Hay khi đọc hiểu bài Miền Trung của đất nước ta [30, tr.92], với những kiến thức địa lý, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn về vị trí địa lý, kinh tế của các tỉnh miền Trung. Ở miền Trung của đất nước Lào có thủ đô Viêng Chăn thuộc Thành phố Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Borikhamxay, tỉnh Khammuane, và tỉnh Savannakhet. Miền Trung của đất nước Lào là vùng phát triển hơn các miền khác vì có thủ đô, nơi tập trung các cơ quan đầu não của nhà nước. Các tỉnh này là tỉnh có diện tích rộng rãi, có dân cư đông đúc và kinh tế phát triển…bởi vì các tỉnh này đều giáp với các nước láng giềng như: phía đông giáp với Cộng hòa XHCN Việt Nam và phía Tây giáp với Thái Lan, có điều kiện thuật lợi cho sự trao đổi, thông thương giữa các nước. Ngoài ra mỗi tỉnh đều giáp với sông Mê Kông và các nhánh của nó. Đó là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để vận tải đường thủy và đánh bắt thủy sản, đáp ứng cho đời sống của nhân dân miền Trung.
Trình độ, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh không giống nhau. Giáo viên cần chú ý đến vốn hiểu biết của từng học sinh, cách thức khai thác vốn hiểu biết đối với từng văn bản cụ thể để kiến thức nền tảng hỗ trợ tốt cho quá trình đọc hiểu. Trước khi đọc, giáo viên cần kích hoạt để học sinh huy động kiến thức đã có về vấn đề trong bài đọc.
Biện pháp dạy học dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh thể hiện nguyên tắc dạy học tiếng Việt dựa vào đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh - một trong những nguyên tắc dạy học tiếng Việt quan trọng. Đồng thời, biện pháp dạy học này cũng chú trọng đến nguyên tắc dạy học theo tiếp cận năng lực - dạy học dựa vào năng lực nền tảng của người học. Giáo viên cần chủ động, linh hoạt khi sử dụng biện pháp này để đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Các tri thức về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp trong văn bản
Tri thức về văn bản còn là những hiểu biết về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp có trong văn bản, là những hiểu biết về cấu trúc, thể loại của văn bản. Người đọc muốn nắm bắt được ý nghĩa của văn bản thì việc đầu tiên là phải hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong văn bản, hiểu được cách diễn đạt của tác giả thông qua các mô hình ngữ pháp được tác giả sử dụng trong văn bản.
Học sinh lớp 4 của Lào đã tích luỹ được vốn từ vựng tương đối nhiều, đủ sử dụng trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Vốn từ ngữ các em đã có là cơ sở hỗ trợ quá trình đọc hiểu văn bản mới, giúp các em có thể diễn đạt cách hiểu của mình về văn bản. Tuy nhiên, vốn từ của học sinh không giống nhau do năng lực học tập, điều kiện sống, đặc điểm vùng miền,… nên giáo viên cũng cần chú ý khi khai thác. Nhờ tích lũy được những kiến thức về từ vựng, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi Tại sao? khi tìm hiểu một số từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá,… từ đó hiểu nội dung bài đọc.
Ví dụ 1: Khi đọc các câu văn:
Một buổi sáng thức dậy, tôi đi ra ngoài nhà, tôi đã nhìn thấy suơng mù đọng trên cây và cả một khu đồi có sương trắng giăng khắp nơi. Bầu trời tối vì được bao phủ bởi sương mù. Gió thổi càng làm cho không gian thêm lạnh buốt. Phần cơ thể mà cảm thấy lạnh nhất là tai, chân và đôi tay. Nhìn ra ngoài thấy các lớp sương rơi giống như mưa phùn.
Trích Mùa đông lạnh ở miền núi [30, tr.80]
nhờ những hiểu biết về cái lạnh của mùa đông miền núi, về sương mù…các em sẽ hiểu nghĩa các từ lớp sương, giăng, lạnh buốt…
Học sinh lớp 4 của Lào cũng đã được trang bị những kiến thức ngữ pháp nhất định giúp nhận diện được đơn vị từ, câu, đoạn văn; nhận diện được từ loại, từ xét về mặt cấu tạo; nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá; nhận diện được các kiểu câu; xác định được các thành phần câu,…Những kiến thức ngữ pháp này rất có ý nghĩa trong việc giúp học sinh nhận xét, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật; kết nối thông tin trong văn bản.
Việc tìm hiểu nghĩa của từ và mô hình câu trong bài tập đọc là ngữ liệu để học sinh thực hiện các bài học về danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ cũng như hình thành cho học sinh các kiến thức về câu như câu đơn, câu ghép, câu cảm thán…; viết lại các câu thành một câu ghép có sử dụng quan hệ từ; từ ngữ nào được lặp lại để nối các câu trong đoạn văn bằng phép lặp hay trong đoạn văn từ ngữ nào được dùng đế thay thế cho các từ ngữ khác.
Ví dụ: ở bài Bảo vệ rừng [30, tr.20], học sinh được học về Câu ghép (Khái niệm: Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên, có thể có dấu phẩy hoặc có quan hệ từ và có dấu chấm vào cuối câu) thì ví dụ minh họa được trích dẫn từ bài tập đọc Bảo vệ rừng: Rừng có rất nhiều các loại gỗ quý hiếm mà con người chúng ta có thể dùng để xây nhà, làm bàn ghế và các loại tiện nghi…
Lí thuyết ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng, nghĩa của từ trong hệ thống và trong hoạt động không phải là một, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghĩa của từ trong hoạt động có cơ sở của từ trong hệ thống và làm phong phú hơn hệ thống nghĩa của từ. Dạy đọc hiểu cho học sinh phải bắt đầu từ việc hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ, nhất là những từ “chìa khóa”. Tiếp đó hướng dẫn HS phát hiện những câu quan trọng, nêu ý chung của bài, tìm hiểu những hình ảnh chi tiết tiêu biểu. Mặt khác cần tìm được mối liên hệ bên trong của văn bản để thấy ý nghĩa hàm ẩn của nó chứ không phải chỉ có nghĩa biểu hiện. Ví dụ bài Cái giếng làng em [30, tr.44], Miền trung của đất nước ta [30, tr.92] không chỉ là ca ngợi vẻ đẹp, lợi ích của của cái giếng làng, của miền đất thân yêu, của tình yêu quê hương mà cần phải cắt nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu ấy là tình yêu quê hương, đất nước, gia đình và niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.
Để khơi gợi kiến thức nền cho học sinh trong quá trình phát triển năng lực đọc hiểu, giáo viên có thể sử dụng biểu đồ K - W - L. Đây là biểu đồ giúp học sinh hiểu sâu về những điều mình đọc.
KWL là sơ đồ liên hệ giữa K (Know) là những điều đã biết; W (Want) - những điều muốn biết và L (Learned) là những điều đã học được. Để thực hiện biện pháp này, bước đầu tiên, giáo viên phát phiếu học tập KWL (với 3 cột những điều đã biết, những điều muốn biết và những điều đã học được) sau khi giới thiệu bài học và mục
tiêu cần đạt của bài học. Sau đó, hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu ở 2 cột K và W; cuối cùng, điền nốt cột L sau khi học xong bài.
Mục đích của các bước này một mặt khơi gợi kiến thức nền - tức những hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến văn bản sắp đọc; một mặt để giáo viên biết được học sinh nắm văn bản đến đâu, các em muốn biết, muốn học và quan tâm đến điều gì từ văn bản để có những hướng giúp học sinh tiếp cận văn bản một cách hiệu quả.
Ví dụ: Khi học sinh đọc hiểu bài Việc đánh bắt cá ở nước ta [30, tr.24].
Đất nước Lào chúng ta có sông quan trọng nhất là sông Mê Kông, chảy từ Bắc xuống Nam. Mê Kông là sông lớn nhất nước Lào, có nhiều con suối to, nhỏ tạo thành các nhánh sông nhỏ.
Mê Kông và các nhánh sông là nơi sinh sống và phát triển của các động vật thủy sinh như : cá, tôm, cua ,ốc,…Những loài động vật này là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Mùa mưa, sông Mê Kông và các sông nhánh dâng nước lên cao, nước sẽ tràn vào các vùng đồng bằng ven bờ, vào các cánh đồng và rừng, từ đó xảy ra lũ lụt. Các loài thủy sinh vui mừng chào đón mùa nước nổi, tràn ra ngoài tìm kiếm thức ăn và tìm chỗ sinh sản. Còn vào mùa khô, nước cạn xuống thì các loài cũng di chuyển tìm sang chỗ còn có nước để mà sinh sống.
Người dân Lào rất linh hoạt với việc sáng tạo công cụ để bắt cá như chài lưới, đó đầm, nơm cá, vó bè….Trong việc bắt cá, người ta sẽ dùng những dụng cụ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Cá và các loại động vật dưới nước đều là thức ăn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người nên việc bắt thủy sản không được vì lợi ích trước mắt mà cần đánh bắt theo quy định của pháp luật. Không nên dùng thuốc độc, bom điện để bắt cá vì nó không chỉ làm tuyệt chủng các thủy sinh mà còn rất nguy hiểm với tính mạng của bản thân mình và người xung quanh.
Giáo viên giúp học sinh sử dụng biểu đồ KWL để phát huy năng lực đọc hiểu.
W | L | |
- Học sinh bộc lộ những kỷ niệm, dấu ấn, cảm xúc trước một dòng sông đã từng gắn bó hoặc đã ghé chân qua. - Học sinh kể lại hoặc tưởng tượng về việc đánh bắt cá trên sông. | 1.Sông Mê Kông chảy từ đâu đến đâu ? 2.Sông Mê Kông và các chi nhánh có vai trò quan trọng như thế nào ? 3.Dụng cụ bắt cá có những gì ? 4. Việc đánh bắt cá trái phép có hại như thế nào với cuộc sống của con người và loài động vật dưới nước? | 1. Sông Mê Kông, chảy từ Bắc xuống Nam. 2. Mê Kông và các nhánh là nơi sinh sống và phát triển của các động vật thủy sinh như : cá, tôm, cua, ốc,…là nguồn thức ăn quan trọng đối với cuộc sống con người. 3.Người dân Lào có công cụ để bắt cá như chài lưới, đó đầm, nơm cá, vó bè… 4. Cách bắt cá trái phép nó không chỉ làm tuyệt chủng các thủy sinh mà còn rất nguy hiểm với tính mạng của bản thân mình và người xung quanh. |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Kĩ Năng Thực Hiện Các Thao Tác Đọc Hiểu
- Thực Trạng Dạy Đọc Hiểu Lớp 4 Trong Phần Tập Đọc Của Nước Chdcnd Lào
- Phát Triển Năng Lực Nắm Vững Tri Thức Về Văn Bản
- Tình Hình Của Làng Trong Thời Gian Sau Như Thế Nào?
- Bài Tập Hướng Dẫn Học Sinh Thông Hiểu Cắt Nghĩa Ngôn Ngữ Văn Bản
- Đối Tượng, Thời Gian Và Địa Bàn Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
K
Mục đích của dạy học Tập đọc là phát triển năng lực đọc cho học sinh. Chính vì vậy, dạy học sinh đọc hiểu văn bản có vai trò quan trọng trong dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và trong dạy học ở Tiểu học nước CHDCND Lào nói chung. Trong đó, việc khai thác những tri thức nền có vai trò rất quan trọng trong việc đọc hiểu văn bản, tác phẩm. Để giờ tập đọc có hiệu quả, giáo viên cần phải linh hoạt vận dụng những biện pháp để khơi gợi kiến thức nền của học sinh, giúp các em tái hiện, vận dụng kiến thức đã có để hình thành kiến thức mới.
2.2. Năng lực thực hiện các thao tác đọc hiểu
2.2.1. Nhóm kĩ năng đọc thầm, đọc lướt
Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, đọc quét để nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Đọc thầm, đọc lướt, đọc quét có ưu thế hơn đọc thành tiếng vì sẽ giúp học sinh
đọc nhanh hơn nhiều lần so với đọc thành tiếng, vì không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. Đọc thầm giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Vì vậy trong giờ Tập đọc không nên bỏ qua bước này.
- Đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý: giáo viên hướng dẫn học sinh lướt mắt trên dòng ghi tên bài, những dòng có tên người, tên công việc chính, đọc lướt toàn câu, toàn bài,... phát hiện ra từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ, hay tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật, ...Từ đó phần nào đoán được nội dung bài Tập đọc viết về cái gì.
- Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra: trong giờ Tập đọc, giáo viên cho học sinh đọc thầm nhiều lần, tập từ đọc to đến đọc nhỏ, đến đọc mấp máy môi (không thành tiếng), đến đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Đồng thời giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh: đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay học thuộc lòng. Từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin và cảm thụ văn bản nghệ thuật. Tiến hành theo các bước như sau:
+ Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài xong, một học sinh khá, giỏi đọc toàn bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để bước đầu nắm được nội dung của bài.
+ Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn, cả lớp cũng đọc thầm theo với mục đích luyện phát âm và hiểu thêm về các từ ngữ trong bài.
+ Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc cả bài trước khi tìm hiểu bài, cả lớp đọc thầm theo với mục đích: chuẩn cách đọc đúng tiếng, từ, ngắt câu dài.
+ Đọc thầm lần 4: Đọc thầm gắn với yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Trước khi yêu cầu học sinh đọc thầm, giáo viên nên đưa ra câu hỏi, giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm và tìm yếu tố phù hợp với câu hỏi đó.
Ví dụ: giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 trong bài “Ngày khai giảng”:
Một ngày bắt đầu, bầu trời tươi sáng, không khí trong lành, ánh nắng mặt trời xuyên vào đến khuôn viên của trường. Đúng lúc đó, có một cơn gió mát thổi nhẹ từ cánh đồng ùa đến. Cảnh đẹp của thiên nhiên làm cho các em cảm thấy vui vẻ. Ngày 1 tháng 9 là ngày khai giảng mới của tất cả các trường trong toàn quốc.
Các em học sinh đã tập trung có mặt trên sân trường từ sáng sớm. Mọi người đều có vẻ mặt vui tươi, phấn khởi khi được gặp bạn bè sau ba tháng nghỉ hè. Họ nói chuyện với nhau rất thân thiện. Sau khi chào cờ, thầy hiệu trường đã đọc thư chúc mừng của Bộ Trưởng Bộ giáo dục gửi tới các thầy cô và học sinh trong nhân dịp ngày khai giảng. Trong bức thư này, Bộ trưởng đã mong muốn mọi học sinh chăm chỉ học tập để làm cho kết quả học tập có chất lượng cao. Sau đó, thầy hiệu trường đã có lời khuyên cho giáo viên mới và học sinh trong mọi lớp hiểu biết đầy đủ mọi thông tin và giới thiệu về kế hoạch hoạt động của năm học này.
để trả lời câu hỏi:
1) Khung cảnh thiên nhiên trong ngày khai giảng như thế nào?
2) Trong lá thư, Bộ trưởng mong muốn một năm học như thế nào?
Làm như vậy các em mới tập trung vào việc đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc nhở. Ngoài ra, giáo viên kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách giới hạn thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Từ đó, giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho cả lớp. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ.
2.2.2. Nhóm kĩ năng nhận diện ngôn ngữ trong văn bản
Mục đích của các kĩ năng trong nhóm này là định hướng sự chú ý của người đọc vào nội dung văn bản và nhận ra các phần của văn bản, các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản. Ở các lớp dưới, học sinh đã được hình thành một số kĩ năng thuộc nhóm này như: kĩ năng nhận ra các tiếng (âm tiết), các từ, câu trong văn bản. Ở lớp 4 (và lớp 5) các kĩ năng nhận diện ngôn ngữ bao gồm: Kĩ năng nhận diện từ mới, từ khó và phát hiện các từ quan trọng trong văn bản.
Từ khó có thể là từ mới mà các em chưa gặp hay từ địa phương được tác giả đưa vào bài... Từ mới là những yếu tố của thông tin mới. Xác định được từ mới tức là người đọc đã chú ý đến những thông tin mới của văn bản. Các chuyên gia về thông tin đã cho biết: để giải mã một bản tin, người đọc tin phải biết nghĩa của 85% các kí hiệu [5].
Vậy nên xác định được từ các mới trong văn bản để rồi tìm ra nghĩa của chúng là một kĩ năng quan trọng. Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên chúng ta sẽ kết hợp khi luyện đọc đoạn cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài Tập đọc.
Ví dụ: Bài 45 LÀNG CỦA TÔI
Bố của tôi đã kể cho tôi nghe rằng: ngày xưa làng của mình có rừng rậm ở xung quanh và có con suối chảy qua. Vì dân làng rủ nhau chặt phá rừng làm rẫy nhiều quá làm cho những rừng quý bị tàn phá gần hết, làm cho nước trong suối càng ngày càng vơi đi và cuộc sống của dân làng ngày càng đói nghèo.
Khi thấy hậu quả của nạn phá rừng như thế thì dân làng rủ nhau ngừng phá rừng. Với sự hiểu biết mới, dân làng đã góp tiền vào và đoàn kết cùng nhau xây mương, máng mới làm ruộng đủ hai mùa.
Làng của tôi xây dựng trường học và bệnh viện, từ đó học sinh không còn phải đi học xa, khi ốm đau cũng có trạm y tế chăm sóc cho. Sau khi ăn tối xong, các học sinh đều học cùng nhau, các cô gái đều cùng nhau xe sợi vải. Nghe tiếng xa quay sợi của các thiếu nữ, tiếng thổi sáo của các thanh niên rất vui vẻ và hạnh phúc.
Hiện nay, quang cảnh của làng rất sạch sẽ vì nhà ai cũng có nhà vệ sinh, có cống thoát nước thải, có nơi để rác và làm chuồng gia súc gần nhà. Cuộc sống mới ở làng của tôi đã có nhiều đổi mới.