TỔ CHƯĆ
Chương 2
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ”
CỦA THẠCH LAM THEO LÍTHUYẾT VỀHOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP.
2.1. Đinh hươń g chung cho việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam theo líthuyết vềhoạt động giao tiếp.
2.1.1. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam theo tinh thần bám sát đặc điểm người viết.
* Thạch Lam con ngươì hươń g nội.
Nêú
Có thể bạn quan tâm!
- Líluận Vềhoat Động Day Hoc Tpvc Trong Nhàtrươǹ G Thpt.
- Đặc Điểm Nhận Thức Của Hs Thpt Trong Quá Trình Học.
- Vị Trítruyện Ngắn “Hai Đưá Trẻ” Của Thạch Lam Trong Chương Triǹ H
- Các Nguyên Tắc Thực Hiện Bài Học Theo Líthuyết Vềhoạt Động Giao Tiếp.
- Bươć 3: Tổ Chức Đánh Giá Kết Quả Đoc Hiêủ Văn Ban Bằng Taí Hiêṇ Cać
- Định Hươń G Thiết Kếgiáo Án Thực Nghiệm.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Xuân Diệu làcon ngươì
hươń g ngoại, luôn cónhững khát khao
được giao cảm vơí đời, luôn muốn đem trái tim thanh xuân vàrạo rực men tiǹ h
đê giao hoà
cuǹ g nhân gian, thìThac
h Lam lai
làcon ngươì hươń g nội, lấy
chiń h miǹ h đê
giao tiếp vơí chiń h miǹ h như
làmột sư
giao tiếp đặc biệt để
khám phá con người và cuộc sống.
Nhà văn có tâm hồn hoài cổ.
Thạch Lam là nhà văn có tâm hồn thi sĩ hơn rất nhiều thi sĩ khác. Ở Hà Nội, trong khi bao nhiêu bạn hữu chọn những nơi phố xá để ở thì Thạch Lam lặng lẽ về làng Yên Phụ nằm cạnh Hồ Tây để tìm một nơi trú ngụ. Làng Yên Phụ thuở ấy theo lời Đinh Hùng kể lại, thì gần nửa làng chạy vòng theo bờ nước, phần lớn dân trong làng làm nghề trồng hoa, gần Tết đi dạo trong làng “tưởng như lạc tới một hoa thôn trong cổ tích”. Chính cái khung cảnh tuyệt vời này đã khơi nguồn những mạch văn lai láng ở Thạch Lam.
Sống giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp nhưng ông vẫn viết những trang văn đồng quê, nhớ những cảnh tượng xa xưa dường như cất kỹ đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn ông: “Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúc vò lúa dưới chân...Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc xát vào thịt da. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ sáng, những ngày nhịn đói
như hôm nay” (Nhàmẹ Lê)
Qua những hồi ức mà những người thân của ông kể lại, ta thấy Thạch Lam là một người rất hướng nội và hoài cổ. Những bạn bè thật tâm giao thì mới đến với ông. Ngôi nhà cạnh Tây Hồ ông trồng một cây liễu rủ bóng xuống mặt hồ. Những buổi chiều tà, một vài người bạn của ông ghé lại chơi. Khách cũng như chủ đều ngồi im lặng hàng giờ cạnh khay nước chè. Cái tâm hồn thi sĩ mơ mộng của ông khi đó đưa ông ngao du về những miền quê có “gió bụi xa xưa, hương ruộng lúa, mùi rạ phơi, tiếng tre réo rắt, thứ bóng tối nhẫn nại
uất
ức đời thôn quê dưới mái rạ
hay là những đêm sâu điểm trống huyện,
những buổi sáng trăng dặt dìu, từ sự thực lầm lội đến cảnh êm dịu mơ màng”
như lời Thế Lữ viết về ông.
Huyền Kiêu kể lại những mộng mơ của ông như sau: “Hồi còn khỏe, Thạch Lam thường vẫn ao ước với tôi là ngày nào có đủ tiền, anh với tôi sẽ chít khăn nhiễu Tam Giang, mặc áo the ba chỉ, đi guốc kinh rồi chống gậy trúc lang thang hết làng này đến thôn mạc khác trong nước, xem ngắm hết những cảnh đẹp của mọi vùng, thụ hưởng hết những cảnh đẹp, của ngon vật lạ của từng thổ ngơi thì mới thực là thỏa thích”. Một con người như thế cho nên ông thích ở nhà tranh, dùng ghế mây, giường gỗ, phên trúc, mành tre, và
những sáng tác của ông thì
“gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng” như
lời
Nguyễn Tuân nhận xét về truyện ngắn Hai đứa trẻ của ông.
Sống khép mình với trang văn nhẹ nhàng.
Có một điều rất lạ, là Thạch Lam không hề tham gia hoạt động chính trị dù trong báo chí hay văn chương, ông là một con người đầy nhiệt huyết, dù hai ông anh ruột Nhất Linh, Hoàng Đạo là những người hoạt động chính trị rất sôi nổi, dù Nhất Linh là một trong những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng khi đó. Nguyễn Tường Giang, con trai của Thạch Lam cũng thắc mắc: “Tôi vẫn tự hỏi, tại sao cha tôi không tham dự vào một hành động chính trị nào. Trong khi bác Tam, nửa đêm ghé qua nhà, uống một ly cà phê
mẹ tôi pha, bàn cãi với người em một vài chuyện về báo chí rồi vội vã vượt biên giới qua Tàu. Bác Long bị mật thám Pháp bắt và treo lên xà nhà bằng hai ngón tay cái. Thạch Lam phải chạy trốn suốt đêm ngoài nghĩa địa. Nhưng sau đó, cha tôi cũng chỉ nhận trông coi tờ báo và viết những bài văn nhẹ nhàng. Có phải chăng ông là một sợi tơ giăng giữa một trời bão táp?”
“Cao hơn một mét bảy mươi. Mắt sâu và buồn. Buổi sáng lặng lẽ đội chiếc mũ phớt lên đầu, tay cầm vài cuốn sách để đi đến tòa báo. Ăn ít và nhỏ nhẹ như một con mèo, bát đũa phải sạch và đẹp” những dòng hồi ức rời rạc về Thạch Lam còn lại trong trí nhớ của người vợ ông, được người con trai chép lại. Hồi ức viết tiếp: “Vào mùa hạ, khi những cơn gió Lào nóng nhất đã thổi về Hà Nội, trời cao và trong. Trời xanh và gió nhẹ. Buổi chiều, Thạch Lam ngồi câu những con cá mát rợi nước hồ Tây, những con tôm tươi trong suốt còn lóng lánh những giọt nước đọng trên mình. Ông ngồi lặng lẽ trên một gốc cây lớn đã gãy”.
Nhà văn Vũ Bằng, khi nhận xét về lối sống tao nhã của Thạch Lam, đã viết rằng: “Nghĩ lại thì trong suốt cuộc đời anh, cái gì cũng nhẹ nhàng: Nhẹ nhàng từ cử chỉ, từ tiếng nói, nhẹ nhàng từ câu nói, từ bước đi...dường như nếu bước mạnh thì đất nó đau”.
Đọc những dòng này ta hình dung ra một con người có cuộc sống thu mình như vỏ ốc, lặng lẽ trong một không gian khép kín để viết nên những câu văn nhẹ nhàng như lá rơi. Sau này Đinh Hùng hồi tưởng về Thạch Lam, đã
viết những câu thơ nói về
cái nỗi
“sầu vạn cổ” của ông như
sau:
“Ai biết
lòng anh thương nhớ đâu / Gần nhau không nói, nói không sầu / Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi / Thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu”.
Luôn muôń “tim̀
vào nội tâm, tim̀
vào cảm giác”.
Thạch Lam cho răǹ g điều cốt yếu lànhàvăn phải nắm bắt cái diễn ra bên trong sự vật, caí chiều sâu cua tâm li,́ cua cảm xuć, của tư tưởng trong nhân vật.
Ông viêt́:
“Nhàvăn cốt nhất phai
đi sâu vào trong tâm hồn mình, tim̀
nhưñ g
tiń h tiǹ h vàcam
giać
thaǹ h thưc
: tưć
làtim̀
thấy tâm hồn moi người qua tâm
hôǹ
cua
chiń h miǹ h, đi đến chỗbất tử màkhông tự biết”. Chiń h haǹ h triǹ h luôn
muôń “tim̀
vaò
nội tâm, tim̀
vaò
cam
giać” âý
màtâm hồn Thạch Lam “đa cam
vàtinh tếđến độ cóthể thu nhận được sự thay đổi vềđộ ánh trăng hay âm sắc
cu cać
loại lákhô rung va vaò
đất”. Vơí Thạch Lam, tâm hồn con ngươì cuñ g
đâỳ bíân̉ vàhâṕ dâñ như cuộc sống muôn maù ngoaì kia.Vâỵ nên muốn lănǵ
nghe sự sôń g hãy lắng nghe chính mình, GT với chính mình để thấy mình cần gì vàlàm gìcho cuộc đời này.
Đây chiń h lànhân tốđầu tiên giúp cho quátriǹ h dạy học đọc hiểu truyện
ngăń Hai đưá trẻ của Thạch Lam theo líthuyêt́ vềhoaṭ động GT, vìhướng nôị
cuñ g làGT, một cuộc GT đặc biệt, vàcuñ g lànền tảng của sự GT sau naỳ giữa
nhàvăn vơí bạn đoc qua tać
phẩm, qua cać
yếu tốngôn ngữ, hiǹ h tượng vàtư
tưởng của tać
phẩm. Do vậy khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đưá
trẻ của
Thạch Lam, GV câǹ cho HS thâý đươc̣ “văn cũng làngười”. Đăng̀ sau nhưng̃
trang saćh, ngươì
đọc HS thấy được một Thạch Lam vơí
tấm lòng yêu
thương, trân trong con ngươì, một con ngươì không chịu bị cuốn vào cái ồn ào
của ngoại cảnh. Cólẽchiń h vìvậy màtrong baì
Thạch Lam
(In trong cuôń
Chuyện nghê)̀, Nguyễn Tuân đãtâm sự: “VềThạch Lam vàđọc truyêṇ ngắn
cuả trai
Thạch Lam, tôi cứnghĩđónhư một người tiń h tiǹ h nhẹ nhaǹ g, tinh tế, từng sự sôń g ở một sốmặt sống, vừa sống vừa lắng nghe chung quanh cũng là
lăń g nghe miǹ h phan̉ ưń g trươć miǹ h”.
moi
diễn biến ca
bên trong vàbên ngoài
2.1.2. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cần chú ý đến các yếu tố tham gia giao tiếp khác của lí thuyết hoạt động giao tiếp.
2.1.2.1. Bối cảnh giao tiếp.
Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hoá): đó là bối cảnh xã hội,
lịch sử, địa lí, văn hoá, phong tục, tập quán,…ở bên ngoài ngôn ngữ. Những yếu tố đó tạo nên môi trường giao tiếp, chi phối cả người nói và ngời nghe, cả quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn.
Khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, GV cần hướng dẫn HS tìm ra được bối cảnh GT rộng ở đây là gì, bối cảnh GT
ấy có
ảnh hưởng như
thế
nào đối với nghệ
thuật xây dựng nhân vật, lời
thoại, hình ảnh, chi tiết…trong tác phẩm. Bối cảnh GT rộng trong truyện
ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là: Xã hội Việt Nam những năm trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Lúc đó đời sống của người dân, nhất là người bán hàng nhỏ nơi phố huyện rất lam lũ, nghèo khổ. Họ luôn mong đợi,
ao ước một cuộc sống tươi sáng hơn. Khi xây dựng được cho các em bối
cảnh GT rộng như vậy, HS sẽ
đặt mình vào quá khứ để
giao cảm và thấu
hiểu cuộc sống đói nghèo, chật vật và tù túng của người dân đương thời, qua đó hiểu hơn những suy nghĩ, mong muốn và mơ ước của nhân vật trong truyện. Cuộc GT quay ngược thời gian là rất cần thiết giúp các em kéo gần khoảng cách giữa thời gian mà tác phẩm ra đời với cuộc sống hiện tại mà các em đang sống. Đôi khi quá khứ giúp con người nhìn nhận hiện tại một cách thấu suốt hơn. Ở đây khi đã có sự đồng cảm về nhân vật trong truyện, các em sẽ nhận ra đâu đó trong cuộc sống hiện tại này và cả mai sau nữa, vần còn những mảnh đời lay lắt vì miếng cơm manh áo như mẹ con chị Tí, như gia đình bác Xẩm, như bác Phở siêu, như bà cụ Thị điên và như hai chị em Liên.
Bối cảnh GT hẹp (bối cảnh tình huống): đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống GT cụ thể. Bối cảnh GT hẹp tạo nên tình huống của từng câu nói.
Những hiểu biết của HS về quê hướng sáng tác của Thạch Lam là điều rất cần thiết cho việc giải mã tác phẩm, giúp HS thấy rõ hơn tình cảm mà
nhà văn dành cho quê hương xứ
sở,
đó là phố
huyện Cẩm Giàng
(Hải
Dương). Đây là một vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, mà nổi bật hơn cả là
hình ảnh một phố ga nhỏ nghèo, vắng vẻ đầu thế kỷ. Con người sinh sống quanh cái ga xép tỉnh lẻ này chủ yếu là người làm ruộng quê ở Hà Nam, Phủ Lý vì bị lụt lội không đủ sống nên đưa nhau đến đây. Đa số, các gia đình làm nghề đi kéo xe hoặc làm mướn, đánh cá, vớt tép và còn nổi tiếng nghèo vì quá đông con. Với bối cảnh GT hẹp về quê hương sáng tác , GV nên liên hệ trong bài giảng của mình. Chẳng hạn khi phân tích câu nói của chị Tí: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, GV có thể đặt câu hỏi: Câu nói của chị Tý được nói trong bối cảnh GT nào? HS
sẽ tìm câu trả lời theo định hướng sau: câu nói có bối cảnh hẹp là trên con
đường , nơi bán hàng nhỏ ở ga xép, vào lúc trời tối của một phố huyện nghèo, vắng lặng, mọi người đang chờ đợi khách hàng.
2.1.2.2. Mục đích giao tiếp.
Khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam GV
cần hưỡng dẫn HS đi tìm đúng đích GT mà nhà văn muốn hướng tới là gì. Do vậy để tránh xác định sai đích GT, GV trong quá trình đặt câu hỏi cần bám sát mục tiêu bài học mà SKG yêu cầu như sau:
Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối
với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân
trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một tương lai tươi sáng hơn.
Kỹ
năng:
Nhận diện và phân tích được nét độc đáo trong bút pháp
nghệ thuật của Thạch Lam được thể hiện qua một truyện ngắn thuộc loại
“truyện ngắn tâm tình”.
Thái độ: Trân trọng, xót thương cho những con người nhỏ nhoi trong xã hội cũ.
Tuy nhiên mục tiêu dạy học
đọc hiểu
truyện ngắn
Hai đứa trẻ của
Thạch Lam không chỉ đơn thuần là nhận thức về bức trang đời sống và con người, là tấm lòng nhân đạo sâu sắc và bút pháp nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam mà thông qua đó, GV cần hướng tới những nội dung khác. Đó
là bồi dưỡng, kích thích năng lực liên tưởng, tưởng tượng về cảnh chiều quê
nơi phố
huyện, những kiếp người tàn và sự
lay thức số
phận những con
người không đầu hàng số phận. Họ vẫn khao khát hướng về ánh sáng, khao khát hướng tới ngày mai tươi sáng hơn, dù còn rất mơ hồ.
Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam cũng cần chú ý đến ý nghĩa của tác phẩm trong trong xã hội hiện tại: Liệu bóng dáng của nhân vật Liên có còn trong cuộc đời ngày nay? Để trả lời được câu hỏi này rất cần đến sự bình giá, khẳng định, nhập cuộc của các độc giả khi tiếp nhận tác phẩm. Vẫn biết đây là một tác phẩm của quá khứ nhưng giá trị và sức sống của nó thì vẫn trường tồ cùng với thời gian. Những cư dân nhỏ bé nơi phố huyện, đặc biệt là hai đứa trẻ khao khát hướng về ánh sáng chính là sự lay thức, sự thức tỉnh mỗi số phận con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng không bao giờ được đầu hàng số phận. Mỗi con người cần biết nuôi dưỡng ước mơ để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.1.2.3. Nội dung giao tiếp.
Câu hỏi đặt ra khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn
Hai đứa trẻ của
Thạch Lam là: Vậy nội dung GT khi tiếp nhận tác phẩm này là gì? Để giúp các em GT đúng với nội dung GT, GV cần cho các em thấy đươc đặc trưng của truyện là: Đây không phải là tác phẩm được viết theo lối thông thường
mà được viết theo lối “truyện ngắn tâm tình”. “Truyện ngắn tâm tình” là
loại truyện nghiêng về cảm xúc, cảm giác và mang nhiều đặc điểm của thể loại trữ tình. Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất mờ nhạt, chú trọng đến cảm xúc, cảm giác của các nhân vật đặc biệt là nhân vật mang theo thế giới quan của tác giả. “Truyện ngắn tâm tình” có các đặc trưng nổi bật sau đây:
Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất mờ nhạt.
Không có xung đột, kịch tính mạnh mẽ.
Nhân vật không có tính cách rõ ràng.
Chuyện kể giàu chất cảm xúc, trữ tình, giàu chất thơ.
Lời kể chuyện nhỏ nhẹ, ân tình, thâm thuý.
Cảm xúc kín đáo, thâm trầm và tinh tế.
Các đặc điểm trên của “truyện ngắn tâm tình” đều xuất hiện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Chính vì vậy, có nhà nghiên cứu khi đọc tác phẩm này đã nêu lên nhận xét rằng truyện ngắn giống như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi. Truyện hầu như không có cốt truyện (điều tối kỵ với một tác phẩm văn xuôi vì cốt truyện kịch tính có thể quyết định đến hơn 50% sự thành công của một tác phẩm). Đa số các tác phẩm tự sự đều rất coi trọng cốt truyện và các tác giả đều cố gắng xây dựng cốt truyện với những tình huống thật gay cấn, kịch tính. Do vậy, nội dung GT khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam không giống như các tác phẩm tự sự thông thường mà là tập trung vào làm nổi bật tâm trạng man mác của chị em
Liên trước khung cảnh một phố huyện nghèo nàn vào ba thời điểm: phố
huyện lúc chiều muộn, phố huyện lúc tối, phố huyện lúc về đêm khi đoàn tàu đi qua.
2.1.2.4. Phương tiện giao tiếp.
Phương tiện GT trong văn bản truyện sẽ
là chìa khóa để
GV hướng
dẫn HS giải mã đúng đích GT và nội dung GT. Khi dạy học đọc hiểu truyện
ngắn
Hai đứa trẻ của Thạch Lam, GV nên cho HS tìm ra
phương tiện GT
chính ở đây là ngôn ngữ và hình tượng nhân vậ, bên cạnh đó, GV cũng nên cho HS tìm ra các biện pháp nghệ thuật khác (giọng điệu câu văn, cách xây
dựng và lựa chọn từ
ngữ, chi tiết, hình
ảnh, lời thoại của nhân vật…) để
thông qua đó, HS tiếp cận đúng nội dung GT và đích GT.