Nghiên Cứu Tác Động Của Dịch Vụ Ngân Hàng Quốc Tế Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam



HQKTT

Hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE - Pure Technical Efficiency) của NH

Kết quả PTE từ việc xử lý dữ liệu của 38 NH từ phần mềm DEAP 2.1 theo mô hình DEAVRS

HQQM

Hiệu quả quy mô (SE - Scale Efficiency) của NH

Kết quả SE từ việc xử lý dữ liệu của 38 NH từ phần mềm DEAP 2.1.

Biến giải thích

CVNT

Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ

(Cho vay ngoại tệ/Tổng tài sản có ngoại tệ)

TSNNT

Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn

(Tài sản nợ ngoại tệ/Tổng nguồn vốn)

Biến kiểm soát

VCSH

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

(Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản)

QMTS

Quy mô tài sản của NH

Ln (Tổng tài sản)

CV

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

(Dư nợ cho vay/Tổng tài sản)

VHDCV

Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ cho vay

(Vốn huy động/Dư nợ cho vay)

TTKT

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê

LP

Tỷ lệ lạm phát

Nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Mục đích của luận án là nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN. Dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, kết hợp lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã xây dựng các giả thuyết nhằm xem xét DVNHQT có tác động đến HQHĐ của các NHTMVN hay không?. Các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trình bày lại qua bảng sau:


Bảng 3.4: Các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Nội dung

Giả thuyết 1

Có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều giữa CVNT và HQKT của NH

Giả thuyết 2

Có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều giữa TSNNT và HQKT của NH

Giả thuyết 3

Có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều giữa CVNT và HQKTT của NH

Giả thuyết 4

Có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều giữa TSNNT và HQKTT của NH

Giả thuyết 5

Có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều giữa CVNT và HQQM của NH

Giả thuyết 6

Có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều giữa TSNNT và HQQM của NH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.4. Phương pháp nghiên cứu và kiểm định

Nghiên cứu chọn phương pháp DEA để phân tích HQHĐ qua đó sẽ xác định được HQKT, HQKTT, HQQM của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014 bằng phần mềm DEAP 2.1.

Tiếp theo, nghiên cứu của luận án sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy theo 3 cách: Pooled OLS, FEM và REM bằng phần mềm Stata 11.1. Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) sẽ thích hợp nếu không có sự tồn tại các yếu tố riêng biệt (từng NH) và yếu tố thời gian. Vì thế, phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt. Để tìm hiểu xem phương pháp hồi quy nào là phù hợp


nhất trong ba phương pháp trên, tác giả sử dụng các kiểm định: kiểm định F để chọn lựa mô hình Pooled OLS hoặc FEM (Nếu p-value của mô hình FEM có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM) và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM (nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM).

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, luận án tiếp tục tiến hành các kiểm định phương sai thay đổi (sử dụng kiểm định Modified Wald đối với mô hình FEM và kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian đối với mô hình REM) và tự tương quan (sử dụng kiểm định Wooldridge) (Wooldridge, 2002). Nếu mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mô hình này có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.

Kiểm định Modified Wald: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình FEM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Modified Wald có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình REM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Kiểm định Wooldridge: được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Nếu p-value của kiểm định Wooldridge có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thành hai bước. Bước thứ nhất: dựa vào kết quả tổng kết lý thuyết, tác giả nghiên cứu định tính bằng cách thực hiện phỏng vấn trực tiếp 10 chuyên gia về lĩnh vực NH nhằm thu nhận ý kiến đánh giá của họ về DVNHQT và các chỉ tiêu phản ảnh DVNHQT tại Việt Nam. Bước thứ hai: Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hồi quy để xác định mức độ tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTMVN, trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp phát triển DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ của các NHTMVN.


Nghiên cứu định lượng: Hồi quy theo mô hình Pooled OLS, FEM, REM


Tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi


Kiểm định các giả thuyết đưa ra


Nghiên cứu định tính: thảo luận tay đôi với các chuyên gia NH

Lựa chọn mô hình hồi quy theo FEM hoặc REM

Hồi quy theo mô hình FGLS

Kiểm định F và Hausman

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án

Nguồn: Tác giả tự mô phỏng


Kết luận chương 3

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận với các chuyên gia NH nhằm đưa ra các chỉ tiêu phản ánh DVNHQT và có hai chỉ tiêu được các chuyên gia thống nhất là: tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ và tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn. Đây là hai chỉ tiêu được đưa vào biến giải thích cùng với các biến kiểm soát khác như: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ vốn huy động trên cho vay, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTMVN.


CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Nghiên cứu chọn phương pháp DEA để phân tích HQHĐ của NH qua đó sẽ xác định được HQKT, HQKTT, HQQM, chỉ số Malmquist của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014. Sau đó, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS để nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN. Các kiểm định được sử dụng trong nghiên cứu là kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian, kiểm định Modified Wald, kiểm định Wooldridge để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.


4.1. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTMVN

4.1.1. Thống kê mô tả các biến số liệu mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1 là kết quả thống kê giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số được sử dụng làm đầu vào và đầu ra trong mô hình ước lượng đo HQHĐ, hướng biến động của chi phí lãi (X1), chi phí nhân viên (X2), chi phí khác (X3), thu nhập từ lãi (Y1) và thu nhập ngoài lãi (Y2). Độ lệch chuẩn của biến thu từ lãi và chi trả lãi có biến động nhiều nhất chứng tỏ thu từ lãi và chi trả lãi giữa các NH có sự chênh lệch khá lớn. Số lượng NH nghiên cứu qua các năm không bằng nhau, năm 2008 là 35 NH, năm 2009 có 36 NH do Baovietbank được thành lập trong năm này và năm 2010 cũng có 36 NH được nghiên cứu. Năm 2011 có 35 NH được nghiên cứu vì không thu thập được dữ liệu của Tienphongbank và cũng bằng số lượng NH nghiên cứu năm 2012. Năm 2013 có 34 NH được nghiên cứu và năm 2014 chỉ có 31 NH nghiên cứu, số lượng NH giảm mạnh là do các NH đang trong giai đoạn sáp nhập, hợp nhất.


Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu của các biến đầu vào và đầu ra

Đơn vị tính: triệu đồng



Năm


Biến

Số

quan sát

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất


Trung bình

Độ lệch

chuẩn

2008

Y1

35

188.484

45.021.387

5.062.931

8.903.523

Y2

35

-34.722

5.099.413

542.246

1.011.718

X1

35

73.075

30.579.995

3.600.688

6.027.476

X2

35

16.403

5.111.540

452.866

1.002.621

X3

35

13.047

4.229.813

427.511

808.673

2009

Y1

36

270.648

43.246.817

4.784.702

8.279.304

Y2

36

1.622

5.638.515

667.215

1.154.597

X1

36

138.921

31.756.976

3.187.138

5.811.394

X2

36

28.815

4.907.936

542.050

1.073.327

X3

36

17.853

4.534.937

473.897

832.470

2010

Y1

36

569.517

55.139.865

7.389.980

11.116.156

Y2

36

-42.306

5.244.995

722.300

1.108.112

X1

36

334.320

38.280.586

5.059.085

7.512.106

X2

36

42.928

6.753.006

707.919

1.367.514

X3

36

31.069

5.585.719

655.736

1.088.323

2011

Y1

35

1.332.426

77.104.416

12.619.011

16.676.984

Y2

35

-75.269

4.770.617

594.266

1.036.944

X1

35

525.917

50.495.563

8.873.867

10.992.889

X2

35

89.743

9.787.234

1.032.834

1.881.329

X3

35

62.364

7.450.280

943.390

1.434.122



2012

Y1

35

1.161.591

72.510.098

12.231.368

15.818.968

Y2

35

-1.036.200

5.042.735

672.489

1.322.484

X1

35

454.888

47.117.661

8.509.113

10.442.294

X2

35

91.574

10.113.650

1.119.641

1.912.606

X3

35

111.883

16.216.926

1.381.408

2.768.966

2013

Y1

34

907.947

58.976.961

10.671.409

13.660.400

Y2

34

-131.850

4.949.491

900.098

1.373.008

X1

34

289.517

38.315.846

7.191.492

8.710.430

X2

34

151.218

11.023.451

1.197.342

2.076.945

X3

34

120.160

4.904.278

1.113.531

1.182.716

2014

Y1

31

756.595

43.984.255

9.365.471

10.764.224

Y2

31

-177.911

5.529.716

987.431

1.403.197

X1

31

177.968

27.139.993

6.055.211

6.556.925

X2

31

146.872

5.059.865

1.067.307

1.305.168

X3

31

140.098

4.766.821

1.090.723

1.113.240

Nguồn: Kết quả từ SPSS 16.0 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát

Các biến đầu ra là thu từ lãi chiếm tỷ trọng lớn và là thu nhập chính yếu của NHTM, thu nhập ngoài lãi cũng có xu hướng tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, thậm chí có một số NH thu nhập ngoài lãi bị âm. Biến thu từ lãi và chi phí trả lãi tăng dần trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2011 chứng tỏ các NHTM tăng tốc độ huy động vốn đáng kể trong giai đoạn này và giảm dần từ 2012 đến 2014 do ảnh hưởng của chính sách lãi suất huy động và cho vay. Các biến khác như chi phí nhân viên, chi phí khác, thu ngoài lãi có xu hướng tăng đều qua các năm nhưng mức độ biến động không lớn. Thu từ lãi trung bình có giá trị cao nhất là vào năm 2011 đạt

12.619.011 triệu đồng, chi phí lãi trung bình cũng có giá trị cao nhất trong năm 2011 đạt giá trị 8.873.867 triệu đồng do lãi suất huy động và cho vay tăng cao trong


năm này. Năm 2009 có thu từ lãi và chi phí lãi trung bình thấp nhất đạt lần lượt là 4.784.702 triệu đồng và 3.187.138 triệu đồng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.

14.000.000


12.000.000


10.000.000


8.000.000


6.000.000


4.000.000

Y1

Y2 X1 X2

X3

2.000.000


0

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Hình 4.1: Giá trị trung bình của các biến đầu vào và đầu ra 2008-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của 38 NHTM khảo sát

4.1.2. Kết quả ước lượng hiệu quả hoạt động của các NHTMVN bằng phương pháp bao dữ liệu DEA

4.1.2.1. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS Bảng 4.2: Hiệu quả kỹ thuật (TE) theo mô hình DEACRS

Năm

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Số NH có HQKT nhỏ

hơn mức trung bình

Tổng số

NH

2008

0,646

1

0,862

0,108

16

35

2009

0,726

1

0,917

0,082

18

36

2010

0,694

1

0,893

0,079

20

36

2011

0,800

1

0,946

0,059

16

35

2012

0,814

1

0,943

0,059

15

35

2013

0,792

1

0,931

0,074

13

34

2014

0,820

1

0,920

0,065

16

31

Nguồn: Kết quả từ DEAP 2.1 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022