So Sánh Nét Giống Nhau Và Khác Nhau Của Tình Bạn Giữa Rùa, Nai Và Chim Với Rùa Và Thiên Nga Trong Bài Thiên Nga Khiêng Rùa (Dùng Cho Hoạt Động 5 Của

PHỤ LỤC 1.3


BÀI 43. CON NAI, CON RÙA VÀ CON CHIM


Bài đọc Ngày xưa nai rùa và chim là bạn thân của nhau Khi đi đường chim 1

Bài đọc

Ngày xưa, nai, rùa và chim là bạn thân của nhau. Khi đi đường, chim luôn bay đi trước quan sát địa điểm đó có an toàn không thì chúng mới cùng nhau đi.

Trong một ngày, trong lúc đang kiếm ăn, con nai bị rơi vào bẫy. Nó vùng vẫy, giãy giụa mãi mà dây vẫn không đứt. Chim thông minh đã nghĩ ra cách để rùa cắn dây bẫy, còn mình bay đi tìm người đã đặt cái bẫy đó. Bay đi một quãng, chim thấy một người đi săn đang đeo một cái túi và cầm lao trên tay. Nó đoán đây chính là người đã đặt cái bẫy đó liền bay qua bay lại ngăn không cho anh ta đi kiểm tra bẫy. Thấy điều chẳng lành, anh ta tỏ ra tức giận liền trở về nhà và không đi săn tiếp.

Đến chiều, anh quay lại kiểm tra cái bẫy. Khi đến rừng, anh gặp lại một con chim gặp phải lúc sáng, nhưng lúc này anh ta không còn để ý nữa và đi đến cái bẫy thì thấy nai đã mắc bẫy. Anh vui mừng và thốt lên: Ô! May mắn quá!. Con nai giậtmình và nhảy rất mạnh làm cho sợi dây đứt hẳn. Nai thoát khỏi nguy hiểm còn rùa thì vẫn đang ngậm dây. Người đi săn tức giận liền bắt con rùa vào túi. Chim thấy vậy, vội bảo nai giả chạy như đang đau chân để cho người đi săn chạy theo. Đúng như kế hoạch, anh ta vội vàng treo túi lên cành cây và chạy đuổi theo nai. Nai nhanh chóng chạy đến chỗ treo túi và dùng gạc móc túi chạy đi mất, người đi săn đuổi theo nhưng không kịp nữa rồi.

Nai, rùa và chim là thật sự rất quý nhau, ngay cả lúc gặp khó khăn, nguy hiểm chúng vẫn luôn bên nhau, giúp đỡ nhau cùng vượt qua.

Kế hoạch bài dạy

I. Mục tiêu của bài

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

a) Về đọc đúng:

- Đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định, phát âm chính xác các từ khó đọc:

quan sát, giãy giụa, tức giận, giật mình, nhanh chóng.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu dài:

+ Khi đi đường, chim luôn bay đi trước / quan sát địa điểm đó có an toàn không / thì chúng mới cùng nhau đi.

+ Chim thông minh đã nghĩ ra cách để rùa cắn dây bẫy, còn mình bay đi tìm người đã đặt cái bẫy đó.

+ Khi đến rừng, anh gặp lại một con chim gặp phải lúc sáng, nhưng lúc này anh ta không còn để ý nữa và đi đến cái bẫy thì thấy nai đã mắc bẫy.

b) Về đọc diễn cảm

- Phân biệt giọng đọc ở từng đoạn:

- Có khả năng đọc diễn cảm toàn bài. Đọan 1: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng

Đoạn 2, 3: Giọng đọc có phần lo lắng, hồi hộp thể hiện được diễn biến tình tiết sự việc.

Đoạn 4: Giọng đọc nhẹ nhàng thể hiện được tình cảm của ba con vật dành cho nhau.

c) Về đọc hiểu

- Hiểu nội dung toàn bài: Nói về tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau của ba con vật trong hoàn cảnh khó khăn.

- HS cũng có thể tự rút ra những bài học đơn giản cho bản thân về thái độ ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh từ những gì tiếp thu được hoặc qua trải nghiệm.

II. Phương tiện dạy học:

1. GV chuẩn bị:

- Đồ dùng: SGK, SGV, phấn màu; bức tranh trong SGK và các bức tranh lien quan, các Slide trình chiếu (nếu có).

2. HS chuẩn bị:

- Đồ dùng: SGK; vở bài tập và vở ghi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

III. Các hoạt động dạy học sinh

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ


1. GV

- Giờ trước các em đã học bài tập đọc gì?

- Bài tập đọc có nội dung gì?

- GV nhận xét cùng HS.

2. HS chuẩn bị:

- Bài Thiên nga khiêng rùa

- Nói về sự khoe khoang của rùa và hậu quả mà nó phải chịu.


3. Bài mới:

- Ngoài chuyện Thiên nga khiêng rùa các em có biết chuyện cổ tích gì nữa không? (Nếu có…là câu chuyện gì?)

- Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một câu chuyện mới cũng liên quan đến cuộc sống của các loài vật đó là chuyện: Con nai, con rùa và con chim


TT


Nội dung

Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên (GV)

Hoạt động của học sinh

(HS)

Khởi động


1

Dẫn nhập Gợi mở,

trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học …

Hoạt động 1: Chia sẻ

Em hãy nhìn vào hình ảnh sau đây và miêu tả:

Tranh vẽ cảnh gì Các con vật này đang làm gì Em thử đoán xem các con vật 2

- Tranh vẽ cảnh gì?


- Các con vật này đang làm gì?

- Em thử đoán xem các con vật này có mối quan hệ gì với nhau không?


- Vẽ 3 con vật là nai, rùa và chim đang ở trong một khu rừng.

- Đang cùng nhau kiếm mồi.

- HS làm việc trong nhóm và dự đoán: các con vật cùng chung sống trong một khu

rừng.

2

Giới thiệu chủ đề. (Tương đương với phần giới thiệu)

Hoạt động 2: Nai, rùa và chim mỗi con vật có những đặc điểm khác nhau, nhưng chúng lại rất thân thiết với nhau. Vậy chúng sẽ cùng sinh sống với nhau như thế nào thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài tập đọc ngày

hôm nay.

HS lắng nghe.

HS mở SGK trang 139.

Khám phá

1

Hướng dẫn HS rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của GV Tìm hiểu đoạn 1

Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và

cách đọc đoạn 1.

HS đọc đoạn 1

- Các con vật được giới thiệu có

quan hệ gì với nhau?

- Chúng là những người bạn

thân thiết của nhau.

- Trước khi đi đường, chim thường làm gì?

- Chim thường đi quan sát đường trước để kiểm tra an

toàn.

- Em có suy nghĩ gì về hành động đó của chim?

- Chim muốn đảm bảo an

toàn cho nhưng người bạn của mình.

GV: Đoạn 1 giới thiệu về rùa, nai và chim – những người bạn luôn biết quan tâm, đoàn kết và yêu thương nhau.

HS đọc đoạn 1. Giọng đọc vui vẻ. Chú ý nhấn giọng ở các từ miêu tả tình bạn.

Nhấn giọng ở các từ bạn

thân, an toàn, cùng nhau


Tìm hiểu đoạn 2, 3

Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung và

cách đọc đoạn 2

HS đọc đoạn 2.

- Trong một lần đi kiếm ăn, nai đã

gặp chuyện gì?

- Nai đã mắc vào bẫy.


- Rùa và chim đã nghĩ ra cách gì để giúp nai?

- Chim đã bảo rùa cắn dây bẫy, còn chim thì tìm cách

ngăn cản người thợ săn


- Chim có tìm được người thợ săn không? Nó đã có hành động như thế nào?

Có. Nó đi vòng quanh trên đầu người thợ săn với ý định ngăn anh ta đi kiểm tra bẫy

đó.



- Việc làm đó của chim đã khiến người thợ săn có hành động như thế

nào sau đó?

- Nghĩ có điều chẳng lành nên anh ta trở về nhà và

không đi săn nữa.

- Đến chiều khi quay lại rừng và nhìn thấy nai mắc bẫy người thợ săn

có thái độ như thế nào?

- Vui mừng và reo to lên: Ồ! May mắn quá!

- Chuyện gì đã xảy ra với nai và rùa khi gã thợ săn quay lại?

- Nai giật mình vì tiếng reo của gã thợ săn và chạy vọt được ra khỏi sợi dây. Còn

rùa thì lại bị bắt lại.

- Rùa bị bắt vào túi, nai và chim đã giúp đỡ rùa thế nào?

- Chim nhắc nai giả vờ bị đau chân và chạy thật chậm

để dụ gã thợ săn đuổi theo.

- Kế hoạch của chim có đem lại kết

quả như mong muốn không?

- Có. Chúng đã cứu được rùa

ra khỏi tay gã thợ săn.

GV: Trong đoạn 2 tác giả đã chứng minh cho tình bạn của rùa, nai và chim trong một lần nai bị mắc bẫy. Chúng đã cùng nhau vượt qua khó khăn, ngay cả khi nguy hiểm đang cận kề tưởng chừng một trong ba con vật sẽ bỏ cuộc. Ta có thể thấy rằng đây là một tình bạn đẹp, đáng trân trọng.

Giọng đọc có phần lo lắng, hối hộp thể hiện được diễn biến, hành động của các nhân vật.


- Cho HS đọc lại đoạn 2, 3. Khi đọc cần lưu ý các từ ngữ miêu tả: giãy

giụa, tức giận, bay qua bay lại…


- HS đọc lại đoạn 2, 3.


Tìm hiểu đoạn 4

Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung và

cách đọc đoạn 4.

- HS đọc đoạn 4.

- Đoạn kết của câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

- Trong cuộc sống mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn,

hoạn nạn.

- Hàng ngày, em đã làm gì để gì để

giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh em.

- Em giúp bà cụ già qua

đường, em cho bạn mượn bút, em giúp mẹ trông em,

- Hãy kể một ca dao, tục ngữ hay câu nói nào về vai trò, ý nghĩa của sự đoàn kết.

1)Một cây rào dậu không kín, dân không thuận xây dựng đất nước không phồn vinh (Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại thành hòn núi cao).

2) Hàng rào nhiều cột mới chắc, anh em nhiều đời mới tốt.

3) Đeo nặng san cho nhau, ốm đau giúp chăm sóc ( nặng giúp nhau gánh, dai giúp

nhau kéo).

Em có thấy tình bạn giữa rùa, nai và chim có gì giống và khác với tình bạn của thiên nga và rùa trong bài

Thiên nga khiêng Rùa? Hãy điền vào

mô hình vòng tròn (Phụ lục 1)

HS đọc lại đoạn 4.


Củng cố kiến thức.

Nhận xét kết quả rèn luyện,

lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp

theo.

Hoạt động 6: Đọc lại cả bài

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV yêu cầu HS luyện đọc và nhắc lại giọng đọc ở từng đoạn.

- Thực hiện tóm tắt nội dung câu chuyện theo sơ đồ đám mây (Phụ lục 2)

HS đọc, chú ý cách đọc như hướng dẫn của GV.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Đọc bài.

- Em hãy làm một bản thống kê trong tổ mình, thi kể tên các em đã làm thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau.

2


Phụ lục 1: So sánh nét giống nhau và khác nhau của tình bạn giữa rùa, nai và chim với rùa và thiên nga trong bài thiên nga khiêng rùa (Dùng cho hoạt động 5 của bài dạy)

…………………..……………

..........................................

.……………………………...………….... …………… ……………………………….……………

………………………………….…………… ……………..

……………………………………….…....... ……………………..

………………………………………….…….. ………………….....

………………………….……………………… ……………….....

…………………………..………………………… …..................

……………………………….……………...

……………………………….……………....

……………………………….……………....

……………………………….……………

………………………….………………..

……………………………….…………….........

……………………………….…………….

Phụ lục 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện theo sơ đồ đám mây (dùng cho hoạt động 6 của bài dạy)

Nội dung câu chuyện theo sơ đồ đám mây dùng cho hoạt động 6 của bài dạy 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023