Biểu Hiện Khó Khăn Đọc Hiểu Của Học Sinh Cpt Vùng Não Cấp Iii Phía Sau - Diện 39 (Theo Sơ Đồ Của Brodman)


tiết nào đó trong bài. Chẳng hạn, khi đọc bài "Bác sĩ Sói" (3) (tuần 23 - SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2), với câu hỏi "Sói làm gì để lừa Ngựa" thì đa số học sinh không đưa ra được câu trả lời đúng với nội dung được hỏi ("Sói bị đã" - Ng. V. A - Trường H.B - Vinh; "Sói đớp vào đùi Ngựa" - T.Th.V - Trường Y.X - Hà Nội; "Sói đến tiêm" - H. N.D - Trường T. Tr - Hà Nội)... Có thể giải thích những hạn chế đọc hiểu này do sự suy yếu khả năng duy trì sự chú ý vào những gì đang đọc và kiểm soát việc đọc của mình.

Với yêu cầu tìm ra những bức tranh tương ứng với nội dung của câu hoặc bài khóa thì học sinh rất khó khăn để hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Bức tranh được lựa chọn không theo ý nghĩa chứa đựng trong câu hoặc bài khóa, mà chỉ theo ý nghĩa của từng từ trong đó mà thôi. Việc hiểu bài khóa ở các em chỉ mang tính chất trích đoạn mà không mang tính chất đại ý chung và việc hiểu đại ý chỉ diễn ra bằng việc xác định mối liên hệ trực tiếp giữa nghĩa của từ riêng lẻ với các yếu tố tương ứng của bức tranh. Những biểu hiện trên đây của việc đọc ở học sinh nhóm này phù hợp với nhận định trong các nghiên cứu đối với trẻ CPT chức năng vùng não cấp III phía trước. Các kết quả nghiên cứu trước đó đã mô tả rằng, rối loạn hoạt động có mục đích do CPT vùng não cấp III phía trước làm cho việc giải quyết vấn đề của chủ thể mang tính tình huống. Cũng trong các nghiên cứu này, khi đề cập đến chuyển động của mắt khi đọc, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, tâm điểm của sự chú ý là điểm dừng của mắt, vì thế tình huống được "lựa chọn" để giải quyết vấn đề đọc hiểu là điểm dừng của mắt khi trẻ đọc bài. Chi tiết được "lựa chọn" để trả lời các câu hỏi về nội dung của bài đọc hay việc chọn bức tranh tương ứng không phải là nội dung của bài/ đoạn/ câu mà chỉ là một chi tiết nào đó (có thể là một từ) mà chuyển động của mắt khi đọc đã dừng "nghỉ" tại đó [31].

Phân tích các rối loạn của trẻ có CPT vùng não cấp III phía trước cho thấy, cơ sở dẫn đến rối loạn đọc hiểu dạng này xuất phát từ rối loạn hành vi, rối loạn sự tập trung chú ý. Sự thiếu vắng động cơ hoạt động và mất khả năng kiểm soát các hành động của mình làm cho trẻ không thể nào điều khiển được các lỗi và kết quả là


(3) Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2013), Tiếng Việt 2 tập 2 (tái bản lần thứ mười) NXB Giáo dục Việt Nam, bài Tập đọc tuần 23 trang 41.


dẫn đến sự đoán mò khi đọc. Nhưng sự đoán mò ở đây có điểm khác là không mang tính ý nghĩa (không dựa vào ý nghĩa của bài để đoán) mà mang tính ngẫu nhiên. Việc “đọc đoán mò” ở CPT vùng não cấp III phía trước là hệ quả của việc rối loạn các hình thức cấp cao của hoạt động.

Bên cạnh những hạn chế đã mô tả trên đây ở trẻ CPT vùng não cấp III phía trước, các kết quả quan sát quá trình giải các bài tập phức tạp trong các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã nhấn mạnh đến sự bảo tồn trong giới hạn bình thường của các thao tác phân tích - tổng hợp [31]. Sự bảo tồn của các thao tác phân tích - tổng hợp trong quá trình đọc có thể là một định hướng để thiết kế các tác động trong dạy chỉnh trị đọc hiểu cho các em.

3.1.2.4. Biểu hiện khó khăn đọc hiểu của học sinh CPT vùng não cấp III phía sau - diện 39 (theo sơ đồ của Brodman)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Vùng não cấp III phía sau là bộ máy trực tiếp của việc chuyển từ mức độ tổng hợp trực quan trực tiếp đến các quá trình biểu tượng để thao tác với các nghĩa của từ, với các cấu trúc lô gic - ngữ pháp phức tạp và thao tác với hệ thống các con số, các tương quan trừu tượng. Vì thế, CPT định khu tại vùng não cấp III phía sau là nguyên nhân trực tiếp của những khó khăn về đọc hiểu ở học sinh CPTRG thuộc nhóm này.


39


Vùng não chậm phát triển


Hình 3.4. CPT định khu tại vùng não cấp III phía sau - diện 39

(theo sơ đồ Brodman) [36]


Phân tích kết quả thực hiện phần ghi nhớ thị giác trong test Luria - 90 của khách thể nhóm này phản ánh một cơ chế khác của sự rối loạn. Mặc dù ở mức độ viết / vẽ theo mẫu, nhưng một số trẻ không thực hiện được đúng, đặc biệt là đối với các hình thể. Xuất hiện nhiều hơn là các lỗi sai khi yêu cầu viết/ vẽ theo trí nhớ. Một số trẻ khác có biểu hiện đảo hướng khi tái hiện lại hình thể. Tìm hiểu kỹ hơn trên nhóm khách thể này cho thấy, các em có biểu hiện mất khả năng định hướng hệ thống tọa độ trong không gian (trước hết là bị mất định hướng bên phải, bên trái; trên, dưới) và khó khăn trong phân tích đường nét không gian. Kết quả là những học sinh này không viết / vẽ được theo mẫu, có biểu hiện “phản chiếu hình gương”, hay đảo hướng khi tái hiện. Xin đơn cử một trong số các trường hợp thuộc dạng này qua ví dụ dưới đây:

Hình 3 5 Kết quả thực hiện phần ghi nhớ thị giác ở học sinh CPT vùng não 1Hình 3 5 Kết quả thực hiện phần ghi nhớ thị giác ở học sinh CPT vùng não 2

Hình 3.5. Kết quả thực hiện phần ghi nhớ thị giác ở học sinh CPT vùng não cấp III phía sau

Những biểu hiện về kết quả tiến hành trắc nghiệm của những học sinh CPTRG thuộc dạng này hoàn toàn đúng với các triệu chứng được mô tả trong các


nghiên cứu ở trẻ CPT các vùng não cấp III phía sau. Như đã trình bày ở chương 1, các vùng não cấp III phía sau (còn gọi là vùng liên hợp phía sau của vỏ não) giữ vai trò chủ yếu để tạo nên các phép tổng hợp đồng thời. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, khi CPT chức năng định khu tại các vùng não cấp III phía sau, đứa trẻ gặp khó khăn với cả không gian trực quan lẫn "không gian ảo" [31].

Ảnh hưởng đầu tiên của CPT chức năng vùng não cấp III phía sau là rối loạn tri giác không gian gây rối loạn sơ đồ quang học của chữ cái. Biểu hiện ở những học sinh này là mất khả năng điều phối các thành phần của chữ cái trong không gian. Những khó khăn trong phân tích đường nét không gian dẫn đến các em khó khăn để phân biệt giữa các chữ cái có đường nét không gian gần giống nhau nhưng ngược chiều như /u/ - /n/; /p/ - /q/; /b/ - /d/.... (Ng.S.T - Trường B.T - Vinh, H.V.Tr - Trường H.B - Vinh). Như vậy, khó khăn nảy sinh ở khâu đầu tiên của quá trình đọc sẽ làm cho việc đọc trở nên không chính xác và do đó việc đọc hiểu không thực hiện được.

Ở những học sinh CPTRG dạng này, những cản trở việc đọc không chỉ nằm ở khâu nhận biết chữ cái mà còn xuất hiện khi trẻ đọc từ. Một số trường hợp đọc đúng các chữ cái trong từ nhưng không liên kết chúng thành một thể trọn vẹn (không đánh vần được), không nhận ra từ dẫn đến "phỏng đoán" về nghĩa của chúng.

Như vậy, những rối loạn do CPT chức năng các vùng não cấp III phía sau gây ảnh hưởng đáng kể đến các mức độ của việc đọc, đặc biệt nhấn mạnh là sự ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến việc hiểu nội dung bài đọc.

Rối loạn tổ chức tri giác và vận động trong không gian do CPT chức năng các vùng não cấp III phía sau được phản ánh trong các tình huống cần phân tích quan hệ trực quan và quan hệ biểu trưng. Những học sinh này không chỉ biểu hiện rối loạn định hướng tọa độ trong không gian mà còn xuất hiện khó khăn khi các em phải lĩnh hội thông tin trong các cấu trúc ngữ pháp do rối loạn ở khâu chuyển tiếp từ tri giác trực quan vào tư duy trừu tượng. Rối loạn này đã làm cho trẻ khó khăn để thiết lập và hiểu nghĩa và ý của lời nói trong các cấu trúc ngữ pháp. Như vậy, ở một số trường


hợp CPT chức năng các vùng não cấp III phía sau, vấn đề chính không nằm ở mức độ đọc trơn (mức độ cảm giác - vận động). Việc đọc trơn vẫn có thể được tiến hành nhưng đứa trẻ gặp khó khăn khi phải lĩnh hội thông tin chứa đựng trong các cấu trúc lôgic - ngữ pháp, đặc biệt với các cấu trúc phức tạp. Theo đó, khả năng lĩnh hội tri thức nói chung sẽ rất hạn chế. Với những đứa trẻ CPTRG nhóm này rất dễ phát hiện trong học môn toán, việc thực hiện các yêu cầu "đặt tính rồi tính" (tính dọc) với các phép tính có nhớ và việc giải bài toán có lời văn là vấn đề đối với các em. Do không định hướng được với thao tác "nhớ" để tiếp tục thực hiện phép tính dẫn đến kết quả thường không đúng; Với bài toán có lời văn, học sinh phải "đánh vật" với việc đọc hiểu cấu trúc ngữ pháp diễn đạt trong đầu đề bài toán như các quan hệ so sánh lớn hơn/ bé hơn, nhiều hơn/ ít hơn giữa các đại lượng của bài toán, hay quan hệ so sánh bắc cầu các quan hệ về không gian và các quan hệ về thời gian.... Các em rất lúng túng với việc tóm tắt bài toán và viết lời giải cho bài toán, mặc dù ở các em, động cơ của hoạt động trí tuệ vẫn trong giới hạn bình thường, hướng hoặc sơ đồ cách giải cũng được ý thức đầy đủ. Không hiểu được đầu đề bài toán dẫn đến kết quả là không thể tóm tắt được cũng như không thể giải được các bài toán có lời văn (xem bài kiểm tra đầu vào ở các phụ lục số 3 và số 4).

Kết quả thu được trên những học sinh này phù hợp với mô tả trong các nghiên cứu khi CPT chức năng vùng não cấp III phía sau: không gây ra bất cứ một rối loạn chuyên biệt đơn giản nào, ở trẻ thị giác, thính giác và xúc giác vẫn được bảo tồn. Những nghiên cứu thực nghiệm trong tâm lý học thần kinh trẻ em cũng cho thấy, các em có thể hiểu được nội dung bài toán đã được biểu đạt dưới các hình thức mang tính trực quan (chẳng hạn: khi bài toán đã được tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, bằng hình vẽ thì việc lập phép tính của bài toán lại trở nên dễ hơn đối với trẻ). Vì thế, trong DCT đọc hiểu có thể huy động tối đa các chức năng chuyên biệt cũng như các chức năng khác còn được bảo tồn để làm cơ sở cho việc bù trừ chức năng CPT ở những học sinh này.

Tóm lại, đánh giá kết quả thu được qua thăm khám lâm sàng tâm lý thần kinh, với sự phân tích cả về định lượng lẫn định tính, là căn cứ để phân chia những


khó khăn về đọc hiểu của HSTH CPTRG thành bốn dạng với các hội chứng tâm lý thần kinh và định khu chức năng CPT trên não tương ứng. Kết quả này cho thấy, nguyên nhân cơ bản nhất của những khó khăn về đọc hiểu của trẻ là sự CPT chức năng định khu tại các vùng khác nhau trên não. Sự CPT so với giới hạn độ tuổi ở các khách thể nghiên cứu đều có liên quan đến các dạng khác nhau của hoạt động trí nhớ. Số liệu thu được trên khách thể nghiên cứu bằng qua thăm khám lâm sàng tâm lý thần kinh có sự tương ứng với những khó khăn thực tế biểu hiện trong đọc hiểu của trẻ.

3.2. THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH: DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI

3.2.1. Thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh

3.2.1.1. Những căn cứ để thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới

- Phải dựa vào kết quả thăm khám TLH TK chính xác để thiết kế các tác động DCT đọc hiểu cho HS CPTRG. Các hình ảnh lâm sàng, hình ảnh tâm lý và hình ảnh tâm lý thần kinh ở các trường hợp CPTRG đã cho phép nhận định, những cản trở đối với việc học - lĩnh hội tri thức nói chung của các em đều có nguyên nhân từ CPT chức năng của một hay vài vùng trên não. Sự CPT chức năng có định khu khác nhau ở từng trường hợp đương nhiên dẫn đến những khó khăn khác nhau và do đó, các tác động DCT cũng không giống nhau trong các trường hợp. Việc thăm khám tâm lý thần kinh một cách cẩn thận để có sự chẩn đoán chính xác về định khu CPT chức năng được xem là căn cứ quan trọng để thiết kế các tác động bù trừ trong DCT đọc hiểu cho học sinh CPTRG.

- Các tác động trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG phải bám sát chương trình phổ thông, giúp học sinh có sự phát triển về nhận thức theo kịp với các bạn đồng trang lứa. Xuất phát những khó khăn thực tế khảo sát được từ học sinh, có thể nhận thấy rối loạn đọc hiểu có nguyên nhân từ CPTRG gây ảnh hưởng không chỉ với việc lĩnh thông tin khi đọc mà ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức trong các môn học khác, đặc biệt, học sinh gặp khó khăn cả với môn Toán và môn Tiếng Việt


nói chung. Với mục đích giúp các em theo kịp chương trình và học tập cùng bạn bè trang lứa, việc thiết kế các tác động bù trừ cho học sinh CPT các vùng chức năng trên não cần bám sát chương trình, đồng thời với việc đặt vấn đề nâng cao nhận thức nói chung cho học sinh, các tác động bù trừ phải được áp dụng trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Toán và Tiếng Việt. Việc triển khai các tác động bù trừ mang tính chất đồng bộ như vậy mới mang lại kết quả lâu dài và ổn định.

- Tiến hành việc DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG cần phải đảm bảo cơ sở vật chất và các yếu tố cần thiết của việc dạy và học. Vì vậy, thiết kế các tác động trong DCT cũng cần phải tính đến các điều kiện về thời gian, chế độ sinh hoạt và học tập của học sinh cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất... để các tác động mang tính khả thi và có hiệu quả.

3.2.1.2. Tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển các vùng não cấp III phía trước

Như đã phân tích trên, CPT các vùng não cấp III phía trước làm cho việc đọc với tư cách là một hoạt động tâm lý, cần thiết tổ chức lập trình và kiểm soát diễn biến bị rối loạn ở trẻ. Rối loạn đọc hiểu được biểu hiện là quá trình đọc không được kiểm soát và điều khiển, do vậy dẫn đến sự xuất hiện nhiều lỗi trong khi đọc. Điều này đã làm cho việc hiểu đúng nội dung bài đọc không thực hiện được và kéo theo hiện tượng "đoán mò" về nội dung của bài. Đây là đặc điểm nổi bật của những học sinh này. Như vậy nguyên nhân của rối loạn đọc hiểu trong những trường hợp này được xác định là rối loạn các hình thức cấp cao của hoạt động. Nguồn gốc và cơ chế rối loạn được xác định là cơ sở để thiết kế các tác động trong DCT đọc hiểu.

* Nguyên tắc chung

- Việc bù trừ chức năng cho vùng não chậm phát triển ở học sinh CPT vùng não cấp III phía trước được thực hiện theo cơ chế từ bên ngoài vào bằng chương trình các thao tác và thứ tự của chúng được thiết kế sẵn. Điểm tựa để tiến hành bù trừ được xác định là sự bảo tồn các yếu tố thực thi các thao tác (trẻ không bị rối loạn ở cấp thao tác). Vì vậy, DCT hướng tới tổ chức các thao tác đó thành một chương trình hành động có định hướng và giúp trẻ thực hiện một cách có ý thức các thao tác trong hệ thống.


- Tiến hành dạy học chương trình hóa là hết sức cần thiết đối với học sinh CPT các vùng não cấp III phía trước. Để giúp các em giải quyết các nhiệm vụ của học tập, việc lập các chương trình phải được chia nhỏ thành các thao tác với một trật tự được sắp xếp và được đưa ra bên ngoài. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, việc thực hiện các thao tác trong chương trình theo trật tự của chúng sẽ giúp khai thác các vùng tiềm năng ưu thế của trẻ nhằm bù trừ chức năng CPT.

Mục đích cụ thể của mỗi "ca" tùy thuộc vào tính chất và mức độ CPT ở từng

cá thể.

- Thao tác theo chương trình phải là bước "thụt lùi" về nhận thức của trẻ, coi

khả năng đã có của trẻ là chỗ dựa tiềm tàng để trên cơ sở đó, bù trừ các chức năng đang thiếu hụt, nhằm làm cho trẻ phát triển về nhận thức, trong đó có sự cải thiện về đọc hiểu.

- Sử dụng đa dạng các công cụ có chức năng vật thể hóa đối với một số thao tác trí tuệ trong chương trình. Chú trọng việc chuyển hóa các thao tác trí tuệ từ "ngoài" vào "trong" đầu; từ bước vật thể hóa các thao tác trí tuệ đến bước hành động với lời nói "bên trong". Khi có biểu hiện thông thạo đối với việc tiến hành các thao tác, nội dung chương trình sẽ được rút gọn dần và loại bỏ dần các công cụ hỗ trợ.

* Mục đích

Các tác động trong DCT đọc hiểu đọc cho học sinh CPT các vùng não cấp III phía nhằm giúp các em chuyển việc đọc từ không có ý thức lên thành mức độ có ý thức; thay thế khâu yếu kém của trẻ tương ứng với cấu trúc vùng CPT bằng một chương trình các thao tác và thứ tự thực hiện chúng.

Việc thực hiện hệ thống thao tác sắp xếp theo trật tự sẽ giúp học sinh hóa giải được các nhiệm vụ của quá trình đọc.

Với mục đích giúp học sinh "khu trú" công việc, tập trung chú ý, tổ chức hoạt động tri giác, giảm khối lượng cần tri giác, cần ghi nhớ (tức là giảm kích thích) để có thể kiểm soát việc đọc, trong quá trình dạy đọc có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: các bức tranh tương ứng với nội dung bài đọc, thước có khe trống dùng để đọc từng hàng, giấy có cắt bỏ một khoảng trống giống như ô của sổ để đọc một đoạn văn...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024