Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 2


không xác định được vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đến gia đình, xã hội, đến việc học tập và cuộc sống bản thân. Các em học sinh ở độ tuổi từ 12 đến 15 (cấp THCS) là lứa tuổi có nhiều biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy, nền giáo dục Việt Nam nhận thấy rõ sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức, GDGTS để phát triển tâm lực cho học sinh. Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống, phát triển các tố chất tâm lý, là phát triển tâm hồn, hướng tới cuộc sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hoà nhập với cộng đồng và gần gũi với thiên nhiên; tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có văn hoá và hạnh phúc. Khai thác, phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự phát triển nhân cách bền vững và con người là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tự nhiên bền vững.

Việc GDGTS cho học sinh nói chung và cho học sinh THCS nói riêng trong nhiều năm nay đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông quan tâm và chỉ đạo việc thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này trong các nhà trường còn nhiều lúng túng và chưa thực sự có hiệu quả. Trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Phòng GD&ĐT huyện đã nhiều năm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc GDGTS đặc biệt quan tâm tới cấp học THCS nhưng nhiều hoạt động còn mang tính hình thức. Giáo viên chưa được đào tạo một cách bài bản về GDGTS và kỹ năng sống nên thiếu tính chuyên nghiệp. Việc tổ chức hoạt động GDGTS và kỹ năng sống là có nhưng không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã bước đầu xây dựng được các kế hoạch tổ chức các hoạt động liên quan đến GDGTS cho học sinh, tổ chức triển khai thực hiện nhưng vẫn còn những hạn chế từ công tác tổ chức, từ nhận thức cũng như tính khả thi của kế hoạch, tính thực tiễn của kế hoạch đề ra.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” với hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDGTS cũng như chất lượng giáo dục học sinh THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong cũng như các địa bàn khác có điều kiện tương tự.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý GDGTS cho học sinh THCS góp phần nâng cao đạo đức nói riêng, chất lượng toàn diện cho học sinh nói chung.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý GDGTS cho học sinh THCS;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, Đắk Nông;

- Đề xuất biện pháp quản lý GDGTS cho học sinh THCS có hiệu quả.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý GDGTS cho học sinh THCS.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài tập trung khảo sát các nội dung quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của 60 giáo viên và cán bộ quản lý ở 08 trường THCS huyện Đắk Glong.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài

4.1.1. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hệ thống

Quản lý GDGTS cho học sinh THCS có mối quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố khác trong hoạt động quản lý nhà trường, chúng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Đặc biệt trong thời kì đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đề nghiên cứu chịu nhiều sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan nên nó được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng cũng khác nhau. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt.


4.1.2. Tiếp cận lịch sử

Luận văn nghiên cứu lịch sử phát triển và kinh nghiệm quản lý GDGTS cho học sinh THCS để tìm ra ưu, nhược điểm, vận dụng vào quản lý GDGTS cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Nghiên cứu quản lý GDGTS cho học sinh THCS cần phải xuất phát từ thực tiễn để tìm ra những yếu điểm, hạn chế, khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý GDGTS cho học sinh THCS phù hợp với thực tiễn ở các trường THCS ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4.1.4. Tiếp cận mục tiêu

GDGTS cho học sinh THCS nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS theo quy định của các cấp giáo dục và của nhà trường. Quản lý GDGTS cho học sinh THCS nhằm làm cho hoạt động này đạt được mục tiêu đã đề ra.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:

4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đề tài thực hiện thu thập các dữ liệu là các báo cáo về kinh tế - xã hội, báo cáo về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; thu thập và nghiên cứu các thông tin khoa học tại các luận văn, luận án, các đề tài, bài báo nghiên cứu khoa học… để bổ sung các thông tin cần thiết để phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích: Thực hiện điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập các dữ liệu khách quan từ các bên liên quan đến quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


Nội dung khảo sát: Đề tài thực hiện lấy ý kiến về hoạt động GDGTS và quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Đối tượng khảo sát: Thiết kế mẫu phiếu dành cho hai đối tượng: 12 cán bộ quản lý và 48 giáo viên tại 8 trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia

Thông qua ý kiến của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng. Thiết kế một số câu hỏi phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ quản lý, giáo viên ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông để làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thử nghiệm

Đề tài thực hiện thử nghiệm áp dụng các biện pháp tăng cường hiệu quả trong quản lý GDGTS cho học sinh tại 08 trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, để đánh giá được tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp được đề xuất qua đó bảo đảm các biện pháp đề xuất đáp dựng được các nguyên tắc đề ra.

4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh… để phân tích lý luận, đánh giá thực trạng quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phần mềm Excel, toán thống kê, lập bảng, vẽ sơ đồ, … để xử lý số liệu thu thập được.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

5.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý GDGTS cho học sinh THCS. Kết quả này sẽ góp phần làm rõ, bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác quản lý GDGTS cho học sinh THCS.


5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn chỉ ra thực trạng quản lý GDGTS cho học sinh ở các trường THCS và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất được một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDGTS cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý, giáo viên của các trường THCS huyện Đắk Glong nói riêng và cán bộ quản lý, giáo viên các THCS nói chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

6. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý GDGTS cho học sinh THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý GDGTS cho học sinh THCS trên địa bạn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


Chương 1

CỞ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

Trong cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” của Hà Nhật Thăng [46] đã đề xuất cụ thể những giá trị cần trang bị cho học sinh, sinh viên. Nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại. Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việc xây dựng chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở Tiểu học, THCS, THPT của môn Đạo đức và Giáo dục công dân triển khai từ năm 2000 trên phạm vi cả nước. Đây là những tiền đề đưa công tác GDGTS cho học sinh THCS vào các nhà trường mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giá trị sống là phải sống với từng giá trị chứ không phải chỉ là nói về các giá trị đó. Cũng như khi dạy học, chúng ta phải quan tâm đến những việc chúng ta làm chứ không phải quan tâm điều chúng ta nói, phải quan tâm đến tâm trạng của đối tượng chứ không chỉ quan tâm đến kết quả của hoạt động.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2010), trong cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” [33] đã nghiên cứu rất chi tiết về các giá trị sống gắn với đối tượng học sinh THCS, cuốn sách đã phân tích đặc điểm phát triển tâm lý học sinh trung học cơ sở từ đó đánh giá những yêu cầu cần thiết để thực hiện các hoạt động GDGTS cho đối tượng học sinh này. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề xuất các hình thức, phương pháp thực hiện GDGTS cho học sinh THCS, qua đó giúp các em hình thành những giá trị sống cơ bản qua đó có thể ứng phó với những biến động của môi trường sống.


Tác giả Phạm Mai Hồng (2018), trong luận văn thạc sĩ “Tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngụ ngôn trong chương trình ngữ văn Trung học cơ sở” [19] bảo vệ tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho rằng giáo dục giá trị sống là một hoạt động cần thiết trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học truyện ngụ ngôn nói riêng. Tổ chức tốt hoạt động dạy học các giá trị sống trong nhà trường chính là góp phần gắn lý thuyết với thực hành, kiến thức sách vở với thực tiễn đời sống, giữa nhận thức và hành động của người học. Trong bài viết chúng tôi đề xuất những giá trị sống có thể tích hợp trong dạy học tác phẩm truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn lớp 6, quy trình dạy học giúp học sinh hình thành những giá trị sống thông qua văn bản và phát triển những bài học giá trị sống trong thực tiễn và trở thành định hướng chi phối suy nghĩ, hành động của mỗi học sinh.

Tác giả Bùi Thị Tuyết Nhung (2017), trong luận văn thạc sĩ “Tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12”, [ 40] bảo vệ tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổng quan được những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn nói chung và tích hợp giáo dục các giá trị sống qua các truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 nói riêng. - Khảo sát và đưa ra những nhận xét ban đầu về thực trạng dạy học tích hợp các giá trị sống trong môn Văn cũng như trong dạy các tác phẩm truyện ngắn. - Đề xuất được nội dung tích hợp giáo dục giá trị sống và các biện pháp để tích hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học một số tác phẩm truyện ngắn cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Những đề xuất có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy học nội dung này. Các nội dung trên được trình bày theo trình tự: từ lý luận đến thực tiễn, có phân tích - lý giải - đề xuất các biện pháp cụ thể để tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam chương trình lớp 12.

Bên cạnh đó, một số bài viết khoa học nghiên cứu về GDGTS như:

Tác giả Bùi Thị Tuyết Nhung (2017), trong luận văn thạc sĩ “Tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam trong chương trình


Ngữ văn 12” [ 40] đã tổng quan được những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn nói chung và tích hợp giáo dục các giá trị sống qua các truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 nói riêng. - Khảo sát và đưa ra những nhận xét ban đầu về thực trạng dạy học tích hợp các giá trị sống trong môn Văn cũng như trong dạy các tác phẩm truyện ngắn. - Đề xuất được nội dung tích hợp giáo dục giá trị sống và các biện pháp để tích hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học một số tác phẩm truyện ngắn cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Những đề xuất có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy học nội dung này. Các nội dung trên được trình bày theo trình tự: từ lý luận đến thực tiễn, có phân tích - lý giải - đề xuất các biện pháp cụ thể để tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam chương trình lớp 12.

Trong bài GDGTS cho học sinh trong nhà trường THPT, Nguyễn Bội Quỳnh (2017) trình bày: Một số quan niệm về giá trị; Mười hai giá trị sống phổ quát mang tính chung toàn cầu cần giáo dục cho thế hệ trẻ; Giá trị truyền thống trong đời sống tinh thần của dân tộc; Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường. Theo tác giả, xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao. Theo đó, giáo dục giá trị sống trong nhà trường phổ thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên sự phát triển hài hòa của cá nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trong bài Tích hợp GDGTS trong giảng dạy phần công dân với đạo đức, Tác giả Phan Thị Thành (2020) [45] đã khẳng định giá trị sống có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hướng hành động cho học sinh. Trong mỗi tiết học trên lớp nói chung và đối với môn Giáo dục công dân nói riêng, học sinh được học tập trong bầu không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thông qua việc giáo viên sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực khi tích hợp các nội dung môn học với giáo dục giá trị sống sẽ giúp bài giảng sẽ hấp dẫn và hứng thú đối với học sinh. Đồng thời, trong các tiết học đó cũng giúp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; giúp các em tự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023