Đặc Điểm Chung Của Học Sinh Thuộc Diện Chẩn Đoán Chuyên Sâu


Sở dĩ đề tài chọn Test Luria- 90 vì các lý do sau đây:

+ Test Luria - 90 được thiết kế trên cơ sở hoạt động trí nhớ với đầy đủ các thuộc tính của nó. Điều này có thể giải thích bởi lý do sau đây: Các hoạt động tâm lý có ý thức của con người là các hệ thống chức năng phức tạp và được điểu khiển bởi toàn bộ vỏ não, trong đó, có sự đóng góp cụ thể của từng vùng não vào hệ thống chức năng. Việc nghiên cứu sâu một hệ thống chức năng nào đó với đầy đủ các thành phần và các khía cạnh của nó sẽ giúp đánh giá tính chất cũng như mức độ phát triển của các vùng chức năng trên não ở cá thể, từ đó giúp phát hiện ra định khu CPT khi một thành phần nào đó trong hệ thống chức năng bị hạn chế. Tác giả E.G.Ximernhixtcaia đã chọn hoạt động trí nhớ để nghiên cứu.

Các nội dung được nghiên cứu trong test Luria - 90 sẽ giúp xác định định khu các chức năng CPT cũng như các định khu chức năng phát triển bình thường theo độ tuổi trên não của mỗi đứa trẻ. Từ đó, có thể xác định để loại trừ đối với các trường hợp CPT chức năng trên não không liên quan đến đọc hiểu, cũng như phân loại các trường hợp CPTRG liên quan đến đọc hiểu theo các nhóm dựa vào định khu chức năng CPT trên não.

+ Test Luria - 90 là bộ Test đã được thích nghi hóa ở Việt Nam (kết quả thu được bằng trắc nghiệm đã được kiểm định so sánh đối chiếu với kết quả ghi điện não tại khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, trên trẻ CPT các vùng chức năng não [8]) và sử dụng có kết quả trong một số công trình nghiên cứu trên học sinh có khó khăn trong học tập ở Việt Nam, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Trung tâm Tâm lý học - Sinh lý học lứa tuổi thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Test Luria - 90 còn có tên gọi là “Phương pháp chẩn đoán nhanh tâm lý thần kinh cho trẻ em” do giáo sư - tiến sĩ Tâm lý học E.G. Ximernhixtcaia (1992) biên soạn, dựa trên quan điểm của Luria A.R về “Sự định khu linh hoạt, có hệ thống các chức năng tâm lý cấp cao trên vỏ não người”, nhằm sử dụng các kiến thức tâm lý học thần kinh để nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường phổ thông.

Test Luria - 90 đồng thời còn là một phương pháp rút gọn của sơ đồ thăm

khám tâm lý học thần kinh trẻ em đang được áp dụng hiện nay. Test Luria - 90 là


phương pháp đặc thù của tâm lý học thần kinh cho phép xác định không chỉ có hay không có sự mất cân đối về chức năng của não bộ ở trẻ em có khó khăn trong học tập, mà quan trọng hơn là cho phép tìm ra được cơ chế gây nên những khó khăn đó thông qua việc xác định chính xác định khu vùng não CPT. Chỉ định của test Luria - 90 cho phép sử dụng để xác định sự CPT chức năng về não của trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau. Với trẻ đi học, phương pháp này cho phép hiểu cơ chế gây khó khăn trong học tập, từ đó đặt ra những định hướng khách quan để lựa chọn hệ thống phương pháp chỉnh trị tối ưu [61]

Ngoài ra, việc chẩn đoán bằng test Luria - 90 còn giúp loại trừ các nguyên nhân khác không liên quan đến não - cơ quan điều khiển các chức năng tâm lý - nhận thức cấp cao

Nội dung và cấu trúc của Test Luria - 90:

Test Luria - 90 nghiên cứu tính chất và mức độ phát triển của các vùng chức năng não bộ thông qua quá trình trí nhớ: trí nhớ ngôn ngữ - âm thanh (S) và trí nhớ ngôn ngữ - thị giác (Z).

Test Luria - 90 được thiết kế thành 14 thông số bao hàm toàn bộ hoạt động liên quan đến trí nhớ:

S1 - Khối lượng ghi nhớ ngôn ngữ - âm thanh S2 - Ức chế kích thích ngôn ngữ - âm thanh

S3 - Độ bền của ghi nhớ kích thích ngôn ngữ - âm thanh S4 - Trật tự tái hiện các kích thích ngôn ngữ - âm thanh

S5 - Khả năng nhận biết các kích thích ngôn ngữ - âm thanh

S6 - Nhận lại các kích thích ngôn ngữ - âm thanh bằng kênh thính giác S7 - Điều khiển, điều chỉnh kiểm tra ghi nhớ bằng kênh thính giác

Z1 - Khối lượng ghi nhớ kích thích thị giác Z2 - Ức chế kích thích thị giác

Z3 - Chuyển thông tin giữa 2 bán cầu

Z4 - Trật tự tái hiện các kích thích thị giác Z5 - Đảo hướng tái hiện


Z6 - Các lỗi về không gian

Z7 - Điều khiển, điều chỉnh kiểm tra ghi nhớ thị giác

Cách tiến hành:

Trước khi tiến hành 10 bước của test Luria - 90, cần làm quen với trẻ bằng các nội dung đã ghi ở biên bản, trong đó có các nghiệm pháp thăm khám lâm sàng, xác định bán cầu não "ưu thế". Các nghiệm pháp được thực hiện đòi hỏi người làm test phải có kiến thức về tâm lý học thần kinh và được tập huấn về cách thăm khám. Đi vào nội dung test Luria - 90 lần lượt được thực hiện qua 10 bước theo hướng dẫn.

Bước 1: Ghi nhớ trực tiếp và giao thoa của 2 nhóm từ

Có 2 nhóm, mỗi nhóm 3 từ, các từ này được thiết kế sao cho không liên quan với nhau về ngữ nghĩa, không gây liên tưởng về âm thanh (qua kênh thính giác)

(Xin tham khảo các nhóm từ trong biên bản thăm khám tâm lý thần kinh ở

các phụ lục)

Mệnh lệnh: "Con cần phải ghi nhớ 2 nhóm từ (nhấn mạnh 2 nhóm từ). Sau đây cô sẽ đọc cho con nghe từng nhóm từ đó và con phải ghi nhớ chúng trong đầu. Khi nào cô ngừng đọc và yêu cầu con nhớ lại, thì cố gắng nhắc lại các từ mà con đã nhớ được càng nhiều càng tốt. Hãy chú ý ! Cô bắt đầu đọc nhóm từ thứ nhất".

Sau khi đọc xong, nếu trẻ tái hiện đủ và đúng số lượng từ ở nhóm thứ nhất thì người làm test đọc tiếp cho trẻ nghe nhóm từ thứ hai và yêu cầu tái hiện như với nhóm từ thứ nhất. Trường hợp trẻ nhắc lại thiếu hoặc sai (lỗi - lỗi là các từ tái hiện sai, lặp lại các từ dù trước đó đã tại hiện đúng) từ thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai, người dẫn test phải dừng lại ở nhóm từ tương ứng, đọc lại nhóm từ đó (phát kích thích củng cố) để học sinh thuộc được nhóm từ.

Khi học sinh đã tái hiện đầy đủ và đúng số từ của nhóm thứ nhất, yêu cầu các em tái hiện số từ của nhóm thứ hai.

Phần nghiên cứu này được gọi là "tái hiện trực tiếp lần đầu" trong biên bản

được kí hiệu là H1.


Chú ý:

- Nếu H1 thực hiện đúng yêu cầu: số từ của nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai tái hiện đủ, không mắc lỗi và trật tự từ tái hiện đúng (hoặc không đúng) như kích thích đã phát ra thì yêu cầu các em nhắc lại một lần nữa các từ ở nhóm thứ nhất, rồi nhóm thứ hai. Phần nghiên cứu này có tên gọi là "Tái hiện nhắc lại lần đầu", trong biên bản được kí hiệu là II1.

- Khi II1 được trẻ thực hiện đúng (tái hiện đủ số từ và không mắc lỗi), yêu cầu trẻ thực hiện một lần nữa củng cố dấu vết bằng cách nhắc lại nhóm từ thứ nhất, rồi nhóm từ thứ hai. Công đoạn này được gọi là "Tái hiện nhắc lại lần hai", trong biên bản được kí hiệu là II 2.

- Khi II 2 hoàn thành đúng, kết thúc bước 1.

Trường hợp thực hiện bài tập không đúng ở các phần H hay II bất kỳ, thì nghiên cứu chuyển sang "nhắc lại lần 2", lần 3... và tối đa là 5 lần. Sau lần 5, nếu trẻ vẫn không tái hiện đủ và đúng số lượng từ của 2 nhóm, test vẫn tiếp tục chuyển sang II 1 và II2. Ở mỗi lần nhắc lại, phải nhắc cho trẻ nghe lần lượt các nhóm từ theo trật tự nêu trên, trẻ phải thực hiện các bước nhắc lại đúng và đủ các nhóm từ ở H và II.

Bước 2: Ghi nhớ 5 từ

Có 1 nhóm gồm 5 từ, các từ này được thiết kế sao cho không liên quan với nhau về ngữ nghĩa, không gây liên tưởng về âm thanh (qua kênh thính giác)

(Xin tham khảo các từ trong biên bản thăm khám tâm lý thần kinh ở các phụ lục)

Mệnh lệnh: "Cô sẽ đọc cho con nghe nhóm từ thứ ba, có nhiều từ hơn. Hãy chú ý lắng nghe và cố gắng nhắc lại trật tự của từ giống như cô đã đọc cho con"

Cách tiến hành tương tự như bước 1.

Nếu tái hiện trực tiếp đạt yêu cầu, yêu cầu trẻ nhắc lại một lần nữa - II1 (tái hiện lần 1); nhiệm vụ II1 thực hiện đúng, chuyển sang II2 (tái hiện lần 2)

II2 thực hiện đúng, bước 2 kết thúc.

Khi tái hiện, trẻ mắc bất kỳ lỗi nào cũng phải bắt đầu lại từ đầu như đã mô tả ở bước 1. Sau 5 lần phát và củng cố kích thích mà trẻ vẫn thực hiện có lỗi, vẫn yêu cầu chúng nhắc lại các từ đã ghi nhớ được (II1 và II2). Kết thúc bước 2.


Bước 3: Tái hiện các dấu vết âm thanh - ngôn ngữ lần 1.

Mệnh lệnh: "Con hãy cố gắng nhắc lại các từ mà cô đã cho nhớ. Những từ thuộc nhóm thứ nhất là..."

Không phụ thuộc vào số lượng từ tái hiện cũng như độ chính xác của chúng, sau khi trẻ nhắc lại xong các từ nhóm thứ nhất, yêu cầu các em tái hiện các từ của nhóm thứ hai và thứ ba.

Trường hợp trẻ không thể nhớ lại được một từ nào của nhóm thứ nhất, có thể gợi ý cho trẻ dưới hình thức nào đó (nhưng kết quả tái hiện từ đó sẽ được đánh dấu để không tính vào kết quả tái hiện khi xử lý)

Bước 4: Ghi nhớ 5 chữ cái

Có 5 chữ cái được in hoa ( E, L, K, G,T)

Mệnh lệnh: "Cô cho con xem 5 chữ cái tiếng Việt (giơ mẫu 5 chữ cái cho trẻ xem), con xem, nhớ rồi cầm bút bằng tay phải viết lại chữ theo mẫu" (chỉ tay vào chỗ trẻ phải viết chữ)

Sau khi trẻ nhìn mẫu và viết xong các chữ, thu hình mẫu, che kết quả trẻ vừa viết và nói: "Bây giờ con hãy nhớ lại các chữ vừa viết và viết vào đây" (chỉ tay vào chỗ trẻ sẽ phải viết chữ).

Bước 4 sẽ kết thúc khi trẻ tái hiện đúng và đủ toàn bộ 5 chữ cái trong một lần tái hiện. Trường hợp trẻ thực hiện bài tập mắc lỗi, phải cho trẻ xem lại mẫu các chữ (thời gian xem mẫu chữ không hạn chế) và nói: "Hãy nhìn lại các mẫu chữ một lần nữa và cố gắng viết lại được tất cả vào giấy" (chỉ chỗ sẽ phải viết các chữ)

Đến lần lặp lại thứ 5, không phụ thuộc vào số lượng chữ có tái hiện đúng và đủ hay không, bước 4 kết thúc.

Bước 5: Ghi nhớ 5 hình thể Có 5 hình thể



Mệnh lệnh: "Cô cho con xem 5 hình vẽ (giơ mẫu 5 hình thể cho trẻ xem), rồi cầm bút bằng tay trái vẽ lại các hình đó vào giấy" (chỉ vào chỗ trẻ sẽ phải vẽ hình)

Sau đó thu hình mẫu, che kết quả trẻ vừa vẽ và nói: "Bây giờ con hãy nhớ lại các hình vừa vẽ và vẫn cầm bút bằng tay trái vẽ lại chúng" (chỉ tay vào chỗ trẻ sẽ phải vẽ hình).

Bước 5 sẽ kết thúc khi trẻ tái hiện đúng và đủ toàn bộ 5 hình thể trong một lần tái hiện. Trường hợp trẻ thực hiện bài tập mắc lỗi, phải cho trẻ xem lại mẫu các hình thể với thời gian không hạn chế và nói: "Hãy nhìn lại các hình một lần nữa và cố gắng vẽ lại được tất cả vào giấy" (chỉ chỗ sẽ phải vẽ các hình)

Đến lần lặp lại thứ 5, không phụ thuộc vào số lượng hình thể có tái hiện đúng và đủ hay không, bước 5 kết thúc.

Bước 6: Tái hiện các kích thích thị giác

Mệnh lệnh: "Con vẫn còn nhớ các chữ cái cô đã cho con viết bằng tay phải chứ? Bây giờ con hãy viết lại các chữ đó bằng tay trái" (chỉ vào chỗ trẻ sẽ phải viết chữ - bước 6a)

Sau khi trẻ thực hiện xong bước 6a, tiếp tục đưa ra mệnh lệnh: "Còn các hình vẽ con vẫn nhớ chứ? Bây giờ con hãy cầm bút bằng tay phải và vẽ lại chúng nhé" (chỉ vào chỗ trẻ sẽ phải vẽ hình - bước 6b). Trong trường hợp cần thiết, có thể mô tả hình vẽ đầu tiên bằng lời nói để giúp trẻ nhớ lại được hình cần tái hiện và không tính hình thể được gợi ý vào kết quả tái hiện hình thể)

Bước 7: Tái hiện các dấu vết âm thanh - ngôn ngữ lần 2

Mệnh lệnh: "Trở lại với các nhóm từ mà cô đã cho con nhớ nhé. Nhóm từ thứ nhất có các từ gì nhỉ?"

Sau khi trẻ tái hiện xong nhóm từ thứ nhất (không bắt buộc trẻ phải nhớ đầy đủ và đúng cả 3 từ / nhóm), cũng tương tự như vậy, yêu cầu trẻ nhắc lại các từ của nhóm thứ 2 rồi nhóm thứ 3. Kết quả từ tái hiện ghi vào biên bản.

Bước 8: Nhận lại các từ

Có tất cả 24 từ, trong đó gồm 11 từ đã được sử dụng ở các nhóm trên và số còn lại là những từ mới được đưa vào, được sắp xếp trộn lẫn với nhau.


(Xin tham khảo các từ trong biên bản thăm khám tâm lý thần kinh ở các phụ lục)

Mệnh lệnh: "Cô sẽ đọc cho con nghe các từ khác nhau, trong đó có một số từ cô đã đọc cho con nghe trước đó, một số từ mới. Con nghe từng từ và trả lời cho cô từ nào đã được trước đó rồi, từ nào chưa nhé"

Đọc chậm rãi, mỗi từ cách nhau 1 giây. Ghi lại kết quả "có" hay "không"

nhận ra của trẻ vào biên bản.

