Mục tiêu hoạt động phổ biến của các TNC trên phạm vi toàn cầu là tranh thủ giá cả sức lao động rẻ ở các quốc gia đang phát triển. Do đó với số lượng các TNC ngày càng lớn và sự có mặt của các TNC ở khắp các quốc gia trên thế giới cho thấy quy mô và khả năng tạo việc làm của các TNC trên phạm vi toàn cầu.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, năm 1995 với 100 TNC hàng đầu thế giới và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển đã tạo ra được
5.800.000 và 470.000 việc làm ở các nước phát triển và đang phát triển. Trong 100 TNC hàng đầu thế giới, bình quân mức tăng việc làm ở nước ngoài đạt 4% giữa các năm 1993 - 1995. (5). Các TNC còn tạo việc làm gián tiếp thông qua các hoạt động liên kết, cung cấp dịch vụ cho các công ty nội địa. Đầu những năm 1990, nếu tính cả số việc làm được tạo ra một cách trực tiếp và gián tiếp thì TNCs đã tạo việc làm cho khoảng 150 triệu người lao động, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động thế giới. Trong đó số có việc làm trực tiếp là 73 triệu người và có gần 60% nhân viên làm việc ở các TNC mẹ, còn 40 % là làm việc ở các tổ chức khác nhau ở nước ngoài. Tính đến năm 1996, 500 công ty hàng đầu thế giới đã tạo việc làm cho hơn 35,5 triệu lao động. Chẳng hạn, năm 1996 GMC có số lao động lớn nhất 647.000 người; Ford Motor là 371.000 người, Uniliver là 306.000 người và US Postal Service là 88.000 người. (6)
Thứ bẩy, các TNC đã và đang có vai trò quan trọng về đào tạo nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám ngày càng cao.
Chúng ta biết rằng sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung được tạo bới nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực là động lực tạo nên khả năng tăng trưởng kinh tế. Thông qua sự phát triển của chính bản thân mình các TNC đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực về mọi mặt. Dưới các hình thức tài trợ tài chính khác nhau
các TNC đã đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề ở các nước chủ nhà thông qua: tài trợ phát triển giáo dục, khuyến khích học tập v.v..
Một hình thức phổ cập giáo dục có hiệu quả mà các TNC thường áp dụng đó là sử dụng hệ thống đào tạo qua mạng Internet, dưới hình thức này nguồn nhân lực ở các quốc gia có thể nâng cao trình độ một cách cập nhật.
Hơn nữa, xu thế toàn cầu hoá đã tạo động lực mạnh mẽ trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nó đòi hỏi các TNC phải có chiến lược đào tạo cán bộ, nâng cao kỹ năng quản lý của các TNC. Chính yếu tố này sẽ góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh lớn cho các TNC. Vì vậy, hàng năm chi phí cho giáo dục nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên của TNC thường không dưới 80 tỷ USD. Các TNC đã tích cực áp dụng các công nghệ và hệ thống dạy học hiện đại và các khoá học khác nhau để nâng cao chất lượng dạy học. Chẳng hạn, ở tập đoàn IBM tỷ trọng các chương trình dạy học trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã tăng trong thời gian từ 1998 – 2000 từ 10% lên 37% (7)
Mặt khác thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài các TNC đã trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu, đào tạo nghề và đào tạo kỹ năng quản lý, qua đó người lao động được nâng cao trình độ về mọi mặt: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý, hiểu biết pháp luật, tác phong làm việc theo lối công nghiệp.v.v.. từ đó tạo nên hiệu ứng lan toả các kỹ năng này ở các quốc gia có sự hoạt động của các TNC.
1.3. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của TNCs ở các nước trong khu vực
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc(phụ lục số 1), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển như sau:
- Cần mạnh dạn phát triển các hình thức FDI phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt, trong giai đoạn đầu, bên cạnh các hình thức đầu tư thông thường nên khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hình thức BOT nhằm phát triển nhanh cơ sở hạ tầng để tạo lợi thế vị trí thu hút FDI.
- Để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI, Chính phủ nước sở tại phải nỗ lực tạo dựng các điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển các hình thức FDI ở nước mình cụ thể là phải tạo hành lang pháp lý cho các hình thức FDI, hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển thị trường vốn trong nước…
- Để thu hút FDI của TNCs, các chính sách ưu đãi về tài chính không đủ hấp dẫn đầu tư mà cần phải mạnh dạn phát triển các hình thức FDI phù hợp với cơ cấu tổ chức của TNCs như cho phép thành lập chi nhánh Công ty, thành lập Công ty holding (mô hình Công ty mẹ - con) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đồng thời, cần chuẩn bị hành lang pháp lý để thực hiện lộ trình mở cửa cho đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
- Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chính sách minh bạch, rõ ràng, ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút FDI. Các nước đang phát triển cần tiếp thu kinh nghiệm này trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là khi xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động FDI.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Thực trạng FDI của TNCs vào các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
2.1.1 Lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng
Hiện nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 1/3 giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. tímh đến hết năm 2005, trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (CN - XD) đã có 4,053 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng kí. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lĩnh vực CN – XD không đồng đều qua các năm. Nếu như trong giai đoạn 1988 – 1995 FDI đã tăng liên tục và đạt đỉnh cao vào năm 1995 với 3,8 tỷ USD đăng kí thì trong giai đoạn 1996 – 1999 đã suy giảm và từ 2001 đến nay dòng vốn này đã có dấu hiệu phục hồi.
Thời điểm 1988 – 1990, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, thể chế kinh tế thị trường bắt đầu được hình thành , cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp luật chính sách chưa hoàn thiện. Do vậy trong 3 năm đầu tư cả nước mới thu hút ddược 213 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng kí 561 triệu USD, chiếm 40,1% tổng số vốn dầu tư.
Giai đoạn 1991 – 1995, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh, trong 5 năm đã có 1.416 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 17,01 tỷ USD. Trong xu hướng chung đó, FDI vào lĩnh vực CN – XD cũng tăng liên tục, từ 685,5 triệu USD năm 1991 đã đạt 3,8 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký vào năm 1995. Tính chung trong 5 năm, lĩnh vực CN – XD đã thu hút được 9,02 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tập chung chủ yếu trong các ngành công nghiệp nặng (36,3%), công nghiệp nhẹ (21,4%), xây dựng (17%), công nghiệp thực phẩm và dầu khí (25,3%).
Giai đoạn 1996 – 1999 khủng hoảng tài chính khu vực đã dẫn tới sụt giảm đầu tư ra nước ngoài của các nứơc đối tác hàng đầu của Việt Nam như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, … Vốn FDI vào lĩnh vực CN – XD giai đoạn này đã sụt giảm trong 4 năm liên tiếp xuống mức thấp nhất vào năm 1999 với 1,58 tỷ USD vốn đăng ký. Tuy nhiên tình hình chung cả 5 năm, nguồn FDI vào lĩnh vực CN – XD đạt 11,25 tỷ USD tăng 25% so với 5 năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp nặng chiếm 36,5%, ngành công nghiệp nhẹ chiếm 16%, xây dựng chiếm 20,1%, công nghiệp thực phẩm chiếm 13,5%, công nghiệp dầu khí chiếm 13,4%.
CN dầu khí CN nhẹ CN nặng
CN thùc phÈm
Xây dựng
27%
6%
13%
10%
44%
Biểu 2.2 Cơ cấu FDI theo ngành trong lĩnh vực CN - XD (1988 - 2005)
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Từ năm 2000 dòng FDI vào lĩnh vực CN – XD đã bắt đầu phục hồi tuy chưa vững chắc. Năm 2001 đạt 2,4 tỷ USD, tuy nhiên đã giảm xuống mức 1,97 tỷ USD trong năm 2002 và tiếp tục tăng nhẹ từ năm 2003. Năm 2004, có một số dự án quy mô lớn như: Công ty liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Canada) với tổng vốn đầu tư 147 triệu USD; Công ty đầu tư và phát triển Thành Công (Trung Quốc) 114,58 triệu USD. Nhờ đó đã tạo đà khởi động cho một loại đầu tư của TNCs năm 2005. Năm 2005, có những dự án tăng vốn như: Công ty TNHH Canon, vốn 160 triệu USD; Công ty chế tạo công nghiệp VMEP vốn đầu tư tăng thêm 70,2 triệu USD; Công ty liên doanh Larkhanll, vốn bổ sung 62,5 triệu USD; Công ty Honda Việt Nam,vốn đầu tư tăng thêm 58 triệu USD; Công ty Toto Việt Nam, vốn đầu từ tăng thêm 52 triệu USD,… Tính chung trong 5 năm, FDI vào lĩnh vực CN – XD đã thu hút thêm 10,21 tỷ USD vốn đăng ký. Trong đó, công nghiệp nặng chiếm 43%, công nghiệp nhẹ chiếm 34,3%, công nghiệp dầu khí chiêm 12,1%, ngành công nghiệp
thực phẩm và ngành xây dựng giảm đáng kể, công nghiệp thực phẩm chiếm 4,3%, xây dựng chiếm 6,3%.
Trong lĩnh vực CN – XD nhóm các TNCs hàng đầu của Mỹ với 145 dự án và vốn đăng ký đạt trên 785,47 triệu USD, điển hình là dự án lắp ráp ô tô Ford với vốn đăng lý 102 triệu USD, dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive với 40 triệu USD, Cocacola trong lĩnh vực nước giải khát với 358,6ud tại thành phố Hồ Chí Minh… Phần lớn các TNCs Mỹ chọn hình thức đầu tư vốn 100% với 113 dự án (chiếm 65%), tổng vốn đăng ký là 680,52 triệu USD (chiếm 60%); 47 dự án liên doanh (chiếm 27%), tổng vốn đầu tư đăng ký là 340,26 triệu USD (chiếm 30%); và 14 dự án hợp doanh (chiếm 8%) với vốn đăng ký là 113,42 triệu USD (chiếm 10%).
Cho đến nay, Việt Nam đã cấp 26 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới ở cả 4 Châu lục là Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc và châu Á theo các hợp đồng phân chia sản phẩm để thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Theo đó, không kể số vốn của Liên doanh Việt Xô Petro và các TNCs đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến dầu khí, chỉ riêng tổng số vốn đầu tư vào thăm dò trong lĩnh vực liên quan đến dầu khí đã lên tới xấp xỉ 1,9 tỷ USD. Ngay từ những năm 70, các công ty Agip (Italia), Deminex (Đức), Companie Generale de Geophysique (Pháp) đã có những hợp đồng thăm dò dầu khí thềm lục địa phía Nam. Sau đó là những tập đoàn có tên tuổi và tầm cỡ quốc tế của Tây Âu, khoảng 70% tổng vốn đầu tư của Anh ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực dầu khí. Trong số 7 công ty dầu khí lớn của Anh đang hoạt động ở Việt Nam thì đều là những tập đoàn lớn như: BP, Enterprise Oil, Castrol, British Gas, BBL, Shell,… Đáng kể là dự án hợp doanh giữa tập đoàn BP và Statoil (Nauy), có tổng vốn đầu tư 1,8 tỷ USD, trong đó Anh đóng góp 1 tỷ USD. Hay liên doanh giữa tập đoàn Total (Pháp) vứi Shell (Anh – Hà Lan) dành được hợp đồng thăm dò lô số 10, 11 ở phía Tây Nam mỏ Đại Hùng, tổng vốn đầu tư cho hợp đồng này lên đến 80 triệu USD. Bên cạnh đó, Total còn xíc tiến hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, hoá chất, xây dựng, mạng lưới bán xăng dầu, hơi đốt hoá
lỏng. Vừa qua Chính phủ Việt Nam mới cấp giấy phép cho dự án liên doanh nhựa đường Total với vốn đầu tư 198 triệu USD.
Bảng 2.1: Một số tiêu chí của các TNC trong lĩnh vực CN – XD
Khu vực và quốc gia | Số TNCs | Vốn đầu tư (triệu USD ) | Lao động (người) | |
I | Châu á | 147 | 8.652 | 112.777 |
Nhật Bản | 52 | 2.377 | 32.750 | |
Hàn Quốc | 23 | 1.661 | 44.021 | |
Đài Loan | 15 | 1.907 | 7.544 | |
Singapore | 15 | 1.972 | 7.601 | |
II | Châu Âu | 54 | 4.432 | 18.284 |
Pháp | 16 | 652 | 5.069 | |
Hà Lan | 12 | 1.456 | 3.933 | |
Anh | 8 | 1.036 | 2.019 | |
III | Châu Mỹ | 35 | 1.229 | 9.352 |
Mỹ | 25 | 537 | 2.649 | |
B.V.Islands | 5 | 159 | 3.338 | |
Tổng = I + II + III + Châu úc | 240 | 14.155 | 141.673 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 1
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 2
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Của Tncs Và Vai Trò Của Nó Ở Các Nước Đang Phát Triển.
- Các Dự Án Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp – Xây Dựng Do Tncs Đầu Tư Tại Việt Nam
- Vốn Của Các Tncs Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Theo Hình Thức Đầu Tư.
- Sự Vận Động Của Hình Thức Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam Trong Thời Kỳ 1988-2003
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong số 240 TNC được khảo sát trong lĩnh vực CN – XD, có 52 TNCs của Nhật với tổng vốn đầu từ là 2,377 tỷ USD chiếm 21,67% về số TNC và 16,79% về vốn đầu tư. Các TNC Nhật Bản cũng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn mà nước ta còn yếu nhe: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô, xe máy; hàng điện tử và các mặt hàng cơ khí cao cấp. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm 65,4% tổng số dự án và 81,5% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản đang hoạt động. Đối với ngành
điện và điện tử, các TNC Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cung cấp chủ yếu là ti vi và các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt,… Ngoài ra các công ty này còn cung cấp một số thiết bị âm thanh Hifi stereo, đầu DVD. Riêng lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô, các công ty Nhật tham gia đông dảo nhất với 7 dự án có tổng vốn đầu tư trong giai đoạn đầu 384 triệu USD.Các TNCs Nhật Bản hoạt động trên khắp cả nước Việt Nam. Nếu khu vực phía
Nam tập trung các dự án về sản xuất thiết bị điện tử như: Sony, Sanyo, Toshiba,… thì khu vực phía Bắc là địa điểm đầu tư của Nhật về lĩnh vực
động cơ như: Toyota, Honda, Suziki,… Ti vi là thiết bị gia dụng là những sản phẩm có nhu cầu đặc biệt cao trong thời kỳ đầu của qúa trình phát triển kinh tế do nguyện vọng nâng cao mức sống của đại đa số quần hcúng. TNCs thường xây dựng các nhà máy tại thị trường tiêu thụ để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, các sản phẩm này thường có khối lượng và kích cỡ cồng kềnh, do vật các nhà máy cẩn xây dựng gần địa điểm tiêu thụ để giảm chi chí vận chuyển. Canon là ví dụ điển hình, trong năm 2005 Canon tiến hành đầu tư 100 triệu USD để nâng công suất hàng năm từ 600.000 bộ sản phẩm lên 1.200.000 bộ sản phẩm. Nhà máy mới được xây dựng ngay sát cơ sở cũ (KCN Thăng Long) cho ra đời các sản phẩm chức năng như máy in có tính năng phôtô và scan. Canon cam kết sẽ nâng tỷ lệ nội địa hoá từ 5% lên 15% theo quy mô sản xuất.
Các TNC Nhật Bản đóng tại Việt Nam nhưng hướng vào thị trường quốc tế thường sản xuất các thiết bị máy tính ngoại vi và các thiết bị âm thanh. So với việc sản xuất ti vi và đồ gia dụng, các công ty thuộc lĩnh vực kể trên thường có xu hướng xây dựng nhà máy cách xa thị trường tiêu thụ. Rất nhiều công ty sản xuất các thiết bị âm thanh và điện tử, máy tính ngoại vi đóng tại
Đông Á, nhưng xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mỡnh sang thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản
Mặc dù ban đầu các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam còn rất dè dặt và mang tính chất thăm dò, tuy nhiên cho tới nay Nhật Bản đang và sẽ trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam. Xét về quy mô dự án, tính đến hết 31/ 12/ 2005 Nhật Bản có 600 dự án với vốn đăng ký 6,28 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 4,67 tỷ USD, bình quân mỗi dự án là 10,48 triệu USD, cao hơn nhiều so với bình quan chung của các dự án đầu tư tại Việt Nam (8,46 triệu USD /dự án). Trong đó, Nhật Bản đã đầu tư 4,87 tỷ USD vào lĩnh vực CN – XD. Đến nay hầu hết TNCs hùng mạnh của Nhật Bản như: Sony, Mitsushita, Toyota, Honda,… đều đã có mặt ở Việt Nam với những dự án đầu tư quy mô lớn.