Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 10

TSĐB trên nguyên tắc giá trị của tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị của khoản vay.

Các văn bản quy định về cho vay có đảm bảo và các trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo: Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng và Quyết định số 1381/2002/QĐ- NHNN ngày 16/12/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; Công văn số 147/NHNN-CSTT ngày 18/02/2003 về việc xác định giá đất thế chấp, bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 85/2003/NĐ-CP; Thông tư số 03/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ.

Đối chiếu với quy trình nghiệp vụ thì việc đầu tiên ngân hàng phải tiến hành khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng là kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản theo danh mục hồ sơ khách hàng, kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay, kiểm tra mục đích vay vốn, thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn bằng hệ thống các câu hỏi

để tổng hợp thông tin, xuống tận cơ sở để điều tra thực tế.


Trong cho vay thì quá trình thẩm định và phân tích khách hàng có vai trò quan trọng, trong đó công tác thẩm định gồm hai khâu: thẩm định khách hàng vay vốn và thẩm định phương án sản xuất kinh doanh.

Đối với việc thẩm định khách hàng vay vốn thì phải có kết luận, nhận xét, đánh giá về hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng của khách hàng đã đúng, đủ hay chưa, có hợp lý, hợp lệ không, cần bổ sung tài liệu hay giải trình gì nữa không.Trường hợp khách hàng là cá nhân vay vốn tiêu dùng thì hiện tại khách hàng có những khoản thu nhập nào: từ lương (có bảng lương, có giấy xác nhận thu nhập từ lương của cơ quan quản lý lao động đính kèm), từ cho thuê các tài sản khác

(có hợp đồng kèm theo), từ lãi hoặc từ tiền gửi (có sổ tiết kiệm), lợi tức từ cổ phiếu và các khoản đầu tư khác mang lại. Xem xét tính ổn định của các khoản thu nhập, có vay vốn tại ngân hàng nào khác không, khách hàng làm nghề gì, có ổn định không, sử dụng thu nhập của mình ra sao, dự tính dùng bao nhiêu phần trăm thu nhập hiện có để trả nợ. Nếu là doanh nghiệp vay vốn thì chọn những hạng mục chính như tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản chi phí để tiến hành kiểm tra trực tiếp và kiểm tra chéo với bạn hàng, với nhà cung cấp cho khách hàng xin vay.

Đối với phương án sản xuất kinh doanh sau khi xem xét, phân tích nhu cầu vay so với tổng nhu cầu của dự án, các yếu tố đầu vào, đầu ra, khả năng thực hiện; cán bộ thẩm định đưa ra quyết định cuối cùng có duyệt hạn mức tín dụng như khách hàng yêu cầu hay không.

Chỉ nói ngay đến công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng thì không chỉ được Luật Các tổ chức tín dụng quy định, được cụ thể hoá bằng các văn bản của ngành mang tính chính thống, được Bộ Luật dân sự ghi nhận song cán bộ vẫn cố tình làm sai bằng cách vẫn nhận và lưu vào hồ sơ tín dụng những giấy phép đăng ký kinh doanh hết hiệu lực, đăng ký sai ngành nghề để hợp pháp hoá thủ tục để đạt mục đích cuối cùng là ra quyết định cho vay. Khẳng định ngay rằng các cán bộ đó biết mình làm sai, làm trái quy định tối thiểu của ngành nhưng hoặc vì nể nang, vì trả ơn, vì hám lợi hoặc để thoả mãn một số nhu cầu cá nhân khác mà quyết tâm làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Hình thức vi phạm:


Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 10

đa phần các vụ việc là: không thẩm định hoặc thẩm định thiếu chặt chẽ, cho vay khách hàng không đủ điều kiện vay theo quy định, cho vay đối tượng vi phạm Điều 77,78 Luật các Tổ chức tín dụng, hồ sơ cấp tín dụng không đủ các yếu tố pháp lý (thiếu giấy phép kinh doanh, thiếu phương án kinh doanh), cho vay doanh nghiệp có điều kiện tài chính yếu kém dẫn đến nguy cơ khách hàng vay không thực hiện được cam kết trả nợ, rủi ro lớn cho ngân hàng. Thậm chí có những trường hợp giấy phép kinh doanh & giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh đã hết hạn mà cán bộ tín dụng vẫn cho vay. Ngoài ra, có cán bộ lập hồ sơ tùy tiện, xét duyệt cho vay cao hơn số tiền đề nghị vay 100 triệu đồng kết quả trở thành khoản nợ không thu hồi được (trường hợp cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân Tân Hưng Long- Vĩnh Long). Có cán bộ tín dụng vẫn tiếp tục cho khách hàng vay ngay cả khi họ làm ăn thua lỗ, công việc kinh doanh không khả quan, có trường hợp cá biệt cho khách hàng vay để xây dựng công trình nhưng công trình đã thi công song trước thời hạn vay vốn (Trà Vinh). Các lỗi vi phạm như vậy là quá sơ đẳng không một cán bộ nào không biết ngay cả khi họ không làm tín dụng nhưng vẫn cứ xảy ra, nhưng những vi phạm như vậy thường được nội bộ ngân hàng xử lý, rất hiếm trường hợp chuyển sang cơ quan điều tra.

Đối với công tác thẩm định, cho vay có tài sản đảm bảo thì trên giấy tờ rất hoàn chỉnh, hồ sơ pháp lý đầy đủ nhưng đó chỉ là hình thức để đáp ứng các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ mà thôi, còn trên thực tế hoàn toàn ngược lại. Như vụ thế chấp giấy tờ giả để vay vốn tại Chi nhánh NHCT của Công ty TNHH Thương mại- dịch vụ Hoàng Đỉnh, Công ty TNHH thương mại- xây dựng Phát Đạt và tư nhân Nguyễn Hoàng Nam làm thất thoát 35.068 triệu

đồng.


Số liệu đưa ra trên báo cáo luôn chứng tỏ đơn vị làm ăn có lãi, nhưng số liệu đó cũng chỉ được dùng để báo cáo. Thực tế đã chứng minh rằng các khoản thế chấp của khách hàng khi đem bán đấu giá đều có vấn đề. Các trường hợp

đầu tư như vậy để vay vốn thường là hàng trăm triệu đồng, có những hợp đồng con số một khoản vay tính bằng tỉ đồng. Như vậy, chỉ qua một món vay đã có thể dẫn tới mất một số tiền lớn, mức thiệt hại này là một trong những điều kiện xét đến tính nghiêm trọng của hành vi được quy định trong luật hình sự năm 1999.

Đối với các vi phạm này là do cán bộ thực hiện không đúng quy định về

đảm bảo nợ vay (thủ tục thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay không đúng quy định, tài sản thế chấp không đảm bảo yếu tố pháp lý, vi phạm quy định về

quản lý giấy tờ thế chấp, định giá tài sản đảm bảo vay không phù hợp, áp dụng hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo nợ vay đối với các khách hàng không đủ điều kiện, không thuộc đối tượng vay không có tài sản đảm bảo. Không thực hiện cam kết việc mua bảo hiểm đối với tài sản cầm cố thế chấp thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm, nhận tài sản thế chấp là quyền sử dụng

đất nhưng tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người vay, không lập hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản theo quy định, không đăng ký giao địch đảm bảo, định giá TSTC vượt mức quy định của Nhà nước

Những vi phạm xảy ra là do một cán bộ tín dụng vừa là người thẩm

định, vừa là người cho vay, mặc dù hiện nay đã có quy định tách biệt hai khâu này nhưng trên thực tế thì sai phạm cũng không hề giảm, vẫn có xu hướng tăng, năm 2005 là 735 trường hợp vi phạm thiệt hại 305,256 tỉ đồng, năm 2006 có 879 trường hợp vi phạm với số tiền là 323,365 tỷ đồng (Bằng chữ: Ba trăm hai ba tỉ ba trăm sáu lăm triệu đồng)17

2.2.1.4- Cho vay vượt quá giới hạn quy định:


Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, đối với TSĐB chỉ có thể cho vay tối đa 70% giá trị tài sản, song nhiều TCTD đã cho vay vượt quá 80% giá trị tài sản.

Theo quy định tại điều 79 Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản của ngành và của từng ngân hàng đều quy định mức cho vay đối với từng khách hàng đều không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, song nhiều ngân hàng với mục đích mở rộng hoạt động cho vay với hy vọng sẽ đem về một khoản lợi nhuận cao đã đi ngược lại quy chế này dẫn đến rủi ro trong hoạt

động thanh toán, có những trường hợp đã khiến cho ngân hàng đó mất hoàn toàn khả năng thanh toán buộc ngân hàng Nhà nước phải có sự can thiệp và trợ giúp, năm 2005 là: 254 trường hợp với số tiền: 245,573 tỉ đồng, năm 2006 là: 268 trường hợp với số tiền:254,946 tỉ đồng.

2.2.1.3- Không kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay:


1717 Báo cáo tổng kết công tác Thanh tra NHNN 2005, 2006

Hệ quả là cho vay sai đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục

đích như trường hợp vay vốn để nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, nhưng trên thực tế khách hàng đã nhập xe ô tô nguyên chiếc về thị trường Việt Nam và ngân hàng đã dung túng cho hành vi buôn lậu.

Trường hợp cán bộ tín dụng nhờ người thân vay hộ tiền trót lọt cũng là do không kiểm soát chặt chẽ.

2.2.1.4- Không chuyển nợ quá hạn kịp thời, gia hạn nợ, giãn nợ sai quy

định:


Việc chuyển nợ quá hạn, hay gia hạn nợ, giãn nợ là căn cứ vào tình hình thực tế của khách hàng để lùi lại thời hạn trả nợ sau một thời gian xác định, nhưng nếu chuyển nợ quá hạn thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, dẫn đến tăng chi phí, thu nhập của ngân hàng giảm, giảm lợi nhuận, lương của cán bộ bị thụt đi, báo cáo tài chính của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khi xếp hạng chi nhánh. Vì vậy việc chuyển nợ quá hạn thường là việc làm bất đắc dĩ

đối với mỗi ngân hàng, chính vì vậy việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các Chi nhánh thường thấp hơn thực tế, năm 2000 là 3.506 trường hợp với số tiền 29,298tỉ đồng (Bằng chữ: Hai mươi chín tỉ hai trăm chín tám triệu đồng./.), năm 2006 là 1.117 trường hợp số tiền là 697,613 tỉ đồng (Bằng chữ: Sáu trăm chín bảy tỉ sáu trăm mười ba tỉ đồng)18

2.2.1.5-Chiếm dụng vốn tín dụng của ngân hàng, tự đặt mức thu phí và

lƯ phÝ:


Do thường xuyên tiếp xúc với các khoản tiền lớn nên đã khiến nhiều cán bộ ngân hàng nảy lòng tham, lợi dụng tiền vốn của ngân hàng để tiêu dùng cá nhân, đầu tư kinh doanh, chơi số đề dẫn đến mất khả năng hoàn trả. Ngay từ năm 2000 đã xuất hiện 534 trường hợp tổ trưởng vay vốn thu nợ không nộp ngân hàng với số tiền 347 triệu đồng. Điển hình là trường hợp tại Chi nhánh NHNNo, cán bộ thu lãi không nộp số tiền 100.949.202 đồng (Một trăm triệi chín trăm bốn mươi chín ngàn hai trăm linh hai đồng), đến ngày

18Báo cáo tổng kết công tác Thanh tra NHNN 2005, 200

20/5/2004 đã thu hồi đủ, ngân hàng đã xử lý: sa thải 01 cán bộ kế toán, chuyển công tác khác có mức lưong thấp hơn 01 người, kéo dài thời gian nâng lương Trưởng phòng Kế toán, khiển trách toàn bộ Ban giám đốc chi nhánh.

Tại một số chi nhánh các cán bộ còn tự ý đặt ra mức thu phí từ 1.000đ- 2.000đ cho một khỏan vay.

2.2.1.6-Về bảo lãnh:


Bảo lãnh là văn bản cam kết của ngân hàng sẽ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba khi khách hàng vay không đủ khả năng thực hiện.

Thực chất bảo lãnh được hình thành từ hợp đồng, nên các yếu tố trên bảo lãnh được xây dựng từ hợp đồng, nhưng thực tế vẫn tồn tại bảo lãnh không có hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh không đầy đủ các yếu tố pháp lý, cá biệt có ngân hàng không thực hiện hợp đồng bảo lãnh đã ký kết: 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng).

Không ghi các yếu tố như các khỏan phí trên hợp đồng bảo lãnh 2.3-Các sai phạm khác:

2.3.1- Thu chi tài chính:


Hạch toán sai tính chất tài khoản, hạch toán không đầy đủ: 670 trường hợp vi phạm, số tiền 7.191,5 triệu đồng (Bảy nghìn một trăm chín mốt triệu năm trăm ngàn đồng), chi sai nguồn hoặc thiếu các chứng từ hợp lệ:173 trường hợp số tiền 32.788,9 triệu đồng, chi sai chế độ quy định: 75 trường hợp với số tiền 5.439,8 triệu đồng19.

Theo quy định mỗi TCTD không được chi mua TSCĐ quá 50% vốn tự có, nhưng hàng năm cóTCTD đều chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, sửa chữa trụ sở vượt quá con số này. Nhưng các TCTD vi phạm thường điều chỉnh vào tài khoản khác với chứng từ được hợp pháp hóa.


2.3.2-Về kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngoại hối:


Theo báo cáo của Thanh tra NHNN tổng kết tình hình tội phạm kinh tế và rủi ro trong hoạt động ngân hàng 05 năm từ năm 2001-2005 thì rủi ro, tội phạm trong kinh doanh ngoại hối 9vụ, số tiền 171.510 triệu đồng, đã xử lý thu hồi 2 vụ, số tiền 315 triệu đồng.

Các sai phạm phổ biến: không hạch toán ngoại bảng giá trị cam kết quyền chọn tiền tệ, ký giao dịch quyền chọn vượt thẩm quyền số tiền 31.35.720USD, mở tài khoản thanh toán ngoại tệ vượt quá thời hạn ghi trên thẻ tạm trú của người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam20.

Không thực hiện nghĩa vụ đối chiếu, giám sát nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài đối với Công ty TNHH Tiger Drylac dẫn đến chuyển vượt số tiền 1.463,313USD21.

Vụ kinh doanh trái phép ngoại tệ tại NHCT Chi nhánh Hải Phòng: từ năm 2003 đến khi bị bắt Nguyễn Quỳnh Vân- nguyên Phó phòng Tài trợ thương mại đã thực hiện 850 giao dịch với 03 ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam với tổng số tiền hơn 3,6 tỷ đồng gây thiệt hại 5,4 triệu USD. Nguyễn Quỳnh Vân đã tự ý thực hiện toàn bộ quá trình kinh doanh ngoại tệ liên ngân hàng. Để thực hiện việc giao dịch này, Vân đã trực tiếp giao dịch, thống nhất tỷ giá mua bán và giá trị hợp đồng qua điện thoại. Sau khi thống nhất, đối tác sẽ gửi hợp đồng bằng tiếng Anh qua fax, Vân ký nháy rồi trình Giám đốc ký và lập lệnh chuyển tiền và chứng từ chuyển tiền với tư cách là Kiểm soát viên. Việc thanh toán này có vẻ bề ngoài hoàn toàn hợp pháp (chuyển tiền theo giá trị hợp đồng, địa chỉ dòng tiền đi và đến rõ ràng), nhưng việc thanh toán các hợp đồng này chủ yếu là thanh toán giá trị hợp đồng bằng hình thức bù trừ lãi lỗ rồi chuyển chênh lệch tỉ giá giữa các loại ngoại tệ đưa vào giao dịch mà không chuyển tiền gốc khi giao dịch.


20 Báo cáo tổng kết công tác Thanh tra NHNN 2006

Do sơ hở trong quản lý, điều hành đối với sở quản lý, kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã để lỗ khoảng bốn trăm tỷ đồng sau 9 tháng hoạt động của năm 2004.

Liên quan đến tội phạm ngân hàng có yếu tố nước ngoài, mô hình được khách hàng áp dụng là đề nghị phát hành Giấy biên nhận giữ tài sản “Safekeeping receipt/ Bank Custodial Safekeeping Receipt” để có thể dùng Giấy này thế chấp vay vốn tại ngân hàng khác, chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba hoặc lừa đảo thông qua hành vi sửa chữa tên và nội dung Giấy biên nhận.

Hình thức của giao dịch này là khách hàng ký hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án (có dự án đã được cấp có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt và đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận về việc đã đăng ký khoản vay) và yêu cầu ngân hàng phát hành Giấy biên nhận giữ tài sản (tài sản được hiểu là dự án hình thành trong tương lai). Hoặc khách hàng nước ngoài chuyển tài sản như đá quý, kim loại quý, chứng khoán . . . cho ngân hàng và đề nghị ngân hàng phát hành Giấy biên nhận giữ tài sản.

Khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành ký hậu hối phiếu liên quan tới khoản vay vốn nước ngoài: Tổ chức/ cá nhân nước ngoài cam kết sẽ ký hợp

đồng cho khách hàng vay với giá trị lớn, chia nhỏ thành nhiều hối phiếu trả chậm. Khách hàng thuyết phục chi nhánh chỉ ký hậu trên các hối phiếu mà không cần phát hành bất cứ một Cam kết bảo lãnh nào.

Nhưng thực tế các trường hợp đã xảy ra tại một số chi nhánh NHTM thì giá trị các khoản vay hoặc cho vay đối với tài sản gửi giữ thường rất lớn từ 25 triệu đến 140 triệu USD và cao hơn nhiều so với chi phí tạm tính của dự án cần vay vốn. Đối với các nước phát triển, hình thức Giấy biên nhận được xem như một cam kết bảo lãnh, có thời gian dài, có thể chuyển nhượng các quyền liên quan không những tới tài sản do ngân hàng giữ mà còn liên quan tới Giấy biên nhận, có dẫn chiếu áp dụng luật là quy tắc của ICC về tín dụng chứng từ. Như vậy, ngay khi ngân hàng ký phát Giấy biên nhận thì đã hình thành một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023