Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 12

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng QL hoạt động DHTH các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp QL, nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động DHTH các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động DHTH các môn KHTN ở các trường THCS. Tuy vậy việc vận dụng và khai thác lại tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi địa phương và của mỗi CBQL. Dựa vào điều kiện thực tế mà người CBQL có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Dạy học tích hợp là một hình thức giáo dục không thể thiếu trong các nhà trường phổ thông giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong trường THCS. Dạy học tích hợp nói chung và DHTH các môn KHTN nói riêng là con đường quan trọng hình thành, phát triển nhân cách HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. DHTH các môn KHTN là con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân HS, vận dụng kiến thức các em đã được học trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống. Việc tạo ra môi trường xã hội thu nhỏ để HS rèn luyện năng lực hành động là một kỹ năng quan trọng của con người.

DHTH các môn KHTN là hoạt động tích hợp nội dung kiến thức ở các môn KHTN giúp HS mở rộng kiến thức; tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục; tạo cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất cho HS; góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung, vì cộng đồng, nảy nở các tình cảm tốt đẹp; hướng hứng thú của HS vào hoạt động bổ ích, giảm thiểu tình trạng học sinh nhút nhát, yếu kém. DHTH các môn KHTN là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục cần xác định đúng vị trí, vai trò của DHTH các môn KHTN trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

1.2. Về thực trạng

Kết quả khảo sát cho thấy:

Trong thực tế, rất nhiều HS và một bộ phận CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò của DHTH các môn KHTN trong công tác giáo dục học sinh của cấp học. Đội ngũ CBQL đa số đều nhận thức đúng song nhận thức về sự cần thiết đầu tư cho hoạt động này chưa

cao. Hiện nay, các trường THCS thị xã Quảng Yên chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho DHTH nói chung và DHTH các môn KHTN nó riêng, thể hiện: Kế hoạch chưa rõ ràng, nội dung còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu, công tác kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng, phối hợp các lực lượng chưa tốt, các hoạt động vẫn chưa phát huy phát huy được tính tích cực chủ động của HS, do đó DHTH các môn KHTN chưa đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

1.3. Đề xuất các biện pháp quản lý

DHTH các môn KHTN bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nếu có được các biện pháp quản lý thích hợp sẽ khắc phục được những yếu kém, tồn tại, phát huy được những yếu tố tích cực. Đề tài nghiên cứu đã đề xuất hệ thống một số biện pháp quản lý hoạt động DHTH các môn KHTN cho Hiệu trưởng trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Kết quả khảo nghiệm đã phần nào cho thấy tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất và vai trò tích cực của hoạt động này trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Các biện pháp này sẽ áp dụng được cho các trường THCS khác song cần lựa chọn biện pháp cho từng hoạt động và phối hợp các biện pháp phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Bộ GD&ĐT cần đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chương trình giáo dục THCS đặc biệt là công tác chỉ đạo thực hiện DHTH các môn KHTN phù hợp với tinh thần đổi mới hiện nay.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho CBQL, GV về việc thực hiện DHTH các môn KHTN, đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đánh giá kết quả rèn luyện năng lực, phẩm chất của HS.

- Có chế độ đãi ngộ xứng đáng, khen thưởng kịp thời đối với những CBQL và GV giỏi, có thành tích về công tác giáo dục cũng như QL.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

- Tham mưu với HĐND và UBND tỉnh tăng biên chế chuyên viên phụ trách chuyên môn của Phòng GD&ĐT, đảm bảo có chế độ đãi ngộ hợp lý để nâng cao hiệu quả QL giáo dục.

- Liên kết để mở các lớp bồi dưỡng về chuyên ngành QL giáo dục từ bậc đại học trở lên để nâng cao năng lực QL cho các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT và CBQL các trường. Thường xuyên tổ chức hội thảo giữa các Phòng GD&ĐT trong tỉnh với nội dung về công tác QL giáo dục nói chung và QL hoạt động DHTH các môn KHTN trong các trường THCS nói riêng.

- Tổ chức các lớp tập huấn về tổ chức thực hiện DHTH các môn KHTN cho lực lượng GV cốt cán các trường THCS trong toàn tỉnh.

- Tham mưu với HĐND, UBND tỉnh đầu tư kinh phí hỗ trợ các địa phương xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

2.3. Đối với Thị uỷ, UBND thị xã Quảng Yên

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các nhà trường, và trong nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Chỉ đạo các phường, xã thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục tại địa phương và thực hiện thành công chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ để đảm bảo chất lượng đội ngũ CBQL THCS đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Tạo điều kiện về kinh phí hoạt động cho các nhà trường để đảm bảo thực hiện tốt chức năng QL giáo dục trên địa bàn.

2.4. Đối với Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả những biện pháp QL hoạt động DHTH các môn KHTN, rút kinh nghiệm và bổ sung những biện pháp mới sau mỗi năm học.

- Tạo điều kiện động viên cán bộ, chuyên viên của Phòng GD&ĐT, CBQL, GV các nhà trường tích cực học tập lý luận chính trị, chuyên môn QL giáo dục và trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ QL giáo dục.

- Triển khai các biện pháp sáng tạo, hiệu quả về công tác thi đua - khen thưởng để đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích cao trong những phong trào này.

- Thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CBGV các nhà trường, tạo động lực cho CBGV yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.5. Đối với CBQL các trường THCS

- Nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để QL một cách toàn diện, đặc biệt cần tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các biện pháp QL hoạt động DHTH các môn KHTN. Tập trung vào các nhiệm vụ đổi mới phương pháp giáo dục, tăng cường bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS, làm tốt công tác XHH giáo dục.

- Tăng cường tham mưu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tăng cường đầu tư trang thiết bị DH hiện đại, chỉ đạo khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, phương tiện DH.

- Động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời GV, HS đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập, tạo cơ hội cho GV phấn đấu hết mình vì sự nghiệp “Trồng người”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Quang Báo (2003), Cơ sở lý luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm, Kỷ yếu 60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ).

4. CacMac - Ph.Angghen toàn tập (1993), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, NXB Giáo dục.

6. Phạm Khắc Chương (1997), J.A.Comenxki - Ông tổ của nền sư phạm cận đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia.

8. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

10. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (1999), Khoa học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Trần Bá Hoành, "Dạy học tích hợp", Tạp chí khoa học giáo duc, số 12.

13. Nguyễn Thanh Hùng (2006), "Tích hợp trong dạy học ngữ văn", Tạp chí khoa học giáo dục, số 06.

14. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Luật Giáo dục 2005, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. M.I Kondakov (1984), Những cơ sở lý luận của Khoa học Giáo dục,

Trường CBQL Giáo dục Hà Nội.

17. Lê Đức Ngọc (2005), Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội - nhân văn và các môn công nghệ, Kỷ yếu: Mục tiêu đào tạo và mô hình đại học sư phạm Việt Nam giai đoạn mới, tr.72-76.

18. Paul Hersey, Ken Blacn Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

19. Hoàng Phê (Chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội.

20. Phòng GD&ĐT Quảng Yên, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 đến 2016 - 2017.

21. Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng (2002), "Xu thế tích hợp môn học trong nhà trường phổ thông", Tạp chí giáo dục, số 2.

22. Đào Trọng Quang (1997), "Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp - Cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm", Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11.

23. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Dương Tiến Sỹ (2001), "Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo", Tạp chí giáo dục, số 9.

25. Trần Thị Thanh Thủy (2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực của học sinh (Quyển 2), NXB Đại học sư phạm.

26. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực tích hợp ở nhà trường? Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị, NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Thị Quế Xuân (2015), Quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

28. Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV.

29. Văn kiện Đại hội đảng bộ thị xã Quảng Yên lần thứ XIX.


Phụ lục 1:

PHỤ LỤC


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (DÀNH CHO CBQL VÀ GIÁO VIÊN)


Để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: (Đánh dấu x vào ô lựa chọn theo ý kiến của đồng chí)

---------------------------------------------------

Câu 1: Xin đồng chí cho biết mức độ quan trọng của các nội dung DHTH các môn KHTN ở trường THCS

TT

Nội dung DHTH các môn KHTN ở trường THCS

Mức độ nhận thức

HTĐY

ĐYMP

PV

KĐY

1

Cần thiết phải tổ chức DHTH các môn KHTN cho học

sinh THCS





2

DHTH các môn KHTN góp phần hình thành và phát

triển nhân cách HS






3

DHTH các môn KHTN là điều kiện quan trọng để

trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học





4

DHTH các môn KHTN phát huy tính chủ động, tính

tích cực của HS.






5

DHTH các môn KHTN là hình thành ở HS năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải

quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa






6

DHTH các môn KHTN cho phép rút ngắn được thời gian, tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin

của nội dung giáo dục





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022