Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chuyên Đề Bổ Trợ Cho Sản Phẩm Dlst


+ Rừng đặc dụng : rừng Sác ngập mặn, rừng cây Giả tỵ, rừng Thác Mai – Hồ nước nóng.

- Du lịch miệt vườn, nông thôn :

+ Vườn trái cây : vườn chôm chôm, sầu riêng Long Thành - Long Khánh, vườn bưởi Tân Triều kết hợp tìm hiểu nét sinh hoạt cùa người dân địa phương, lưu trú trong các nhà dân (homestay)

+ Trang trại : trang trại trái cây, trang trại cá sấu, trang trại

gấu... tại Xuân Lộc.

- Du lịch sông hồ :

+ Sông Đồng Nai : vui chơi tại các Cù lao (Ba Xê, Tân Vạn, Cỏ, Hiệp Hòa) tham quan cảnh sông nước kết hợp làng nghề (cá bè, gốm, bưởi), văn hóa lịch sử (Chùa Ông, Chùa Đại Giác, Chùa Long Thiền, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Đình Tân Lân, Văn miếu Trấn Biên, Bảo tàng Đồng Nai)

+ Hồ Trị An : tham quan hồ, nghỉ dưỡng đảo, vui chơi thể thao nước, tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt người dân xung quanh (khai thác thủy sản trên hồ, làng cá bè La Ngà)

+ Hồ Đa Tôn : tham quan hồ, nghỉ dưỡng, tắm hồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

- Một số chương trình du lịch gợi ý :

+ Tổ chức các khóa học tìm hiểu về tự nhiên, về hệ ĐTV tại các khu điểm DLST.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 13

+ Các hoạt động cắm trại, dã ngoại, bồi dưỡng và luyện tập khả năng hướng đạo của du khách.

+ Thư giãn, nghỉ dưỡng, hít thở không khí trong lành

+ Đi xe đạp trong rừng, đi dạo bộ, hoặc đi thuyền trên hồ

+ Xem thú đi ăn đêm, xem chim

+ Tham quan các vườn trái cây, sinh hoạt với người dân

+ Mỗi người trồng một cây xanh và được đánh dấu đặt tên người trồng. Hàng năm, du khách sẽ đến chăm sóc cây.

+ Ngủ trong rừng để tận hưởng cảm giác sự hòa nhập với

thiên nhiên.


3.2.1.2. Hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề bổ trợ cho sản phẩm DLST

- Du lịch thể thao : trượt cỏ (khu du lịch Câu lạc bộ Xanh), leo núi (Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long), lướt ván - kéo dù (sông Đồng Nai – Hồ Trị An).


lửa

- Du lịch khám phá : Đá Ba Chồng, hệ thống hang động, miệng núi


- Du lịch hành hương : viếng các chùa cổ, các chùa là di tích văn hóa

lịch sử như Chùa Bửu Phong, Chùa Đại Giác, Chùa Long Thiền, Chùa Ông, Chùa Bửu Quang...

- Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa : Bảo tàng Đồng Nai, Mộ cổ Hàng Gòn, Văn miếu Trấn Biên, Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ, Nhà xanh...

- Du lịch nghiên cứu sinh học : tham quan, tìm hiểu các cánh rừng khác nhau Đồng Nai

- Du lịch nghỉ dưỡng : các Đảo trên Hồ Trị An, Thác Mai – Hồ nước nóng, Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long.

- Du lịch làng nghề : làng cá bè (Tân Mai, La Ngà), làng gốm (Tân Vạn, Hóa An), làng gỗ mỹ nghệ (Trảng Bom),...

- Du lịch vui chơi giải trí : khu Câu lạc bộ Xanh (Biên Hòa), Thác Giang Điền (Trảng Bom), khu du lịch Sơn Tiên (Long Thành).

3.2.1.3. Liên kết mở rộng không gian du lịch Đồng Nai sang các tỉnh thành lân cận, tạo thêm các sản phẩm du lịch, hạn chế các sản phẩm trùng lắp

- Tuyến Tân Phú – Định Quán : nối kết với tỉnh Lâm Đồng để phát triển cụm VQG Cát Tiên – Rừng Thác Mai – Rừng Chiến khu Đ

- Tuyến Long Thành – Nhơn Trạch : nối kết với TP.HCM phát triển các điểm DLST xã Vĩnh Thanh – Phước Khánh, các điểm DLST vườn Long Thành với quần thể DLST Cần Giờ

- Tuyến Biên Hòa - Vĩnh Cửu : Nối kết với TP.HCM, Bình Dương phát triển tuyến du lịch sông Đồng Nai – sông Sài Gòn – sông Bé.

- Tuyến Xuân Lộc – Long Khánh – Cẩm Mỹ : nối kết với Bình


Thuận phát triển tuyến du lịch Núi Chứa Chan – Hồ Núi Le – Mộ Cổ Hàng Gòn – các điểm du lịch Bình Thuận.

- Nghiên cứu các tổ chức tuyến điểm, sản phẩm DLST của các tỉnh thành vùng phụ cận để kết hợp tạo ra nét đặc trưng riêng của Đồng Nai :

+ TP.HCM : Bảo tàng cách mạng (du lịch văn hóa), làng du lịch Bình Quới (tham quan giải trí), vườn cò Thủ Đức (xem cò), rừng Sác Cần Giờ (tham quan nghỉ dưỡng), Địa đạo Củ Chi (tìm hiểu di tích)...

+ Tỉnh Bình Dương : vườn trái cây lái thiêu (tham quan nhà vươn, Căn cứ Tà Thiết (tham quan di tích), làng sơn mài Tương Bình Hiệp (tham quan làng nghề), làng gốm sứ Chánh Nghĩa (tham quan làng nghề)

+ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : Căn cứ Minh Đạm (tham quan di tích), khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu (tham quan nghiên cứu), Suối nước nóng Bình Châu (nghỉ dưỡng, chữa bệnh), Bãi biển Hồ Cốc (tắm biển)...

+ Tỉnh Lâm Đồng : Thác ĐamRi (tham quan thắng cảnh), Thác Pongour (tham quan thắng cảnh), Núi Lang Biang (tham quan núi), các loại hình tham quan nghỉ dưỡng...

+ Tỉnh Bình Thuận : Bãi biển (tắm biển), các khu resort (nghỉ dưỡng), núi Tà Cú (tham quan tín ngưỡng)...

+ Tỉnh Tiền Giang : Chùa Vĩnh Tràng (tham quan di tích), Cù la Thới Sơn (tham quan miệt vườn), Trại rắn Đồng Tâm (tham quan), Chợ nổi Cái Bè (tham quan sông nước).

+ Tỉnh Long An : Bảo tàng Long An (tham quan nghiên cứu), Trại rắn Mộc Hóa (tham quan), rừng tràm (tham quan)

+ Tỉnh Tây Ninh : Trung ương cục R (tham quan di tích), Thánh Thất Cao Đài (tìm hiểu văn hóa), Núi Bà Đen (tham quan tín ngưỡng).

3.2.1.4. Phát triển thêm các điểm dừng trung tâm trên tuyến đường đến các trung tâm du lịch lân cận

- Hướng đi Bà Rịa – Vũng Tàu : đầu tư khu mua sắm Bò sữa An Phước trên Quốc lộ 51 (huyện Long Thành).

- Hướng đi Lâm Đồng : đầu tư trung tâm mua bán hàng lưu niệm, nghỉ chân trên Quốc lộ 20 (Tân Phú – Định Quán)


- Hướng đi Bình Thuận : đầu tư trung tâm dừng chân tại khu vực Hồ Núi Le gần Quốc lộ 1A (Xuân Lộc)

- Hướng đi TP.HCM : nâng cấp trung tâm mua sắm, thương mại (siêu thị) Big C.

3.2.2. Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ DLST

3.2.2.1. Cải tạo, nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tập trung vào các sản phẩm du lịch trọng tâm

- Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống đường, điện, nước và thông tin liên lạc, hệ thống nhà hàng, CSLT để nâng cao năng lực hoạt động của ngành du lịch Đồng Nai.

- Đầu tư nâng cấp các công viên mở thêm các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ nhân dân. Tiếp tục phát triển thêm các khu vui chơi giải trí trong tỉnh.

- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, lữ hành...

- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cơ bản của du khách tại các khu điểm du lịch.

- Cải thiện toàn bộ hệ thống vệ sinh, hệ thống xử lý môi trường tại các khu điểm du lịch, đảm bảo phương châm môi trường xanh sạch.

- Phát huy mạnh vai trò của Hiệp hội du lịch trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng SPDL như tập huấn đào tạo, thông tin thị trường, nhận thức sâu về DLST, liên kết với cộng đồng địa phương...

3.2.2.2. Đẩy mạnh việc cải thiện nhân tố con người

- Khuyến khích các DN du lịch ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động quản lý kinh doanh khai thác.

- Lên kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ về kỹ năng, nghiệp vụ về DLST.

- Chuẩn hóa các nội dung cơ bản về thuyết minh DLST trên địa bàn tỉnh (lịch sử hình thành các khu tuyến điểm, ý nghĩa phát triển, giá trị tài nguyên...) phổ biến rộng rãi cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

3.2.2.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý du lịch

- Tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin trong việc quản


lý nhà nước, quản lý kinh doanh khai thác du lịch

- Nghiên cứu học tập các mô hình phát triển DLST thành công ở các nước để chọn lọc áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở địa phương.

- Ban hành tiêu chuẩn về ʺnhãn sinh tháiʺ và tiến hành đánh giá, công nhận cho các khu du lịch, CSLT đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, quản lý năng lượng, quản lý chất thải...

- Xây dựng các phương án ngăn ngừa rủi ro, phát triển du lịch trong các tình huống xảy ra khủng hoảng (dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng...)

3.2.3. Chiến lược tôn tạo, giữ gìn và phát triển tài nguyên DLST

3.2.3.1. Khai thác hợp lý trên cơ sở giới hạn sức chứa của tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa)

- Tiến hành nghiên cứu, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để xác định giới hạn hợp lý (sức chứa), mức độ nhạy cảm về môi trường, văn hóa, xã hội với tác động bên ngoài làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển các khu điểm du lịch cụ thể.

- Phân vùng các khu điểm DLST thành các khu vực chức năng (vùng lõi, vùng đệm, vùng khai thác, vùng đặc biệt nhạy cảm, vùng phục hồi...) nhằm mục đích bảo vệ và khai thác hợp lý.

- Thiết lập các chuẩn mực xử sự chung mang tính pháp lý để du khách tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường du lịch, trong đó hết sức lưu ý đến các khu điểm có tính ĐDSH cao, đặc biệt nhạy cảm với tác động bên ngoài.

- Việc vận hành khai thác các khu điểm DLST cần thống nhất quan điểm tuân thủ giới hạn phục vụ của các khu điểm du lịch, không chạy theo số lượng.

- Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi gặp mặt để lắng nghe ý kiến đóng góp, ý kiến phản hồi từ các nhà khoa học, các DN du lịch, người dân địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển các loại hình DLST.

3.2.3.2. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch

- Triển khai nâng cấp hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.


- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại các cụm, khu điểm du lịch. Xây dựng các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng dựa vào địa thế tự nhiên (điện năng dựa vào sức nước, sức gió) để đảm bảo về môi trường và giảm chi phí.

- Ban hành quy chế bảo vệ môi trường cho ngành du lịch Đồng Nai

3.2.3.3. Lập kế hoạch bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các giá trị nhân văn

- Tôn tạo, nâng cấp, quy hoạch lại các điểm di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhà cổ... để đủ tiêu chuẩn phục vụ du lịch.

- Từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các giá trị văn hóa bản địa gắn kết phát triển du lịch

3.2.3.4. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

- Thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trên cơ

sở :


nguyên


+ Ưu tiên về cơ hội việc làm cho những người địa phương

+ Luôn dành chi phí hợp lý cho việc bảo tồn, phục hồi tài


+ Khôi phục và phát triển các làng nghề nông thôn

+ Phân công lao động hợp lý để người dân có thể hưởng lợi từ

việc khai thác các mảng công việc nhỏ trong chuỗi giá trị.

- Khuyến khích tổ chức và hỗ trợ đầu tư về vốn để các hộ gia đình tham gia cung cấp một số dịch vụ phục vụ du khách (sản xuất và bán hàng lưu niệm, thuyết minh viên, lưu trú...).

3.2.4. Chiến lược đầu tư phát triển DLST

3.2.4.1. Tập trung đầu tư vốn ngân sách nhà nước mang tính xúc tác,

hỗ trợ

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng các khu du lịch trọng

điểm DLST của tỉnh nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo các SPDL có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

- Bảo vệ và tôn tạo các DTLS văn hóa, các di tích cách mạng đã


được xếp hạng, trong đó tập trung ưu tiên cho các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa vùng và quốc gia.

- Phát triển công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, xúc tiến du lịch.

3.2.4.2. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế

- Liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư phát triển, thu hút các tổ chức có kinh nghiệm về bảo tồn và khai thác DLST.

- Tiến hành cổ phần hóa các DN nhà nước nhằm thu hút nhân dân bỏ vốn vào đầu tư, hợp tác để đầu tư phát triển các điểm du lịch đã được quy hoạch.

3.2.4.3. Xây dựng cơ chế thu hút và giám sát đầu tư :

- Cải thiện môi trường đầu tư, quan tâm hỗ trợ nhà đầu tư nhiều hơn trong các khâu đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng.

- Các dự án đầu tư DLST cần phải có đánh giá tác động môi trường.

- Giám sát kết quả đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư DLST mang tính hình thức, đặc biệt lưu ý đến vai trò của cộng đồng địa phương.

3.2.5. Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực DLST

3.2.5.1. Đưa các nội dung về môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo

- Kết hợp ngành giáo dục tạo điều kiện cho các học sinh tham gia các buổi học ngoại khóa về môi trường kết hợp tham quan thực tế tại các khu điểm DLST.

- Đào tạo các hướng dẫn viên chuyên về DLST, bao gồm kiến thức về MTST, kỹ năng dã ngoại, lòng yêu thiên nhiên, khả năng ngoại ngữ...

- Tiến hành đánh giá, rà soát trình độ, kỹ năng còn thiếu làm cơ sở cho việc tiến hành đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại các khu điểm DLST.

3.2.5.2. Phổ biến kiến thức về môi trường, DLST

- Phổ biến các nội dung, kiến thức về môi trường, DLST trên các phương tiện truyền thông như Báo, Đài truyền hình, Đài phát thanh, website...

- Tổ chức các cuộc thi, gameshow tìm hiểu về MTST nói chung, và về các khu điểm DLST của Đồng Nai nói riêng ; các cuộc thi, gameshow kiến thức và kỹ năng của người hướng dẫn viên DLST giỏi và du khách DLST giỏi.


3.2.5.3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng

- Có kế hoạch cử cán bộ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển

- Liên kết gửi cán bộ, nhân viên đào tạo tại các Trường Du lịch (TP.HCM), chú trọng đào tạo lực lượng trung cấp du lịch.

- Hình thành Trường nghiệp vụ du lịch tại Đồng Nai, mở thêm khoa du lịch ở cấp độ đại học.

- Xây dựng và xúc tiến chương trình nâng cao hiểu biết về du lịch trong cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân, nhân viên trong ngành du lịch.

3.2.6. Chiến lược thị trường DLST

3.2.6.1. Xây dựng thương hiệu du lịch xanh cho Đồng Nai

- Định vị VQG Cát Tiên làm biểu tượng trung tâm cho DLST của

Đồng Nai.

+ Đề nghị sự hợp tác của các tổ chức bảo tồn quốc tế quảng

bá giá trị về ĐDSH của VQG Cát Tiên bằng các kênh thông tin chuyên ngành.

+ Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và chính quyền trong nước để đẩy nhanh quá trình UNESCO xem xét công nhận VQG Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới.

+ Tổ chức hoặc tham gia các sự kiện quan hệ công chúng (PR) để nâng cao hình ảnh của VQG Cát Tiên, hướng đến những thị trường trọng điểm.

+ Quảng bá thông qua hệ thống đại lý, văn phòng đại diện du lịch, tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời đề nghị sự hỗ trợ về xúc tiến du lịch từ các kênh chuyên ngành từ Tổng cục Du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023