Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 14

Phòng chống tiến tới loại bỏ hoàn toàn sai phạm này thì theo quy định của pháp luật hiện hành giao dịch này phải được công chứng và có xác nhận giao dịch đảm bảo mới được coi là giao dịch hợp pháp, còn ngân hàng chỉ có vai trò thẩm định đối với khoản vay đó.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các cán bộ ngân hàng phải nâng cao cảnh giác với các giao dịch bất bình thường, có trách nhiệm báo cáo lại lãnh

đạo những điểm chưa đúng quy trình để kịp thời khắc phục. Đồng thời khi đã nhận công việc được giao phải có trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu đề ra và luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong thao tác nghiệp vụ để khách hàng từ bỏ ý định lừa dối ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng, nhất là các cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng cần có sự am hiểu luật pháp quốc gia và các quan hệ quốc tế một cách cơ bản

để định hướng, tư vấn đúng cho các giao dịch của khách hàng về mức tiền, các loại chứng từ ngân hàng đòi hỏi phải xuất trình, thời gian chứng từ đi đến, khoảng thời gian tiền đi trên đường để khách hàng ước tính được thời gian phù hợp phải chuyển tiền và chứng từ cho đối tác (khiến khách hàng không chuyển tiền quá sớm- tồn đọng vốn, hoặc quá muộn- vi phạm hợp đồng gây thiệt hại về vật chất và uy tín) để các giao dịch đó không bị vô hiệu, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản, uy tín cho các doanh nghiệp trong nước và ngân hàng.

b- Các biện pháp khác:


Yêu cầu khách hàng và tự thu nhập thông tin liên quan đến khách hàng bằng cách tham khảo bạn hàng, đối tác và từ chính đơn vị để có thông tin chính xác nhất, đầy đủ nhất. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin chính xác về khách hàng, về ngành hàng, quy định danh mục các mặt hàng được phép kinh doanh, các ngành hàng bị hạn chế để cán bộ ngân hàng có khả năng tự quyết trong việc cấp vốn

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro khi xử lý tài sản bảo đảm, cần thực hiện các nội dung sau:

Chỉ cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu hợp đồng bảo đảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

được công chứng/chứng thực và tài sản được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Tài sản đảm bảo phải là những tài sản dễ được định giá, dễ cho ngân hàng quyền được sở hữu hợp pháp, dễ tiêu thụ hay thuận tiện

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 14

Tham gia bảo hiểm tín dụng:


Đây là một giải pháp nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho các ngân hàng trong trường hợp khách hàng của họ gặp rủi ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay. Trên thực tế, ngân hàng có thể tham gia bảo hiểm tín dụng với 3 hình thức:

Ngân hàng khuyến khích người vay vốn tham gia bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. Như vậy, khoản tín dụng trong trường hợp này được coi như là đã tham gia bảo hiểm

Hai là ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách thành lập quỹ dự phòng rủi ro.

Ngoài ra, tổ chức kiểm tra chéo dư nợ, hồ sơ vay vốn, đối chiếu công khai đối với khách hàng cá nhân còn dư nợ vay tại Chi nhánh. Việc đối chiếu công khai dư nợ với khách hàng phải bảo đảm khách quan, cán bộ tín dụng không tham gia đối chiếu với khách hàng do chính mình giải quyết cho vay.

Thực hiện việc luân chuyển cán bộ tín dụng, thông qua đó phát hiện các hiện tương tiêu cực của cá nhân đã tham gia trong quá trình cấp tín dụng.

Các ngân hàng phải xây dựng quy chế, quy trình, quy định các biện pháp quản lý số tiền khách hàng trả nợ trong trường hợp không trực tiếp đến trụ sở giao dịch của ngân hàng (phù hợp với điều kiện hoạt đông thực tế của chi nhánh, của phòng giao dịch) đảm bảo tiền trả nợ của khách hàng được nhập quỹ và hạch toán trong ngày.

Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định, định giá tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm đã quy định.

Cần giữ gìn, phát huy đạo đức cán bộ ngân hàng, ngăn gừa tối đa rủi ro kinh doanh, đặc biệt là rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tham gia vào quá trình cấp tín dụng.

Chấn chỉnh ngay những trường hợp đã phát hiện có dấu hiệu vi pham. Xử lý kỷ luật nghiên khắc các trường hợp cán bộ vi phạm nội quy lao động;

đặc biệt là các trường hợp không nộp quỹ kịp thời hoặc biển thủ khoản tiền khách hàng trả nợ, vay ké vay hộ, định giá khống tài sản bảo đảm, không chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay, thẩm định, định giá tài sản bảo

đảm., nhận tiền của người vay để xử lý rủi ro không thu nợ của khách hàng.


Việc mở rộng quy mô và màng lưới hoạt động, phát triển và đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ, dịch vụ của các TCTD là yêu cầu và xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lành mạnh của các TCTD đòi hỏi các cấp quản lý phải đặt ưu tiên hàng đầu khả năng nhạn biết, quản trị, kiểm soát được các loại hình rủi ro tiềm ẩn đi kèm. Đồng thời trong bối cảnh hội nhập, các TCTD tăng cường cung cấp nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới với mức độ phức tạp ngày càng cao, thách thức đặt ra đối với các TCTD là phải đương đầu với các thủ đoạn ngày càng tinh vi thì đòi hỏi các TCTD cần nâng cao năng lực, trình độ một cách tương ứng cho đội ngũ cán bộ.

3.2.1.4- Kiểm soát nội bộ ngân hàng.


Đưa ra mô hình tổ chức mới của bộ máy kiểm soát nội bộ là thuộc quân số của Hội sở chính, hưởng lương của Hội sở chính để tách biệt quan hệ phụ thuộc về tài chính với cơ sở chịu sự kiểm tra. Làm việc với tư cách là người của cơ quan chủ quản cấp trên.

Chính sách tiền lương phù hợp với trách nhiệm, phải kịp thời phát hiện các sai phạm, yêu cầu cơ sở thực hiện ngay kiến nghị và báo cáo kịp thời với Hội sở chính để có biện pháp ngăn chặn.

3.3- Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang cố gắng hoà nhập với cộng

đồng quốc tế nhất là trong lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã và đang ra những chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế. Nhưng trong bước khởi đầu do còn có nhiều khó khăn, ta chưa có kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện sẽ còn nhiều sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, đó là những cơ sở làm nảy sinh tội phạm như các tội phạm làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, lợi dụng kẽ hở trong nghiệp vụ, pháp luật.

Mặt khác, bên ngoài còn nhiều lực lượng âm mưu và hành động chống

đối con đường phát triển trên định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Các thế lực phản động trong và ngoài nước và phạm tội quốc tế luôn cấu kết với nhau để phá hoại Việt Nam về nhiều mặt, một trong những phương thức là in, tàng trữ, lợi dụng nghiệp vụ để rút tiền, chuyển tiền chuyển tiền ra nước ngoài, vận chuyển tiền, ngân phiếu, trái phiếu giả để lũng loạn thị trường, phá hoại nền sản xuất, gây tâm lý hoang mang, mất tin tưởng trong nhân dân, từ đó làm lệch hướng con đường xây dựng đất nước mà toàn Đảng, toàn dân đang cố gắng thực hiện.

Xuất phát từ những âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng phạm tội, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trông việc phòng, chống tội phạm của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.

3.3.1- Kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế.

Những biện pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm xoá bỏ hẳn cơ chế quản lý hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp chuyên sang cơ chế quản lý mới không chỉ có tác dụng đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế, mà cần có sức mạnh tấn công vào các nguồn gốc sâu xa của các tội phạm về kinh tế.

Trong khi xoá bỏ cơ chế quản lý cũ phải đi liền với việc xác định và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới.

Phân biệt chức năng quản lý hành chính với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh, phân biệt quyền sở hữu với quyền quản lý. Cần thể chế hoá, quy

định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong các lĩnh vực quản lý.


Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát về kinh tế theo hướng ngày càng đồng bộ, thích ứng và có hiệu lực trong cơ chế thị trường, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, có trật tự, tạo lập các cân đối tổng thể, hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

Nghiên cứu các tình trạng tội phạm về kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua cho thấy cần sử dụng triệt để các công cụ quản lý như chính sách, pháp luật và bảo đảm kiểm tra, kiểm soát thật nghiêm ngặt ngay trong quá trình thực hiện cơ chế mới, đồng thời coi trọng những nguyên tắc, những luật lệ, và những công cụ quản lý nhằm hướng nền kinh tế nói chung và hệ thông ngân hàng nói riêng đi vào đúng quỹ đạo, đúng pháp luật.

3.3.2- Kiến nghị hoàn thiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.


Thứ nhất: Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Nhà nước với việc sắp xếp bộ máy tổ chức Ngân hàng nhà nước cả ở Trung ương và chi nhánh theo hướng xác định đúng tầm và vị thế của Ngân hàng nhà nước phù hợp với yêu cầu về quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ và ngân hàng, đáp ứng theo thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực thể chế, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương; đồng thời đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, an toàn, hiệu lực và hiệu quả.

Khi sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đương nhiên phải tính đến việc sắp xếp lại hệ thống thanh tra ngân hàng và và việc này cũng phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập của đất nước.

Thứ hai: Làm tốt việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.


- Cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với các hệ thống ngân hàng thương mại trong đó cần chú trọng:

+ Cơ cấu lại tài chính để đáp ứng yêu cầu lành mạnh và lớn mạnh trong

đó tiếp tục xử lý các vi phạm trong ngân hàng thương mại và tạo khả năng chống đỡ rủi ro phạm tội của các ngân hàng thương mại Việt nam và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

+ Cơ cấu lại tổ chức trong đó : Sắp xếp lại tổ chức, đào tạo lại cán bộ. Kiên quyết xử lý những cán bộ, ngân hàng yếu kém dễ dẫn đến phạm tội trong hoạt động kinh doanh.

- Cơ cấu lại hoạt động kiểm soát nội bộ trong từng ngân hàng: Sắp xếp lại tổ chức các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đảm bảo tính độc lập của các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ và phải có quyền năng đặc biệt. Mặt khác, đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm của công tác kiểm tra, giám sát ngay trong quy tình nghiệp vụ.

Thứ ba: Cơ cấu lại hệ thống thanh tra ngân hàng nhằm nâng tầm vị trí của tổ chức này. Nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống ngân hàng hiện đại.

3.3.3- Kiến nghị hoàn thiện mội trường pháp lý để phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

Cần nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật lệ, tạo môi trường pháp lý trong việc phòng, chống các phạm tội trong ngân hàng.

Xây dựng pháp luật là một trong những nhiệm vụ rất cấp bách để thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh tế.

Trong tình hình hiện nay, các hoạt động kinh tế, các quan hệ sản xuất, kinh doanh diễn ra hết sức sôi động và đa dạng, đòi hỏi rất bức thiết xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, trong đó chú trọng đến luật kinh doanh, luật doanh nghiệp. Cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật

đầy đủ, đồng bộ, thật sự tạo được hành lang an toàn cho các hoạt động kinh tế

đặc biệt là ngân hàng để cho mọi tổ chức kinh tế, mọi người an tâm bỏ vốn

đầu tư kinh doanh, xây dựng được một kỷ cương cho tất cả các hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong sản xuất kinh doanh, thiết lập một trình tự quản lý, chống mọi sự hỗn độn, trốn thuế, lừa đảo, chiếm dụng vốn lẫn nhau, ăn cắp, chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Bổ sung và hoàn thiện các chế định pháp lý về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, quy định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết. Xác định đồng bộ các chế định pháp lý về tài chính – tiền tệ, chế định xây dựng và bảo toàn vốn, chế định pháp lý về lao động và chi phí quản lý, chế định pháp lý về thuế, chế định pháp lý về phá sản… Đó là các chế định pháp lý cần thiết để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngân hàng và các xí nghiệp quốc doanh, phòng ngừa những hành vi tiêu cực, những thủ đoạn lợi dụng quyền tự chủ để vi phạm pháp luật, để chiếm đoạt tài sản của nhà nước.

Với ý nghĩa là công cụ của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm về kinh tế trong ngân hàng, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của nhà nước Việt Nam đã và đang được hoàn thiện theo phương hướng tạo ra một cơ chế

điều chỉnh có tính năng động, phù hợp với cơ chế kinh tế mới, góp phần củng cố những ưu thế và giải quyết những hạn chế của nền kinh tế thị trường. Từng bước ban hành các văn bản pháp luật để tạo ra hệ thống pháp luật hữu hiệu và toàn diện để bảo đảm thực thi quyền và lợi ích hợp pháp trong vấn đề tự quyết, tự chủ trong kinh doanh, loại trừ các nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm như tình trạng tiền lương danh nghĩa không đáp ứng tổi thiểu các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, tình trạng thất nghiệp và gia tăng các tệ nạn xã hội; hoặc lợi dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả dối để thực hiện việc rửa tiền, thực hiện việc sử dụng tình trạng tham nhũng của các thực thể pháp lý hợp pháp bao che biện minh cho các hoạt động vi pháp.

Chính phủ ban hành Chương trình và Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống tội phạm

BLHS 1999, BLTTHS 2003, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản luật, pháp lệnh nói trên là cơ sở pháp lý cơ bản để thiết lập một cách toàn diện và rõ ràng cac chế tài xử lý vi phạm khác nhau (chế tài hình sự, chế tài xử lý vi phạm hành chính), BLDS 1995 được sửa đổi, bổ sung năm 2005 đã đưa các quy phạm hữu hiệu về quyền, nghĩa vụ và biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế.

Bổ sung các trường hợp liên quan đến các hành vi vi phạm có tổ chức, các tội phạm công nghệ cao vào BLHS 1999.

Bổ sung các quy định còn thiếu hoặc không còn phù hợp với thực tế để pháp luật Việt Nam tiến gần tới chuẩn mực thế giới trong lĩnh vực tài chính.

Cuộc đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng những năm qua cũng cho thấy, một bộ phận lớn những kẻ phạm tội lợi dụng những quy

định chưa chặt chẽ về tài chính – tiền tệ, về ngân sách nhà nước, về thống kê, kế toán …để hoạt động phạm tội. Do vậy cần tiến hành kiểm tra việc thực hiện luật ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó bổ sung hoàn thiện các quy định về thu, chi ngân sách nhà nước, về lập và dự toán ngân sách nhà nước, về chấp hành kiểm tra, thanh tra, quyết toán ngân sách nhà nước.

Tiếp tục hoàn chỉnh luật kế toán, thống kê, luật thanh tra, kiểm tra tài chính, luật về cấp phát và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước, luật về quản lý dự trữ quốc gia.

Về thi hành phát luật, nghiên cứu về nhân thân những người phạm tội và điều tra trực tiếp những người phạm các tội về kinh tế cho thấy: hơn 40% số người phạm tội trả lời có hiểu biết về pháp luật nói chung, còn không hiểu biết về pháp luật kinh tế.

Một điểm nhấn mạnh nữa là hệ thống văn bản pháp luật chưa thật đồng bộ, hoạt động ngân hàng là một ngành dịch vụ phái sinh từ các ngành khác như thương mại, nông nghiệp, công nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản chế độ của từng ngành. Mỗi ngành đều có tư tưởng cục bộ chỉ tuân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023