Thực Trạng Dạy Đọc Hiểu Lớp 4 Trong Phần Tập Đọc Của Nước Chdcnd Lào

thời góp phần tích cực hóa hoạt động của học sinh để học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.

Trên cơ sở mục tiêu chung, năng lực nghe, nói, đọc, viết về ngôn ngữ Lào cũng được xác định cụ thể, trong đó, năng lực đọc của học sinh lớp 4 được xác định như sau:


Nội dung

1. Hiểu được mục đích của tác giả: viết để làm gì? Viết cho ai? Viết những nội dung gì?

2. Hiểu nội dung bài báo, đọc biên bản, bài thơ và các văn bản đơn giản.

3. Hiểu nội dung bài đọc gắn với hoàn cảnh thực tiễn địa phương hoặc phù hợp với điều kiện ở địa phương

4. Nhận biết các kiến thức liên quan đến các hiện tượng ngôn ngữ cần thiết (từ vựng và ngữ pháp).


Kĩ năng

1. Sử dụng phương pháp đọc từng bước để đạt hiệu quả như: đọc thầm, giải nghĩa những từ quan trọng.

2. Đọc thành tiếng rõ ràng, đọc đúng trọng âm, đọc đúng ngữ điệu và đọc diễn cảm.

3. Biết lựa chọn bài mà mình ưa thích và phù hợp với lứa tuổi của bản thân.

4. Học sinh sẽ độc lập và tự tin trong quá trình đọc, trả lời được câu hỏi trong nội dung bài học, theo chủ đề và một số chủ đề liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

[29, tr.19-21]

Chương trình môn Tiếng Lào lớp 4 gồm có 33 tuần với 66 bài học. Mỗi tuần học sinh học 2 bài, mỗi bài học trong 3 tiết. Trừ 8 bài ôn tập giữa và cuối kỳ I, kỳ II, cả năm học sinh được thực học 58 bài.

Sách giáo khoa Tiếng Lào lớp 4 được thiết kế dùng chung cho các phân môn. Nội dung kiến thức được xây dựng theo các chủ điểm lớn. Các bài tập đọc có nội dung phong phú, đa dạng, đều xoay quanh các chủ điểm như: Nhà trường, Gia đình, Đất nước, Thiên nhiên (muông thú, cây cối)…Ví dụ:

Chủ điểm Nhà trường có các bài tập đọc: Ngày khai giảng, Nhà trường của em, Giữ vệ sinh, Giáo dục toàn diện, Giúp đỡ bạn bè, Người dẫn đường, Tấm lòng thành thực, Thầy Hiệu trưởng, Tập thể dục, Giá trị của thời gian…

Chủ điểm Gia đình có các bài tập đọc: Hai chị em, Cái giếng làng em, Ông nội tôi, Lời dặn của bố, Làng của tôi…

Chủ điểm Đất nước có các bài: Việc đánh bắt cá của người dân Lào, Mùa đông ở vùng núi cao, Miền Trung của đất nước Lào, Chăm pa xinh đẹp, Đồng bào Viên Chăn, Lễ hội mãn chay, Tinh thần ngày Quốc khánh, Dệt vải, Hai bên sông Ngưm, Sự hình thành của That Luang, Quê hương Lào, Đất vàng, Lễ hội năm mới của Lào…

Chủ điểm Thiên nhiên có các bài: Rừng lớn, Bảo vệ rừng, Dự báo thời tiết, Cây đại, Con mèo màu xám, Con voi, Chó sói khoe khoang, Phượng hoàng khiêng rùa, Con nai, Con rùa và con chim, Chim sẻ tập làm tổ…

Trong 58 bài học thì tất cả các bài đều có phần Tập đọc, các bài tập đọc thuộc các thể loại văn bản khác nhau, bao gồm 12 bài thơ và 46 bài văn xuôi. Các nội dung bài học còn lại đan xen dạy viết Chính tả, Ngữ pháp, Tập làm văn và Kể chuyện.

