Bảng 2.2: Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng do TNCs đầu tư tại Việt Nam
(Đơn vị: triệu USD, người)
Tên TNCs | Lĩnh vực đầu tư | Nơi đầu tư | Vốn đăng ký | Lao độn g | ||
1 | Cocacola | Đồ uống có ga | TP.Hồ Chí Minh | 358.6 | 957 | |
2 | Chrysler | Động cơ và ô tô | TP. Minh | Hồ Chí | 109.4 | - |
3 | Ford | Động cơ và ô tô | Hải Dương | 102.7 | 468 | |
4 | P&G | Mỹ phẩm, hoá chất | Bình Dương | 83 | - | |
5 | Mobil E | Khai thác dầu khí | Bà Tàu | Rịa-Vũng | 55 | - |
6 | American Home | Sản xuất gạch men | Bình Dương | 46.423 | - | |
7 | American Stand | Đồ sứ vệ sinh | Bình Dương | 25 | 30 | |
8 | Colgate Palmolive | Kem đánh răng | TP.Hồ Chí Minh | 40 | 493 | |
9 | Kidweld | Dự án điện 40MW | Bà Tàu | Rịa-Vũng | 39.585 | 35 |
10 | Mitsubishi | Xi măng | Thanh Hoá | 347 | - | |
11 | Nisho Iwai | Phân bón | Đồng Nai | 151 | - | |
12 | Fujitsu | Máy vi tính | Đồng Nai | 198.8 | 254 6 | |
13 | Honda | Xe máy | Vĩnh Phúc | 104 | 210 8 | |
14 | Toyota | Ô tô | Vĩnh Phúc | 89.6 | 684 | |
15 | Sanyo | Máy giặt | Đồng Nai | 75 | 434 | |
16 | Sony | Sản phẩm điển tử | TP.Hồ Chí Minh | 16.6 | 500 | |
17 | Matsushita | Điện tử, điện lạnh | TP.Hồ Chí Minh | 8 | 224 | |
18 | Posco | Thép | Hải Phòng | 95.69 | 542 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 2
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Của Tncs Và Vai Trò Của Nó Ở Các Nước Đang Phát Triển.
- Bài Học Kinh Nghiệm Thu Hút Fdi Của Tncs Ở Các Nước Trong Khu Vực
- Vốn Của Các Tncs Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Theo Hình Thức Đầu Tư.
- Sự Vận Động Của Hình Thức Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam Trong Thời Kỳ 1988-2003
- Các Vụ Sáp Nhập Các Doanh Nghiệp Fdi Tại Việt Nam (1988 - 2003)
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư
FDI vào lĩnh vực CN – XD phân bố không đều giữa các địa phương. Trừ dầu khí, các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CN – XD tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Hải Phòng. Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu) đã thu hút được 2.236 dự án với số vốn 15,75 triệu USD, chiếm 56,7% số dự án và 51,8% tổng vốn đầu tư nước ngaòi vào lĩnh vực CN – XD của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phí Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương) thu hút được 515 dự án với số vốn đăng ký 4,12 tỷ USD, chiếm 13,06% số dự án và 13,55% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CN – XD cả nước. Các dự án FDI vào lĩnh vực CN – XD có xu hướng trong lĩnh vực tập trung vào các khu công nghiệp ,khu chế xuất. Tính đến nay, các KCX-KCn đã thu hút được 1.416 dự án đầu tư nước ngaòi thuộc lĩnh vực CN – XD với tổng số vông đầu tư đăng ký trong ngành.
2.2.2. Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
Những năm qua, hoạt động đầu tư nước ngoài đã tác động đáng kể cho sự phát triển lĩnh vực nông – lâm – ngu nghiệp. Tính đến hết tháng 12/ 2005, lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có 789 dự án còn hiệulực đã đầu tư với tông số vốn là 3,775 tỷ USD, chiếm 13,08% số dự án và 7,4% vốn đầu tư đăng ký của khu vực đầu tư nước ngoài cả nước và phân vào các ngành chính như sau: trồng trọt chiếm 8,2%; chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 49,2%; chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản chiếm 22,6%; nuôi trồng thuỷ sản và chế biến lâm sản chiếm 8,4% vốn đầu tư đăng ký. Trong số các dự án còn hiệu lực nói trên có 585 dự án đã góp vốn triển khai, với số vốn đầu tư thực hiện là 1,775 tỷ USD. Bình quan hàng năm, toàn ngành thu hút khoảng 49,3 dự án với 235,9 triệu USD.
Bảng 2.3: Một số tiêu chí của các TNCs trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
Khu vực và quốc gia | Số TNCs | Vốn đầu tư (triệu USD ) | Lao động (người) | |
I | Châu á | 27 | 320 | 5.504 |
Đài Loan | 8 | 89 | 837 | |
Nhật Bản | 5 | 64 | 878 | |
Hàn Quốc | 5 | 39 | 273 |
Châu Âu | 8 | 273,4 | 3.097 | |
Pháp Na Uy | 3 2 | 237,7 13 | 2.702 69 | |
III | Châu Mỹ | 12 | 475,18 | 3.014 |
Mỹ B.V.Islands | 7 4 | 106,64 217 | 417 1.522 | |
Tổng = I + II + III | 47 | 1.069 | 11.615 |
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã thu hút 47 TNCs với vốn đầu tư 1.069 triệu USD và 11.615 lao động trực tiếp, chưa kể đến số lượng lớn các lao động thời vụ cũng như các lao động khác trong khu vự nông nghiệp chăn nuôi trồng trọt để cung cấp các sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc. Trong đó, nhóm các TNCs của Châu Á chiếm phần lớn về số TNCs và lao động với các số liệu tương ứng là 27 TNCs và 5.504 lao động. Các TNC Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 106,64 triệu USD và tạo ra 417 việc làm. Điển hình là công ty Cargiel chuyên chế biến sản phẩm nông nghiệp tại Đồng Nai đã đầu tư 4,2 triệu USD vào thu mua, xuất khẩu cafe tại Lâm Đồng. Trong khi, lĩnh vực này vẫn đang được coi là “sở trường” của các nhà đầu tư Pháp. Trong số 8 TNCs của Châu Âu với số vốn 273,4 triệu USD, Pháp chỉ có 3 TNCs nhưng số vốn lại chiếm tới 86,9% với 237,7 triệu USD. Có thể điểm tên các dự án quan trọng như: Tập đoàn Buorbon xây dựng nhà máy đường tại Tây Ninh với vốn đầu tư 113 triệu USD, nâng cấp nhà máy đường Yuanpa ở Gia Lai vơi 25,55 triệu USD. Tập đoàn Sivex, đầu tư 2 dự án liên doanh về sản xuất phân bón và cung cấp hạt giống tại Bà Rịa
– Vũng Tàu, với 30,3 triệu USD và một dự án sản xuất thức ăn bột cá tại Đồng Nai với 50 triệu USD; France Hybrides Crop đầu tư 1,858 triệu USD vào xst heo giống tại Đồng Nai,… Bên cạnh đó một số TNCs của Đài Loan, Xingapore, Thái Lan, Hà Lan,… cũng có những dự án lên đến trên 20 triệu USD trong lĩnh vực nông nghiệp. (Xem chi tiết Phụ lục 5).
Cơ cấu vốn đầu tư của TNCs trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trong những năm đầu, nguồn vốn đầu tư của TNCs của yếu
hướng vào lĩnh vực chế biến gỗ và các loại lâm sản. Từ năm 1994, nguồn vốn đầu tư từ TNCs được thu hút khá đồng đều vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến thuỷ sản, sxr đường mía, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cẩm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy. Đa số các chủ đầu tư chú trọng vào việc lựa chọn địa bàn đầu tư và cùng nguyên liệu truyền thống, phù hợp và thuận lợi với thổ nhưỡng, khí hậu cho việc phát triển nguồn nguyên liệu cho nhà máy (như các dự án mía đường tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, các tỉnh Đông Nam Bộ, các dự án trồng chè, trồng rau và hoa tại cá tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng,…). Trừ một số dự án sản xuất đường mía, thức ăn chăn nuôi, các dự án trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô hàng trục triệu USD, phần lớn các dự án đầu tư của TNCs vào ngành nông – lâm – thuỷ sản có quy mô nhỏ (dưới 10 triệu USD) và gần với nguồn nguyên liệu địa phương. Đây là đặc điểm riêng của ngành vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tính năng động cao, thích ứng nhanh với biến động thị trường, phù hợp vơi điều kiẹn Việt Nam có khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khia thác tốt tiềm năng trong nông nghiệp – nông thôn, tạo được nhiều việc làm mới.
Phần lớn các ngành trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, nên có đến 13 TNCs (trong số 47 TNCs) là doanh nghiệp theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 76,6% và số vốn đầu tư là 781,68 triệu USD (trong số 1.069 triệu USD), chiếm 73%, Hình thức này phù hợp với yêu cầu vốn điều hành hoạt động của doanh nghiệp cũng như những rủi ro cao của lĩnh vực này. Trong đó hình thức liên doanh chiếm 26,7% vốn đàu tư, 21,28% số lưọng dự án. Trong số các dự án 100% vốn nước ngoài, đa số thuộc các nước Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Xingapore, Mỹ và B.V.Islands, còn trong hinng thức liên doanh có khoảng 81% dự án của Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản.
Theo báo cáo từ các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu hàng năm bình quân đạt 312 triệu USD và tăng dần trong các năm liên tiếp theo (năm 1999 tăng 37% so với năm 1998, năm 2000 tăng gần 2
lần năm 1999, năm 2002 tăng 52% so với năm 2001). Từ năm 1998 cho
tớinay, doanh thu luỹ kế của lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt trên 5 tỷ USD.
Giá trị xuất khẩu từ năm 2001 đến nay tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1991 – 1995. Trong vài năm gần đây giá trị xuất khẩu đã tăng lên, năm 2001 tăng 16% so với năm 2000, năm 2002 tăng 31% so với năm 2001. Từ năm 1998 đến any, doanh thu xuất khẩu luỹ kế của lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt trên 1,5 tỷ USD (chiếm 31% tổng doanh thu).
Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp tuy mới đạt mức khiêm tốn khoảng 200 triệu USD (từ năm 1998 đến nay), nhưng đã tăng dần qua các năm (giai đoạn 1996 – 2000 tăng gấp 10 lân so với giai đoạn 1991 – 1995). Nguyên nhân do phần lớn các dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu từ đang được hưởng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế và mức tiền thuê đất trong những năm đầu.
2.2.3. Lĩnh vực dịch vụ
Theo bản thống kê đầu tư nước ngoài hiện nay lĩnh vực dịch vụ bao gồm: xây dựng và vận hành tổ họp khách sạn; khu du lịch; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; phát triển các khu đô thị mới; xây dựng và vận hành các khu văn phòng, căn hộ, nhà ở, văn hoá, y tế, giáo dục; tài chính – ngân hàng và các ngành dịch vụ khác.
Tính đến 12/ 2005, trong lĩnh vực dịch vụ có 1.142 dự án còn hiệu lực, chiếm 19,5% tổng số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực ở Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ là 16,054 tỷ USD, chiém 32% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, trong đó 6,386 tỷ USD đã được thực hiện, chiếm 24,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài đã được thực hiện.
Nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng biến động cùng chiều với sự biến động của dòng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam, trong khi dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng ít thay đổi. Trong giai đoạn trứơc năm 1999, sự biến động của dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ảnh hưởng lớn tới sự biến động của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam. Từ năm 2000 vai trò của khu vực dịch
vụ có xu hướng giảm đi, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực CN – XD giờ đây có tác động mạnh mẽ tới sự biến động của dòng vốn đầu tư nứơc ngoài.
Xét về giá trị, dòng vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn tăng nhanh liên tục từ năm 1988 đến năm 1996, tiếp đó là giai đoạn suy giảm mạnh lên tiếp từ năm 1997 – 2000 (do khủng hoảng kinh tế châu Á) giai đoạn từ năm 2001 đến nay là giai đoạn phục hồi, tuy chưa mạnh mẽ và rõ rệt:
Giai đoạn 1988 - 1996, giai đoạn đầu thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do cơ sở hạ tâng của Việt Nam ở trình độ thấp, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro cao nên các nhà đầu tư có khuynh hướng đầu tư vào các lĩnh vực thu hôi vốn nhanh. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư vào các công trình hạ tầng phục hồi trực tiếp cho việc phát triển hạ tầng kinh doanh cho các giai đoạn sau như hạ tâng khu công nghiệp, khách sạn, viễn thông, hạ tâng giao thông,… là rất bức thiết, trong khi nguồn vốn và công nghệ trong nước trong các lĩnh vực này còn rất hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm bắt được cơ hội này nên vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng liên tục cho đến trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính khu vực, đạt đỉnh cao vào năm 1996 với tổn g vốn đăng ký lên tới 5,4 tỷ USD, chiếm tới 59,9% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam của cả năm này.
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 dẫn tới sự sụt giảm đầu tư ra nước ngoài của các nước đối tác chính của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khối ASEAN. Việc đầu tư quá lớn vào lĩnh vực dịch vụ trong giai đoạn trước trong bối cảnh diễn ra khủng hoảng tài chính khu vực làm cho hàng loạt các dự án dịch vụ, đặc biệt là các khách sạn, văn phòng và khu du lịch,… rơi vào tình trạng thua lỗ. Các nguyên nhân này dẫn tới vốn đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ đã giảm sút liên tục trong 4 năm liền từ năm 1997 và xuống thấp nhất vào năm 2000, với 133 triệu USD vốn đăng ký (bằng 2,5% của năm cao nhất) và chỉ chiếm tới 6,4% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, năm 2000 cũng đánh dấu sự gia tăng trở lại của dòng vốn đăng ký vào
Việt Nam, chủ yếu là đầu tư vào ngành CN – XD (chiếm 88,8% tổng dòng vốn đăng ký của năm này).
Tính đến hết năm 2004, Việt Nam đã thu hút được 128 TNCs đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đầu tư 11.135 triệu USD. Trong lĩnh vực này, 15 TNCs của Xingapore đầu tư 4.122 triệu USD, chiếm 50,37% trong tổng vốn đầu tư 8.183,5 triệu USD của 69 TNCs đến từ châu Á. Hầu hết các TNCs của Xingapore đều đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, khu vui choi giả trí và các trung tâm thương mại. Điển hình như: Tập đoàn PID Investment Private xây dựng khu liên hợp gồm khách sạn, cửa hàng bán thực phẩm tại Hà Nội với số vốn 69,9 triệu USD, giải quyết cho 360 lao động; tập đoàn Antara Koh Development V Pte.,Ltd xây dựng một quần thể nhà ở,văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại với tổng vốn đầu tư lên tới 240 triệu USD; …
Tài chính – ngân hàng: TNCs về lĩnh vực này của Châu Âu vào Việt Nam tương đối sớm (1991 – 1992) như Credit Lyonnais (Pháp), Amono (Hà Lan), ANZ ( Ôxtrâylia), HongKong and Shanghai Banking Corporation – HSBC (Anh); Deutsch Bank (Đức), United Overseas Bank, Chase Manhattan Bank (Mỹ). Các dự án này có số vốn trung bình 15 triệu USD. Đây là những ngân hàng tầm cỡ trong giới ngân hàng – tài chính thế giới. Phạm vi hoạt động tại Việt Nam của các ngân hàng này rất rộng như tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các dự án lớn, chuyển tiền, tư vấn đầu tư, … Về dịch vụ bảo hiểm cũng đã có mặt một số công ty như: Prudential bảo hiểm nhân thọ với số vốn đầu tư 60 triệu USD, Prudential & AGF bảo hiểm phi nhân thọ AIA bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn có sự tham gia của một số tập đoàn khác như Commercial Union và Citi Group,…
Bên cạnh đó, lĩnh vực bưu chính – viễn thông ở Việt Nam hiện nay cũng đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Đến giữa năm 1999, Việt Nam đã tiếp nhận được 14 dự án của TNCs với tổng số vốn đầu tư là 1,545 tỷ USD và 25% trong số đó đã thực hiện (vào khoảng 388 triệu USD).Giai đoạn 1991-1995, vốn đầu tư cam kết là 413 triệu USD, nhưng
giai đoạn 1996 – 1998, mặc dù khu vực lâm vào khủng hoảng kinh tế, mức cam kết đầu tư vào lĩnh vực này vẫn đạt 845 triệu USD. Trong vòng 10 năm (từ 1991), doanh thu của ngành hàng năm tăng gấp 2 lần so với năm trước, tốc độ công nghệ đổi mới nhanh, đã hiện đại hoá cả sản xuất và dịch vụ. Sự hiện diện của các TNCs trong lĩnh vực này chủ yếu đến từ các nước châu Âu, Mỹ và châu Úc như: Erisson (Thuỷ Điển), Motorola (Mỹ), Telstra ( Ôxtrâylia),… TNCs của Pháp đã sớm có quan hệ hợp tác với Việt Nam với thiện chí chuyển giao công nghệ cao. Các TNCs tên tuổi như: Alcatel, France Telecom, Philips TRT, SAT, Siemens,… đã và đang có các sản phẩm tại Việt Nam. Tiên phong trong hợp tác kinh doanh là Alcatel. Kể từ năm 1990, Alcatel đã triển khai hàng loạt dự án cung cấp thiết bị viễn thông như tổng đài E10B cho các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nứơc, thiết bị chuyển mạch gói, truyền dữ liệu,… Tập đoàn Siemens (Đức) đầu tư vào lĩnh vực cáp quang trị giá 2,83 triệu USD. Hay dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa tổng công ty bưu chính – viễn thông và tập đoàn France Telecom phát triển mạng viễn thông ở khu vực TP Hồ Chí Minh, trị giá 615 triệu USD. Một điểm sáng khác của lĩnh vực viễn thông là dự án BCC về thông tin di động giữa tổng công ty bưu chính – viễn thông với Comvik – một công ty viễn thông của Thuỵ Điển với tổng vốn đầu tư phía Thuỵ Điển góp là 341 triệu USD. Dự án này đã thành lập lên mạng viễn thông di động Mobil Fone. Đây là một trong những mạng di động hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Ngoài ra là các dự án như xây dựng nhà máy điện với sự tham gia của một số công ty Đức (110 triệu USD); dự án xây dựng nhà máy nứơc Thủ
Đức (120 triệu USD) với sự tham gia của Lyonaise des Eaux (Pháp)5 .
Trong lĩnh vực du lịch – khách sạn, Pháp cũng là đối tác châu Âu đi tiên phong đầu tư vào Việt Nam. Khởi đầu là dự án khách sạn Metropole trị giá 49 triệu USD, liên doanh giữa Công ty Du lịch Hà Nội với Feal International và Societede Devel thuộc tập đoàn kinh doanh khách sạn phong cách Pháp nổi tiếng thế giới. Đây được xem là một khách sạn đang hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, phải kể đến các dự án