Bước 9: Tái hiện các dấu vết âm thanh - ngôn ngữ lần 3

Mệnh lệnh: "Con hãy nhắc lại cho cô các từ lần lượt ở các nhóm từ. Nhóm thứ nhất, gồm các từ gì nhỉ?" Trật tự tiến hành bước 9 tương tự bước 7 và bước 3.

Bước 10: Tái hiện các kích thích thị giác

Mệnh lệnh: "Chúng ta hãy trở lại với bài tập viết nhé. Con hãy nhớ lại và viết chữ bằng tay phải vào đây nhé" (chỉ chỗ sẽ phải viết chữ - bước 10a).

Sau khi trẻ thực hiện xong, yêu cầu trẻ thực hiện bước 10b: "Con hãy nhớ lại các hình thể và vẽ chúng nhé" (chỉ chỗ phải vẽ các hình thể - bước 10b)

Trong trường hợp trẻ không nhớ được các chữ cái hay hình thể có thể gợi ý

dưới mọi hình thức và kết quả đó không tính vào kết quả tái hiện của trẻ.

Sau khi hoàn thành bước 10, bài test kết thúc.

Khách thể và địa bàn nghiên cứu:

Sau bước nghiên cứu sàng lọc, số HSTH được xác định CPTRG là 425 em trên tổng số 517 học sinh thuộc diện học kém được giới thiệu (gồm: 88 học sinh thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và 337 học sinh thuộc địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An) ở cả 2 khối lớp 1 và lớp 2. Đây cũng là số khách thể của bước nghiên cứu chẩn đoán chuyên sâu, cụ thể:

- Thành phố Hà Nội gồm:

+ Trường tiểu học Yên Xá: 31 học sinh

+ Trường tiểu học Tân Triều: 29 học sinh

+ Trường tiểu học Khương Đình: 28 học sinh

- Thành phố Vinh - Nghệ An gồm:

+ Trường tiểu học Hồng Sơn: 35 học sinh


+ Trường tiểu học Hưng Bình: 37 học sinh

+ Trường tiểu học Trung Đô: 34 học sinh

+ Trường tiểu học Bến Thủy: 41 học sinh

+ Trường tiểu học Trường Thi: 39 học sinh

+ Trường tiểu học Hà Huy Tập 2: 37 học sinh

+ Trường tiểu học Hưng Dũng: 38 học sinh

+ Trường tiểu học Hưng Lộc: 40 học sinh

+ Trường tiểu học Đội Cung: 36 học sinh

Bảng 2.2. Đặc điểm chung của học sinh thuộc diện chẩn đoán chuyên sâu


STT

Tiêu chí

Số lượng

%

1

Địa bàn

Hà Nội

88

20,7

Vinh

337

79,3

2

Giới tính

Nam

227

53,4

Nữ

198

46,6

3

Khối lớp

Lớp 1

223

52,5

Lớp 2

202

47,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh - 11

Kết quả nghiên cứu sàng lọc và chẩn đoán chuyên sâu được trình bày ở chương 3 của luận án.

2.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH

Toàn bộ quá trình thực nghiệm hình thành được tiến hành từ 2/2014 đến 5/2014.

2.4.1. Mục đích

Thực nghiệm nhằm mục đích kiểm định giả thuyết khoa học cho rằng, nếu thiết kế được các tác động bù trừ chức năng trong DCT phù hợp với cơ chế của các rối loạn đọc hiểu từ góc độ TLH TK thì có thể giúp HSTH CPTRG khắc phục được khó khăn về đọc hiểu để theo học kịp chương trình phổ thông.

2.4.2. Nhiệm vụ

+ Phân tích hội chứng tâm lý thần kinh ở mỗi dạng CPTRG có khó khăn đọc hiểu được chọn để thiết kế các tác động bù trừ chức năng phù hợp với cơ chế của mỗi dạng từ góc độ TLH TK

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/03/2024