Tình Hình Của Làng Trong Thời Gian Sau Như Thế Nào?

Các thao tác cần để thực hiện kĩ năng nhận diện từ mới, từ khó và phát hiện các từ quan trọng trong văn bản là:

- Đọc to hoặc đọc thầm toàn bài (đọc tất cả các tiếng, các từ).

- Ghi dấu vào các từ chưa biết nghĩa trong từng câu dựa vào việc loại đi những từ đã biết nghĩa, hoặc dựa vào việc chọn ra các từ có cấu tạo quen nhưng chưa biết nghĩa.

- Chọn đánh dấu vào những từ quan trọng trong số các từ mới và từ khó vừa tìm được.

- Cần lưu ý rằng kĩ năng này chỉ nhằm phát hiện ra từ mới, từ khó chứ chưa nhằm tìm nghĩa của từ mới.

Ví dụ, với văn bản Làng của tôi [30, tr.144], sau khi HS đọc toàn bài, học sinh sẽ ghi lại những từ chưa biết nghĩa như rậm, tàn phá, ngừng, se sợi, gia súc.

2.2.3. Nhóm kĩ năng làm rõ nội dung trong văn bản

Đây là nhóm kĩ năng có vị trí then chốt trong số các nhóm kĩ năng đọc hiểu. Mục đích của nhóm kĩ năng này đã được thể hiện ngay trong tên gọi của nó. Về thực chất, khi học sinh thực hiện các kĩ năng thuộc nhóm này cũng là lúc học thực hiện quá trình phân tích văn bản để làm rõ ý của người viết. Một số kĩ năng trong nhóm này đã được dạy ở lớp duới như kĩ năng tìm nghĩa của từ, kĩ năng làm rõ nghãi của câu và kĩ năng phát biểu ý của đoạn. Tuy nhiên, mức độ của các thao tác thuộc những kĩ năng này ở lớp duới còn giản đơn. Lên lớp 4, mức độ khó của các thao tác thuộc những kĩ năng này tăng dần để đáp ứng với sự phức tạp về nghĩa, về ý của các từ, câu, đoạn trong văn bản đọc của các lớp này. Nhóm kĩ năng này bao gồm những kĩ năng: nhận ra đề tài văn bản; làm rõ nghĩa của từ, câu, đoạn và đại ý của toàn văn bản; làm rõ đích tác động của người viết gửi trong văn bản.

- Kĩ năng nhận ra đề tài văn bản:

Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh hoặc đề cập tới trong văn bản. Người đọc nhận ra đề tài văn bản chỉ khi học trả lời được các câu hỏi: văn bản (bài tập đọc) nói về ai, nói về cái gì, về việc gì? Thường thì đề tài được thể hiện trên đầu đề của văn bản, trên tên người, tên vật, tên việc nêu trong văn bản. Ở lớp 4, kĩ năng nhận ra đề tài của văn bản nhằm mục đích làm cho HS nắm được bài học viết về ai, về cái gì, về việc gì. Thông thường, với HS lớp 4, sách giáo khoa của Lào được diễn

đạt tường minh trong nhan đề của bài đọc. Ví dụ: Đọc tên bài sẽ biết được chủ đề: Ngày khai giảng, Mùa đông ở miền núi, Dự báo thời tiết... đọc tên bài cho biết cách đánh giá, tình cảm của tác giả: Ông nội tôi, Chăm Pa Sắc xinh đẹp, Chó sói khoe khoang...

- Kĩ năng làm rõ nghĩa của từ, câu:

Việc tìm hiểu văn bản bắt đầu từ việc hiểu từ. Rèn cho học sinh kĩ năng hiểu từ ngữ chính là đã giúp các em có khái niệm ban đầu về đọc hiểu văn bản. Thực tế trong một bài tập đọc thường có hai loại từ: từ khó và từ khoá.

Đối với việc phát hiện và luyện đọc từ khó, cần chú ý nhiều đến các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ khi đọc học sinh thường mắc lỗi phát âm địa phương. Giáo viên cần xác định cụ thể những lỗi phát âm của từng địa phương để làm tiêu chí chọn từ khó cho học sinh luyện đọc.

Thông thường, học sinh Lào hay phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu gần giống nhau. Ví dụ:


TT

Chữ Lào

Đọc theo tiếng Việt

Ý nghĩa

tiếng Việt

Đúng

Sai

Đúng

Sai

1

ງົ ມງວາຍ

ງົ ມງາຍ

Ngôm ngoai

Ngôn ngai

mù quáng

2

ຫຼ າກຫຼ າຍ

ລາກຫຼ າຍ

Lc lái

Lc lái

đa dạng

3

ສະຫົ ວ

ຊະຫົ ວ

Sạ phốm

Xạ phốm

gội đầu

4

ນ່ ງໂສ້ງ

ນ່ ງສົ ງ

Nung sẩng

Nung sộng

mặc quần

5

ແຂວງ

ແຂງ

Khoanh

Kheng

tỉnh

6

ຄັ ບແຄບ

ຂັ ບແຄບ

Khăp khép

Khặp khép

hẹp

7

ງວາກໄປມາ

ງວກໄປມາ

Ngoặc na pai

Nguộc na pai

nghoảnh mặt đi

8

ຂ ດົ ນ

ຄ ດຄົ ນ

Khut khận

Khụt khận

khai thác

9

ຄວ່ າງແຫ

ຂວ່ າງແຫ

Khoảng hé

Khuảng hé

quăng chài

10

ຂວາ

ຂົ ວ

Khóa

Khúa

bên phải

11

ຖວາຍ

ທະຫວາຍ

Tha voai

Tha vái

chúng

12

ປາສະຈາກ

ປະສະຈາກ

Pă să chác

Pa să chác

thoát khỏi

13

ແກ່ ວນ

ແກ່ ນ

quen

ken

quen biết

14

ຊັ ບຊ້ອນ

ສັ ບຊ້ອນ

Xắp xọn

sắp xọn

phức tạp

16

ຂັ ບຂັ ນ

ຄັ ບຂັ ນ

Khắp khắn

Khặp khắn

nguy cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực - 8

Nắm được một vài vấn đề mang tính thực tiễn trên, việc tìm hiểu và rèn đọc đúng từ khó, từ dễ nhầm lẫn cho học sinh lớp 4 sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Từ khóa trong bài tập đọc là những từ làm toát lên chủ đề của bài tập đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ ngữ chính trong bài. Các từ chính là những từ then chốt, có ý nghĩa bao quát ý. Sau đó giáo viên giúp các em có phương pháp để tìm ra các từ chính trong bài, biết cách giải nghĩa, hiểu nghĩa từ, tìm được những đặc trưng, biểu tượng, suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc hoặc những từ này có khả năng liên kết, dẫn dắt ý cho câu chủ đề, hay cho đoạn văn, văn bản. Đây là những từ có “sức nặng”, là “chìa khóa” giúp các em xác định nội dung cũng như tư tưởng của bài học, vì vậy cần khai thác triệt để làm rõ nội dung bài học.

Ví dụ với bài tập đọc Bảo vệ rừng, học sinh cần giải nghĩa các từ mới như sau:

Rậm: nhiều, đan xen, phủ kín (Cây cối rậm rạp)

Tàn phá: phá hoại nặng nề trên một phạm vi rộng (Lũ lụt tàn phá làng mạc)

Ngừng: dừng lại, không làm nữa

Xe sợi: kéo sợi thành sợi đơn (trong dệt vải)

Gia súc: thú nuôi trong nhà (chó, mèo, lợn, gà…)

Sau đó, học sinh xác định các từ chìa khóa, có ý nghĩa then chốt cho văn bản là các từ: chặt phá rừng, đói nghèo, đoàn kết, xây dựng, vui vẻ, hạnh phúc. Xác định, hiểu và nắm vững được các từ này, học sinh sẽ hiểu và nắm vững được nội dung văn bản, sẽ trả lời được các câu hỏi:

1. Làng ngày xưa được miêu tả như thế nào?

2. Tình hình của làng trong thời gian sau như thế nào?

3. Dân làng đã nhận thức được điều gì và khắc phục ra sao?

4. Hiện nay, cuộc sống của làng dân đã được thay đổi như thế nào?

Như vừa phân tích ở trên, nếu HS hiểu được nghĩa của từ tức là HS đã có sơ sở đầu tiên để nắm nghĩa của câu và của văn bản. Việc nắm nghĩa của câu chủ yếu nhằm vào những câu thể hiện cốt lõi nội dung của văn bản. Để luyện tập kĩ năng làm rõ nghĩa của câu, HS cần thực hiện những thao tác sau: xác định các bộ phận chính của câu (đối với những câu đơn có độ dài lớn), xác định các vế của câu ghép và mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong một câu; xác định câu đang xem xét được tác giả dùng để nói về ai, về cái gì, về việc gì (đối với câu có ngụ ý).

Ví dụ: + Khi đến rừng,/ anh// gặp lại một con chim đã gặp lúc sáng, nhưng lúc này anh ta //không còn để ý nữa và đi đến cái bẫy thì thấy nai đã mắc bẫy.

(Con rùa, con nai và con chim, tr 136)

+ Lễ hội năm mới Lào/, đặc biệt là ở tỉnh Luông Pha Băng / đã có rất nhiều người dân tham gia rước Ông Bà Nhơ / và Nàng Săng Khan vào chùa, / tưới nước Phật Pha Băng.

(Tết năm mới của Lào, tr 188)

Học sinh sẽ phân tích, xác định các vế câu, các thành phần của câu; từ đó nắm được mối quan hệ giữa các vế câu,các thành phần của câu và nắm được nội dung cốt lõi của văn bản.

- Kĩ năng làm rõ nghĩa của văn bản:

Kĩ năng làm rõ nghĩa của câu có vai trò làm cơ sở để thực hiện kĩ năng tiếp theo là là kĩ năng làm rõ ý của đoạn và văn bản. Đây là kĩ năng giúp người đọc nhận ra chỉnh thể nội dung văn bản. Do đó, cần hình thành cho học sinh các thao tác sau:

+ Phân tích để liệt kê các chi tiết chính trong đoạn.

+ Xác định mối quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện nêu trong đoạn.

+ Tóm tắt đoạn thành một hoặc vài câu (nêu đại ý của đoạn).

Ví dụ: trong bài tập đọc Con rùa, con nai và con chim [30, tr.136], học sinh cần tiến hành tìm hiểu bài thông qua một số câu hỏi sau:

1. Rùa, nai và chim có quan hệ với nhau như thế nào?

2. Trước khi đi đường, chim thường làm gì?

3. Em có suy nghĩ gì về hành động đó của chim?

4. Trong một lần đi kiếm ăn, nai đã gặp phải chuyện gì?

5. Khi con nai bị sập bẫy, rùa và chim đã giúp con nai thế nào?

6. Chim có tìm được người thợ săn không? Nó đã hành động như thế nào?

7. Kế hoạch của chim có đem lại kết quả như mong muốn không?

8. Đoạn kết của câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

9. Hàng ngày, em đã làm gì để gì để giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh em?

Sau khi tìm hiểu nội dung văn bản, người đọc nắm được chỉnh thể nội dung văn bản tức là có thể trả lời được câu hỏi: bài Tập đọc nói về cái gì? về việc gì? về ai? Sau đó hướng dẫn các em sử dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp: “Bài này nói về tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, lòng yêu thương,... ” Hay: “Bài này kể về chuyện..., kể về việc....”. Những thao tác làm nên kĩ năng này chủ yếu là các thao tác tư duy.

2.2.4. Nhóm kĩ năng làm rõ đích tác động của người viết gửi trong văn bản

Lý thuyết về ngữ dụng học đã cho biết: nội dung của văn bản có quan hệ mật thiết với mục đích của người viết ra. Với tác giả thì nội dung của văn bản là phương tiện để tác giả đạt tới mục đích. Vì vậy, nội dung văn bản không tách rời mục đích của tác giả. Chủ đích của người viết thường không được trình bày một cách hiển ngôn trong văn bản, ở đại đa số nó được trình bày bằng hàm ngôn, đó chính là kết luận mà người đọc phải tự rút ra theo lập luận của tác giả đã được trình bày hiển ngôn trong bài.

Thường thì đích tác động mà người viết gửi vào văn bản chính là câu trả lời cho những câu hỏi sau: người đọc có thêm hiểu biết gì, có tình cảm hoặc thái độ gì, có mong muốn hành động gì sau khi đọc văn bản? Kĩ năng làm rõ đích tác động của người viết là một kĩ năng khó đối với HS tiểu học nhưng là kĩ năng giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu. Nhóm kĩ năng này gồm các thao tác sau:

- Tìm kiếm thêm một số thông tin về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của văn bản để biết mục đích của văn bản.

- Xác định sự kiện, hoặc nhân vật mà tác giả gửi gắm mục đích tác động nhằm làm cho người đọc yêu thích hoặc học tập nhân vật, sự kiện đó. Đây là đích tác động về kiến thức, thái độ và hành động tới người đọc.

Ví dụ: xác định đích tác động của các văn bản:

1. Bài tập đọc Phượng hoàng khiêng rùa:

- Con vật cũng như con người, chúng cũng biết yêu thương, giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn.

- Sống phải biết khiêm tốn và biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

2. Bài tập đọc Con rùa, con nai và con chim:

- Trong cuộc sống mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Bài tập đọc Tết năm mới của Lào:

- Tết năm mới là tết lớn của cả đất nước. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển nét văn hóa đó của dân tộc.

- Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, không làm những việc mà pháp luật không cho phép, tuyên truyền với bạn bè, người thân tích cực tham gia giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của đất nước mình.

Có thể nói, trong ba nhóm kĩ năng đã được phân tích ở trên, nhóm kĩ năng đầu có vai trò định hướng sự chú ý của người đọc vào nội dung văn bản. Nhóm thứ hai giữ vai trò phân tích toàn diện văn bản và mục đích của người viết. Nhóm thứ ba có vai trò thể hiệ nhiệu quả tác động của văn bản ở người đọc. Thực hiện các nhóm kĩ năng này là người đọc biết cách giao tiếp với tác giả bằng văn bản.

2.3. Biện pháp xây dựng bài tập phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 4 của nước CHDCND Lào

Năng lực của người học theo định hướng phát triển năng lực sẽ được hình thành và rèn luyện thông qua các hoạt động học tập. Việc hình thành năng lực đọc hiểu cho HS cũng sẽ được thực hiện theo phương thức ấy. Sử dụng câu hỏi để tổ chức các hoạt động khám phá nội dung, ý nghĩa của văn bản vì thế sẽ là một cách rất hữu ích, thiết thức để hình thành năng lực đọc hiểu văn bản cho người học.Việc thiết kế câu hỏi theo định hướng tiếp cận năng lực khác với việc thiết kế câu hỏi theo định hướng tiếp cận nội dung của văn bản. Thông qua việc xây dựng câu hỏi, GV sẽ hình thành cho người học hệ thống thao tác, hướng dẫn người học tiếp cận và giải mã văn bản đó. Vì vậy, câu hỏi phải được xây dựng theo hệ thống các thao tác tư duy mà người đọc sẽ sử dụng trong từng giai đoạn của tiến trình đọc VB để giải mã và kiến tạo nghĩa cho VB. Đồng thời, các câu hỏi trong dạy học đọc hiểu VBTS cũng phải phán ánh đúng các đặc điểm của hoạt động đọc như đã phân tích ở trên và đảm bảo được các yêu cầu về đặc trưng thể loại.

* Mục tiêu chung: Biện pháp này hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống bài tập khêu gợi được sức sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi học sinh về sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn. Qua việc thực hiện hệ thống bài tập, học sinh nắm được nội dung trong văn bản, cảm nhận được những điều kỳ thú và hấp dẫn trong mỗi từ ngữ,

câu văn, câu thơ hay hình ảnh chi tiết, nhân vật ngôn ngữ của bài đọc, từ đó rút ra được ý nghĩa và bài học cho bản thân.

* Cách thức xây dựng:

Trên cơ sở khung cấu trúc năng lực đọc hiểu ở Chương 1, các biện phát phát triển năng lực đọc hiểu ở Chương 2, đồng thời tham khảo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn cho HS lớp 4 theo ba nhóm bài tập sau: Nhóm bài tập hướng dẫn học sinh huy động vốn tri thức nền; Nhóm bài tập hướng dẫn học sinh nhận diện ngôn ngữ văn bản, thông hiểu, cắt nghĩa ngôn ngữ văn bản và nhóm bài tập hướng dẫn học sinh hồi đáp văn bản.

2.3.1.Bài tập phát triển năng lực nắm vững tri thức về văn bản

Bài tập 1: Các em có biết Miền Trung của nước Lào có những tỉnh nào không?

(Miền Trung của nước Lào, tr 95).

Bài tập 2: Nếu em đang sống ở thành thị phải chuyển về vùng núi cao sinh sống, em sẽ có tâm trạng, cảm xúc như thế nào?

(Mùa đông ở vùng núi cao, tr 83)

Bài tập 3: Các em có biết tết lớn nhất trong nước ta là tết gì? Em có thể kể về ngày tết quê em diễn ra như thế nào?

(Tết năm mới Lào, tr 191)

Bài tập 4: Nếu các em muốn có sức khỏe tốt thì các em sẽ làm thế nào?

(Tập thể dục, tr 131).

Bài tập 5: Các em có biết người nông dân thường làm gì để sinh sống?

(Việc của người nông dân, tr 107)

Bài tập 6: Nếu chúng ta không muốn có bệnh tật mà sống khỏe mạnh thì chúng ta phải làm thế nào?

(Giữ vệ sinh, tr 15)

2.3.2. Bài tập phát triển năng lực thực hiện các thao tác đọc hiểu

2.3.2.1. Bài tập hướng dẫn học sinh nhận diện ngôn ngữ văn bản

Đây là nhóm BT nhằm giúp HS tái hiện lại những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, câu, đoạn quan trọng trong bài. Bài tập nhận diện có mục đích làm cầu nối để dẫn dắt

HS tìm hiểu các vấn đề mang tính chất phát hiện. Bài tập này được dùng khi HS tham gia quá trình đọc giải mã, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ, tái hiện hình tượng, nhận diện nhân vật, nắm bắt tình tiết và hình dung bức tranh miêu tả trong văn bản nghệ thuật. Bài tập nhận diện được sử dụng trong quá trình GV dẫn dắt HS tìm hiểu những từ ngữ, hình ảnh then chốt, những biện pháp nghệ thuật nhằm làm rõ ý nghĩa của văn bản.

* Mục tiêu:

Nhóm BT này nhằm giúp HS tái hiện lại những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, câu, đoạn quan trọng trong bài; Bước đầu nắm được nội dung, tư tưởng, thái độ, tình cảm mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua tác phẩm.

* Cách thức xây dựng:

Nhóm BT hướng dẫn HS nhận diện ngôn ngữ văn bản có thể thiết kế các dạng BT sau:

+ BT yêu cầu HS xác định đề tài văn bản:

BT xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp câu chuyện này nói về ai? Về cái gì?

* BT minh họa:

Bài tập 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu chuyện có những nhân vật nào?

a. Con cầy hương và chó sói

b. Con người, con cầy hương và chó sói

c. Con người, chó sói, con hổ, sư tử lẫn và con voi

d. Con cầy hương và chó sói, sư tử lẫn và con voi.

(Chó sói khoe khoang, tr 59).

Bài tập 2: Bài tập đọc “Con nai, con rùa và con chim” muốn nói đến tình bạn của những nhân vật nào?

a. Rùa và nai

b. Nai và chim

c. Nai, rùa và chim

d. Con nai, con rùa, con chim và con người.

(Con nai, con rùa và con chim, tr 139)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023