Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm là một giai đoạn rất quan trọng. Bất kì nhà nghiên cứu giáo dục nào một khi đã đề xuất ra một mô hình giảng dạy nào đó điều không thể bỏ qua giai đoạn này bởi thông qua quá trình thực nghiệm có thể biết được mức độ thành công của mô hình. Như vậy, thực nghiệm chính là quá trình vận dụng mô hình giảng dạy vào trong việc giảng dạy thực tế để kiểm nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề xuất.
Trong luận văn này, người viết cũng đi theo đường hướng ấy tức là đưa ra một mô hình đọc - hiểu cụ thể đối với việc giảng dạy một số bài học lớp 4 của nước CHDCND Lào và công việc cuối cùng là thực nghiệm để kiểm tra tính hữu hiệu của nó trong thực tế giảng dạy.
3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm được lựa chọn là học sinh lớp 4. Khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm thì chúng tôi lựa chọn tự nhiên với tất cả ưu và nhược điểm, mặt tích cực và hạn chế, mang tính đại diện cho học sinh ở Trường Tiểu học DONGPHOSY và trường Tiểu học VEANTHAT. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản tương đồng với các lớp thực nghiệm (về điều kiện dạy học, về năng lực của giáo viên và học sinh,…) để từ đó rút ra học sinh sự so sánh, đối chiếu hai lớp thực nghiệm và đối chứng về hiệu quả dạy học, năng lực của học sinh,…mới có ý nghĩa.
Về giáo viên, chúng tôi chọn những giáo viên Tiểu học được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, có khả năng phối hợp một cách hiểu quả với người nghiên cứu.
- Thời gian tiến hành thực nghiệm là học kì II năm học 2018 - 2019.
- Địa bản thực nghiệm dạy học là Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Bolikhamxay.
Dưới đây là các lớp tham gia thực nghiệm:
+ Trường Tiểu học Dongphosy, huyện Hatsayphong, Thủ đô Viêng Chăn,
- Lớp thực nghiệm 4A (GV thực nghiệm: TOUN Chanthakhan)
- Lớp đối chứng 4B (GV thực nghiệm: PANY Pathamavong)
+ Trường tiểu học Veanthat, huyện Thaphabath, Tình Bolikhamxay
- GV thực nghiệm: AOMALA Khothsimueng
- Lớp thực nghiệm 4A (GV thực nghiệm: AOY Phetchinda)
- Lớp đối chứng 4B.
3.3. Nội dung thực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm là các bài học trong chương trình Tiểu học. Do thời lượng có hạn nên đề tài không thể đưa vào dạy tất cả các bài học về DHĐH, mà chỉ chọn mọt số tiết, một số bài học trong phân môn Tập đọc lớp 4 có nội dung phù hợp để làm thực nghiệm. Dưới đây là nội dung thực nghiệm dạy học đã được thực hiện.
Nội dung chủ yếu của thực nghiệm dạy học đã tiến hành dạy học theo hai giáo án khác nhau: giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng.
Số lượng giáo án thực nghiệm gồm các tiết DHĐH trong phân môn Tập đọc lớp 4 cụ thể là:
Bài 1: Thiên nga khiêng rùa
Bài 2: Con Rùa, con Nai và con Chim Bài 3: Tết năm mới của Lào
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Để điều tra thực trạng về kĩ năng sử dụng DHĐH của học sinh lớp 4 của Lào, chúng tôi đã tiến hành bằng cách trò chuyện hoặc gửi phiếu thăm dò, lấy ý kiến giáo viên về nội dung, cách thức dạy học ĐH Tiếng Lào ở Tiểu học. Từ kết quả điều tra, đề tài đề xuất các ý tưởng tổ chức luyện tập cho HSTH để hình thành kĩ năng đọc hiểu cho các em.
Nhằm kiểm tra đánh giá về việc ứng dụng, vận dụng các phương pháp dạy học ĐH mà đề tài đưa vào các bài các bài dạy, tiết dạy cụ thể trong phân môn Tập đọc của lớp 4 Lào.
Để tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu thiết kế bài soạn cho một số bài học trong môn Tiếng Lào lớp 4 theo định hướng đã trình bày trong đề tài, sau đó hướng dẫn giáo viên Tiểu học thực hiện các bài dạy này trên lớp thực nghiệm. Với các lớp đối chứng, những bài học này được thực hiện theo nội dung và cách thức thông thường, sau mỗi khi thực nghiệm học sinh lớp thực nghiệm lẫn đối chứng làm
bài kiểm tra trong cùng một điều kiện để đánh giá kết quả dạy học. Việc đánh giá được thực hiện theo hình thức cho điểm toàn bài theo thang điểm 10 của hai khối lớp 4A và lớp 4B. Nếu kết quả làm bài kiểm tra ở lớp thực hiện tốt hơn ở lớp đối chứng thì các ý tưởng, biện pháp được đề xuất và phân tích trong đề tài có thể được tích hợp trong quá trình dạy học các phân môn cụ thể của môn Tiếng Lào.
Dưới đây đề tài xin giới thiệu một bài soạn thực hiện dạy học và một phiếu bài tập đánh giá sau thực nghiệm dạy học.
Bài 1: Thiên nga khiêng rùa
I. Mục tiêu của bài
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
a) Về đọc đúng:
- Đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định, phát âm chính xác các từ khó đọc: thường xuyên, trao đổi, sạch sẽ, nói chuyện, quan trọng…
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu dài:
+ Thiên nga và rùa/gặp nhau thường xuyên/ nên quen biết và yêu quý nhau từ lâu.
+ Chúng tôi nghĩ/ mình nên chuyển tới hồ to,/có nước sạch sẽ/ và có thức ăn nhiều/sẽ tốt hơn hay không?
+ Điều quan trọng nhất/là trong khi đang bay/ bạn không được nói chuyện với ai,/không được há miệng.
b) Về đọc diễn cảm
- Phân biệt giọng đọc ở từng đoạn:
- Có khả năng đọc diễn cảm toàn bài.
Đoạn 1: Đọc vui tươi, hồn nhiên và quên nhau. Đoạn 2: Giọng đọc có phần lo lắng, hồi hộp.
Đoạn 3: Giọng đọc vừa phải, chậm rãi như lời nhắn nhủ, ân hận.
c) Về đọc hiểu
- Hiểu nội dung toàn bài: Sự khoe khoang của rùa và hậu quả mà nó phải gánh chịu.
- HS cũng có thể tự rút ra những bài học đơn giản cho bản thân về thái độ ứng xử với mọi người xung quanh từ những gì tiếp thu được hoặc qua trải nghiệm.
II. Chuẩn bị
2. Học sinh - Bài Thiên nga khiêng rùa - Nói về sự khoe khoang của rùa và hậu quả mà nó phải chịu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tri Thức Về Từ Vựng, Ngữ Nghĩa, Ngữ Pháp Trong Văn Bản
- Tình Hình Của Làng Trong Thời Gian Sau Như Thế Nào?
- Bài Tập Hướng Dẫn Học Sinh Thông Hiểu Cắt Nghĩa Ngôn Ngữ Văn Bản
- Thảo Luận Nhóm Câu Chuyện Giúp Em Hiểu Ra Điều Gì? (Dùng Cho Hoạt Động 5 Của Bài Dạy)
- Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực - 12
- So Sánh Nét Giống Nhau Và Khác Nhau Của Tình Bạn Giữa Rùa, Nai Và Chim Với Rùa Và Thiên Nga Trong Bài Thiên Nga Khiêng Rùa (Dùng Cho Hoạt Động 5 Của
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
III. Các hoạt động dạy học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2. Học sinh - Bài Giá trị của thời gian. - Nói về bạn Bounchan đã sử dụng thời gian không hợp lí làm cho bạn ấy phải học lại lớp cũ. |
3. Bài mới:
Ở những bài học trước em đã được nghe hay được đọc câu chuyện cổ tích nào
? Hãy kể cho cả lớp tên những câu chuyện em đã được đọc?
(Học sinh trả lời: Bầy chim thiên nga, Ông lão đánh cá và con cá vàng,…) Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một câu chuyện mới, đó là truyện:
“Thiên nga khiêng rùa”
Nội dung | Họat động dạy học | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||
KHỞI ĐỘNG | |||
Dẫn nhập: Gợi mở, trao đổi phương | Hoạt động 1: GV đưa ra bức tranh trong SGK, yêu cầu HS học sinh quan sát hình | - Con thiên nga |
Nội dung | Họat động dạy học | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||
pháp học, tạo tâm thế tích cực cho ngườ học… | ảnh và trả lời câu hỏi: 1. Hình ảnh dưới đây nói về con vật gì? 2. Những con vật này nó thường ăn những gì? Những chỗ kiếm ăn của chúng thường là ở đâu ? 3. Bức ảnh dưới đây chụp/vẽ cảnh gì? | - Con rùa - Những con vật này thường ăn những con tôm, con cá, con ốc…vv. Chúng nó thường tìm ăn ở hồ, ao…. - Một hồ nước khô cạn. |
Nội dung | Họat động dạy học | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||
- Ảnh hai con thiên nga đang bay trên trời và chở con rùa trên một thanh gỗ. | |||
2 | Giới thiệu nội dung chủ đề cần giải quyết (tương đương với phần Giới thiệu bài) | Hoạt động 2: Hình ảnh cho ta thấy hai con thiên nga đang khiêng một con rùa ở trên trời. Tại sao lại xuất hiện hình ảnh kì lạ đó? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu câu chuyện “Thiên nga khiêng rùa”. | - HS lắng nghe HS mở SGK trang 137. |
KHÁM PHÁ | |||
1 | Huớng dẫn HS rèn | Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và cách đọc đoạn 1. | 1 HS đọc đoạn 1. |
Nội dung | Họat động dạy học | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||
luyện để hình thành phát triển năng lực trên sự gợi ý, dẫn dắt của GV Tìm hiểu đoạn 1 | - Trong hồ có những con vật nào? - Chúng sống với nhau như thế nào? - Em có cảm nhận gì về cuộc sống của thiên nga và rùa? GV: Đó là khung cảnh hồ nước yên bình nơi vợ chồng thiên nga và rùa sinh sống. Chúng rất hòa thuận và yêu thương nhau. Em hãy đọc bằng những niềm vui, niềm hạnh phúc mà em cảm nhận được. | Rùa và thiên nga. Chúng sống với nhau rất hòa thuận và luôn yêu quý nhau. Đó là một cuộc sống rất yên bình và vui vẻ. - HS đọc đoạn 1, chú ý ở câu miêu tả cuộc sống của chúng ở hồ, nhấn giọng ở các từ: quen biết, yêu quý, từ lâu. | |
Tìm hiểu đoạn 2 | Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung và cách đọc đoạn 2: - Hồ nước được miêu tả thế nào? - Theo em khi hồ không có nước thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? | 1 HS đọc đoạn 2. Cả lớp đọc thầm. - Không có mưa nên nước hồ cạn khô. - Sinh vật trong hồ sẽ chết vì thiếu nước. |
Nội dung | Họat động dạy học | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Tìm hiểu đoạn 3 | - Vợ chồng thiên nga đã thảo luận gì với rùa? - Nơi cần chuyển đến được thiên nga miêu tả qua những từ ngữ nào? - Sau khi nghe thiên nga kể thì rùa băn khoăn điều gì? GV: Hồ nước nơi chúng sinh sống bị cạn khô thì ta nên đọc với giọng chậm rãi, thể hiện nỗi buồn lo của rùa và vợ chồng thiên nga. | - Chúng bàn bạc về việc sẽ tìm một nơi khác để kiếm ăn vì nước trong hồ đã ngày càng khô cạn. Hồ to, có nước sạch, nhiều thức ăn - Rùa không biết đi bằng cách nào khi không có cánh bay. - HS đọc đoạn 2 nên nhấn giọng ở các từ: cạn khô, cố tình, chết |
Hoạt động 5: HS thảo luận nhóm - Theo em, Thiên nga và rùa có tìm ra cách giải quyết gì không? - Chúng đã cùng nhau giải quyết vấn đề | - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời. - Chúng sẽ cắn hai | |
Nội dung | Họat động dạy học | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
như thế nào? - Trước khi đi, thiên nga dặn rùa điều gì? - Rùa cảm thấy như thế nào khi được vợ chồng thiên nga giúp đỡ? - Đoạn 3 là cuộc thảo luận của rùa và vợ chồng thiên nga nên ta sẽ đọc với giọng nghiêm nghị, thể hiện rõ thái độ lo lắng của rùa. - Em hãy dự đoán vợ chồng thiên nga có đưa được rùa đến đúng nơi như mong muốn không? - Khi 2 vợ chồng Thiên nga đưa con rùa bay lên xảy ra chuyện gì? - Con rùa đã có hành động gì sau đó và kết quả là gì? | đầu thanh gỗ và rùa cắn giữa, chúng sẽ đưa rùa bay đi. Dặn Rùa không được há miệng nói chuyện. - Vui lòng, sẽ làm theo lời thiên nga. - HS đọc rõ ràng, thể hiện sự tranh luận, bàn bạc của rùa và vợ chồng thiên nga - HS trả lời. - HS trả lời. - Con rùa há miệng khỏi miếng gỗ, bị rơi xuống đất và chết ngay. Vì con Rùa muốn khoe khoang. |