Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 12

cho vay ngắn hạn VNĐ, cho vay ngoại tệ, giải ngân bằng VNĐ, không thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý ngoại hối như không kiểm tra chứng từ chứng minh tính đúng đắn, hợp lệ khi bán và thanh toán ngoại tệ cho khách hàng: 2 ngân hàng (BOA, ABN-AMRO), trạng thái ngoại tệ vượt quá giới hạn cho phép (NH Phương Nam), mua bán ngoại tệ vượt tỉ giá trần của NHNN: NH Phương Nam, ABN-AMRO, báo cáo NHNN doanh số mua, bán ngoại tệ không chính xác: NH UOB, Thai Military.

Về quản lý tài chính, hạch toán kế toán:


Không mở đầy đủ sổ sách kế toán, không hạch toán cập nhật, chứng từ không bảo đảm tính pháp lý; lập phiếu thu lãi khống, thu lãi khống, thu tiền không nộp vào quỹ, trả lợi tức cổ phần từ chi phí, chi lợi tức cổ phần vượt quy định, lập quỹ tiền lương sai quy định, chi sai nguyên tắc về quản lý tài chính của Nhà nước, không chấp hành quy định về quản lý tiền mặt dẫn

đến thiếu quỹ tiền mặt; trích lập, sử dụng quỹ dự phòng sai quy định; trích quỹ phát triển nghiệp vụ thiếu, đặt mức thu phí thẩm định trái quy định, thu nhập

để ngoài sổ sách, chia lợi tức trái quy định.


Dù có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra song thống kê về tội phạm tin học trong lĩnh vực ngân hàng vẫn bị bỏ sót và việc xử lý thì dù đã có quy định nhưng thực tế thì chưa ghi nhận tội phạm này, dù rằng tính chất nghiêm trọng của loại hình tội phạm này đã được thực tế chứng minh.

2.6-- Nguyên nhân chủ yếu: 2.6.1- Nguyên nhân khách quan:

2.6.1.1- Do cơ chế . quy trình, quy định nghiệp vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


Do cơ chế thị trường, với đặc trưng vốn có là tính cạnh tranh, đòi hỏi các ngân hàng phải linh hoạt trong từng mảng nghiệp vụ thì mới tạo ra sự khác biệt để tăng tính năng hoạt động trong hoạt động ngân hàng.

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 12

Trong những năm trước ( từ 2000-2005) để mở rộng cho vay một lượng khách hàng lớn là hộ nông dân, các TCTD đã thực hiện hình thức cho vay qua

tổ cho vay, trong đó có ủy quyền một số khâu về thủ tục vay vốn, thu nợ gốc, lãi nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát do đó nảy sinh hiện tượng các tổ trưởng tổ vay vốn chiếm dụng vốn tổ viên qua việc thu nợ gốc, lãi không nộp cho ngân hàng, kê khống số tiền vay để vay ké, có trường hợp hộ vay trả nợ song không có nhu cầu vay tiếp, lợi dụng trường hợp này sẵn có giấn chứng nhận quyền sử dụng đất ngân hàng đã giải chấp, tổ trưởng tiếp tục giả mạo để vay tiếp.

Việc cho phép cán bộ tín dụng thu gốc, lãi của khách hàng đem về ngân hàng nộp đã dẫn đến nhiều cán bộ ngân hàng tham ô.

Một số TCTD chưa cụ thể hóa cớ chế, quy chế, chính sách của NHNN, của Nhà nước thành quy trình, quy chế cụ thể của TCTD mình, nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vẫn sử dụng quy chế của NHNN, trong khi các quy chế này chỉ mang tính định khung, không quy định chi tiết đến các thao tác nghiệp vụ và các giới hạn an toàn mà luật các TCTD và các luật khác đã giao quyền tự chủ cho các TCTD.

2.6.1.2- Về quản trị, điều hành:


Một số đơn vị ngân hàng còn chủ quan, tùy tiện trong việc chấp hành chế độ, thủ tục cho vay như: cho vay không có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng tín dụng người vay ký thay người thừa kế; chuyển nợ quá hạn không kịp thời, gia hạn nợ tràn lan không kiểm tra, giám sát; hợp

đồng tài sản đảm bảo không có xác nhận của chính quyền địa phương, tài sản

đảm bảo của người thứ 3 không lập hợp đồng bảo lãnh, cho vay vượt mức phán quyết theo ủy quyền, vượt tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm vượt số dư trên sổ tiết kiệm, cho vay đi xuất khẩu lao động thiếu hợp đồng ký kết giữa người lao động với đơn vị được phép xuất khẩu lao

động.


Một số TCTD Nhà nước thực hiện cho vay theo thành tích và cho vay theo “Nghị quyết”, một bài học đắt giá mà nhiều TCTD đã phải gánh chịu hậu quả là đã thực hiện cho vay các công trình xây dựng cơ bản.

Nhiều TCTD chưa nghiêm túc chỉ đạo đơn vị thực hiện chấn chỉnh sau thanh tra, có biểu hiện không cộng tác và không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu. Vì vậy, các lỗi vi phạm trong thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh thường xuyên lặp đi, lặp lại trong nhiều năm như cho vay đảo nợ, phân loại tài sản Có không đúng quy định, vi phạm quy định đảm bảo an toàn kho quỹ.

Trình độ nghiệp vụ, năng lực điều hành, ý thức trách nhiệm của Giám

đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng tại một số đơn vị ngân hàng còn yếu kém, bất cập. Vụ việc để một Phó trưởng phòng qua mặt các cấp quản lý ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ sai quy định giấu diếm số liệu, báo cáo không trung thực dẫn đến thất thoát vốn lớn tại chi nhánh NHCT Hải phòng là một minh chứng về tình trạng yếu kém của cán bộ chi nhánh.

Một số đơn vị ngân hàng quản lý cán bộ lỏng lẻo, thiếu sâu sát, do đó khi cán bộ có biểu hiện bất thường đã không nắm bắt kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tiêu cực của cán bộ, không tuân thủ triệt để quy định trong việc lưu giữ, quản lý hồ sơ vay vốn nhất là giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay, có trường hợp kế toán cho mượn tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tùy tiện để kẻ gian lợi dụng, chiếm đoạt, có chi nhánh để cán bộ tín dụng thu nợ, thu lãi không đúng quy định, tự ý lấy con dấu kế toán, giấy nộp tiền đóng dấu khống để tham ô.

Việc thực hiện đúng quy chế, chế độ là một nguyên tắc bất di bất dịch, song nếu chỉ áp đúng các quy định đó sẽ không làm cho ngân hàng lớn mạnh, việc vận dụng cơ chế chính sách trong một phạm vi nhất định mới là linh hồn của mỗi ngân hàng, việc khách hàng lựa chọn ngân hàng để giao tài sản của họ cho ngân hàng cất giữ, cũng như việc họ giao dịch các quan hệ làm ăn, chuyển tiền với một ngân hàng xác định là do tính năng ưu việt mà ngân hàng

đó mang lại.


Một mặt khác là do các giao dịch kinh tế hiện nay coi trọng sự thỏa thuận, thỏa thuận lãi suất, thỏa thuận số tiền vay, các khoản tiền gửi miễn là

không vượt quá mức trần do NHNN quy định, không vượt quá hạn mức được duyệt đã khiến các cán bộ ngân hàng trở nên linh hoạt, sự linh hoạt này nhiều khi đã đi quá giới hạn dẫn đến các vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, trong điều kiện các giao dịch đều sử dụng tiền mặt thì việc tìm ra đường đi của các dòng tiền khi đã đi vào lưu thông là điều không thể đã tạo điều kiện cho tội phạm kinh tế, nhất là tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao. Chính việc dùng tiền mặt trong các quan hệ mua bán trao đổi như hiện nay mà nạn tham nhũng, tiêu cực có khả năng gia tăng trên diện rộng và không có khả năng kiểm soát.

Một nguyên nhân nữa của tệ tham nhũng tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng đó là do ảnh hưởng của tập quán văn hóa như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, không những “đền ơn” mà còn phải “đáp nghĩa”. Chi phí mà mình bỏ ra đó thực sự không đáng kể so với những gì khoản tiền vay mà mình được lĩnh, đó là một phần của chi phí quan hệ, lần này còn lần sau.

Về hệ thống các văn bản pháp lý về quy định xử phạt của ngành nhiều khi thiên về giáo dục, phòng ngừa, khắc phục hậu quả hơn là trừng trị đã làm giảm tính răn đe đối với các vi phạm phát sinh về sau.

Trong hoạt động của các ngân hàng đều có bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Nhưng bộ phận này làm việc ngay tại chính ngân hàng mà mình kiểm tra nên nhiều khi chưa thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn theo quy định, chưa phát hiện và báo cáo kịp thời các sai phạm và rủi ro hoạt động ngân hàng, chưa đưa ra các kiến nghị chỉnh sửa hoặc theo dõi chặt chẽ việc chấn chỉnh sửa sai tại các đơn vị thành viên, chưa tập trung kiểm tra sâu về tuân thủ quy trình tác nghiệp của các phần hành nghiệp vụ ngân hàng.

Với điều kiện làm việc phụ thuộc hoàn toàn vào mạng máy tính nên nếu lỗi mạng, hay an ninh mạng không được thắt chặt đã tạo điều kiện cho chính những tay trong ngân hàng hoặc các hacker xâm nhập lấy tiền của ngân hàng.

2.6.2- Nguyên nhân chủ quan:

2.6.2.1- Về năng lực, phẩm chất cán bộ:


Các vụ việc vi phạm đã phát hiện trong năm 2001-2005 có nguyên nhân chủ yếu từ phẩm chất đạo đức một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa, biến chất, cố ý làm trái các quy định dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Có những cán bộ biết rõ là sai song vẫn làm vì mục đích của bản thân như điều kiện kinh tế, đã tìm mọi cách để có tiền từ người vay, từ sở hở trong quản lý tài sản của ngân hàng bằng cách tự đặt ra các khoản phí, tự đi thu tiền của khách hàng trả nợ rồi bỏ túi cá nhân, bằng lời nói, bằng cách trì hoãn thời gian giải ngân để vòi vĩnh khách hàng chi tiền phần trăm, gây khó khăn nếu khách hàng không đáp ứng các yêu cầu đưa ra.

Đơn cử như vụ tham ô tại chi nhánh NHNNo Điện Biên, cả 3 cán bộ (tín dụng, kế toán, ngân quỹ) ham mê chơi cờ bạc. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thông đồng có tính chất khép kín, cố tình thực hiện sai chế độ, lập chứng từ giả, tự ý sửa chữa số liệu sổ sách lừa đảo, chiếm đoạt tiền vay do khách hàng trả nợ thu không nộp, nhờ người thân vay ké, vay hộ, thu tiền gửi tiết kiệm của khách hàng không vào sổ sách hoặc vào sổ ít hơn số tiền khách hàng thực gửi để lấy tiền chơi và trả nợ đề, chi dùng cá nhân.

Phần khác là do trình độ cán bộ ở một số chi nhánh nhất là vùng xa còn hạn chế, chưa hiểu hết quy trình làm việc, phong cách nể nang, làm việc theo kiểu gia đình, coi trọng tình nghĩa đã bỏ qua hết các yêu cầu về thủ tục hồ sơ, dễ dàng chấp nhận cho vay.

Nhưng không phải sai phạm nào cũng vì mưu lợi tài chính mà còn do tham vọng của bản thân mong có nhiều thành tích tốt, cho vay được nhiều món vay, có dư nợ cho vay lớn nên cũng vì thế mà đi ngược lại các quy định của ngành với mong muốn rằng kết quả đưa đến cho mình chắc rằng không xấu như một kiểu cầu may.

Cũng giống như bất kỳ ngành kinh tế nào, những người nắm trong tay các chức danh quản trị và điều hành mạng luôn là những người am hiểu về

ngân hàng của mình hơn ai hết, các kẽ hở đã được họ lợi dụng với các thủ

đoạn tinh vi, được che chắn bằng các giao dịch hợp pháp, sai phạm chỉ được tìm ra khi truy đến tận gốc của khoản tiền đã chuyển. Những người này đã làm trái với đạo đức nghề nghiệp và lương tâm của bản thân, sẵn sàng lợi dụng trọng trách được giao để gây nguy hại cho hoạt động ngân hàng, gây lỗi toàn hệ thống, như vậy không chỉ những nhà quản lý ngân hàng mới phải chịu hình phạt cấm thực hiện đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn mà ngay cả những người quản trị mạng khi có hành vi sai phạm cũng phải chịu hình phạt này.

2.6.2.2- Về kiểm tra, kiểm soát nội bộ:


Nhìn chung bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc kiểm tra chỉ mới dừng lại ở khâu xem xét, tham gia một số phần hành nghiệp vụ về chấp hành một số quy định về thủ tục giấy tờ như thiếu chứng từ kế toán, thiếu thủ tục hồ sơ cho vay, chưa tập trung kiểm tra sâu về việc chấp hành cac squy trình nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các sai phạm.

Bộ phận kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh thường xuyên thực hiện việc kiểm toán theo định kỳ, nhưng khi phát hiện sai phạm thì cũng không có các biện pháp xử lý kịp thời.

Như vậy, các nguyên nhân đưa đến các sai phạm trong ngân hàng gồm có các nhóm nhân tố chính như sau:

Nhóm các yếu tố có tính chất kinh tế –xã hội: Đất nước ta đã chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, thời gian thực sự hoà bình để tập trung toàn lực cho phát triển kinh tế xã hội ngắn ngủi. Bên cạnh đó, từ sau ngày thống nhất đất nước, chúng ta tiếp tục duy trì quá lâu cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp nên kìm hãm phát triển, sản xuất không đủ tiêu dùng, đời sống nhân dân khó khăn, thu nhập của người lao động thấp, thất nghiệp tăng, tiêu cực, làm ăn gian dối, đạo đức xã hội xuống cấp, luật pháp không được thực hiện nghiêm túc, khi chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trườnglại bị những mặt trái của cơ chế này tác động. Những tồn tại trên lại gián tiếp hoặc trực tiếp tác

động đến đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, những người đang quản lý một khối lượng lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Nhóm các yếu tố về cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, ngành ngân hàng tiếp thu nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nên không tránh khỏi sơ hở, thiếu sót trong quá trình hoàn thiệncơ chế quản lý kinh doanh ngân hàng. Các hành vi tham ô, hối lộ, bớt xén công quỹ, lạm dụng quyền hạn, cố ý làm trái để trục lợi, vi phạm các quy định của Nhà nước trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án trang bị công nghệ ngân hàng vẫn còn xảy ra. Xuất hiện cụ thể các hanh vi phạm tội như: tham ô, ăn hối lộ, ăn hoa hồng, lợi dụng chức vụ, câu kết với khách hàng để rút tiền của ngân hàng.

- Nhóm các yếu tố có tính chất kỹ thuật, công nghệ: Quy trình nghiệp vụ còn mang tính chất thủ công, thiết bị lạc hậu, phương tiện bảo vệ, kiểm tra còn thiếu dễ tạo sơ hở cho nhân viên phát sinh tiêu cực.

- Nhóm các yếu tố có tính chất giáo dục, đạo đức, tâm lý: Trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, kinh doanh của nhiều cán bộ, nhân viên ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, tư tưởng còn có mặt yếu kém, quản lý cán bộ lỏng lẻo, nên tạo sơ hở phát sinh tiêu cực dẫn đến phạm tội.

- Nhóm các yếu tố có tính chất pháp lý: Hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, chồng tréo, thiếu đồng bộ. Điều đó cũng tất yếu dẫn

đến việc tạo những kẽ hở trong hệ thống luật pháp trong đó có pháp luật ngân hàng mà những người có hành vi phạm tội lợi dụng để mưu cầu lợi ích cho mình.

2.6.3- Đối chiếu các sai phạm trong hoạt động ngân hàng với các quy

định của Bộ Luật hình sự hiện hành:


Đối chiếu các vi phạm trong ngân hàng được quy định tại chương XVI- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế điều 178: tội sử dụng trái phép quỹ

dữ trự bổ sung vốn điều lệ, điều 179 tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng: cho vay sai đối tượng, vượt quá hạn mức, cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, điều 251: tội hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có- chương XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: như gửi tiền vào ngân hàng rồi đầu tư vào các công trình hoặc chuyển tiền theo hợp đồng ra nước ngoài, nhưng thông thường

được đưa về mục A, B- chương XX các tội phạm về tham nhũng từ điều 278- 284 và điều 285 biểu hiện là những trường hợp này đều có hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, trách nhiệm thực hiện trong khi thực thi nhiệm vụ như tham ô tiền gửi của khách; nhận hối lộ để làm hoặc không làm một việc như thẩm định sai, cố tình cho vay sai; lạm dụng chứ vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như thu lãi không nộp lại ngân hàng, tự ý đặt ra mức lệ phí khi cho vay; giả mạo trong công tác: làm giả, làm sai lệch hồ sơ, chứng từ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: như do chứng từ nhiều, lợi dụng sơ hở kẻ gian đã ké chứng từ vào để lãnh đạo phê duyệt, nhưng thường được áp dụng khi không định được tội danh khác.

Các quy định của Bộ luật hình sự đã ghi nhận hầu hết các tội danh trong hoạt động ngân hàng, với Luật hình sự 1999 đưa điều 178, 179, 251 vào các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội xâm phạm trật tự công cộng là hợp lý nhưng vẫn thiếu sự điều chỉnh đối với tội phạm công nghệ cao.

Từ thực tế hoạt động cũng như quy định của pháp luật, việc xét xử tội phạm ngân hàng thường hay quy về các tội phạm tham nhũng. Tham nhũng không chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phạm tội của các lĩnh vực, các ngành khác mà còn khiến cán bộ thỏa hiệp và hành động trái với lợi ích công đã làm hủy hoại sự ổn định của hệ thống quản lý nói chung và làm giảm lòng tin của công chúng vào các cán bộ Nhà nước, lũng đoạn thị trường bằng các hoạt động bất hợp pháp, gây rủi ro cho toàn hệ thống bằng cách nhận hối lộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bất minh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023