Như vậy, rõ ràng chương trình Tiếng Lào giành nhiều thời lượng học cho phần Tập đọc. Hơn nữa, bài Tập đọc được coi là trọng tâm của các bài học và được tích hợp với các nội dung các phân môn khác. Những kiến thức của phân môn Tập đọc góp phần giúp học sinh học tập tốt hơn trong các phân môn khác như Chính tả, Ngữ pháp, Tập làm văn, Kể chuyện.

Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn ví dụ một bài học trong SGK lớp 4 của Lào:




Dịch sang tiếng Việt BÀI THỨ 1 NGÀY KHAI GIẢNG BÀI TẬP ĐỌC Một ngày bắt 1

Dịch sang tiếng Việt BÀI THỨ 1 NGÀY KHAI GIẢNG BÀI TẬP ĐỌC Một ngày bắt 2

Dịch sang tiếng Việt BÀI THỨ 1 NGÀY KHAI GIẢNG BÀI TẬP ĐỌC Một ngày bắt 3

Dịch sang tiếng Việt:


BÀI THỨ 1 NGÀY KHAI GIẢNG


BÀI TẬP ĐỌC

Một ngày bắt đầu, bầu trời tươi sáng, không khí trong lành, ánh nắng mặt trời xuyên vào đến khuôn viên của trường. Đúng lúc đó, có một cơn gió mát thổi nhẹ từ cánh đồng ùa đến. Cảnh đẹp của thiên nhiên làm cho các em cảm thấy vui vẻ. Ngày 1 tháng 9 là ngày khai giảng mới của tất cả các trường trong toàn quốc.

Các em học sinh đã tập trung có mặt trên sân trường từ sáng sớm. Mọi người đều có vẻ mặt vui tươi, phấn khởi khi được gặp bạn bè sau ba tháng nghỉ hè. Họ nói chuyện với nhau rất thân thiện. Sau khi chào cờ, thầy hiệu trường đã đọc thư chúc mừng của Bộ Trưởng Bộ giáo dục gửi tới các thầy cô và học sinh trong nhân dịp ngày khai giảng. Trong bức thư này, Bộ trưởng đã mong muốn mọi học sinh chăm chỉ học tập để làm cho kết quả học tập có chất lượng cao. Sau đó, thầy hiệu trường đã có lời khuyên cho giáo viên mới và học sinh trong mọi lớp hiểu biết đầy đủ mọi thông tin và giới thiệu về kế hoạch hoạt động của năm học này.

Trong ngày khai giảng, mọi học sinh đều cảm thấy tự hào. Ai cũng mong muốn bản thân sẽ quyết tâm học giỏi, năng động, tôn trọng các nội quy nghiêm ngặt của trường để phù hợp của từ “thiếu niên quốc gia”.

GIẢI THÍCH TỪ

Giáo dục phổ thông: học từ cấp một đến cấp ba.

Bộ trưởng: người quản lý cao nhất trong Bộ.

Ngặt : lời hứa

Quy tắc : quy định

Thiếu niên: trẻ em đang tuổi đi học CÂU HỎI

1. Khung cảnh thiên nhiên trong ngày khai giảng như thế nào?

2. Trong lá thư, Bộ trưởng mong muốn một năm học như thế nào?

3. Học sinh mong muốn bản thân sẽ như thế nào?

4. Nội dung của bài đọc trên nói về chuyện gì?

NGỮ PHÁP

Khái niệm Câu đơn

Câu đơn là câu nói có ý nghĩa đầy đủ và có dấu cấm cuối câu, dài hoặc ngắn tùy thuộc vào nội dung trong câu.

Ví dụ:

- Hôm nay, học sinh cảm thấy rất tự hào.

- Ngày 1 tháng 9 là ngày khai giảng.


VIẾT CHÍNH TẢ

Hãy viết chính tả bài tập đọc trên. Sau đó trả lời các câu hỏi sau:

1. Một năm, học sinh nghỉ hè trong bao lâu?

2. Ngày khai giảng mọi người cảm thấy thế nào

3. Ai là người đọc lá thư chúc mừng?

4. Hãy tìm 2-3 câu đơn trong bài chính tả, sau đó chép lại vào vở.

KẾ CHUYỆN THEO BỨC TRANH Về phương pháp dạy học học sinh sẽ được tập 4KẾ CHUYỆN THEO BỨC TRANH


Về phương pháp dạy học, học sinh sẽ được tập đọc và tìm hiểu nội dung của bài đọc. Thông qua đọc giúp học sinh có được những hiểu biết về bài đọc cũng như ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong bài. Từ đó học sinh có thể vận dụng vào quá trình đặt câu hay viết văn làm cho bài viết đa dạng và có chiều sâu hơn.

Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, học sinh trả lời được sẽ hiểu nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc. Những bài học có nội dung thực tiễn giúp học sinh tích cực học tập và hứng thú hơn, từ đó vận dụng vào thực tiễn một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Đặc biệt là học sinh dân tộc, học sinh vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội sử dụng tiếng Lào mà chủ yếu sử dụng tiếng dân tộc mình nên việc học tập đọc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc đưa những bài tập đọc có nội dung thực tiễn bằng tiếng Lào sẽ thu hút, tạo hứng thú cho học sinh thiểu số tìm hiểu và đọc các bài đọc được viết bằng tiếng Lào, từ đó nhận ra giá trị và vai trò của việc học phân môn Tập đọc.

Có thể nói, cấu trúc bài học trong SGK Tiếng Lào đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh, trước hết là sự quán triệt nguyên tắc, quan điểm tích hợp nội môn, nghĩa là các kiến thức, kĩ năng của các phân môn cần cung cấp, rèn luyện cho

học sinh được thống nhất, hài hòa như những thành phần tất yếu trong từng đơn vị bài học trên cơ sở khai thác và vận dụng tối đa văn bản tập đọc. Hơn nữa, việc tích hợp dạy học Tập đọc với các phân môn khác đã góp phần làm giảm tải khối lượng học tập, nâng cao hiệu quả học tập và tiết kiệm thời gian học tập để học sinh có thể đạt kết quả học tập tốt nhất.

1.2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu lớp 4 trong phần Tập đọc của nước CHDCND Lào

1.2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Để nâng cao hiệu quả việc tổ chức dạy học đọc hiểu ở lớp 4, chúng tôi khảo sát thực trạng dạy và học đọc hiểu lớp 4. Qua khảo sát, chúng tôi rút ra được những vấn đề liên quan đến thực tiễn dạy học đọc hiểu ở lớp. Kết quả thu được sẽ là một trong những căn cứ để đề xuất những biện pháp khắc phục những tồn tại của dạy và học đọc hiểu ở lớp 4 nước CHDCND Lào hiện nay.

1.2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn, những giải pháp GV đã sử dụng khi tiến hành dạy học đọc hiểu cho HS lớp 4.

- Đánh giá về khả năng đọc hiểu của học sinh.

- Thái độ của học sinh đối với phân môn này như thế nào?

1.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

- Trao đổi với GV dạy lớp 4 ở các trường về nội dung, phương pháp dạy học đọc hiểu, thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học.

- Điều tra qua thực hiện phiếu kháo sát GV và HS được chọn ngẫu nhiên ở các trường tiểu học.

- Dự giờ.

1.2.2.4. Thời gian, địa bàn nghiên cứu

- Thời gian khảo sát: tháng 11/2018

- Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học đọc hiểu trên quy mô nhỏ với đối tượng khảo sát là 20 GV đang trực tiếp giảng dạy và 193 HS ở khối lớp 4 thuộc 2 tỉnh: Thủ đô Viên Chăn và tỉnh Bolikhamxay. Cụ thể như sau:

Trường

Số lượng GV

Số lượng HS


Thủ đô Viên Chăn

Trường Tiểu học Dongphosy

3

25

Trường Tiểu học Thânleng

2

20

Trường Tiểu học Thamuang

3

35

Trường Tiểu học Pavar

3

27

Trường Tiểu học Dongkhamxang

3

28


Bolikhamxay

Trường Tiểu học Veanthat

2

20

Trường Tiểu học Pakthoy

2

17

Trường Tiểu học Nahai

2

21

Tổng

20

193

Tỉnh


1.2.2.5. Kết quả khảo sát

* Khảo sát giáo viên (Phụ lục 1.2)

1) Trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4, anh (chị) gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận lợi

Khó khăn

- Học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập.

- Các văn bản Tập đọc được chọn để dạy tương đối phù hợp với HSvề độ dài, nội dung.

- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường.

- Một số HS chưa đọc được hết tiếng Lào.

- Một số HS không chăm học tập đọc, HS không làm theo cô hướng dẫn.

- Một số HS còn ồn ào khi học tập đọc. Một số bài học sử dụng từ địa phương khiến cho HS thấy khó hiểu, xa lạ.

2) Trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4, thầy (cô) sử dụng những giải pháp nào sau đây?

STT

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

1

Hướng dẫn HS đọc văn bản trước khi đến lớp

16

80%

2

Rèn các kĩ năng đọc cho HS: đọc đúng, đọc diễn

cảm, đọc sáng tạo

20

100%

3

Xây dựng hệ thống câu hỏi bổ trợ cho quá trình dạy

học đọc hiểu

8

40%

4

Khơi gợi niềm đam mê và tính tích cực, chủ động

của HS trong quá trình đọc hiểu văn bản

12

60%

5

Đa dạng hoá các hình thức dạy học giờ Tập đọc lớp 4

14

70%

6

Dạy học Tập đọc tích hợp với các phân môn khác

của môn Tiếng Lào.

20

100%

3) Trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4, thầy (cô) đã dạy theo quy trình như thế nào?

- Tổ chức câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc, cho HS tình nguyện đọc cho cả lớp nghe.

- GV đọc để HS nghe trước sau đó cho HS đọc cá nhân, đọc theo nhóm và đọc

cả lớp.

4) Với quy trình dạy học như đã nêu ở trên, khi dạy học Tập đọc cho học sinh

lớp 4 anh (chị) gặp thuận lợi và khó khăn gì?


Thuận lợi

Khó khăn

- HS có thể đọc được, đọc đúng, đọc chính xác theo dấu, đọc đúng đoạn và hiểu nội dung của bài đó…

- HS học đọc rất tích cực

- Một số HS không đọc tiếng Lào được hết.

- Hs đọc sai dấu, sai tiếng, sai ngữ pháp

5) Theo thầy (cô), phân môn Tập đọc có tầm quan trọng như thế nào trong dạy học Tiếng Lào cho học sinh lớp 4?

STT

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

1

Quan trọng nhất

6

30%

2

Quan trọng

12

60%

3

Trung bình

2

10%

4

Không quan trọng

0

0%

6) So với các phân môn khác của môn Tiếng Lào được dạy ở lớp 4, phân môn Tập đọc là khó hay dễ? Thái độ của học sinh lớp anh (chị) đang giảng dạy đối với phân môn này như thế nào?

- Hầu hết các ý kiến đều cho rằng phân môn Tập đọc dễ dạy hơn các phân môn khác của môn Tiếng Việt vì một số lí do:

+ Quy trình dạy - học Tập đọc ở các giờ học tương đối thống nhất, rõ ràng.

+ HS yêu thích môn học, đa số các em có khả năng tự chuẩn bị bài Tập đọc trước ở nhà.

+ Nhiều bài đọc hấp dẫn, gần gũi.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí