trẻ có thể tiến hành được có thể xem là tiềm năng phát triển, được khai thác để làm cơ sở cho việc bù trừ chức năng trong DCT đọc hiểu. Vì vây, cơ sở càng vững chắc, tiềm năng phát triển càng lớn thì khả năng bù trừ càng lớn - hiệu quả DCT đọc hiểu càng cao.
- Thái độ, hứng thú học tập và các yếu tố khác trong tâm lý của học sinh. Khó khăn đọc hiểu của học sinh CPTRG với các triệu chứng của chúng trong lĩnh hội tri thức ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú, thái độ học tập và của các yếu tố khác như: sự tự tin, thói quen... của trẻ. Thông thường, sự hạn chế về khả năng lĩnh hội tri thức sẽ dần dần làm các em mất tin tưởng vào khả năng của mình, giảm sút sự tự tin sau mỗi lần các em thực hiện nhiệm vụ học tập của mình không đạt kết quả như nhiều bạn bè khác hoặc do thái độ ứng xử của thầy cô, bạn bè. Điều này đã làm cho các em có các thái độ tiêu cực đối với việc học như chán học, sợ học hoặc lẩn tránh việc học. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng học sinh CPTRG (học sinh có khó khăn trong học tập) thường có khó khăn trong giao tiếp xã hội (Kavale & Forness, 1996) [7]. Các em trở nên bị cô lập với các bạn đồng trang lứa và ngay cả các thành viên trong gia đình, những người thường tiếp xúc với các em. Đấy cũng chính là nguyên nhân làm cho các em trở nên có những biểu hiện không bình thường nhưng dưới các dạng khác nhau và biểu hiện cả sự khó khăn trong việc hợp tác với giáo viên trong việc đáp ứng các yêu cầu của quy trình DCT; Xét về mặt chức năng, những học sinh học kém do CPT chức năng vùng não cấp III phía trước mà khi hành động không có trật tự, không có hoạch định “trước” trong công việc, thì các em có “chăm chỉ, cần cù” đến mức nào, sự cố gắng chỉnh trị lớn đến mấy cũng không thể mang lại kết quả mong muốn; Những thói quen làm việc ngẫu hứng, tùy tiện đã hình thành một cách vững chắc ở học sinh sẽ là cản trở đáng kể về thời gian cho quá trình rèn luyện khả năng "lập trình" trong DCT cho những học sinh vùng não cấp III phía trước.
1.3.4.2. Về phía nhà trường
- Hiện tượng "phân luồng" học sinh trong nhà trường phổ thông:
Trong các nhà trường tiểu học, những học sinh CPTRG luôn có mặt trong
“đội ngũ” học sinh học kém. Trước thực tế này, vì thành tích của nhà trường, giải
pháp tình thế là các em đã bị xếp vào diện "ngồi nhầm chỗ", “ngoài luồng” và đang dần mất đi cơ hội học tập (mặc dù khả năng học tập của các em vẫn còn). Những học sinh này thường không tham gia bất cứ kỳ thi nào và cuối năm vẫn được lên lớp theo các bạn cùng lớp; nhà trường không xét theo diện học sinh chính thức, kết quả học tập của các em này không là minh chứng để xét thi đua cho giáo viên chủ nhiệm. Điều này sẽ không có tác dụng khích lệ từ phía giáo viên sự tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ, can thiệp đối với những khó khăn học tập của học sinh.
- Các chủ trương, chương trình kế hoạch hỗ trợ về mặt sư phạm từ phía nhà
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Tâm Lý Học Thần Kinh Của Dạy Chỉnh Trị Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học Chậm Phát Triển Ranh Giới
- Dạy Chỉnh Trị Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học Chậm Phát Triển Ranh Giới Từ Góc Độ Tâm Lý Học Thần Kinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dct Đọc Hiểu Cho Hsth Cptrg
- Đặc Điểm Chung Của Học Sinh Thuộc Diện Sàng Lọc
- Đặc Điểm Chung Của Học Sinh Thuộc Diện Chẩn Đoán Chuyên Sâu
- Những Cơ Sở Xác Định Nội Dung Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
trường đối với học sinh khó học.
Với sự "phân luồng" phổ biến như hiện nay trong nhà trường sẽ rất khó để có cơ hội tồn tại các kế hoạch, giải pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh CPTRG nói chung và học sinh có khó khăn đọc hiểu nói riêng. Trong khi đó, việc DCT là công việc kéo dài, thậm chí phải tiến hành thường xuyên, liên tục với học sinh CPTRG. Nếu nhà trường không có kế hoạch và sự hợp tác lâu dài với các nhà tâm lý học đường hoặc coi đây chỉ là "làm cho có", nhất thời, ngẫu hứng thì việc DCT sẽ không đem lại hiệu quả.
1.3.4.3. Về phía giáo viên
- Nhận thức, thái độ của giáo viên về trạng thái CPTRG ở học sinh cũng như
những khó khăn do CPTRG
Những khó khăn trong lĩnh hội tri thức do trạng thái CPTRG của học sinh không chỉ làm cho các em tụt lại sau so với các bạn cùng lớp mà còn là "tiêu chí" để tách các em thành nhóm riêng trước các yêu cầu của học tập. Các em vẫn đi học, nhưng ở trong lớp các em không được dạy (vì cho là không học được) và bằng các hình thức nào đó giáo viên "tạo điều kiện" để cuối năm các em được lên lớp.... Thái độ và cách cư xử của giáo viên được xuất phát từ việc không hiểu bản chất của việc học kém ở học sinh cụ thể đó là gì. Vì vậy không thể có các giải pháp phù hợp để hỗ trợ cho trẻ; trong trường hợp cần có sự phối hợp của giáo viên để các lực lượng khác (chẳng hạn như các nhà tâm lý học đường) nhằm giúp đỡ trẻ (dạy chỉnh trị) thì sự nhận thức chưa đúng này sẽ làm hạn chế mức độ của sự phối hợp. Tuy nhiên
cũng không thể quy trách nhiệm về phía giáo viên tiểu học, bởi họ vốn không phải
được đào tạo để dạy các học sinh này.
- Năng lực hiểu học sinh của người giáo viên:
Những trải nghiệm về sự thất bại trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh CPTRG càng làm cho các em tự ti, rụt rè, nhút nhát, ngại tiếp xúc và cảm giác bản thân mình yếu kém hơn so với bạn. Những đặc trưng đó của học sinh đòi hỏi người đối diện phải khéo léo, “nghệ thuật” để có thể đi vào thế giới bên trong của các em. Sự khéo léo và nghệ thuật thể hiện ở việc biết tạo ra những tình huống “có vấn đề” vừa sức với trẻ, hỗ trợ một cách phù hợp để các em thành công trong các tình huống đó và đưa ra sự động viên khích lệ kịp thời nhằm tạo động cơ, niềm tin và hứng thú học tập cho trẻ. Năng lực hiểu học sinh cho phép người giáo viên không chỉ tổ chức các tác động phù hợp với mức độ phát triển hiện có của học sinh mà còn có thể khơi dậy hứng thú học tập ở những học sinh vốn đang "sợ học" và "ngại học".
- Một số phẩm chất nhân cách khác của người giáo viên.
Trạng thái CPTRG đã làm cho học sinh khó khăn, lúng túng, chậm chạm hơn bạn bè cùng trang lứa trong các nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên, các em vẫn có khả hoàn thành các nhiệm vụ học tập khi có sự can thiệp sư phạm phù hợp (các tác động DCT) từ phía giáo viên. Việc tiến hành các tác động DCT đỏi hỏi ở người giáo viên không chỉ những kiến thức nền tảng và năng lực sư phạm mà còn cần thiết những phẩm chất nhân cách như tính kiên trì, sự công bằng, sự đồng cảm, tế nhị, khéo léo trong ứng xử... Những phẩm chất này có thể xem là một trong những điều kiện cần thiết để giáo viên có sự tìm kiếm các giải pháp can thiệp giúp đỡ học sinh học kém.
1.3.4.4. Về phía cha mẹ học sinh
Sự nhận thức không đúng của cha mẹ học sinh về bản chất của khó khăn học tập nói chung và khó khăn đọc hiểu nói riêng ở trẻ CPTRG đã làm xuất hiện ở họ các biểu hiện về thái độ và hành vi không phù hợp. Hoặc là, vì quá chiều, quá thương con nên họ đã che giấu, ngụy biện cho những hạn chế của con mình, thậm chí cho trao cho trẻ "quyền" thích làm gì thì làm để "bù đắp cho những thiệt thòi" của con mình
...; Hoặc là, vì quá kỳ vọng ở con cái, thêm vào đó, nhưng học sinh thuộc diện DCT, như đã phân tích trên đây, lại biểu hiện rất bình thường trong các hoạt động khác ngoài học tập - điều này đã làm cho các bậc phụ huynh cho rằng chúng đang rất ổn, và họ rất khó khăn để thừa nhận sự đánh giá của giáo viên về tình trạng “có vấn đề” của con cái họ; Cũng không hiếm những trường hợp, vì không hiểu đúng bản chất hay vì lo lắng thái quá trước những hạn chế do trạng thái CPTRG ở trẻ mà chính phụ huynh lại là người tạo áp lực cho con mình khi bắt trẻ phải học thêm một cách nhồi nhét, quá tải, hậu quả là trẻ trở nên lúng túng với việc đáp ứng yêu cầu của giáo viên với ở mỗi lớp học.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, nhận thức của phụ huynh về bản chất của thực trạng ở con em mình là rất quan trọng, điều này quy định có hay không sự hợp tác của họ và mức độ của sự hợp tác đó với chương trình, kế hoạch DCT.
Chất lượng của DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG chịu sự ảnh hưởng nhất định của tổ hợp những yếu tố nằm trong chính bản thân đứa trẻ và những yếu tố từ phía giáo viên, nhà trường và gia đình. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những khó khăn của trẻ và yêu cầu cần thiết của việc DCT sẽ tạo ra sự phối hợp tích cực giữa gia đình - nhà trường nhằm giúp đỡ đê học sinh vượt qua khó khăn trong học tập. Đây là cơ sở rất quan trọng để DCT đạt hiệu quả.
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về DCT đọc hiểu cho học sinh tiểu học CPTRG từ góc độ của tâm lý học thần kinh.
Đọc hiểu ở HSTH CPTRG là những rối loạn liên quan đến việc lĩnh hội thông tin của việc đọc có nguyên nhân từ sự CPT các vùng chức năng não. Mỗi dạng khó khăn về đọc hiểu có cơ chế khác nhau thùy thuộc vào định khu CPT của não bộ. Các định khu này có thể đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp vào việc thực hiện mục đích của quá trình đọc: đọc hiểu. Theo đó những khó khăn về đọc hiểu của HSTH CPTRG có thể là khó khăn tiên phát hoặc thứ phát.
DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG là quá trình dạy học điều chỉnh, được tiến hành dưới hình thức các tác động mang tính chất phù hợp về tính chất cũng như mức độ CPT các vùng trên não của trẻ. Việc thiết kế và thực hiện các tác động trong DCT đòi hỏi phải xác định chính xác vùng CPT chức năng, gây cản trở cho việc đọc của học sinh, từ đó giúp các em hình thành một hệ thống chức năng mới điều khiển việc đọc để lĩnh hội thông tin phù hợp với sự phát triển của não bộ.
DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG có liên quan với những yếu tố thuộc về bản thân đứa trẻ và các yếu tố khác từ phía giáo viên, nhà trường và gia đình. Khó khăn về đọc và đọc hiểu có ảnh hưởng rất lớn đối với việc lĩnh hội tri thức và để lại hậu quả nặng nề trong sự phát triển đứa trẻ. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu để giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn này và tiếp tục học tập.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2014, việc tổ chức nghiên cứu được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau:
- Tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận và chuẩn bị phương pháp, công cụ
nghiên cứu;
- Tổ chức nghiên cứu thực tiễn, trong đó bao gồm 2 giai đoạn nhỏ hơn:
+ Tổ chức thực nghiệm xác định: sàng lọc phát hiện và chẩn đoán chuyên sâu trên HSTH CPTRG có khó khăn đọc hiểu.
+ Tổ chức thực nghiệm hình thành: DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG dưới góc độ TLH TK.
2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện suốt quá trình giải quyết những vấn đề của luận án, nhưng thời gian tập trung tiến hành nghiên cứu chính từ tháng 12/2011 đến tháng 9/2013.
2.1.1. Mục đích
Nghiên cứu lý luận nhằm xác định những cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu. Đề tài luận án tiến hành hệ thống hóa các vấn đề về phương pháp luận trong các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đề cập đến khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG và DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG, từ các quan điểm và phương pháp tiếp cận khác nhau. Từ đó, xây dựng các khái niệm, quan điểm nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, khái quát đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình lý thuyết của đề tài.
2.1.2. Nhiệm vụ
- Tham khảo và tổng quan một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chỉ ra những thành quả, những khoảng trống trong nghiên cứu về khó khăn đọc và đọc hiểu.
- Trình bày và phân tích một số lý thuyết của TLH TK về các chức năng tâm lý cấp cao nói chung và đọc hiểu nói riêng
- Xây dựng khung lý thuyết về TLH TK cho việc nghiên cứu khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG
- Xây dựng cơ sở TLH TK cho việc tổ chức quá trình DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG.
2.1.3. Nội dung
- Lịch sử nghiên cứu về rối loạn đọc và đọc hiểu, các mô hình và biện pháp dạy khắc phục rối loạn đọc hiểu ở HSTH.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan như khó khăn về đọc và đọc hiểu, CPTRG, DCT. Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề như cấu trúc tâm lý của việc đọc; phân tích việc đọc và đọc hiểu dưới góc độ TLH TK; mô tả các rối loạn khác nhau có liên quan đến đọc hiểu khi CPT các vùng chức năng não cũng như những chức năng còn được bảo tồn trong giới hạn bình thường. Tất cả những vấn đề lí luận vừa nêu trên đã được trình bày trong chương 1 của luận án.
- Từ khung lý luận, xác lập quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG từ góc độ TLH TK.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành
Nghiên cứu lí luận của đề tài luận án được tiến hành bởi các phương pháp
nghiên cứu văn bản, tài liệu
Mục đích: khái quát hóa các nghiên cứu về khó khăn đọc và đọc hiểu, CPTRG, các mô hình dạy cho trẻ có khó khăn về đọc và đọc hiểu để xây dựng phần lí luận của đề tài, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.
Cách thức tiến hành: trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát các nghiên cứu trước đây về khó khăn đọc và đọc hiểu, CPTRG, các mô hình dạy cho trẻ có khó khăn về đọc và đọc hiểu, chúng tôi xây dựng khái niệm công cụ của đề tài như: khái niệm đọc hiểu và đọc hiểu dưới góc độ TLH TK, CPTRG, DCT và DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG; tiến hành chẩn đoán định khu CPT và xác định cơ chế gây khó khăn đọc hiểu và cơ chế bù trừ tương ứng trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành sưu tập, phân loại và hệ thống hoá các tài liệu (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga) đã được công bố và một số tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Nghiên cứu thực tiễn chủ yếu được thực hiện qua hai giai đoạn: thực nghiệm xác định và thực nghiệm hình thành.
2.2.1. Mục đích
Tìm hiểu cơ chế CPT gây khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG, xác định cơ chế bù trừ và thiết kế, thử nghiệm các tác động bù trừ trong DCT nhằm giúp học sinh khắc phục khó khăn đọc hiểu.
2.2.2. Nhiệm vụ
- Tiến hành sàng lọc phát hiện và chẩn đoán chuyên sâu để xác định cơ chế gây khó khăn đọc hiểu ở học sinh CPTRG
- Phân tích hội chứng tâm lý thần kinh ở mỗi dạng CPTRG có khó khăn đọc hiểu, từ đó thiết kế các tác động bù trừ chức năng phù hợp với cơ chế của mỗi dạng từ góc độ TLH TK
- Thực nghiệm DCT đọc hiểu và phân tích đánh giá kết quả tác động DCT đối với sự tiến bộ về đọc hiểu ở học sinh tham gia thực nghiệm
2.2.3. Nội dung
- Tiến hành phân chia các dạng khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG dựa trên cơ chế CPT các vùng chức năng trên não và phân tích các hội chứng tâm lý thần kinh ở mỗi dạng
- Xác định cơ chế bù trừ phù hợp đối với mỗi dạng khó khăn đọc hiểu của học sinh CPTRG.
- Tổ chức DCT trên một số dạng để xem xét đánh giá tính khả dụng của các
tác động DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG .
2.2.4. Phương pháp và cách thức tiến hành
Nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận án được tiến hành với các phương pháp
nghiên cứu như sau:
2.2.4.1. Phương pháp quan sát
Mục đích: Thu thập dữ liệu định tính một cách khách quan những biểu hiện của học sinh trong quá trình thực hiện các test, trong giờ học ở lớp học bình thường và lớp học chỉnh trị, trong quá trình giải bài tập và đọc bài.