Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 2


Chương 1‌‌

VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCS) VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1.1. Các công ty xuyên quốc gia.

1.1.1. Khái niệm

Công ty xuyên quốc gia là hình thức tổ chức doanh nghiệp quốc tế trong nền kinh tế thị trường có tầm hoạt động vượt quá khuôn khổ biên giới của một quốc gia.

Theo định nghĩa của UNCTAD, tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) là hệ thống bao gồm công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở chính quốc. Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài. Có ba loại hình công ty con của TNC là:

+ Chi nhánh là công ty con hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ.

+ Công ty con phụ thuộc: công ty mẹ sở hữu hơn 50% tổng tài sản công ty này và họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty con này.

+ Công ty con liên kết: công ty mẹ tuy chiếm trên 10% tài sản của công ty nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như công ty con phụ thuộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

1.1.2. Đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia

- Về quy mô: Các NTC có quy mô về tài chính rất lớn. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới, thì Mỹ có 162 công ty, Nhật Bản có 126 công ty, các nước như Đức có 41 công ty, Pháp 42, Anh 34, Hà Lan 8, Thuỵ Sỹ 14, Italia 13, Nga 1. Công ty đứng số 1 thế giới về tài sản ở nước ngoài trong bảng danh sách của UNCTAD năm 2003 là General Electric (Mỹ) với tổng

Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 2


số tài sản nước ngoài là 258.900 triệu USD, tổng doanh thu là 134.187 triệu USD, số lượng công nhân là 305.000 ngàn người. Công ty đứng thứ 2 là Vodafone Group Plc (Anh), tiếp theo sau là 3 công ty Ford Motor, General Motors (Mỹ), British Petroleum Company của Anh. Đứng thứ 7 mới là công ty Royal Dutch – Shell Group (Anh – Hà Lan) có tổng tài sản nước ngoài là

112.587 triệu USD (tổng tài sản là 168.091 triệu USD), lợi nhuận 8.887,1 triệu USD, tổng doanh thu 201.728 triệu USD và có số công nhân là 119.000 người. Các TNCs có phạm vi hoạt động rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu thông qua việc cắm nhánh ra nước ngoài với số lượng lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh, nhưng mỗi ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của các TNCs như tập trung vào các ngành có hàm lượng khoa học cao (công nghiệp chế biến, dịch vụ,…) và các nước tư bản phát triển. Chúng nắm những phương tiện kỹ thuật hiện đại với những trung tâm nghiên cứu và phát triển đồ sộ, mà khoản chi ngân sách bằng với ngân sách nghiên cứu và phát triển của một nước lớn. Ví dụ như công ty Philips Electric (Hà Lan) là một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới với 263 chi nhánh đặt ở hơn 70 nước, nếu tính cả nước mẹ thì có 378 chi nhánh công ty Heineken (Hà Lan) là một công ty sản xuất bia đã mua nhà máy bia của Italia, Hungary. Hãng Renaul SA (Pháp) chuyển về lĩnh vực động cơ máy có 136 (trong số 207) chi nhánh ở nứơc ngoài như ở Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan,… Tổ hợp dầu lửa Total (Pháp) với 602 chi nhánh có mặt ở hơn 80 nứơc trên thế giới và các trọng điểm dầu khí như Trung Đông, Biển Bắc, Mỹ – Latinh. Trong đó, có 150 cơ sở sản xuất ở 35 nứơc, Total có cổ phần trong 17 cơ sở lọc dầu ngoài nước Pháp và Hà Lan, Đức, Mỹ và Châu Phi. Mỗi năm Total

khoan thăm dò hoặc khoan cho sản xuất ở 20 nước trên diện tích rộng 72 vạn m2. Khí đốt do Total sản xuất chủ yếu được khai thác ở Inđônêxia, Thái Lan, Mianma, Arhentina và Biển Bắc.


- Đặc trưng cắm nhánh ngoại quốc – một đặc trưng cơ bản của các công ty xuyên quốc gia, là việc những xí nghiệp con, cháu và những liên hợp ở nước ngoài đặt dưới sự kiểm soát của công ty mẹ. Ngày nay, các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia ít mang tính cổ truyền, thực chất nó là các công ty xuyên quốc gia mà công ty mẹ thực hiện phân công chuyên môn hoá đối với các chi nhánh. Để thực hiện cắm nhánh ở nước ngoài, các TNCs cũng thực hiện một số hình thức cơ bản, như thiết lập các xí nghiệp 100% vốn của mình và hình thức liên doanh,… đối với hình thức 100% vốn, là hình thức mà các TNCs sử dụng sớm nhất với việc các xuyên quốc gia thực hiện mua lại xí nghiệp của nước chủ nhà - thường là các xí nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và có nguy cơ phá sản, hoặc đầu tư xây dựng xí nghiệp mới. Đây cũng là cách thức khá phổ biến trong thời đại ngày nay, khi mà các nước theo đuổi chính sách mở cửa và tạo ra nhiều ưu đãi về thuế nhằm thu hút FDI, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá đất nước. Còn với hình thức liên doanh, cũng là hình thức phổ biến hiện nay mà TNCs sử dụng để thực hiện cắm nhánh và bành trướng quốc tế. Các xí nghiệp liên doanh có thể được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, như mua cổ phần của một xí nghiệp mới, xây dựng hoặc lập ra những xí nghiệp chi nhánh mà TNCs nắm giữ cổ phiếu khống chế theo chế độ tham dự.


QG6

FDI

QG1

FDI

QG4

FDI

QG2

QG5

FII

FII

FDI

QG3

8


Hình 1.1: Biểu diễn đặc trưng cắm nhánh của các TNCs

- Về cơ cấu tổ chức, quản lý: các TNCs là những hình thức liên kết của nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành, hay những ngành khác nhau dưới sự điều tiết chung của một công ty mẹ đối với hệ thống các chi nhánh ở nhiều nước. Trong thực tế, các TNCs trên thế giới thường áp dụng những mô hình quản trị điều hành cơ bản sau:

+ Mô hình “kim tự tháp”, về thể chế quản lý tập trung quyền lực theo chiều dọc, trực tuyến.

+ Mô hình “mạng lưới” (đa trung tâm), về thể chế quản lý phân tán quyền lực cho các bộ phận chi nhánh.

+ Mô hình “hỗn hợp” (nhị nguyên), về thể chế quản lý phối hợp giữa tập trung và phân tán quyền lực.

Tuy vậy, đối với từng nhòm nước lại áp dụng mô hình mang tính đặc thù riêng tuỳ theo trình độ phát triển, văn hoá, tập quán, đại lý,…

+ Đối với nhóm các TNCs Mỹ – Châu Âu: do chịu ảnh hửơng lâu dài của hệ thống kinh tế thị trường nên các nước này luôn lấy mô hình “tự do cạnh tranh” làm nội dung cơ bản của chế độ hoạt động của TNCs. Các TNCs Âu – Mỹ có đặc trưng chủ yếu là quyền sở hữu tách khỏi quyền kinh doanh. Các cổ đông là người sở hữu không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, mà tác động vào các quyết định của công ty thông qua hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị thuê giám đốc chuyên nghiệp điều hành việc kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty là người làm thuê cho công ty, chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty. Quan hệ trong tổ chức nội bộ của các tập đoàn xí nghiệp nhà nứơc Âu – Mỹ nói chung là đơn giản. Cầu nối cơ bản của sự liên kết giữa các xí nghiệp thành viên là quan hệ tư bản (vốn, tài sản) và đó là cơ sở để tập đoàn có đựơc sự quản lý thống nhất.

+ Đối với Nhật Bản: cơ chế quản lý kinh doanh của TNCs Nhật Bản bắt nguồn từ nền văn hoá truyền thống, mang màu sắc Nhật Bản, có tiếp thu


các nhân tố tích cực trong cơ chế quản lý kinh doanh của các công ty hiện đại của phương Tây. Nhật Bản là một xã hội đẳng cấp được xây dựng kết cấu theo chiều dọc, giữa các TNCs cũng phân biệt đẳng cấp rõ rệt. Quan hệ giữa các TNCs ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị xã hội của nhà kinh doanh và công nhân viên trong tập đoàn. Với mục tiêu phát triển mạng lưới công ty của Nhật Bản trên khắp thế giới, các TNCs Nhật Bản luôn để cho những công ty vệ tinh của chúng có đựơc quyền tự do ở mức đáng kể. ở Nhật Bản, các công ty, tập đoàn áp dụng “chế độ làm việc suốt đời”. Quan hệ giữa công nhân viên với công ty là cố định, các nhà kinh doanh không tuỳ tiện sa thải công nhân, việc trả lương và nâng bậc cho công nhân căn cứ vào tuổi tác, học lực và thâm niên công tác liên tục. Chính vì lẽ đó nên mọi người đều phải dốc sức phấn đấu cho sự sinh tồn và phát triển của công ty.

1.1.3. Các loại hình công ty xuyên quốc gia

Các chuyên gia kinh tế đã dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để thực hiện hình thức tồn tại của các TNCs. Chẳng hạn:

- Căn cứ theo quá trình vận động và lĩnh vực hoạt động của các TNCs:

+ Công ty xuyên quốc gia sơ khai: là loại hình đầu tiên có từ thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh thống trị. Các công ty này thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng với mục đích khai thác nguyên liệu, bóc lột lao động làm thuê ở thuộc địa phục vụ cho quá trình tích luỹ tư bản để công nghiệp hoá. Các công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh thế kỷ XVII – XVIII là những ví dụ điển hình về loại hình TNCs này.

+ Công ty xuyên quốc gia thương mại: gồm những công ty mà chi nhánh ở nước ngoài là những chi nhánh chủ yếu thực hiện việc xuất nhập khảu hàng hoá. Ngoài ra việc sản xuất cũng có thể được thực hiện tại chỗ ở các chi nhánh này khi việc thâm nhập thị trường trở nên khó khăn. Song việc sản xuất tại chỗ thường có giới hạn, chỉ sản xuất một phần sản phảm theo mẫu của công ty mẹ, hoặc chỉ thực hiện việc lắp ráp một số bộ phận linh kiện để thực hiện xuất khẩu tại chỗ.

+ Công ty xuyên quốc gia sản xuất: Với loại hình này, quy trình sản xuất một sản phẩm được phân chia theo những công đọan nhất định và mỗi


xí nghiệp chi nhánh sẽ đảm nhiệm sản xuất một bộ phận hoặc một số chi tiết sản phảm, hoặc lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Các bộ phận của sản phẩm đựơc lưu thông giữa các chi nhánh, trong nội bộ công ty, cuối cùng đến một chi nhánh, ở đó sản phẩm được lắp ráp và mang nhãn hiệu của nước mẹ hoặc nước chủ nhà. Các TNC điển hình cho loại này như: Sony, IBM, Toyota, Honda,…

+ Công ty xuyên quốc gia tài chính, kỹ thuật: là những công ty có sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, hoạt động trong những ngành có hàm lượng khoa học cao và làm nhiệm vụ cung cấp kỹ thuật, tài chính cho các công ty chi nhánh ở nứơc ngoài. Qua con đường này, công ty mẹ kiểm soát, cho phối các hoạt động của các công ty nhánh. Điển hình cho loại hình này: Exxon, Mc Donal Douglas, Mobil Oil,…

- Tuỳ theo tính chất phức tạp của sản xuất và hình thức tổ chức công

ty

Theo Maicơn Z.Brucơ và H.Liremmơ có thể chia các công ty xuyên

quốc gia thành các loại công ty A, B, C, D. Trong đó công ty loại A chỉ sản xuất một loại sản phẩm cá biệt; công ty loại B sản xuất những nhóm sản phẩm trong nước và tổ chức việc tiêu thị ở nứơc ngoài theo sự phân chia các khu vực địa lý, với mục đích đẩy mạnh và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá; công ty loại C cũng sản xuất các nhóm sản phẩm nhưng việc sản xuất ở nước ngoài được đặt dười sự kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ; công ty loại D được hình thành từ sự phát triển hơn nữa của các loại công ty A, B, C.

Mặc dù có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các TNC. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu thì cách phân loại phổ biến hiện nay là phân loại theo trình độ phát triển, biểu hiện ra là sự thay đổi về hình thức sở hữu tư bản của các TNCs.

+ Cartel: loại hình liên kết giữa các công ty độc quyền trong cùng một ngành, có thể liên kết với nhau bằng cách cùng nhau ký kết một hiệp định lập ra thị trường tiêu thụ, xác định giá cả hàng hoá, số lượng sản phẩm bán ra nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh, từ đó phân chia lợi ích cụ thể với


nhau. Ví dụ OPEC là một Cartel có quy mô quốc tế, các thành viên của OPEC thường thoả thuận với nhau về số lượng dầu cung cấp, cũng như giá bán ra trên thế giới. Mặc dù vậy các công ty này vẫn là những công ty độc lập về pháp lý trong sản xuất cũng như thương mại. Tại Hồng Kông, các ngân hàng đã cấu kết với nhau thành một tổ chức Cartel, họ định lãi suất thấp cho các tài khoản gửi nhưng cao cho các khoản vay ngân hàng, nhờ đó các ngân hàng trong Cartel đã được lãi to: trên 645 triệu USD thu được trong năm 1991 (bằng 0,8% GDP của Hồng Kông).

+ Syndicate: cũng là loại hình liên kết giữa các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, các bên cùng ký kết hiệp định có liên quan đến số lượng hàng hoá tiêu thụ chung, đến việc mua nguyên vật liệu, nhằm mua được nguyên vật liệu với giá thấp, bán được sản phẩm với giá cao. Trong loại hình này, các xí nghiệp vẫn độc lập về sản xuất, pháp lý, nhưng không còn độc lập về thương mại nữa. Một điều đáng chú ý lá rất nhiều Syndicate là do Cartel phát triển lên.

+ Trust: loại hình công ty được hình thành nên do sự liên hiệp hoá theo chiều ngang, phát triển cao hơn về mặt tổ chức, trong đó nhiều xí nghiệp sản xuất cùng một loại hàng hoá hoặc các xí nghiệp ở các ngành kế cận nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hợp nhất lại thành một tổ chức (kinh tế). Các xí nghiệp khi đã đựơc hợp nhất vào tổ chức kinh tế này không còn độc lập về tất cả mọi mặt sản xuất, thương mại và luật pháp. Có 2 loại Trust cơ bản, đó là công ty cổ phần đặc biệt (kiểm soát công ty thông qua việc nắm cổ phiếu khống chế của công ty) và công ty hợp nhất các xí nghiệp, đó là hợp nhất hoàn toàn các xí nghiệp với nhau, thông qua hợp nhất hay bị thông tính. Việc điều hành sản xuất kinh doanh hoàn toàn do Ban quản trị đảm nhiệm. Ví dụ, công ty General Motor (Mỹ) nguyên là một Trust quốc tế hùng mạnh, là một trong số 15 công ty xuyên quốc gia tầm cỡ nhất thế giới năm 1987, với doanh số 101,8 tỷ USD, với 876 ngàn nhân viên. Đến năm 1988 doanh số bán của nó lên đến 121,085 tỷ USD, còn vào năm 1992 con số đó là 132 tỷ USD, năm 2002 là 186,76 tỷ USD và đến năm 2003 doanh số giảm nhẹ còn 185,5 tỷ USD , với 294 ngàn nhân viên. Ngành chính


là sản xuất ôtô chiếm tới 80 – 90% tổng sản phảm của công ty. Nó đã thành lập được một hệ thống chi nhánh gồm 297 nhà máy ở Mỹ, Canada và Tây Âu, Austraylia, Mỹ – Latinh và một số nước châu Á [48]. Tất cả các chi nhánh đều chịu sự điều hành của Ban quản trị công ty trụ sở đặt tại Detroit (Mỹ). Với sự phát triển hơn nữa, cho đến này, công ty này đã thâu tóm nhiều ngành nghề khác nhau như đồ điện dân dụng, môtơ, tuabin khí, đầu máy điện, máy giặt, máy hút bụi và một số mặt hàng khác, nên nó đã được coi là một Concern quốc tế. Nhiều quốc gia đã cấm hình thức Trust, tại Mỹ, toà án sẽ bắt buộc giải tán các Trust khi nó có khả năng lũng đoạn nền kinh tế do thị phần quá lớn của nó.

+ Concern: hình thức tổ chức kiểu Concern là một trong những hình thức phổ biến của TNCs hiện đại. Concern xuất hiện của yếu thông qua mối liên kết ngang giữa ít nhất là 2 công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hoặc giữa các ngành có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật. Mối liên hệ giữa các xí nghiệp trong Concern được thiết lập trên cơ sở lợi ích thống nhất thông qua các quan hệ hợp tác cùng sử dụng về phát minh sáng chế, cùng tham gia nghiên cứu trong những chương trình, đề án khoa học và ứng dụng công nghệ sản xuất; cùng hợp tác sản xuất kinh doanh và sử dụng một hệ thống tài chính, tín dụng. Concern thể hiện ở tính pháp nhân độc lập của các công ty thành viên. Tuy vậy, mối quan hệ bền vững của Concern được thiết lập trong sự liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau và với các thành viên của Chính phủ dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế. Đặc điểm nổi bật của công ty xuyên quốc gia thuộc loại Concern là sự thống nhất giữa tư bản sở hữu và quyền kiểm soát. Hình thức kiểm soát được xác lập từ công ty mẹ tới các công ty con, cháu bằng chế độ điều hành trong hội đồng quản trị. Công ty mẹ chiếm một số cổ ohiếu khống chế trong các công ty nhánh. Đứng đầu các công ty xuyên quốc gia thuộc loại Concern là một Hội đồng quản trị thường bao gồm những người có sở hữu cổ phiếu lớn nhất. Dưới Hội đồng quản trị là Hội đồng các giám đốc (những người quản lý) trực thuộc Ban quản trị, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo sản xuất và kinh doanh khác nhau, Ngày nay, với sự phát triển

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí