đó vào TT mới thông qua việc áp dụng giải bài tập, làm thí nghiệm mới trên cơ sở kiến thức thu được từ quá trình 3.

Những ưu điểm và khả năng vận dụng chu trình Kolb

Sau đây là những ưu điểm của chu trình Kolb qua TT DH ở một số nước có nền GD phát triển và khả năng vận dụng chu trình này vào DH ở nước ta.

(i). Các quá trình có thể có sự vận hành riêng, tùy môn học mà người ta chú trọng quá trình nào trong 4 quá trình để khai thác kĩ hơn. Đồng thời với sự vận động


của chu trình còn có sự vận động riêng của từng quá trình theo trình tự chu trình (hình 1.11(hình.g)).

Hình 1 11 Sơ đồ sự vận động của các quá trình ii Chu trình Kolb có thể linh 2

Hình 1.11. Sơ đồ sự vận động của các quá trình

(ii). Chu trình Kolb có thể linh động theo kiểu xoáy trôn ốc tùy vào môn học, khóa học theo cách một lần hay nhiều lần.

(iii). Ưu điểm của từng quá trình, trong đó quá trình Tư duy (Reflection) hầu hết được chú trọng trong giảng dạy các môn khoa học (science) tại các nước như Anh, Mỹ,….

Bằng cách khảo sát (Hình.g) ta thấy:

- Đối với quá trình tư duy: Sự tư duy đôi khi không đơn giản là một sự suy nghĩ thông thường mà nó còn là một quá trình tư duy rồi thực hành, sau thực hành lại tư duy,…

Hình 1 12 Sơ đồ tư duy ngược lại nội dung vừa thực hành Tư duy ngược lại 3

Hình 1.12. Sơ đồ tư duy ngược lại nội dung vừa thực hành


Tư duy ngược lại nội dung vừa thực hành: Sau khi làm thí nghiệm, SV suy nghĩ để xác định kết quả, rồi lặp lại thí nghiệm để thảo luận và khẳng định sự kết luận của nhóm mình. Sự tư duy (phản ánh, Reflection) còn là sự:

+ Tự đánh giá (Self-Assesment)

+ Bạn học đánh giá (Peer-Assessment)

+ Thầy đánh giá (Tutor-Assessment)

Thực hành (Practive)

Năng lực nghề nghiệp

Có 3 mô hình DH: Mô hình thủ công (Craft model), Mô hình khoa học ứng dụng (Applied Science model), Mô hình tư duy (Reflective model). Trong đó mô hình tư duy với nhiều ưu điểm, giúp chúng ta nghiên cứu và áp dụng tốt. Trong khuôn khổ luận án này chúng tôi chỉ nêu tóm tắt sơ đồ của mô hình tư duy như dưới đây, để nghiên cứu về vai trò và nhấn mạnh quá trình tư duy như thế nào.

Kiến thức nhận được (Received Knowledge)

Sự phản ánh (Reflection)

Kiến thức đã có qua kinh nghiệm trước đây (Previous Experiential Knowledge)

Hình 1.13. Sơ đồ sự vận động của quá trình tư duy

- Đối với quá trình học (Learn): Sau quá trình tư duy SV học nội dung bài từ sách, từ thầy, từ tài liệu; ngoài ra quá trình này còn có thể di n ra ở ngoài lớp như học từ video, internet, tài liệu khác…

- Đối với quá trình áp dụng (Apply or Plan): Sau khi hiểu được bài SV sẽ áp dụng để các giải bài tập ứng dụng, đồng thời kiến thức vừa học còn làm nền cho kiến thức bài học sau.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đã có một vài nghiên cứu về DH các môn Toán hướng đến rèn luyện các KN trong CĐR. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về phương diện DH một môn Toán theo hướng đáp ứng CĐR của CTĐT


theo tiếp cận CDIO, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ rèn luyện một vài KN trong CĐR hay tăng cường ứng dụng TT trong DH các môn Toán cho các ngành KT, kỹ thuật.

Nghiên cứu về chu trình Kolb trong DH chúng tôi ghi nhận những kết quả sau:

+ Là mô hình DH tiên tiến, áp dụng trong DH không chỉ giúp SV nắm vững kiến thức mà còn có những trải nghiệm nghề nghiệp cần thiết.

+ Sự mở rộng, biến hóa và đa dạng của chu trình Kolb cho phép chúng tôi có thể sử dụng trong việc DH các học phần Toán theo hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT nhằm đáp ứng CĐR.

1.2.7. Quan niệm về dạy học theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

Đến nay, ở nước ta về cơ bản mỗi trường ĐH đã xây dựng được CĐR. Tuy nhiên, việc cụ thể hoá CĐR cho mỗi môn học có trong CTĐT của một nhà trường, nhằm góp phần vào giúp SV đáp ứng được CĐR đề cập nhìn chung chưa có. Vì thế, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp GV ĐH có thể cụ thể hoá CĐR vào môn học mình đảm nhiệm, đồng thời dạy học môn học đáp ứng CĐR đã xây dựng? đây là vấn đề mới và chưa có câu trả lời tường minh cho đến nay. Tiếp cận CDIO giúp chúng ta cụ thể hóa CĐR từng môn học, tích hợp với CĐR của CTĐT, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm DH giúp SV đạt CĐR.

Qua tìm hiểu như các phần trên cho phép chúng tôi đưa ra được quan niệm về DH theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR là quá trình GV:

- Dựa vào CĐR của CTĐT đã cụ thể hóa theo tiếp cận CDIO xây dựng CĐR môn học với các yêu cầu cụ thể về KNNN mà SV cần và có thể được hình thành, phát triển thông qua học tập môn học đó;

- Thiết kế và tổ chức DH theo hướng giúp SV có thể hình thành và phát triển KNNN trong quá trình học tập môn học nhằm đáp ứng CĐR.

Từ đó, DH theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR có một số đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, DH theo tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nhân lực.


Thứ hai, DH theo tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các “KN cứng” và “KN mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó;

Thứ ba, DH theo tiếp cận CDIO sẽ giúp các CTĐT được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;

Thứ tư, tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả GD ĐH, góp phần nâng cao chất lượng GD ĐH lên một tầm cao mới.

Thứ năm, để tiếp cận CDIO trong DH thì GV cần phải: Xây dựng CĐR môn học thông qua đề cương tích hợp với CĐR của chương trình đã cụ thể hóa theo CDIO, bao gồm kiến thức và KN. Đề xuất các BPSP (thiết kế và tổ chức DH) giúp SV hình thành tri thức và rèn luyện các KN này.

Như vậy để tiếp cận CDIO trong dạy học một môn học trong CTĐT thì GV cần phải thực hiện các công việc theo tiến trình sau đây:

Bước 1: Xây dựng CĐR môn học với các yêu cầu cụ thể về kiến thức và KNNN dựa vào đặc thù của môn học đó.

Bước 2: Tích hợp CĐR môn học với CĐR của CTĐT theo tiếp cận CDIO.

Bước 3: Đề xuất các BPSP với kĩ thuật cụ thể, sử dụng phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm theo CDIO nhằm giúp SV đạt được CĐR về kiến thức, hình thành và rèn luyện các KNNN.

Bước 4: Xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo tiếp cận CDIO dựa trên các BPSP, nhằm giúp SV đạt các CĐR về kiến thức và KNNN.

Bước 5: Đánh giá CĐR đạt được dựa trên kết quả quá trình học tập của SV.

Để vận dụng quy trình này để dạy học Toán theo tiếp cận CDIO, GV phải thực hiện trình tự các bước trên. Tuy nhiên, đối với môn Toán thì SV cần được trang bị các nội dung kiến thức nào và cần được hình thành, phát triển những KN nào để có thể đáp ứng CĐR vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời đến nay. Và đây cũng là câu hỏi lớn mà luận án muốn đề cập giải quyết, thông qua cách xác định các nội dung kiến thức và KN mà SV cần có qua các học phần Toán.


1.3. Thực tiễn nghề và các yếu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề khối ngành kinh tế

1.3.1. Đặc điểm ngành kinh tế

Ngành KT là một bộ phận trong nền KT tạo ra các giá trị hàng hóa và dịch vụ của quốc gia. Các hoạt động thuộc ngành KT được phân thành bốn lĩnh vực của nền KT như [115], [117]:

- Lĩnh vực 1: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ, khai khoáng. Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động như: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác quặng, đá, dầu thô, khí đốt,...

- Lĩnh vực 2: Công nghiệp và xây dựng, sản xuất ra những thực phẩm, sản phẩm, công trình cuối cùng có thể sử dụng được.

- Lĩnh vực 3: Giao thông, tài chính, du lịch, giải trí. Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động như: Vận tải, kho bãi, phát thanh, vi n thông, du lịch, nhà hàng, khách sạn, tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán, hoạt động kinh doanh bảo hiểm,…

- Lĩnh vực 4: GD, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn. Lĩnh vực này gồm các hoạt động như: GD thường xuyên, đào tạo nghề, y tế dự phòng, nghệ thuật và giải trí,…

Như vậy, KT bao gồm các ngành khác nhau, bao gồm: Kế toán, luật, khối KT, tài chính, quản lý thông tin, thuế, quản lý nhân sự,...

1.3.2. Một số hoạt động đặc trưng của nghề thuộc khối ngành kinh tế

Hoạt động KT là hoạt động luôn được quan tâm, mở rộng, phát triển ở khắp các quốc gia trên thế giới và quyết định sự phát triển KT xã hội của một quốc gia. Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động để đạt hiệu quả quản lý và hiệu quả KT tối ưu. Sau đây là một số hoạt động KT đặc trưng trong các lĩnh vực thuộc khối ngành KT [115], [117]:

- Hoạt động trong lĩnh vực kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán tại các loại hình đơn vị (Doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các đơn vị hành chính sự nghiệp,...), phân tích thông tin, lập kế hoạch, thiết kế thông tin thành các báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định, từ đó ứng dụng đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí