Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 15

theo sự chỉ đạo của cấp chủ quản theo ngành dọc, sự phối hợp giữa các ngành cần có sự tác động của các quy định pháp luật mang tính cụ thể và chi tiết hơn nữa vì hiện nay khi ban hành văn bản đều có quy định về sự phối hợp giữa các ban ngành tại điều khoản thi hành nhưng việc có thực hiện hay không và thực hiện đến mức nào lại không được nêu ra cụ thể.

Chính sách tín dụng luôn có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển, vận động của xã hội song nó lại tạo ra tính không ổn định cho hoạt động kinh doanh tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng, tiềm ẩn hành vi phạm tội, chẳng hạn ở một thời điểm trước hành vi cho vay phát triển đối với mặt hàng A không bị coi là trái pháp luật, nhưng theo chính sách mới hành vi đó bị hạn chế (thậm chí bị cấm) như vay xây nhà máy xi măng ống đứng khiến cán bộ bị quy kết làm sai chế độ, tiếp tay cho khách hàng.

Văn bản pháp luật còn chồng chéo, như việc nhiều cơ quan ban hành văn bản cùng điều chỉnh một đối tượng như công tác hạch toán kế toán ngân hàng chịu điều chỉnh của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính.

Thứ hai: Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện ra các hành vi phạm tội trong ngân hàng thông qua việc giám sát từ xa.

Thứ ba:Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chống rửa tiền: Nạn rửa tiền không chỉ là một vấn đề đối với những thị trường tài chính lớn và trung tâm tài chính của thế giới mà còn là một vấn đề đối với những thị trường các nước đang phát triển. Với những nỗ lực ngày càng tăng của Chính phủ các nước có thị trường tài chính lớn nhằm chống lại hoạt động rửa tiền đã khuyến khích những kẻ rửa tiền chuyển các hoạt động của chúng sang những thị trường đang phát triển ngày càng trở thành cái đích dễ ngắm đối với các hoạt

động rửa tiền. Nhiều bằng chứng cho thấy sự luân chuyển tiền mặt ngày càng tăng qua các biên giới để tới những thị trường quản lý lỏng lẻo trong việc phát hiện rửa tiền vào hệ thống tài chính – ngân hàng và sự đầu tư gia tăng của những nhóm tội phạm có tổ chức vào bất động sản và kinh doanh trong những thị trường đang phát triển. Việt nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên

cũng là nguy cơ đối với nạn rửa tiền mà quy trình, phương thức rửa tiền của các tổ chức tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp. Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc xây dựng và hoàn thiện Nghị định 74 về chống rửa tiền.

Thứ tư: Bổ sung, chỉnh sửa Quy chế kiểm toán độc lập: Quy chế cần quy định các công ty kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra nhà nước, thanh tra Chính phủ, thanh tra Ngân hàng nhà nước, kiểm tra kiểm soát nội bộ có trách nhiệm thông báo cho các ngân hàng trong các trường hợp phát hiện sự gian lận, hành vi không tuân thủ pháp luật.

3.3.4-Định hướng việc giám sát của hoạt động Thanh tra trên lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.

Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt đối tượng kinh doanh là tiền tệ – loại hàng hoá đặc biệt. Ngân hàng là người trung gian làm nhiệm vụ chuyển quyền sử dụng vốn từ người gửi cho người vay. Do đó, hoạt động của ngân hàng liên quan và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

động sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, nên nếu tham nhũng trong ngân hàng trở thành tệ nạn, nó sẽ làm suy yếu ngân hàng, và tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội và dân cư.

Những người có hành vi phạm tội, bọn tội phạm thường lợi dụng những sơ hở, sai sót trong hoạt động quản lý, kinh doanh ngân hàng để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 15

Chính vì vậy mà công tác thanh tra, giám sát cần chú trọng trong thời gian tới như sau:

- Xây dựng đề cương thanh tra cần thể hiện rõ yêu cầu phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi, vi phạm dễ dẫn đến phạm tội.

- Coi trọng thông tin đầu vào, những nghi ngờ, manh mối các hành vi phạm tội.

- Giám sát từ xa cũng như thanh tra tại chỗ cần chú ý các lĩnh vực thường xuyên phát sinh tiêu cực mà nếu xảy ra ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng ngay đến an toàn ngân hàng, cần đặc biệt chú ý phát hiện cac hành vi phạm tội có tổ chức, câu kết giữa cán bộ ngân hàng với tội phạm ngoài xã hội, thường xuyên nghiên cứu đúc rút thủ đoạn, phương thức hoạt động tiêu cực, các loại phạm tội mới, nhất là lợi dụng công nghệ tin học hiện nay.

- Khi phát hiện phạm tội cần xử lý nghiêm, triệt để người vi phạm dù ở bất cứ cương vị nào.

- Bên cạnh vai trò thanh tra, giám sát của Nhà nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, các tổ chức tín dụng cần xây dựng củng cố các tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực sự vững mạnh để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm là một trong những biện pháp giúp ngân hàng phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm.

3.3.5- Kiến nghị hoàn thiện việc đổi mới thanh tra ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng hội nhập kinh tế.

Hoạt động thanh tra Ngân hàng tuy đã có nhiều cố gắng trong việc giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ trong việc phát hiện và chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý, song nhiều vi phạm đã được thanh tra NHNN phát hiện đưa ra hướng xử lý song vẫn có chiều hướng tái phạm là do biện pháp xử lý chưa nghiêm, kiến nghị không đảm bảo được tính thực thi do thiếu cơ chế thi hành.

Trong thời gian tới, các sai phạm được thanh tra NHNN phát hiện và

đã đưa ra giải pháp thì buộc mọi tổ chức phải thực hiện, nếu không yêu cầu cấp lãnh đạo cao nhất theo ngành dọc, hoặc yêu cầu chính Thống đốc xử lý.

Nhưng để đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới cán bộ thanh tra cần nâng cao trình độ nghiệp vụ để có thể phát hiện mọi sai phạm có thể nảy sinh và dự đoán tình hình tội phạm ngân hàng trong giai đoạn tới.

Trong công tác luôn có sự phối hợp, trao đổi thông tin với Thanh tra Chính phủ, Cơ quan điều tra để cùng đề ra các chính sách phòng chống tội phạm ngân hàng có hiệu quả vừa từ thực tế ngân hàng và công tác điều tra.

3.3.6- Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng chống tội phạm trong hoạt động ngân hàng:

Tháng 12-2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO- Tổ chức thương mại thế giới với nhiều thuận lợi và thách thức trong lĩnh vực tài chính, nhiều ngành hàng sẽ phải giảm thuế, nhiều công ty phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và tiến hành mở rộng cửa hơn nữa trong hoạt động tài chính

đã khiến cho hoạt động cạnh tranh ngân hàng trở nên khốc liệt, việc cố gắng giành thị phần và giữ thị phần đã buộc các ngân hàng phải cực kỳ linh hoạt trong việc áp dụng và ban hành cơ chế chính sách để vừa tuân thủ luật pháp vừa đáp ứng được các đòi hỏi mà thị trường đề ra.

Hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực tài chính ngân hàng như quản trị mạng, phòng chống rửa tiền, tội phạm công nghệ cao và tham nhũng được thể hiện thông qua việc Chính phủ Việt Nam ký Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào tháng 12-2000 tại Palêmô, Italia.

Như vậy, phòng chống tội phạm không có nghĩa là trừng phạt thật nặng

để răn đe hay quy định nhiều hình phạt, cũng không đồng nghĩa với việc có sai phạm là phải xử lý hình sự.

Công tác phòng chống đem lại hiệu quả nhất là đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu, như lương ít nhất phải đáp ứng đủ yêu cầu sinh hoạt tối thiểu mới khiến con người ta có thể yên tâm công tác, hết lòng vì nghề nghiệp với tinh thần chí công vô tư, không cố tình muốn làm sai, làm trái, lợi dụng sơ hở của pháp luật để mưu lợi cho bản thân.

Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo danh tính cho quần chúng tham gia tố giác tội phạm.

Ban hành một hệ thống pháp luật hình sự, dân sự chặt chẽ, có biện pháp ngăn ngừa đối với những người có dấu hiệu xuất hiện hành vi phạm pháp luật.

Có biện pháp phòng ngừa riêng bằng hình phạt tách những kẻ phạm tội khỏi con đường phạm tội. Tính bắt buộc về hình phạt chính là nhằm đảm bảo cho sự bắt buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khi gây ra tội phạm và phòng ngừa những tội phạm mới, để người phạm tội không dám và không thể làm trái quy

định, trái pháp luật.

Kết luận


Qua nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm trong hoạt động ngân hàng từ năm 2000-2006 cho phép tôi đi đến một số kết luận sau đây:

1-Sai phạm trong hoạt động ngân hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm các trật tự quản lý kinh tế, bị luật hình sự cấm vì đó là tội phạm.

2- Những thiệt hại mà các sai phạm gây ra là nghiêm trọng đối với chính sách kinh tế, ổn định chính trị của đất nước. Hành vi vi phạm được chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện do cố ý hoặc sơ ý gây thiệt hại thực tế đối với xã hội là căn cứ cho việc xác định tội danh và quyết định xử phạt được chính xác, công minh.

3- Việc nêu rõ các sai phạm trong từng lĩnh vực là cơ sở cho việc bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật về hình sự, về dân sự hiện hành, góp phần tăng cường bảo vệ các quyền tự do của con người bằng pháp luật hình sự nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

4- Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể cùng các quy định của pháp luật thì việc điều chỉnh loại hình tội phạm trong hoạt

động ngân hàng vẫn chưa được chú trọng, nhiều sai phạm nghiêm trọng chỉ dừng lại ở xử lý nội bộ mặc dù hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, nên không có tính răn đe, ngăn ngừa.

5- Trên cơ sở nghiên cứu những vi phạm trong hoạt động ngân hàng, bằng các luận điểm trong luận văn này tôi đưa ra một số kiến nghị như đã trình bày ở Chương III


I- Sách kinh điển

Tài liệu tham khảo


1- Các học thuyết kinh tế- Lịch sử phát triển, tác giả, tác phẩm- Đại học Kinh tế quốc dân- NXB Thống kê, Hà Nội 1995

2- Côvaliốp- Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục Hà Nội 1997


3- Kinh tế học – David Begg, Đại học Kinh tế quốc dân- NXB Giáo dục, Hà Nội 1995, Tập 1&2

4- Tư bản- Cuốn phổ thông do Gioóc Sô li ê biên soạn, NXB Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội 1974.

II- Văn bản pháp luật


5- Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

6- Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2006, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006Công văn số 147/NHNN-CSTT ngày 18/02/2003 về việc xác định giá đất thế chấp, bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 85/2003/NĐ- CP; Thông tư số 03/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ.

7- Công văn số 680/CV-NHNN3 đề ra kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998.

8- Luật Ngân hàng Nhà nước- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004 9- Luật các tổ chức tín dụng- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004

10- Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng.

11- Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

12- Nghị định số 74/2005/NĐ- CP v của Chính phủ về Phòng, chống rửa tiền ngày 07 tháng 6 năm 2005.

13- Quyết định số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

14- Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm” theo Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 10/02/1999.

15- Quyết định số 140/QĐ- NHNN về việc thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng và phòng chống tội phạm của ngành ngân hàng ngày 24/7/1999.

III- Sách tham khảo


16- TSKH. PGS Lê Văn Cảm- Những vấn để cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2005

17- TSKH Lê Cảm - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB

Đại học Quốc gia Hà nội-2003


18- Thạc sĩ Đinh Văn Minh- Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật Phòng chống tham năm 2005- NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2006.

19- Một số thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội 2003.

20- Đinh Văn Quế- Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự (Phần các tội phạm) tập II, V, VI-, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2006

IV- Báo cáo của Thanh tra NHNN


21- Báo cáo tổng kết công tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước năm 2000, chương trình công tác năm 2001.

22- Báo cáo tổng kết công tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước năm 2001, chương trình công tác năm 2002.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí