Thực Nghiệm Xác Định: Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Học Sinh Chậm Phát Triển Ranh Giới Có Khó Khăn Đọc Hiểu


2.5. CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

2.5.1. Cách xử lý số liệu

2.5.1.1. Test Gille

Kết quả thực hiện các bài tập của test Gille sẽ được chấm điểm thô theo hướng dẫn cho điểm của test. Tổng điểm thô của toàn bộ test là 204 điểm. Trong đó, điểm của các nhóm bài tập được phân bố như sau:

Nhóm 1. Các bài tập tìm hiểu khả năng xác lập quan hệ không gian: 27 điểm


Câu

2

3

4

18

19

20

21

26

29

Điểm

1

2

2

4

4

2

2

4

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh - 13

Nhóm 2. Các bài tập tìm hiểu khả năng khái quát hóa: 34 điểm


Câu

5

6

7

11

12

33

34

35

Điểm

4

6

4

2

2

6

6

4

Nhóm 3. Các bài tập tìm hiểu khả năng xác lập quan hệ số: 34 điểm


Câu

40

41

42

46

47

48

43

44

45

Điểm

6

4

4

4

4

3

1

4

4

Nhóm 4. Các bài tập tìm hiểu khả năng phân tích: 51 điểm


Câu

8

9

10

13

14

15

16

17

30

Điểm

2

2

2

2

1

2

1

2

3

Câu

31

32

52

53

54

57

58

59

60

Điểm

3

3

4

4

4

4

4

4

4

Nhóm 5. Các bài tập tìm hiểu khả năng suy luận : 58 điểm


Câu

1

22

23

24

25

27

28

36

37

Điểm

1

2

2

1

4

3

3

4

4

Câu

38

39

49

50

51

55

56

61

62

Điểm

4

4

4

4

4

3

3

4

4


Tiếp theo, quy từ điểm thô về điểm IQ, áp dụng công thức tính chỉ số IQ do nhà tâm lý học người Mỹ David Wechsler đề xuất:

IQ =

X X SD

× 15 +100

X: điểm trắc nghiệm của cá nhân


X : điểm trung bình cộng ở độ tuổi tương ứng trên học sinh Việt Nam

SD: độ lệch chuẩn điểm trắc nghiệm ở độ tuổi tương ứng trên học sinh Việt Nam (1).

2.5.1.2. Test Luria - 90

Kết quả tiến hành test Luria - 90 sẽ được phân tích theo 14 thông số của quá trình trí nhớ (gồm trí nhớ ngôn ngữ - âm thanh và trí nhớ ngôn ngữ thị giác). Điểm số được tính theo hệ thống do E.G.Ximernhixtcaia soạn thảo. Điểm không chỉ phản ánh số lượng các yếu tố tái hiện đúng mà cả số lượng lần củng cố cần thiết để có kết quả tái hiện đúng đó.

Trong cách tính điểm của test Luria - 90, cứ một lỗi mắc phải trong các bước thực hiện tương ứng với 1 điểm. Do đó hệ thống điểm mang ý nghĩa “phạt”. Tổng điểm trí nhớ âm thanh - ngôn ngữ được ghi thành tổng ∑s, tổng điểm của trí nhớ thị giác được ghi thành ∑z, tổng điểm chung ghi thành ∑0. Tổng điểm đạt được phản ánh mức độ rối loạn ở trẻ (2).

2.5.2. Tiêu chí sàng lọc và chẩn đoán

2.5.2.1. Tiêu chí sàng lọc học sinh CPTRG

Theo phân loại của David Wechsler:

- Mức độ phát triển trí tuệ bình thường có IQ = 100 ± 15;

- Mức độ chậm phát triển trí tuệ có IQ ≤ 70.

Như vậy, học sinh CPTRG được sàng lọc bởi chỉ số IQ của học sinh nằm trong khoảng 70 ≤ IQ ≤ 85 (trạng thái CPTRG). Đây cũng đồng thời là tiêu


(1) X và XD được sử dụng theo kết quả nghiên cứu trên học sinh Việt Nam cùng độ tuổi trong đề tài cấp

Bộ mã số trọng điểm, mã số B96 - 40 - TD 02 do tác giả Trần Trọng Thủy làm chủ nhiệm.

(2) Trung bình theo lứa tuổi của khách thể nghiên cứu được sử dụng theo kết quả nghiên cứu trên các trẻ em bình thường trong đề tài B91 - 37 - 09 do tác giả Trần Trọng Thủy làm chủ nhiệm


chuẩn sàng lọc trẻ có trạng thái CPTRG trong tài liệu ICD - 10 của Tổ chức Y tế Thế giới.

2.5.2.2. Tiêu chí chẩn đoán định khu CPT

Từ kết quả trắc nghiệm tiến hành test với biểu hiện qua 14 thông số của trí nhớ âm thanh - ngôn ngữ và trí nhớ thị giác trên từng học sinh, chính là triệu chứng

- hội chứng theo quan điểm của tâm lý học thần kinh. Bằng thăm khám lâm sàng bởi test Luria - 90, theo kết quả nghiên cứu trên trẻ em của tác giả E.G.Ximernhixtcaia [93], có thể xác định định khu các vùng não CPT liên quan đến đọc hiểu như sau:

- CPT vùng thái dương - diện 22: bộc lộ bởi các lỗi loạn ngôn kiểu âm xuất hiện khi tái hiện các dấu vết thính giác

- CPT vùng thái dương - diện 21: các lỗi phản ánh sự thu hẹp về khối lượng ghi nhớ âm thanh - ngôn ngữ

- CPT vùng não cấp III phía trước: các lỗi xuất hiện thường phản ánh rối loạn khâu lập chương hành động với các biểu hiện: mức phân tán chú ý cao; xuất hiện tính ì chậm luân chuyển trong quá trình ghi nhớ; xuất hiện các lỗi loạn ngôn kiểu ngữ nghĩa trong ghi nhớ và tái hiện các dấu vết thính giác

- CPT vùng não cấp III phía sau: phản ánh qua các biểu hiện đảo hướng khi tái hiện lại hình thể; biểu hiện mất khả năng định hướng hệ thống tọa độ trong không gian.

Như vậy, định khu chức năng CPT trên não với các triệu chứng của chúng chính là cơ chế của khó khăn đọc hiểu ở học sinh CPTRG. Dựa trên cơ chế được phát hiện có thể phân chia thành các nhóm, từ đó thiết kế và tiến hành các tác động trong dạy học chỉnh trị phù hợp với cơ chế của mỗi nhóm. Việc xác định cơ chế gây khó khăn đọc hiểu dựa vào định khu CPT có thể loại trừ các trường hợp CPTRG không liên quan đến đọc hiểu (khi CPT chức năng định khu tại các vùng não không liên quan đến đọc hiểu)

Ngoài ra, xét về mặt chức năng, ở trẻ CPTRG, hiện tượng CPT chỉ xảy ra ở một vài vùng trên não. Vì vậy, dựa trên kết quả xác định định khu chức năng CPT cũng cho phép loại trừ các trường hợp không ở trạng thái CPTRG.


2.5.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Cơ chế rối loạn đọc hiểu ở học sinh CPTRG sẽ được bộc lộ qua những khó

khăn thực tế khi học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập có liên quan đến đọc hiểu.

So sánh ở hai thời điểm trước và sau DCT về các phương diện (kết quả và quá trình làm bài, điểm số kỳ thì và kết quả học tập, những biến đổi về nhân cách của học sinh) để đánh giá sự tiến bộ của học sinh dưới tác động của DCT. Kết quả của sự chuyển biến về các mặt trên cho khẳng định về hướng chỉnh trị đối với các dạng khó khăn cụ thể.


Kết luận chương 2


Việc tổ chức nghiên cứu luận án theo một một quy trình chặt chẽ, khoa học

và nghiêm túc đã giúp giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra một cách khách quan.

Quá trình triển khai mục đích nghiên cứu, đề tài luận án đã sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu lý luận, trắc nghiệm, trò chuyện, quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động, nghiên cứu trường hợp...

Các phương pháp quan sát, trò chuyên, phân tích sản phẩm hoạt động được sử dụng trong luận án mang lại những kết quả nghiên cứu định tính bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng.

Phương pháp trắc nghiệm và công cụ lựa chọn sử dụng mang tính đặc thù của TLH TK và phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Phương pháp thực nghiệm được sử dụng giúp kiểm định tính khả dụng và hiệu quả của các tác động đã được thiết kế.

Nghiên cứu trường hợp được tiến hành mang tính chất trường diễn, sâu và sinh động. Những phân tích, nhận định từ các trường hợp có đủ độ tin cậy và giá trị khoa học, đủ sức để minh họa cho kết quả nghiên cứu

Các số liệu thu về được xử lý theo phương pháp định tính và định lượng đưa

ra những kết quả và kết luận đạt độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.


Chương 3

THỰC NGHIỆM DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI


3.1. THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH: SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI CÓ KHÓ KHĂN ĐỌC HIỂU

3.1.1. Kết quả sàng lọc phát hiện học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới

Nghiên cứu sàng lọc bằng test Gille được tiến hành trên 517 học sinh lớp 1 và 2 học kém được giới thiệu từ phía nhà trường. Kết quả tiến hành sàng lọc về chỉ số IQ của học sinh học kém như sau:

Bảng 3.1. Kết quả sàng lọc học sinh theo chỉ số IQ


STT

Tiêu chí

IQ> 85

70 ≤ IQ ≤ 85

IQ < 70

SL

%

SL

%

SL

%


1


Địa bàn

Hà Nội

n =104

11

10,5

88

84,6

5

4,8

Vinh

n = 413

54

13,4

337

83,8

22

2,8


2


Giới tính

Nam

n= 278

35

12,6

227

81,6

16

5,8

Nữ

n = 239

30

12,6

198

82,8

11

4,6


3


Khối lớp

Lớp 1

n = 262

27

10,3

223

85,1

12

4,6

Lớp 2

n = 255

38

14,9

202

79,2

15

5,9

Tổng số

65

12,5

425

82,3

27

5,2


Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, trong số học sinh học kém, có đến 82% học sinh có chỉ số IQ nằm ở trạng thái ranh giới giữa bình thường và CPT trí tuệ - học sinh CPTRG. So sánh tỉ lệ 425 học sinh CPTRG trên tổng số 3386 học sinh


của khối lớp 1 và lớp 2 của các trường được tiến hành sàng lọc cho thấy số học sinh CPTRG chiếm khoảng 12,6 % số học sinh đến trường cùng độ tuổi. Tỉ lệ này có sự chênh lệch đáng kể so với số liệu được công bố trong các nghiên cứu trước đây về trẻ có khó khăn trong học tập (chiếm 25% số học sinh trong nhà trường [dẫn theo 8]).

Như đã trình bày ở chương 1, theo các tài liệu nghiên cứu, trẻ CPTRG có thể theo kịp chương trình phổ thông nếu được phát hiện kịp thời và tác động phù hợp với mức độ và tính chất CPT của chúng. Vì thế, nếu xếp các em vào diện học kém, "ngoài luồng" và "bỏ qua" nhóm đối tượng này thì xã hội sẽ mất đi một lực lượng lao động có chất lượng (dù không thật cao) trong tương lai.

Kết quả thu được qua test Gille đã cho phép loại các trường hợp học sinh có IQ ứng với mức CPT trí tuệ, không thuộc diện CPTRG (chiếm 5,2 %), trong đó có cả những học sinh trong nhóm này đã có hồ sơ và đang được đề nghị xếp vào diện học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập.

Xét theo mọi tiêu chí đều cho thấy, tỉ lệ học sinh CPTRG vẫn là số đông trong số học sinh học kém. Giữa hai địa bàn Hà Nội và Vinh - Nghệ An, mặc dù có sự chênh lệch rất lớn về số học sinh tham gia sàng lọc nhưng sự phân bố về chỉ số IQ của học sinh theo ba nhóm vẫn diễn ra theo quy luật trên: chiếm tỉ lệ cao nhất trong số học sinh học kém là học sinh CPTRG (84,6% và 83,8%). Khi so sánh giữa các địa bàn với nhau; giữa nam và nữ cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ học sinh CPTRG là không đáng kể. Khoảng chênh lệch có phần lớn hơn được thể hiện ở sự so sánh giữa học sinh của hai khối lớp, trong đó, học sinh CPTRG thuộc khối lớp 2 nhiều hơn so với khối lớp 1 (85% và 79,2%).

Phân tích kỹ trên điểm thô đối với các bài tập của test Gille của những học sinh CPTRG cũng cho thấy, IQ nằm ranh giới giữa bình thường và thiểu năng trí tuệ được phản ánh ở những hạn chế của học sinh đối với cả năm nhóm bài tập (khả năng xác lập quan hệ không gian; khả năng khái quát hóa, khả năng xác lập quan hệ số; khả năng phân tích; khả năng suy luận). Với hệ thống bài tập ở các nhóm bài được thiết kế có mức độ khó càng tăng, kết quả thực hiện cho thấy số bài làm sai hoặc bỏ trống càng nhiều.


Như vậy, CPTRG là một trong những nguyên nhân cơ bản gây khó khăn trong học tập cho học sinh. Với nhịp độ, tiến độ và yêu cầu học tập như học sinh bình thường cùng độ tuổi trong các lớp học bình thường thì chắc chắn những khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức của các em ngày càng gia tăng. Số học sinh này là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây ra hiện tượng lưu ban, bỏ học trong học sinh tiểu học.

3.1.2. Kết quả chẩn đoán định khu chậm phát triển ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới

Phân tích kết quả test Luria - 90 của HSTH CPTRG, đã cho thấy, CPT có thể định khu tại nhiều vùng khác nhau trên não. Tùy thuộc vào định khu khác nhau mà có sự khác nhau về cơ chế của những khó khăn trong lĩnh hội tri thức ở HSTH CPTRG. Từ kết quả chẩn đoán định khu CPT trên não đã cho phép phát hiện và phân loại các dạng CPTRG thành 5 nhóm dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả phân loại học sinh CPTRG theo định khu CPT


STT

Định khu các vùng não CPT

Số lượng

%

1

CPT vùng thái dương - diện 22

23

6,6

2

CPT vùng thái dương - diện 21

28

5,4

3

CPT vùng não cấp III phía trước - diện 10

176

41,4

4

CPT vùng não cấp III phía sau - diện 39

22

5,2

5

CPT các vùng não khác

176

41,4

Tổng số

425

100

Dựa vào hội chứng tâm lý thần kinh của học sinh được nghiên cứu và dựa vào chức năng của định khu được xác định là CPT trên não ở mỗi nhóm đã cho phép phân loại học sinh như sau:

- Thuộc nhóm 5 là những học sinh CPTRG không liên quan đến đọc hiểu (kết quả chẩn đoán qua test Luria - 90 đã cho thấy định khu CPT trên não không tham gia vào việc triển khai hệ thống chức năng đọc hiểu).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024