Nguồn Nhân Lực Cntt Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cntt


thông tin hiện có và đáng tin cậy có thể được sử dụng một cách hiệu quả như là một trong những công cụ để chỉ ra những vấn đề mang tính toàn cầu. Riêng ICT thì không thể xoá đói giảm nghèo hay giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, nhưng ICT lại là chất xúc tác ngày càng quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. ICT phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá và phân phối sản phẩm nông nghiệp hiệu quả hơn. ICT tạo ra khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho những người sống ở những vùng khắc nghiệt, khó hoặc không thể tiếp cận được với trung tâm y tế. ICT cũng có thể mang kiến thức đến cho những người ở các vùng xa xôi hẻo lánh. ICT là nhân tố quan trọng đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu. Hiện nay, Internet đã liên kết trên 200 quốc gia và khu vực, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp bị cuốn vào làn sóng toàn cầu hóa kinh tế.

Tiếp cận CNTT có thể làm bùng nổ việc thành lập các công ty nhỏ, các nhóm thợ thủ công ở những vùng nghèo và hẻo lánh nhất, giúp họ tham gia vào thị trường trong nước và toàn cầu. CNTT có thể tạo ra những bước phát triển nhảy vọt của những hạ tầng cơ sở nghèo nàn, xoá đi khoảng cách địa lý giữa các thị trường và các kênh phân phối trên thị trường nghèo nàn sẽ không còn. CNTT đem lại tiếng nói cho những người sống ở nơi hẻo lánh, những người khiếm thính, khiếm thị, cho phép họ nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình. Với việc mang đến các quyền năng to lớn để nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, CNTT truyền thông phải là hạt nhân của mọi chiến lược phát triển.

- Thứ năm, phát triển CNTT tạo điều kiện để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất mới, là xu thế phát triển tất yếu, bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ đi theo. Phát triển kinh tế tri thức là nắm bắt, vận dụng những tri thức mới về khoa học - công nghệ, về tổ chức quản lý , sản xuất kinh doanh ... đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, vận dụng kinh tế tri thức để tạo ra những bứt phá lớn có ý nghĩa. Sự lớn mạnh nhanh chóng của nền CNTT sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Quá trình tự động hoá nền sản xuất công nghiệp và tin học hoá nền kinh tế


diễn ra nhanh chóng làm cho khu vực thông tin tăng trưởng nhanh chóng. Xu thế chung của nền kinh tế phát triển là khu vực thông tin ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, thế giới đang thực hiện một sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mới dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên thông tin và trí tuệ. Trong nền kinh tế đó, khai thác các nguồn tài nguyên thông tin, các ý tưởng sáng tạo, các nguồn tri thức là những yếu tố chủ chốt để tạo ra của cải, sự giàu có. Không sử dụng CNTT thì khó đạt hiệu quả hành chính, khó thực hiện công khai, minh bạch, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, khó đẩy lùi tham nhũng tiêu cực, phiền nhiễu dân...Không có lĩnh vực nào có thể đổi mới phát triển nhanh nếu không sử dụng CNTT. Không ngừng phát triển CNTT là một trong những giải pháp đột phá cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức .‌

1.4 Nguồn nhân lực CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhân lực công nghệ thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Khái niệm nhân viên công nghệ thông tin

Nhân viên công nghệ thông tin là một bộ phận của nhân lực khoa học - công nghệ. Nhân lực khoa học - công nghệ là một bộ phận của lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nhất định và tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động khoa học - công nghệ từ nghiên cứu, triển khai đến đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ. Đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ. Có nhiều mức trình độ đào tạo cơ bản khác nhua từ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật viên trung cấp đến đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học .

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 3

- Các loại hình nhân lực công nghệ thông tin:

+ Nhân lực khoa học cơ bản: Gồm đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cơ bản có liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển CNTT như toán, vật lý, hóa học, khoa học vật liệu, tự động hóa...

+ Nhân lực chuyên ngành CNTT: gồm nhân lực phần mềm( lập trình ) và nhân lực phần cứng( công nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo trì trang thiết bị sản phẩm CNTT)


+ Nhân lực quản lý công nghệ thông tin: Gồm các chuyên gia quản lý, quản trị các cơ quan quản lý ngành, các cơ sở sản xuất – dịch vụ thông tin.

+ Nhân lực triển khai ứng dụng CNTT ở các ngành kinh tế - xã hội: gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng các trang thiết bị CNTT (máy tính, hệ thống thiết bị thông tin...) như là công cụ tác nghiệp.

- Đặc điểm của nguồn nhân lực công nghệ thông tin

+ Thứ nhất, bất cứ ai muốn tham gia vào sự phát triển của nền CNTT đều phải là những người đã qua đào tạo, thậm chí rất cần có sự đào tạo chuyên sâu. Dù là công nhân kỹ thuật hay những người ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực chuyên môn của mình đều phải là những người đã qua đào tạo. Trường hợp có một số người không qua đào tạo, mà bằng sự mày mò, sáng tạo của mình vẫn trở thành một người lao động tích cực trong lĩnh vực CNTT là rất hiếm.

+ Thứ hai, đối với lĩnh vực CNTT, lao động trí óc chiếm tỷ lệ cao. Muốn có được một sản phẩm phần mềm hay một kiểu dáng mới cho 1 sản phẩm hay một dòng sản phẩm phần cứng mới với nhiều tính năng, công dụng nhưng giá thành lại hợp lý hơn đòi hỏi các cá nhân phải nắm bắt được những kỹ thuật nhất định như lập trình, thiết kế bản vẽ ...; tức là phải đầu tư hàm lượng chất xám rất cao.

+ Thứ ba, lao động trong lĩnh vực CNTT là lao động sáng tạo của từng cá nhân. Đây là loại lao động phức tạp. Lao động càng phức tạp thì đòi hỏi con người càng phải không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo cá nhân với bản sắc, cá tính, phong cách riêng để không thể trộn lẫn, không thể hòa tan. Bên cạnh những kỹ thuật nhất định, lao động CNTT đòi hỏi các cá nhân phải rất nhạy bén, năng động, biết khai thác ra những cái mới. Ví dụ, cùng một sản phẩm phần mềm quản lý nhân viên nhưng sản phẩm của mỗi người sẽ có những đặc trưng và những tính năng riêng để thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề bản quyền, vấn đề sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Nhà nước cần có những đạo luật, những chính sách nghiêm ngặt để chống vi phạm bản quyền.

+ Thứ tư, nhân lực CNTT là những con người cần có nhiều kiến thức, sự hiểu biết về các ngành khoa học khác và hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống


xã hội. Một chuyên gia CNTT thuần tuý mà muốn có 1 sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh những kỹ thuật CNTT nhất định, anh ta sẽ phải tìm hiểu rất nhiều về lĩnh vực tài chính ngân hàng, về thị trường, về marketting, về các ưu, nhược điểm của các phần mềm khác đã có trong lĩnh vực này. Nếu không, sản phẩm của anh ta sẽ lạc hậu hoặc sẽ rất khó sử dụng, sẽ không được các đối tác ngân hàng tin dùng.

+ Thứ tư, nhân lực CNTT là những người tiếp cận nhanh nhất các luồng thông tin nghề nghiệp ở quy mô thế giới và khu vực, do đó đòi hỏi về giao tiếp, dân chủ và đãi ngộ của họ khá cao. Họ là những người phải làm việc rất nhiều với máy tính, với Internet, với các công nghệ mới. Các thông tin trên Internet là vô cùng cập nhật, nóng hổi. ở trên mạng, họ không chỉ có giao tiếp với những người trong nước mà có thể giao lưu với rất nhiều người trên khắp thế giới. Họ phải là những người luôn cố gắng tạo ra những công nghệ mới, những sản phẩm mới, khác biệt. Do vậy, việc tiếp cận các luồng thông tin mới nhất là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của họ.

Những đặc điểm trên cho thấy, các biện pháp và chính sách quản lý đối với nguồn nhân lực này phải hết sức khéo léo để họ vừa tuân thủ đúng pháp luật vừa phát huy được cao độ tính sáng tạo của mình.

1.2.3 Vai trò của nhân lực công nghệ thông tin

Sự phát triển của ngành CNTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn nhân lực CNTT; trang thiết bị nghiên cứu, ứng dụng, vốn đầu tư cho ngành, chính sách của Nhà nước đối với ngành... trong đó đội ngũ nhân lực CNTT có vai trò hết sức quan trọng. Trong thời đại Cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, khu vực hóa, quá trình công nghiệp hóa luôn gắn với hiện đại hóa, nguồn nhân lực, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin với số lượng đông, chất lượng cao sẽ đóng vai trò trọng yếu đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Vai trò của nguồn nhân lực CNTT được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:

- Thứ nhất, đây là đội ngũ quan trọng trong xây dựng các đường lối, chính


sách quyết định sự phát triển của ngành CNTT nhằm thực hiện rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những kỹ sư, cử nhân CNTT, đặc biệt là đội ngũ CIO sẽ là những người tham gia trực tiếp trong việc xây dựng các chính sách phục vụ cho sự phát triển của ngành. Họ cũng sẽ là những người có thể giữ vai trò quan trọng trong bộ máy Nhà nước, hoặc là những người tham mưu trực tiếp cho các cấp lãnh đạo để đưa ra được những chính sách CNTT đúng đắn, ngày càng phục vụ tốt hơn cho sự tăng trưởng không ngừng của ngành.

- Thứ hai, đây là lực lượng nòng cốt trong triển khai thực hiện đường lối, chính sách đó.

Những kỹ thuật viên, kỹ sư, cử nhân CNTT, những con người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần cứng, phần mềm sẽ là đội ngũ chịu ảnh hưởng lớn nhất của các chính sách đó. Một cơ quan, một doanh nghiệp ứng dụng CNTT thì đội ngũ cán bộ CNTT trong công ty đó sẽ là những người trực tiếp điều hành và triển các chương trình ứng dụng theo đúng luật pháp, nhứng chính sách CNTT.

- Thứ ba, Nhân lực CNTT là đội ngũ trọng yếu lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu CNTT tiến bộ nhất để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của đời sống – xã hội hiện nay rất phổ biến. Mọi ngành trong nền kinh tế đều có thể ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hầu hết các cơ quan, các công ty đều có các nhân viên chuyên trách mảng ứng dụng. Họ sẽ là những người tham mưu chính cho cấp trên nên lựa chọn hệ thống máy tính như thế nào, số lượng bao nhiêu, hệ thống phần mềm gì

và cần đào tạo nhân viên như thế nào để tạo ra hiệu quả cao nhất cho công ty.

- Thứ tư, đây là lực lượng chủ yếu trong tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học, kiến thức về CNTT, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết cho mọi tầng lớp nhân dân về vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong thời đại ngày nay. Những người làm trong lĩnh vực CNTT là những người hiểu biết nhất, có kiến thức chuyên sâu nhất về vai trò, tác dụng của việc ứng dụng CNTT đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bằng những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cũng như những kinh nghiệm làm việc thực tế, họ sẽ là những


tuyên truyền viên tích cực nhất cho mọi người thấy được hiệu quả vô cùng to lớn nếu biết lựa chọn cách thức tối ưu nhất để ứng dụng CNTT. Bên cạnh sự sành sỏi về công nghệ, các nhân viên IT cần có năng lực phân tích thực tiễn kinh doanh, các vấn đề khách hàng, các quy chế quản lý và xu hướng phát triển của ngành công nghiệp công nghệ, có khả năng giao tiếp tốt. Đây cũng chính là những yếu tố sẽ giúp họ phổ biến rộng rãi các kiến thức về CNTT một cách dễ dàng, dễ đi vào lòng người, thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người.

