Quan Niệm Về Năng Lực Và Năng Lực Đọc Hiểu

7. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp sau để nghiên cứu đề tài:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn được sử dụng trong suốt quá

trình thực hiện đề tài, nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu, tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu. Từ đó, đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả đề tài ở các chương về thực trạng và quan điểm, định hướng dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4 theo phát triển năng lực.

- Phương pháp chuyên gia được dùng để tham khảo ý kiến những nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp khảo sát được sử dụng để tìm hiểu thực trạng dạy đọc hiểu văn bản ở lớp 4 và đánh giá mức độ hiểu văn bản của học sinh lớp thực nghiệm, đối chứng sau khi tiến hành thực nghiệm.

- Phương pháp thực nghiệm dạy học được sử dụng để bước đầu kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

8. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phần Cơ sở lí luận của việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4 của Lào theo định hướng phát triển năng lực gồm quan niệm về đọc hiểu văn bản, quan niệm về năng lực và năng lực đọc hiểu, Các yếu tố cấu thành năng lực đọc hiểu, đặc điểm tâm lý học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào.

Phần Cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4 của Lào gồm: nội dung dạy học đọc hiểu trong môn Tiếng Lào lớp 4 và khảo sát thực trạng dạy đọc hiểu lớp 4 trong phần Tập đọc của nước CHDCND Lào.

Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực - 3

Chương 2: Định hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 4 nước CHDCND Lào.

Chương 2 đề xuất biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4 dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh;

dựa vào năng lực thực hiện các thao tác đọc hiểu, bao gồm nhóm kĩ năng đọc thầm, đọc lướt; nhóm kĩ năng nhận diện ngôn ngôn trong văn bản; nhóm kĩ năng làm rõ nội dung trong văn bản và dựa vào năng lực xác định yếu tố làm rõ đích tác động của người viết gửi trong văn bản.

Chương 3: Thực nghiệm khoa học

Chương 3 mô tả việc thực nghiệm theo hai giai đoạn. Sau giai đoạn thực nghiệm thăm dò, những biện pháp đã được điều chỉnh phù hợp hơn trước khi tiến hành giai đoạn thực nghiệm tác động. Kết quả thực nghiệm góp phần khẳng định tính khả thi của những biện pháp được đề xuất ở chương 3.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 NƯỚC CHDCND LÀO‌

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Quan niệm về đọc hiểu văn bản

Môn học tiếng mẹ đẻ (ví dụ Tiếng Việt, Tiếng Lào) ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hoạt động đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thành (ứng với đọc thầm)”

(M.R. Lơvôp - Cẩm nang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga) Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà nó còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc.

Đọc hiểu văn bản và năng lực đọc hiểu là một trong những khái niệm được đem ra nhìn nhận, đánh giá và trao đổi trong ngành khoa học giáo dục ở các nước trong gần 10 năm trở lại đây, nhất là khi nền giáo dục của các nước đang chịu sức ép trước đòi hỏi mới của thực tiễn phát triển xã hội. Quá trình chuyển đổi giáo dục của các nước nói chung, của nước CHDCND Lào nói riêng được đặt ra và đang được xem xét toàn diện, trong đó có việc nhìn nhận lại tiêu chuẩn trọng tâm của quá trình dạy học, mà vấn đề năng lực của người học được xem là then chốt.

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lý thuyết tiếp nhận tâm lý học nghệ thuật, lý thuyết giao tiếp, thi pháp học…

Đọc hiểu là nội dung khoa học của lí thuyết đọc sách và đọc văn. Đọc hiểu văn bản là một chuỗi hoạt động với mục đích học tập, lĩnh hội tri thức. Là hoạt động nên

để đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả, người đọc - người thực hiện hoạt động - cần có một hệ thống kĩ năng cơ bản phù hợp.

Hoạt động đọc hiểu văn bản là hoạt động tư duy có tính chất đặc thù, phức tạp. Dù đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm đọc hiểu khác nhau do cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.

- Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức người đọc (Anderson và Pearson, 1984) [dẫn theo 5].

- Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một văn bản (Rumelhart, 1994) [dẫn theo 5].

- Đọc hiểu là một quá trình tư duy có chủ tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc (Durkin, 1993) [dẫn theo 5].

- Phạm Thị Thu Hương, 2012: Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác [dẫn theo 5].

Một số tác giả khác trình bày khái niệm đọc hiểu theo lí thuyết giao tiếp và tương tác xã hội, tập trung làm rõ chức năng của đọc hiểu trong việc hình thành năng lực tham gia vào xã hội của người đọc.

- Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm, hoặc hành vi của chính mình [dẫn theo 10].

- Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng, phản hồi và chiếm lĩnh các văn bản viết nhằm đạt được những mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như tham gia vào đời sống xã hội của mỗi cá nhân [dẫn theo 14].

Dù nhìn từ góc độ nào, các tác giả cũng thống nhất với nhau những dấu hiệu cốt lõi của khái niệm đọc hiểu, đó là:

- Đọc hiểu là một hoạt động nhận thức. Đối tượng của đọc hiểu là ý nghĩa của văn bản. Hoạt động đọc hiểu là hoạt động tương tác giữa người đọc và văn bản.

- Mục đích của đọc hiểu là nhằm phát triển tri thức, liên kết cá nhân người đọc với môi trường sống để mỗi người đọc học tập và làm việc chuyên môn, duy trì cuộc sống.

Dù có nhiều ý kiến khác nhau song cần phải thống nhất một quan điểm rằng: Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ một chuỗi hoạt động tư duy, có ý thức của con người, với đối tượng và mục tiêu rõ ràng.

Đồng thời, do đọc hiểu có chức năng phát triển ở người đọc khả năng vận dụng đọc vào giải quyết nhiệm vụ học tập và các vấn đề có trong cuộc sống nên đọc hiểu không chỉ là kĩ năng mà còn là một năng lực - năng lực đọc hiểu - một khái niệm chỉ năng lực đọc ở mức độ cao - mức độ hiểu - của chủ thể hoạt động. Năng lực đọc hiểu được bắt đầu hình thành từ môn học Ngữ văn, vì vậy nó là một năng lực chuyên biệt của môn học này.

1.1.2. Quan niệm về năng lực và năng lực đọc hiểu

1.1.2.1. Quan niệm về năng lực

Đã có rất nhiều tài liệu nêu lên các định nghĩa và cách hiểu về khái niệm năng lực. Ở đây chúng tôi xin không nhắc lại mà chỉ lựa chọn một cách hiểu về năng lực để sử dụng trong đề tài này.

Trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, từ năng lực (competence) được sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể, gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Hơn nữa, năng lực lại rất gần nghĩa với một số từ khác như tiềm năng, khả năng, kĩ năng…Do vậy, nếu chỉ nói chung chung thì sẽ rất phức tạp và khó xác định. Tuy nhiên, từ năng lực có nghĩa gốc chung mà Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã nêu lên là:

- Khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

- Phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao”. (Hoàng Phê, tr 660-661).

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin dẫn ra một số cách hiểu về khái niệm năng lực được sử dụng trong các văn bản chương trình giáo dục phổ thong nhiều nước, để tiện so sánh và nhận xét. Ví dụ như:

- “Năng lực là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm của học sinh; những kĩ năng,

thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài như bạn cùng lớp, thầy cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thong tin khác”. (Chương trình Québec - MOE Canada)

- “Năng lực là một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào đó”. (Chương trình giáo dục phổ thông New Zealand)

- “Năng lực là những kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills) và các giá trị (values) được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Thói quen tư duy và hành động kiên trì, lien túc có thể giúp một người trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản”. (Chương trình giáo dục phổ thông Indonesia)

Có thể thấy, dù cách phát biểu (câu chữ) có khác nhau, nhưng các cách hiểu trên đều khẳng định: nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết hiểu.

Phân loại NL là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan điểm và tiêu chí phân loại. Nhìn vào chương trình thiết kế theo NL của các nước có thể thấy hai loại chính: NL chung (general competence) và NL cụ thể, chuyên biệt (specific competence). Tiếp thu quan niệm về NL của các nước phát triển, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam (2018) đã xác định:

- NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiệ ntahfnh công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kện cụ thể. Có hai loại NL:

+ NL cốt lõi (NL chung): là NL cơ bản, thiết yếu được tất cả các môn học và hoat jđộng giáo dục góp phần hình tahfnh, phát triển như: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ NL chuyên môn: là NL được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất…

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

Giáo dục phổ thông của Lào đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL của người học - tức là từ đề cao nội dung của chương trình học chuyển sang đề cao nội dung mà học sinh chiếm lĩnh, ứng dụng và thực hiện được qua quá trình học và hoạt động trong thực tiễn cuộc sống. Để làm được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra tái hiện sang kiểm tra, đánh giá sáng tạo; phải biết kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá điểm (kiểm tra, đánh giá kết thúc) với kiểm tra đánh giá thường xuyên (kiểm tra, đánh giá quá trình) để có tác động kịp thời nhằm điều khiển chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Đây là nguyên tắc cần thiết khi chúng ta xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

1.1.2.2. Quan niệm về năng lực đọc hiểu

Theo UNESCO, “NL đọc hiểu là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng tài liệu viết hoặc in kết hợp với những bối cảnh khác nhau; nó đòi hỏi sự học hỏi liên tục, cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia đầy đủ trong xã hội rộng lớn” [dẫn theo 23].

PISA (2012) định nghĩa NL đọc (reading literacy) “là sự hiểu biết, sử dụng, phản hồi và chú ý đến một VB viết để đạt được mục đích của cá nhân, phát triển vốn kiến thức và tiềm năng của mình, và tham gia vào một xã hội. (...) Đọc bao gồm một phạm vi rộng các NL nhận thức, từ NL cơ bản là giải mã thông tin, đến những kiến thức về từ vựng; ngữ pháp; đặc điểm, cấu trúc liên quan đến VB và ngôn ngữ; hiểu biết về thế giới” [dẫn theo 14]. PISA (2009) khi định nghĩa về NL đọc còn đề cập một yếu tố nữa, đó chính là NL siêu nhận thức (metacognitive competencies).

Nguyễn Thị Hạnh (2014) cho rằng NL đọc hiểu “bao gồm những yếu tố cấu thành sau: tri thức về VB, về chiến lược đọc hiểu; kĩ năng thực hiện các hành động, thao tác đọc hiểu; sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống cần đến đọc hiểu” [6].

Nguyễn Thị Hồng Vân (2015) đề xuất khái niệm NL đọc hiểu như sau “Đọc hiểu là toàn bộ quá trình: tiếp xúc trực tiếp (gồm quá trình cảm thụ kí hiệu vật chất và nhận ra ý nghĩa của những kí hiệu đó) với VB; nhận thức, tư duy (tiếp nhận và phân tích lí giải ý nghĩa của VB, phát hiện ra ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn, đọc những biểu tượng, ẩn ý của VB và diễn đạt lại bằng lời của người đọc, kiến tạo ý nghĩa với VB); phản hồi, sử dụng với VB (sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc, tìm ra ý nghĩa lịch sử, giá trị của VB)” [28, tr.19].


thiếu để học tốt

sao lại như vậy?

ờng tiểu học cũn

Năng lực Đọc hiểu văn bản

Thu nhận thông

tin từ văn bản

Phân tích, kết

nối thông tin

Phản hồi, đánh

giá văn bản

Vận dụng thông tin từ

văn bản vào thực tiễn

Nhận biết tác giả,

bối cảnh sáng tác

Giải thích ý tưởng cơ bản từ các thông tin

Đánh giá ý tưởng,

giá trị của văn bản

Vận dụng thông tin trong tình huống hành động

Xác định ý chính của văn bản

Đối chiếu, phân tích thông tin

Khái quát hóa ý nghĩa lý luận

Rút ra ý nghĩa tư tưởng,

giá trị sống của cá nhân

Bước vào tiểu học, trẻ cần được chú trọng phát triển kỹ năng đọc hiểu. Đây là

kỹ năng trẻ không thể

cuộc sống sau này. Tại

Khái quát hóa nội ở trư

dung, nghệ thuật

Rút ra bài học kinh g như thành công trong

nghiệm

Việc giao tiếp bằng chữ viết của con người xuất hiện từ khi chữ viết ra đời. Việc giao tiếp này chỉ thực hiện được khi con người biết đọc, tức là từ khi con người đi học ở nhà trường.

Hoạt động đọc tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ trong đời sống xã hội. Tuỳ theo đặc điểm nghề nghiệp, nhu cầu của mỗi người mà hoạt động đọc có những mục đích khác nhau:

+ Nhà khoa học: Đọc là hoạt động nghiên cứu.

+ Người học sinh: Đọc là hoạt động học tập.

+ Giáo viên: Đọc để nghiên cứu, giảng dạy…..

Thông qua hoạt động đọc, con người tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm của những người đi trước, tiếp nhận những sản phẩm văn hoá, nghệ thuật của nhân loại, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và những tiến bộ của xã hội loài

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí