Phát Triển Năng Lực Nắm Vững Tri Thức Về Văn Bản

- Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng dạy Tập đọc khó hơn dạy các phân môn khác của môn Tiếng Lào với những lí do cụ thể:

+ Để hiểu được nội dung bài Tập đọc yêu cầu HS phải có kĩ năng đọc tốt.

+ Nhiều bài nội dung dài, GV không hướng dẫn HS tìm hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài đọc trong một thời gian quá ngắn (35 phút).

- Nhận xét về thái độ của HS khi học Tập đọc các thầy cô đều thống nhất ý kiến chung là HS khá yêu thích và say mê với môn học.

7) Thầy (cô) hiểu đọc hiểu là gì?

- Đọc hiểu là một quá trình nhận thức phức tạp của việc giải mã các biểu tượng để tạo ra ý nghĩa.

- Đọc hiểu là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in kết hợp với những bối cảnh khác nhau.

- Đọc hiểu là đọc để hiểu được nội dung tác phẩm (chủ yếu).

8) Theo anh (chị), đọc hiểu có tầm quan trọng như thế nào trong phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Lào nói chung?

Rất quan trọng. Đọc hiểu giúp HS tăng khả năng tiếp nhận; biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội…

9) Đánh giá về khả năng đọc hiểu của học sinh lớp thầy (cô) dạy nói riêng và học sinh trên địa bàn trường thầy (cô) dạy nói chung.

- Một số học sinh không thích đọc, đọc chậm, đọc nhỏ.

- Một số HS chưa đọc được từ mới, đọc sai ngữ pháp, không hứng thú với bài đọc, không hiểu ý nghĩa của nội dung của bài học.

* Khảo sát học sinh (Phụ lục 1.2)

Nhìn chung, các em học sinh lớp 4 tham gia khảo sát đều thống nhất ý kiến:

1) Các biện pháp thầy cô đã sử dụng trong giờ dạy Tập đọc lớp 4


STT

Nội dung

Số

lượng

Tỉ lệ

1

Hướng dẫn HS đọc văn bản trước khi đến lớp

146

85,6%

2

Rèn các kĩ năng đọc cho HS: đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc

sáng tạo

180

93,2%

3

Xây dựng hệ thống câu hỏi bổ trợ cho quá trình dạy học

đọc hiểu

68

35,2%

4

Khơi gợi niềm đam mê và tính tích cực, chủ động của HS

trong quá trình đọc hiểu văn bản

162

83,9%

5

Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học

90

46,6%

6

Đa dạng hoá các hình thức dạy học giờ Tập đọc lớp 4

135

70%

8

Dạy học Tập đọc tích hợp với các phân môn khác của

môn Tiếng Lào


164


84,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

2) Các biện pháp khác của giáo viên sử dụng trong giờ dạy Tập đọc

Học sinh liệt kê một số biện pháp giáo viên sử dụng trong giờ dạy Tập đọc:

- Sử dụng phim, ảnh, băng hình để giải nghĩa từ.

- Cho các em sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

- Thi đọc diễn cảm.

- Cho học sinh đi thực tế ở sân trường, vườn trường hoặc xung quanh trường để tìm hiểu những nội dung có liên quan đến bài học.

- Liên hệ thực tế, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, an toàn giao thông,…

3) Các biện pháp học sinh hứng thú và mong muốn được giáo viên sử dụng trong giờ Tập đọc

- Đọc theo nhóm, các nhóm thi đọc.

- Dùng bản đồ tư duy.

- Giáo viên dạy bằng giáo án điện tử.

- Giáo viên tổ chức các trò chơi học tập.

- Học sinh tự tìm hiểu bài theo nhóm.

4) Nhận xét về các bài tập đọc trong chương trình lớp 4

HS nêu ra một số lí do khiến các em thích các bài tập đọc trong chương trình:

- Bài đọc có nội dung gần gũi, dễ nhớ, dễ đọc, dễ thuộc.

- Bài học rút ra từ bài đọc có ý nghĩa sâu sắc.

HS cũng nêu ra những lí do cụ thể để giải thích việc các em cho rằng một số bài tập đọc trong chương trình là khó:

- Nội dung chưa thật gần gũi.

- Bài khó đọc, khó thuộc vì có nhiều từ khó, câu dài.

- Câu hỏi tìm hiểu bài khó với các em.

- Một số bài có nội dung quá dài.

Đánh giá chung:

Qua khảo sát thực tiễn dạy học đọc hiểu cho HS lớp 4, chúng tôi nhận thấy:

- GV giàu lòng nhiệt tình, say mê với công việc và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Sau mỗi giờ dạy Tập đọc, giáo viên đều muốn nâng cao chất lượng dạy

học đọc cho học sinh. Đa số giáo viên có giọng đọc tốt, kiến thức vững vàng, có khả năng biểu đạt tình cảm qua giọng đọc. Một thuận lợi nữa là giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, có kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc nói chung và kỹ năng đọc hiểu nói riêng.

Một số GV trong khi dạy đọc hiểu chưa có định hướng, mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, chưa xác định được nội dung cần hướng dẫn cho HS. Một nguyên nhân nữa là GV chưa có phương pháp dạy học đọc hiểu phù hợp, còn có những cách hiểu và giải thích chưa đúng về một số bài tập đọc ở lớp 4, từ đó không giúp HS nắm được những yêu cầu cốt yếu trong văn bản đọc. Hơn nữa, thời lượng dành cho đọc thành tiếng thường chiếm ½ tiết dạy, kể cả đọc diễn cảm, việc này đồng nghĩa với việc hướng dẫn tìm hiểu bài chiếm thời lượng ít trong tiết Tập đọc ở lớp 4 hiện nay. Thực tiễn này đã hình thành trong nhận thức của GV “dạy Tập đọc thì chủ yếu là dạy đọc thành tiếng”, GV chưa quen với việc nhấn mạnh vào việc đọc hiểu, với một hệ thống những hoạt động đọc hiểu khác nhau để giúp HS thông hiểu văn bản, phát triển kĩ năng đọc hiểu và hứng thú đọc. Chính bản thân GV gặp khó khăn khi hướng dẫn HS xác định nội dung của bài tập đọc bởi trên thực tế, cùng một bài tập đọc nhưng mỗi GV lại hướng dẫn HS nêu lên một nội dung khác nhau.

Qua dự giờ một số tiết dạy, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên dạy Tập đọc theo quy trình được hướng dẫn: đọc mẫu, đọc nối tiếp đoạn, đọc cả bài, luyện đọc trong nhóm, trả lời câu hỏi,…chưa mạnh dạn làm mới, vận dụng linh hoạt quy trình dạy học - những hoạt động các em vốn đã rất quen thuộc qua nhiều tiết học và có thể dễ dàng thấy đơn điệu, nhàm chán. Hơn nữa, qua quan sát, vẫn còn có những giáo viên chưa coi trọng giờ dạy Tập đọc. Do vậy, chất lượng đọc đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu của học sinh lớp 4 chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

- Về phía học sinh: kĩ năng đọc và vốn sống của học sinh lớp 4 còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, hiểu văn bản của các em. Vốn từ và vốn sống còn ít nên nhiều em không hiểu nghĩa của từ, câu, văn cảnh, từ đó không hiểu được nội dung bài học. Nhiều em không hứng thú với tiết Tập đọc.

Nhìn chung thì chất lượng đọc nói chung và kỹ năng đọc hiểu nói riêng vẫn chưa cao. Các em còn quá lệ thuộc vào văn bản, thường chỉ diễn từng câu chữ của bài

văn, bài thơ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính sáng tạo, nhiều em còn trả lời sai hoặc có cách hiểu sai về văn bản được đọc. Qua tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân của thực trạng này là: do chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số học sinh còn đọc yếu, còn ngọng phát âm chưa chuẩn xác; do một số học sinh nhận thức chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập; do một số học sinh còn thiếu chuyên cần không chuẩn bị bài trước khi đến lớp…Chính vì thế mà hiệu quả khi học tập đọc không cao.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan những nghiên cứu về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu cũng như những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực trong dạy học và giáo dục

Trên cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp những quan điểm lí luận của một số nhà nghiên cứu, chúng tôi đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học. Từ đó, xác định các yếu tố cấu thành năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4.

Cũng trong chương này, chúng tôi cũng trình bày kết quả khảo sát thực tiễn dạy học đọc hiểu của HS và GV đang giảng dạy lớp 4 trên hai bình diện: phỏng vấn, phiếu điều tra, quan sát, dự giờ để có cơ sở thực tiễn đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 của Lào theo định hướng phát triển năng lực.

Chương 2

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 NƯỚC CHDCND LÀO‌

2.1. Phát triển năng lực nắm vững tri thức về văn bản

Các nhà nghiên cứu về đọc hiểu đã khẳng định vai trò tham gia tích cực của kiến thức nền vào quá trình giải mã và kiến tạo nghĩa cho văn bản. Với Pardo (2004), “khái niệm “hiểu” thường được định nghĩa theo một cách phổ biến là một quá trình mà người đọc kiến tạo ý nghĩa bằng cách tiếp xúc với văn bản thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố như kiến thức nền, kinh nghiệm trước đó, thông tin trong văn bản và vị thế, lập trường, quan điểm của người đọc trong mối quan hệ với văn bản” [31, 272-280].

Langer (1995) cũng nhấn mạnh mỗi người đọc với những kiến thức nền khác nhau sẽ đem đến những hình dung, tưởng tượng khác nhau về cùng một văn bản. Do đó, kiến thức nền của người đọc càng kết nối với văn bản được đọc thì người đọc càng có khả năng ý thức về những gì sẽ được đọc [31, 272-280].

Tri thức nền quan trọng vì nó giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, sâu sắc hơn, đúng trọng tâm hơn. Kiến thức nền gồm:

- Vốn sống, những trải nghiệm đã có, từng làm.

- Môi trường, lối sống, văn hóa, gia đình.

- Những kiến thức thu lượm được từ việc đọc sách hay đi du lịch.

Để trẻ có tri thức nền phong phú, giáo viên nên chú ý những điều sau:

- Trang bị kiến thức nền cho học sinh bằng cách nói chuyện, kể thêm những hiểu biết về cuộc sống xung quanh bài học của học sinh.

- Tạo cơ hội để các em tiếp xúc với nhiều trải nghiệm khác nhau (học qua trải nghiệm).

Trẻ có thể thực hiện những yêu cầu sau:

- Đọc thêm các cuốn sách có liên quan (đọc mở rộng hoặc tự tìm sách đọc thêm).

- Thực hành trước khi đọc truyện

- Xem phim (nếu có) trước khi đọc truyện.

2.1.1. Các tri thức về tự nhiên và xã hội

Lên đến lớp 4, học sinh đã tích luỹ được những hiểu biết về tự nhiên và xã hội thông qua học tập và trải nghiệm thực tế. Giáo viên cần tôn trọng và phát huy vốn hiểu biết này của các em trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập nói chung, đọc hiểu văn bản nói riêng.

Việc khai thác, phát huy vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội có ý nghĩa rất lớn, hỗ trợ quá trình đọc hiểu của học sinh. Giáo viên cần khai thác vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội của học sinh bằng cách tổ chức tốt hoạt động khởi động (thông qua trò chơi, câu hỏi, mẩu chuyện, bài hát, video clip, tranh ảnh, vật thật,…), xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh tái hiện những hiểu biết có liên quan đến nội dung văn bản đọc. Để tổ chức tốt hoạt động khởi động, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung văn bản đọc, đặt nội dung bài đọc trong mối liên hệ với những kiến thức học sinh đã được hình thành trước đó để lựa chọn hình thức khởi động phù hợp. Khởi động tốt vừa tạo tâm thế tốt cho học sinh bước vào giờ học, vừa đánh thức năng lực nền tảng của các em.

Ví dụ, khi các em học văn bản Hoa đại [30, 40], những hiểu biết về tự nhiên xã hội sẽ giúp các em hiểu được tại sao hoa Đại (hoa Chăm pa) lại được nhân dân xem là quốc hoa của đất nước Lào. Nếu Việt Nam chọn cho mình biểu tượng là những bông hoa sen cao quý, Hà Lan làm say lòng thế giới bằng loài tulip ngát hương, Nhật Bản gắn liền với hoa anh đào kiêu sa thì Lào lại chọn cho mình loài hoa Chăm Pa thanh khiết và gần gũi. Không biết từ bao giờ mà loài hoa này đã trở nên gần gũi và quan trọng với xứ xở nơi đây để rồi khi nhắc về Lào người ta nghĩ ngay đến nó. Đây là loại hoa có màu sắc tinh khiết và mùi hương nhẹ nhàng, thanh nhã và hương sắc lan tỏa làm say đắm lòng người. Hoa Chăm Pa nở vào tháng 4, 5 hằng năm, đúng dịp tết cổ truyền của người Lào. Trong thời gian này, trên khắp đất nước Lào, từ những cánh rừng, khu vườn, con suối, đến những xóm làng … đều ngát hương Chăm Pa. Mặc dù Lào là xứ hoa thơm, có rất nhiều loài hoa đẹp hơn, thơm hơn hoa Chăm Pa nhưng đối với đất nước Lào thì Chăm Pa giống như một biểu tượng khó phai mờ. Đây là loài hoa hội tụ những triết lí nhân sinh cao quý và sâu sắc. Hoa Chăm Pa có ý nghĩa về với đạo lý nhà Phật, thể hiện tính cách hiền hòa, đôn hậu, đại diện cho tính các của người dân nơi đây.

Hằng năm khi dịp lễ Bupimay diễn ra, người dân Lào thường kết từng vòng hoa Chăm Pa cài lên tóc để cầu bình yên, may mắn cho một năm sắp tới. Ở Lào những đôi trai gái yêu nhau cũng thường tặng đối phương những bông hoa Chăm Pa thanh khiết để thể hiện sự tha thiết, chung thủy lứa đôi. Và cứ thế, hoa Chăm Pa đi sâu vào đời sống của người dân xứ Lào, bình dị mà thân thuộc.

Những kiến thức về lịch sử hỗ trợ học sinh rất nhiều trong quá trình học những văn bản được sáng tác gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc. Nhiều văn bản như Chăm pa xinh đẹp, Đồng bào Viên Chăn, Lễ hội mãn chay, Tinh thần ngày Quốc khánh, Hai bên sông Ngưm, Quê hương Lào, Đất vàng, Lễ hội năm mới của nước Lào… những kiến thức lịch sử đã tạo hứng thú, giúp các em có những cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung bài đọc.

Ví dụ: Khi đọc văn bản Lễ hội mãn chay [29, tr.60], các em đã được học lịch sử và đã được tham dự về Lễ hội Okphansa là lễ hội lớn nhất trong năm, diễn ra trong ba tháng gọi là mùa chay. Bắt đầu từ ngày rằm tháng 8 vào mùa chay và kết thúc bằng lễ hội mãn chay. Trong ba tháng mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy, còn người dân dịp này thì thường không diễn ra các hoạt động như cất nhà, cưới hỏi, uống rượu, hút thuốc...Trước lễ vài ngày, mọi người chuẩn bị các đồ để làm lễ cúng Phật, Lễ hội bắt đầu từ đêm 15 tháng 11, người dân tổ chức tế lễ ở chùa, tham gia hành lễ khất thực và sẽ kết thúc ngay sau đó.

Tương tự như vậy, khi học sinh đọc văn bản Lễ hội năm mới của Lào, học sinh đã được tìm hiểu và trải nghiệm về ngày Tết, nên sẽ dễ dàng hiểu được tục té nước cầu may. Tết Lào (tiếng Lào: ປີ ໃຫມ່ ລາວ; phiên âm: Bunpimay) diễn ra từ 14 đến 16/4

hằng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Để tỏ lòng tôn kính người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Bạn bè té nước vào nhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều. Tục lệ té nước (tạt nước) trong ngày tết của Lào cũng có phần do thời tiết nóng bức (tháng 4 là thời điểm nóng nhất ở Lào). Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành.

Hay khi đọc văn bản Sự hình thành của That Luang (Thạt Luổng), những kiến thức lịch sử về đất nước sẽ giúp các em hiểu và yêu quý những công trình kiến trúc độc đáo của đất nước Lào. That Luang được xây dựng từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Đây cũng là ngôi chùa cổ lớn nhất nước Lào. That Luang đã từng bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đo đã được khôi phục nguyên trạng. That Luang được đánh giá như một công trình kiến trúc văn hóa

mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ và sự sáng tạo. Hằng năm cứ vào

trăng tròn tháng 11 dương lịch, lễ hội That Luang được tổ chức ba ngày ba đêm vớicác nghi thức long trọng như lễ tắm Phật, lễ Dâng Cơm, lễ Cầu phúc ..... trong thâm

tâm người Lào, That Luang được xem như ngọn lửa vàng, luôn cháy sáng thắp cho họsự cuồng nhiệt, lòng tin vào cuộc sống và niềm tự hào lịch sử.

Những kiến thức về địa lí hỗ trợ học sinh đọc hiểu những văn bản có nội dung viết về các vùng miền với những đặc trưng rất riêng như Miền Trung của đất nước ta [30, tr.92], Chăm Pa Sắc xinh đẹp [30,tr.94], Hai bên bờ sông Ngưm [30, tr.100]…

Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Hai bên bờ sông Ngưm [30, tr.100]…, nhờ có kiến thức địa lí về việc bồi đắp phù sa và việc tạo thủy điện nhờ dòng nước chảy mà học sinh sẽ thấy thú vị khi tìm hiểu sâu hơn về việc đánh bắt thủy sản, trồng cấy mùa màng và vận tải đường thủy của người dân hai bên bờ sông Ngưm, lý giải được vì sao cuộc sống của nhân dân hai bên bờ sông lại thay đổi và phát triển như ngày nay.

Sống của nhân dân hai bên bờ sông lại thay đổi và phát triển như ngày nay 1

Sống của nhân dân hai bên bờ sông lại thay đổi và phát triển như ngày nay 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023