Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 11

cam kết bảo lãnh thanh toán đối với khách hàng. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán đối với các khoản vay và tài sản gửi giữ, đồng thời chịu mọi trách nhiệm thanh toán đối với Giấy biên nhận khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

2.3.3-Về an toàn kho quỹ:


Báo cáo tổng kết tình hình tội phạm kinh tế và rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro, tội phạm trong điều chuyển tiền và quản lý kho quỹ: 13 vụ, số tiền là 106.058 triệu đồng, đã xử lý thu hồi 9 vụ, số tiền 6.694 triệu

đồng.


Dù có quy định riêng về bảo mật, khoá kho do BGĐ, Phòng kế toán và Phòng kho quỹ cùng quản lý, khi mở kho phải có đủ ba bộ phận, nhưng ở nhiều nơi do bất cẩn vẫn để xảy ra các vụ mất tài liệu và tiền tại kho.

Ngoài ra do không tuân thủ các quy định như giữa ngày và cuối ngày phải nộp tiền về kho đã xẩy ra những vụ kẻ trộm hoặc trong ngoài thoả thuận với nhau để trộm tiền ngân hàng.

2.3.4-Sử dụng công nghệ cao:


Thời gian qua ngành ngân hàng thực hiện hiện đại hoá trong toàn ngành, một số đối tượng đã lợi dụng công nghệ tin học tìm mọi cách rút tiền. Một số thủ đoạn phổ biến: một số giao dịch viên của ngân hàng đã vào mạng trái phép, chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của mình hoặc tài khoản “ma” và dùng thẻ rút tiền từ máy ATM, các đối tượng là việt kiều, người nước ngoài khi vào Việt Nam đã dùng thẻ thanh toán hết thời hạn, nợ chưa thanh toán, thẻ cấm lưu hành, thẻ giả để rút tiền tại các máy ATM, lợi dụng sự không thống nhất giữa các hệ thống máy tính của ngân hàng phát hành và ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ để rút tiền từ máy ATM, đối tượng là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có trình độ cao về tin học, lấy cắp dữ liệu, đột nhập vào mạng của ngân hàng, tạo ra các lệnh chuyển tiền từ

ngân hàng này vào các địa chỉ ở ngân hàng khác được tính toán từ trước để từ

đó chiếm đoạt tiền của ngân hàng.


Một số vụ điển hình:


Ngô Thanh Lam là nhân viên Phòng giao dịch NHNT Việt Nam đã dùng thủ đoạn tinh vi: lấy cắp mã kiểm soát viên để duyệt chứng từ điện tử, giả mạo chữ ký kiểm soát viên hoặc lợi dụng lúc kiểm soát viên nhiều việc để trình duyệt trên chứng từ kế toán; lừa thanh toán viên khác để thực hiện một số bút toán điều chỉnh số kết dư trên sổ sách kế toán của Lam để lấy tiền của ngân hàng với số tiền lớn. Vụ việc đã được chuyển cơ quan bảo vệ phát luật thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản, hạn chế tổn thất. Đến tháng 10/2004 đã thu hồi được 2,1 tỷ đồng và 155.000 USD.

Khách hàng Võ Thị út, ngày 26/02/2004, có tài khoản tiền gửi tại NHNTVN (VCB) có số dư 100.280.199 đồng, đến ngày 27/02/2004, bà út dùng Uỷ nhiệm chi chuyển 100 triệu đồng cho Nguyễn Thị Nga có tài khoản tại một chi nhánh của VCB. Tài khoản này sau đó bị rút hết tiền qua các máy ATM của hệ thống VCB TP. Hồ Chí Minh (trong quá trình điều tra thấy địa chỉ và số CMND của chủ tài khoản Nguyễn Thị Nga là không có thật). Bà út khiếu nại, cho rằng bà không rút số tiền 100 triệu đồng và yêu cầu VCB trả lại số tiền này. Vụ việc đã chuyển sang Cảnh sát điều tra Công an TP. Bước đầu

đã làm rõ: vụ việc liên quan đến Nguyễn Thị Bé Hạnh là giao dịch viên Phòng kinh doanh dịch vụ VCB và Trần Ngọc Biên, nhân viên VCB Chi nhánh khác,

đến ngày 12/06/2004 người nhà của Nguyễn Thị Bé Hạnh đẫ nộp 100 triệu

đồng cho Chi nhánh NHNT để khắc phục hậu quả sai phạm của Nguyễn Thị Bé Hạnh. Hiện nay, Cơ quan CSĐT vẫn chưa có kết luận.

2.4- Tính chất của các sai phạm trong hoạt động ngân hàng


Ngân hàng với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm đã tích luỹ trong nó những quy tắc mang tính chuẩn mực được quốc tế hoá rộng rãi cùng quy trình chứng từ mang tính hệ thống chặt chẽ giữa chứng từ kế toán và tín dụng luôn có sự khớp đúng, việc lưu giữ sổ sách, hồ sơ có vai trò quan

trọng như giữ tiền, qua đó thấy rằng việc thực hiện hành vi phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi sự tinh vi, nhạy bén, thông thạo nghiệp vụ, với sự tính toán cẩn trọng ở mức độ cao, việc giả mạo các chứng từ hoặc tạo cho các chứng từ có bề ngoài hoàn hảo đã đạt tới mức hoàn thiện, ngoài ra việc ban hành các văn bản trong hoạt động ngân hàng về quy trình nghiệp vụ có tính kế thừa của các định chế tài chính lớn nên thường có tính chặt chẽ vì vậy sai phạm được hình thành chủ yếu là do chính cán bộ thực hiện dưới hình thức cố ý, nhiều vụ việc có tổ chức và mang tính đồng phạm rõ nét.

Từ thực tế một vụ việc 03 cán bộ vi phạm tại một chi nhánh NHNNo ở

Điện Biên ta sẽ thấy rõ điều này:


-Tham ô tiền vay của khách:


Khách hàng đến ngân hàng trả nợ, CBTD (bà Dũng) thông đồng với kế toán (bà Nguyệt) và thủ quỹ (bà Vinh) thu không vào sổ sách

+Nhờ người thân họ hàng vay hộ, vay ké


+Khách hàng gửi CBTD nộp hộ nhưng không nộp


-Tham ô tiền gửi của khách hàng:


Thu tiền gửi của khách hàng không nộp hoặc nộp ít hơn số thực tế. Khi khách hàng đến ngân hàng gửi tiền: bà Nguyệt, bà Vinh làm đầy đủ thủ tục gửi tiền theo quy định, sau đó cả 2 bà thông đồng hủy chứng từ cũ lập lại chững từ mới (phiếu gửi tiền, thẻ lưu, bảng kê) ít hơn hoặc hủy toàn bộ chứng từ để lấy số tiến khách hàng đã gửi. Khi đến hạn khách hàng đến lĩnh thì cán bộ kế toán (bà Nguyệt) tự chuyển từ sổ khách hàng khác để khách hàng này lĩnh. Hàng ngày, khi khóa sổ, bà Nguyệt, bà Vinh điểu chỉnh số liệu trên thẻ lưu giả khớp đúng với sổ sách ngân hàng để đối phó với các đoàn kiểm tra và lãnh đạo đơn vị.

Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc cụ thể xảy ra tại một chi nhánh thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng thiệt hại qua vụ việc này là 4.113.919.454

đồng, trong đó chiếm đoạt từ nguồn tiền gửi 225 món với tổng số tiền là 3.179.334.514 đồng.

đây giữa CBTD, kế toán, thủ quỹ đã cùng nhau tham gia vào việc thực hiện hành vi phạm tội, mỗi người trong số họ tùy vị trí công tác của mình

đã hoàn tất một công đoạn trong quy trình phạm tội, họ biết những việc đó là sai trái và tìm mọi cách để che đậy hành vi đó như cùng nhau làm giả chứng từ để đề phòng trường hợp bị kiểm tra, tạo nên mối quan hệ tương đối chặt chẽ và bền vững, cùng nhau xác định hậu quả xảy ra khi không thể lấy sổ và số tiền của khách hàng này bù cho khách hàng khác cùng thời hạn, cùng lãi suất, cùng số tiền, hành vi vi phạm đó sẽ bị lộ dù có được che giấu bằng hệ thống chứng từ giả khớp đúng thì vẫn có sự chênh lệch giữa thẻ lưu và sổ tiết kiệm mà khách hàng nắm giữ , khiến cho uy tín của chi nhánh của hệ thống đó bị giảm sút nghiêm trọng, mất thị phần và ảnh hưởng chung tới hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Trường hợp này đã được chuyển sang cơ quan điều tra.

Một điểm mới của tội tham nhũng trong ngân hàng hiện nay được che giấu bằng các hình thức tế nhị, nhiều khi các giá trị nhận được không phải là tiền mặt, mà là cổ phiếu của các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường với giá ban đầu không đáng kể nhưng sau một khoảng thời gian ngắn khi được niêm yết thì giá tăng lên gấp 4 lần giá gốc và khoản chênh lệch đạt tới con số 400%. Ngoài ra, còn là việc nhận con em những người có vị trí vào làm việc

để được tạo điều kiện hơn trong một số giao dịch là hiện tượng phổ biến 2.5- Những kết quả đã đạt được:

2.5.1- Tình hình xử lý vi phạm:

Năm


Tổng số cán bộ vi phạm

Hình thức xử lý

Xử lý nội bộ

Chuyển cơ quan pháp luật

2000

118

112

6

2001

102

98

4

2002

95

90

5

2003

115

110

5

2004

97

92

5

2005

51

47

4

2006

41

34

7

Tỉng

559

469

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 11


Các hình thức xử lý nội bộ được chỉ dẫn trong bảng sau:


-Khiển trách, cảnh cáo: 142 người


-Cách chức: 32 người


-Hạ lương, chuyển công tác khác: 111 người


-Đình chỉ công tác, đi thu nợ: 89 người


-Sa thải, buộc thôi việc: 95 người


Với bảng số liệu thống kê chưa đầy đủ (vì hàng năm Thanh tra NHNN không thể thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ được tất các các ngân hàng) thì các sai phạm được đưa ra trong các báo cáo mới chỉ xét trong phạm vi nội bộ của từng hệ thống ngân hàng thì con số sai phạm cũng đã lên tới hàng trăm tỉ đồng, số tiền đó là đáng kể đối với bất kỳ một nền kinh tế nào và trách

nhiệm được đặt ra đối với từng ngân hàng, từng cán bộ vi phạm là vô cùng lớn nhưng con số các cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự là không đáng kể.

2.5.2- Những tồn tại


Có thực trạng vậy là do thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn chú trọng đế tài sản, tiền vốn, với hàng hóa kinh doanh là tiền tệ nên một giao dịch đã có thể trị giá hàng tỉ đồng, chỉ một giao dịch đó sai phạm đã khiến khối lượng tài sản khổng lồ đó của Ngân hàng của Nhà nước bị thất thoát. Vì vậy, trong hoạt động ngân hàng vấn đề bảo quản tiền vốn bao giờ cũng đặt lên hàng đầu, tiếp đến là thu hồi tiền vay, sau đó mới tiến hành xử lý cán bộ.Về

điểm này, Công văn số 680/CV-NHNN3 ngày 24/7/1999 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã khẳng định khi đưa ra các căn cứ xử lý các sai phạm: là căn cứ vào các quy định của pháp luật để xử lý hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên dù xử lý bằng hình thức nào cũng phải chú trọng thu hồi tài sản của ngân hàng bị thất thoát do hành vi tham nhũng gây nên: hạn chế thấp nhất việc thất thoát vốn do bọn tội phạm gây ra bằng các thủ đoạn lừa đảo, cố ý làm trái, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, tiền vốn của ngân hàng và TCTD, sử dụng tiền, tài sản của ngân hàng để hoạt động buôn lậu, sử dụng các nguồn tiền bất hợp pháp bằng hình thức rửa tiền qua ngân hàng.

Vì lẽ đó, mục đích chính của ngân hàng bao giờ cũng là hướng đến việc thu hồi lại tài sản, còn việc xử lý cán bộ thì cũng được chú trọng nhiều về mặt nội bộ, ít khi đưa ra công luận trừ trường hợp không thể tránh khỏi.

Việc tránh không chuyển cho các cơ quan pháp luật xử lý các trường hợp cán bộ có hành vi sai phạm một phần để đảm bảo uy tín, thương hiệu của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng đối với ngân hàng đó, hơn nữa là để cho cán bộ đó tích cực hơn trong việc sửa chữa những sai phạm, khắc phục hậu quả thu hồi lại toàn bộ, hay một phần tài sản của ngân hàng.

Cũng tại đa phần các chi nhánh ngân hàng đều phát sinh tệ nạn tiêu cực, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi và chủ yếu các vụ việc

được đưa sang cơ quan điều tra là các tội phạm trong lĩnh vực này. Trước hết

cũng cần khẳng định ngay rằng đây đều là các trường hợp cố ý phạm tội, họ

đều là những người được giao những nhiệm vụ, trọng trách nhất định trong công tác ngân hàng, đều có sự hiểu biết nhất định về quy trình nghiệp vụ, về công tác chuyên môn, nhận thức được đầy đủ hậu quả các sai phạm gây nên, nhưng lại nghĩ rằng và mong rằng hậu quả xấu sẽ không xảy ra nên đã nhận làm hoặc không làm những việc đáng ra phải làm để đem lại lợi ích cho bản thân và cho đối tác làm ăn không hiệu quả. Chỉ trong 06 tháng đầu năm 2006 thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 14 vụ tiêu cực, tham nhũng tại các TCTD, cụ thể:

- Tổng số tiền vi phạm: 87.115.649.073 đồng & 26.885USD


- Số tiền đã thu hồi: 978.905.323 đồng và 6.370 USD


Các cá nhân liên quan tới các vụ tiêu cực trên đã bị xử lý như sau: chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật xử lý 03 vụ, trong đó bắt tạm giam 3 người, cấm đi khỏi nơi cư trú 3 người, sa thải buộc thôi việc 8 người, cách chức 3 người, hạ bậc lương chuyển làm việc khác 2 người và khiển trách kéo dài thời gian nâng lương 5 người.

Việc khắc phục hậu quả vật chất là không đáng kể, những thiệt hại mà các ngân hàng phải gánh chịu là rất lớn và dù có trích lập dự phòng rủi ro thì phải nhiều năm sau mới có thể có lãi, dẫn đến đóng góp với nền kinh tế bị suy giảm thậm chí làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

Cũng do cán bộ tín dụng không kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, rủi ro tín dụng lớn, vì hiện nay có một số khách hàng trong hợp đồng vay vốn trình ngân hàng thì

đưa ra phương án kinh doanh đầu tư có hiệu quả (sản xuất) nhưng thực tế khi vay được vốn thì lại đem đầu tư chứng khoán, dẫn đến mất hoàn toàn khả năng thanh toán, trường hợp này đã diễn ra trên các thị trường tài chính quốc tế và nay đã xuất hiện tại Việt Nam.

Một biểu hiện nữa của việc làm sai các quy định về tín dụng là xác định kỳ hạn nợ không phù hợp với luân chuyển vốn, gia hạn nợ không đúng quy trình, không thực hiện chuyển nợ quá hạn, chuyển nợ quá hạn không kịp thời, hạch toán, báo cáo sai nợ quá hạnh, cho vay mới rồi mới thu nợ cũ.

Hiện nay, một số tổ trưởng tổ thu nợ, sau khi nhận tiền hoàn trả từ người vay đã không nộp số tiền này cho ngân hàng mà mang đi đầu tư hoặc tiêu xài dẫn đến mất khả năng thanh toán. Ngoài ra còn tự đặt ra mức thu phí tùy tiện từ 2.000đ- 36.000đ/hộ/1lần vay. Tương tự có trường hợp, thông qua một khách hàng từng vay vốn, cán bộ tín dụng thu phí 300.000đ/người rồi mới cho gặp để tiến hành cho vay.

Cũng do công tác cán bộ với việc tiếp tay, phối hợp trong ngoài đã tạo ra các vụ việc mất tiền kho quỹ.

Đối với nghiệp vụ bảo lãnh cũng là nghiệp vụ thông thường của bất kỳ chi nhánh nào, quy trình của nghiệp vụ này là để được ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho một khoản tín dụng thì khách hàng phải ký quỹ 100%, vì ngân hàng sẽ thay mặt bạn trả tiền trong trường hợp bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ với bạn hàng, nhưng nếu bạn là khách hàng truyền thống, là khách hàng có giao dịch thường xuyên tại chi nhánh thì bạn không phải ký quỹ, nhưng cũng có những khách hàng đã lợi dụng trường hợp này để thông đồng với bạn hàng

ăn cắp tiền của ngân hàng và tẩu thoát.


Bên cạnh đó, hồ sơ bảo lãnh không bảo đảm yếu tố pháp lý, người ký bảo lãnh không đủ thẩm quyền, chấp nhận bảo lãnh của bên thư 3 không đủ tư cách pháp nhân, không có tài sản hợp pháp để bảo lãnh, không hạch toán đầy

đủ, kịp thời giá trị bảo lãnh và số tiến ký quỹ mở L/C trả chậm (NHĐT &PT Hải Dương, Nghệ An- năm 2000).

Các giao dịch ngoại tệ, mua bán ngoại tệ thì sai phạm thường là thực hiện chính sách kết hối chưa đúng quy định, bán và cho vay ngoại tệ giao ngay cho khách hàng khi chưa có nhu cầu thanh toán, không đầy đủ các thủ tục theo quy định đã hạch toán vào tài khoản phải thu VNĐ, áp dụng lãi suất

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí