KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, phương pháp nghiên cứu của luận án đã được trình bày, từ hướng tiếp cận, số liệu, mô hình phân tích cho tới phương pháp kiểm định và hiệu chỉnh mô hình. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, luận án xác định các nhân tố nội tại tác động tới dự báo khả năng sinh lời, từ đó xây dựng mô hình kiểm định tương ứng. Các biến độc lập trong mô hình đại diện cho các nhân tố: Lợi nhuận quá khứ, cơ cấu lợi nhuận (lợi nhuận dồn tích), tăng trưởng tài sản, quy mô tài sản, cơ cấu vốn, vốn lưu động, cổ tức và đa dạng hóa kinh doanh. Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng không cân của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007- 2019. Ma trận tương quan, phương pháp mô hình sai số hai chiều, kiểm định Hausman, kiểm định Wooldridge, ước lượng Robust và trọng số xác suất nghịch đảo được sử dụng để chẩn đoán và khắc phục các khuyết tật mô hình có thể phát sinh gồm đa cộng tuyến, nội sinh, tự tương quan, phương sai của sai số thay đổi và số liệu bảng không cân.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam
Nhìn chung, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng trưởng trong dài hạn và điều này được thể hiện thông qua diễn biến của chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) qua các năm. Cả GDP theo giá hiện hành mỗi năm và GDP được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát (lấy mức giá năm 2007 làm mốc) đều tăng qua các năm (Biểu đồ 3.1).
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7
- Mô Hình Nghiên Cứu Về Tác Động Của Các Nhân Tố Nội Tại Tới Dự Báo Khả Năng Sinh Lời Của Các Dn Cbtp Ny Tại Việt Nam
- Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9
- Số Lượng Các Doanh Nghiệp Cbtp Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam 2007 – 2019
- Tỷ Trọng Tiền Và Tương Đương Tiền Trong Tổng Tài Sản Bình Quân Của Các Dncbtpny Giai Đoạn 2007-2019
- Lợi Nhuận Biên (Pm) Của Các Dncbtpny Giai Đoạn 2007-2019
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
6,000,000
5,000,000
4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
GDP theo giá thực tế (tỷ VND)
GDP theo giá so sánh 2007 (tỷ VND)
Biểu đồ 3.1. GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê
Cụ thể, tính theo giá thực tế, GDP năm 2007 đạt 1219222 tỷ VND, sau 12 năm đã tăng lên 5754539 tỷ VND, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm là trên 13,8%. Quan trọng hơn, GDP sau khi loại bỏ lạm phát đã tăng từ 1219222 tỷ VND trong năm 2007 lên mức 3598577 tỷ VND trong năm 2019 (theo mức giá so sánh của năm 2007), đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm là trên 9,4%. Biểu đồ cũng cho thấy không có năm nào GDP bị sụt giảm, như vậy tăng trưởng GDP đã được đảm bảo cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Tương tự, cả GDP bình quân theo đầu người trước và sau loại bỏ lạm phát cũng tăng dần qua các năm. Điều này được thể hiện qua biều đồ 3.2.
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
GDP đầu người theo giá thực tế (nghìn VND)
GDP đầu người theo giá so sánh năm 2007 (nghìn VND)
Biểu đồ 3.2. GDP bình quân đầu người Việt Nam 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê
Cụ thể, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành mỗi năm đã tăng từ 15,7 triệu VND/người trong năm 2007 đến 61,7 triệu VND/người trong năm 2019, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm là trên 12%. Quan trọng hơn, GDP bình quân đầu người sau khi loại bỏ lạm phát đã tăng từ 14,5 triệu VND/người trong năm 2007 đến 37,6 triệu VND/người trong năm 2019 (tính theo giá so sánh năm 2007), đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 8,3%. GDP bình quân đầu người trước và sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát đều tăng liên tục qua các năm. Đó đều là những dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế nước ta đã và đang ngày một tạo ra nhiều giá trị hơn trong sản xuất.
Tuy nhiên, một sự phân tích chi tiết hơn lại tiết lộ những dấu hiệu bất ổn của tăng trưởng kinh tế. Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP sau loại bỏ lạm phát của các năm rất không ổn định: Năm 2011 tỷ lệ này là khoảng 11% nhưng sụt giảm mất 6 điểm phần trăm trong năm tiếp theo và hồi phục rất chậm trong nhiều năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng GDP sau lạm phát bình quân của giai đoạn 2007-2019 khoảng 9,1%/năm. Tuy nhiên, xét riêng giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ này chỉ là 5,8%/năm, không đạt mục tiêu 6,5%-7% từng được đưa ra cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Bên cạnh đó, mức sụt giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng nghiêm trọng hơn một số quốc gia trong khu vực. Chẳng hạn, năm 2012 tăng trưởng GDP sau lạm phát của Việt Nam giảm 6 điểm phần trăm so với năm trước trong khi Indonesia chỉ bị giảm 0,2 điểm phần trăm. Mặc dù đến 2015 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ phục hồi vẫn chậm hơn những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực như Campuchia, Lào, Philippines.
30%
25% 25.2%
20%
18.0%
15%
14.3%
10%
11.3%
6.8% 7.1%
5%
5.2% 5.4% 6.0% 6.7% 6.2%
3.0%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê
Tương tự, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người sau khi loại bỏ lạm phát cũng trải qua diễn biến như trên: Sụt giảm trong năm 2012, hồi phục chậm dần từ 2013 đến 2015, sau đó giảm tiếp trong năm 2016, được cải thiện trong hai năm sau đó. Về cơ bản, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người bám sát diễn biến của tốc độ tăng trưởng GDP sau lạm phát. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 3.4.
25%
23.8%
20%
16.7%
15%
13.0%
10.2%
10%
5.5%
5.1%
5.7%
5.9%
5%
4.1%
4.3%
4.8%
2.0%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2007
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê
Như vậy, có thể thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2019 trải qua những diễn biến phức tạp và không ổn định, thậm chí tăng trưởng chậm lại trong giai
đoạn trước 2015. Nguyên nhân của bất ổn trong tăng trưởng xuất phát từ những vấn đề nội tại của nền kinh tế như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa cao mặc dù quy mô vốn đầu tư rất lớn, cơ chế chính sách vẫn còn nhiều hạn chế, quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường chưa được hoàn thiện, xử lý nợ xấu chậm… cũng như tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xét theo lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề cũng không có sự tăng trưởng GDP đồng đều nhau. Biểu đồ 3.5 cho thấy ngành công nghiêp và xây dựng cùng với ngành dịch vụ luôn có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn ngành nông lâm thủy sản trong tất cả các năm. Trong đó, giai đoạn 2014 đến nay chứng kiến sự lên ngôi của ngành công nghiệp và xây dựng với tỷ lệ tăng GDP vượt trội 9,6% trong năm 2015, tuy sau đó có giảm nhưng vẫn thường xuyên ở mức cận hoặc trên 8% trong các năm còn lại, cao nhất trong ba ngành. Ngành dịch vụ kể từ sau 2014 cũng dần cải thiện tốc độ tăng trưởng và không bị sụt giảm. Trong khi đó, ngành nông lâm thủy sản kể từ 2010 đến nay đã có bốn lần suy giảm tốc độ tăng trưởng, chạm đáy 1,4% năm 2016 và dần hồi phục sau đó nhưng vẫn thua kém hai ngành còn lại với một khoảng cách đáng kể. Tính bình quân, trong giai đoạn trên ngành nông lâm thủy sản chỉ đạt tỷ lệ tăng GDP mỗi năm là 3,01%, thấp hơn hẳn ngành công nghiệp và xây dựng (7,50%) và dịch vụ (6,96%). Biểu đồ 3.5 cũng cho thấy chiều biến thiên của tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm giữa các ngành không phải lúc nào cũng giống nhau, nhất là trong giai đoạn 2014-2016. Không chỉ vậy, độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm giữa các ngành cũng khác nhau, với mức dao động lớn nhất được quan sát thấy ở ngành công nghiệp và xây dựng (độ lệch chuẩn: 1,29%), tiếp đó là ngành nông lâm thủy sản (0,85%) và ổn định nhất là ngành dịch vụ (0,52%). Sự khác biệt về diễn biến tăng trưởng giữa các ngành xuất phát từ đặc thù cố hữu cũng như tình hình cụ thể của mỗi ngành trong giai đoạn nêu trên.
12%
10%
10%
8%
87%%
7%
6%
6%
7% 7%
7%
6%
7%
7% 7%
6%
8%
7%
8%
7%
9%
8%
9%
7%
66%%
6% 5%
4%
4%
4% 3% 3%
3%
4%
3%
3%
3%
2%
3%
3%
2%
1%
0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 theo cơ cấu ngành
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê
Về cơ cấu GDP theo ngành, ngành dịch vụ luôn có đóng góp nhiều nhất vào tổng GDP của cả nước và chưa bao giờ thấp hơn 40% từ năm 2010 trở đi, theo sau lần lượt là ngành công nghiệp – xây dựng và nông lâm thủy sản (Biểu đồ 3.6). Bên cạnh đó, cơ cấu của nền kinh tế cũng có sự thay đổi trong giai đoạn trên, với tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông lâm thủy sản giảm dần trong khi tỷ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng tương ứng. Điều này khiến cho trật tự sắp xếp trên dưới của các ngành theo tỷ trọng đóng góp GDP đã có sự thay đổi mạnh từ 2007 đến 2010. Cụ thể, năm 2007, ngành công nghiệp xây dựng dẫn đầu, thứ hai là ngành nông lâm thủy sản rồi đến ngành dịch vụ. Nhưng đến năm 2008, ngành dịch vụ đã vượt qua ngành nông lâm thủy sản rồi vượt tiếp ngành xây dựng vào năm 2009 để dẫn đầu về tỷ trọng trong GDP. Hiện tượng này không bất ngờ bởi như trên đã phân tích, trong giai đoạn 2007- 2019 thì ngành nông lâm thủy sản có tốc độ tăng GDP chậm hơn hẳn hai ngành kia. Đây là biểu hiệu của sự chuyển mình nền kinh tế theo hướng đặt trọng tâm phát triển vào ngành công nghiệp và dịch vụ, hướng tới mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp và hiện đại hóa nền kinh tế.
44.2% 45.5% 45.8% 45.9%46.1%
42.2% 41.5% 41.4% 43.1% 43.4%
38.1% 36.7% 36.4% 37.3% 36.9% 36.9% 37.0% 37.1% 37.6%37.2%
34%
30.3% 29%
35.6% 3365..12%% 36.4%
36.4%
26%
21%
22%
21%
20% 20%
19%
18%
17%
16%
17%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu GDP của Việt Nam theo theo ngành giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê
Về lực lượng lao động của nền kinh tế, số liệu thống kê cho thấy quy mô của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước tăng hàng năm từ hơn 47 triệu người năm 2007 lên tới gần 56 triệu người năm 2019 (Biểu đồ 3.7). Nhìn chung, sự phát triển về quy mô của lực lượng lao động là một dấu hiệu tích cực phản ánh sự mở rộng quy mô sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng hàng năm lại không ổn định. Đáng lo ngại là từ 2011 đến 2015 tỷ lệ này liên tục giảm, mức tăng năm 2015
chỉ đạt 0,2% - thấp nhất trong cả giai đoạn. Sự phục hồi của tỷ lệ gia tăng lực lượng lao động được cải thiện chậm rãi trong hai năm sau đó và chỉ thực sự hồi phục vào năm 2018 với mức tăng 3,7%. Nói chung, tuy lực lượng lao động vẫn chiếm đa phần trong cơ cấu dân số và nguồn lao động đông đảo với chi phí thấp thường được xem là một ưu thế của những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam (Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Thị Mỹ Diệu, 2016), nhưng lực lượng lao động nước ta đang ngày một chịu tác động rõ rệt của hiện tượng già hóa dân số (UNFPA, 2016), dự báo gây nên những hệ quả đáng lo ngại cho kinh tế - xã hội trong tương lai.
58
56
54
52
50
48
46
44
42
3.7%
55.7 55.8
53.7
2.…
50.4
51.4
52.2
52.7
52.8
53.3
49.1
2.1%
47.6
48.3
48.9
1.4%
1.4%
1.5%
1.0%
0.9%
0.8%
4.0%
3.5%
3.0%
2.5%
2.0%
1.5%
1.0%
0.5%
0.2%
0.2%
0.2%
0.0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số (triệu người)
Tỷ lệ tăng trưởng
Biểu đồ 3.7. Quy mô và tỷ lệ tăng lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê
3.2. Tổng quan về ngành chế biến thực phẩm Việt Nam
3.2.1. Cơ sở phân loại ngành
Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại ngành ICB (Industry Classification Benchmark), ngành chế biến thực phẩm là ngành cấp 3, thuộc phân ngành cấp 1 và cấp 2 tương ứng lần lượt là ngành hàng tiêu dùng và kinh doanh thực phẩm – đồ uống. Tiêu chuẩn ICB cập nhật đến 9/2019 phân loại ngành chế biến thực phẩm thành bốn ngành cấp 4 là (i) trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản (Farming, Fishing, Ranching & Plantations),
(ii) thực phẩm (Food Products), (iii) chế biến hoa quả và hạt (Fruit and Grain Processing) và (iv) sản xuất - kinh doanh đường (Sugar). Tiêu chuẩn phân ngành của ICB dựa vào hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao của doanh nghiệp.
3.2.2. Vai trò của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam
Ngành chế biến thực phẩm có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước trên nhiều phương diện khác nhau. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi trồng nông – lâm – thủy sản, đồng thời các sản phẩm đầu ra của những doanh nghiệp này đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm to lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành chế biến thực phẩm luôn đóng góp khoảng 15% GDP hàng năm của cả nước theo số liệu thống kê của Bộ Công thương và tỷ lệ này còn có thể tăng lên khi mức thu nhập của người dân được cải thiện trong tương lai. Chi tiêu cho thực phẩm (cùng với đồ uống và thuốc lá) thường chiếm khoảng 40% tổng mức chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình Việt Nam, cao hơn nhiều tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác, theo ước tính của Economist Intelligence Unit. Tính riêng năm 2015, giá trị của các sản phẩm ngành chế biến thực phẩm (cùng với đồ uống) được tiêu thụ trong nước ước tính đạt 1033 nghìn tỷ VND.
Bên cạnh đó, ngành chế biến thực phẩm còn là một đầu tàu trong hoạt động xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế vốn có của một nền kinh tế nông nghiệp lâu đời. Chỉ tính riêng năm 2015, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của ngành chế biến thực phẩm ước tính đạt 19,6 tỷ VND. Trong đó, dẫn đầu luôn là các mặt hàng thủy sản với giá trị xuất khẩu từ trên 5 tỷ USD trong năm 2010 cho đến gần 8 tỷ USD trong năm 2014 (theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan) và được tiêu thụ ở hơn 160 thị trường nước ngoài (VASEP, 2016). Một số mặt hàng khác như gạo, hạt điều, … cũng được xem là thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ thế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn tạo ra số lượng việc làm đáng kể, góp phần giải quyết vấn đề nhu cầu lao động trong nước. Chẳng hạn trong năm 2013, số lượng lao động của ngành ước tính khoảng 565634 người. Tỷ lệ tăng trưởng lao động của ngành bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt xấp xỉ 2%/năm.
3.3. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tình trạng niêm yết
Đa số các DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước (24/44 doanh nghiệp tính đến hết QIV/2018, chiếm 55% tổng số DNCBTPNY), còn lại vốn được thành lập dưới hình thức công ty TNHH (9/44, chiếm khoảng 20% số doanh nghiệp), công ty cổ phần (10/44, chiếm 23%) và doanh nghiệp tư nhân (chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp là Thủy sản Vĩnh Hoàn) trước khi tiến hành cổ phần