1.2.3 Đặc điểm của công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Để có được nguồn nhân lực CNTT nhiều về số lượng, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, công tác đào tạo giữ vai trò quyết định. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phải mang những đặc điểm cơ bản sau:

- Thứ nhất, chương trình phải thường xuyên đổi mới, có tính cập nhật

cao

Chương trình giảng dạy là vô cùng quan trọng. Đó là một trong những yếu tố

cơ bản quyết định đến chất lượng của người học cũng như sự hứng thú của người học đối với lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Hiện nay, tất cả các trường đang đầu tư khá nhiều cho hoạt động đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, làm sao cho chương trình mang tính cập nhật cao, để sinh viên ra trường có thể tiếp cận luôn với công việc được giao và hoàn thành công việc một cách tối ưu nhất. Sự đổi mới chương trình giảng dạy, nâng cao tính cập nhật trong lĩnh vực đào tạo CNTT lại vô cùng cần thiết. CNTT là một lĩnh vực công nghệ cao, luôn luôn có sự biến đổi từng ngày, từng giờ. Sự thay đổi như vũ bão của CNTT đòi hỏi công tác đào tạo phải tiến hành liên tục, không ngừng, chương trình phải thường xuyên cập nhật, nếu không sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu, sinh viên ra trường sẽ khó đáp ứng luôn được với công việc. Hiện nay, nguồn học liệu mở (của các trường ĐH tiên tiến trên thế giới) rất phong phú và rất dễ khai thác. Việc cập nhật các chương trình, tài liệu CNTT trên Internet hiện nay cũng rất dễ dàng.

- Thứ hai, cần đa dạng hóa các phương thức đào tạo

Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành CNTT đang


phát triển khá sôi động, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào. Vì vậy, bên cạnh hệ thống đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2 của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp còn có sự góp mặt rất lớn của các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước, các doanh nghiệp liên kết với các trường đào tạo...Hiện nay, đào tạo CNTT đã không còn duy nhất 1 hình thức là cả thầy và trò cùng phải đến lớp, phải trực tiếp gặp mặt nhau, mà đã có rất nhiều trường sử dụng hình thức đào tạo từ xa rất hiệu quả. So với các loại hình đào tạo khác, đào tạo từ xa (ĐTTX) có những ưu thế riêng: người học có thể chủ động được thời gian học, chi phí thấp... Chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện, Internet. Giáo trình điện tử: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video clip, phim… được cập nhật thường xuyên theo chương trình đào tạo. Đồng thời, học viên sẽ có một phần thời gian học tập trung, ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi. Các học viên sẽ trao đổi nội dung học tập qua mạng Internet với các giảng viên.Với mỗi môn học, các trường sẽ bố trí một thời lượng nhất định để các học viên đến ôn tập, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các giảng viên tại lớp học. Với hình thức đào tạo này, SV chủ động trong việc học tập vì có thể khai thác các tài nguyên bất kỳ lúc nào, nơi nào, tích cực tham gia tìm kiếm thông tin, tự nâng cao trình độ, khả năng phân tích và đánh giá.

- Thứ ba, công tác đào tạo cần được cung cấp hệ thống trang thiết bị hiện đại

Bất cứ môn học nào, nếu có sự giúp sức của các trang thiết bị giảng dạy hiện đại, tiến tiến sẽ càng thu hút được sự chú ý của người học, người học sẽ thích thú với bài học hơn, sẽ hào hứng học tập và trao đổi với nhau hơn. Học CNTT cũng vậy, thậm chí, việc trang bị các thiết bị hiện đại tiên tiến là vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn đến chất lượng đào tạo, đến khả năng làm việc của sinh viên sau này. Đào tạo CNTT đòi hỏi phải có một hệ thống máy tính chạy ổn định, nhiều tính năng, tốc độ cao, hệ thống đường truyền Internet nhanh, ổn định, các


thiết bị máy chiếu, băng đĩa...chất lượng tốt, hiện đại, cập nhật. Máy tính là công cụ quan trọng nhất của việc học CNTT. Có đầy đủ hệ thống máy tính, đảm bảo mỗi sinh viên được sử dụng một chiếc máy tính thì việc học tập mới đạt hiệu quả, sinh viên mới có nhiều cơ hội và thời gian để thực hành. Máy chạy nhanh, cấu hình cao giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn, không phải mất nhiều thời gian đợi máy khởi động hay xử lý các chương trình, dữ liệu...Đường truyền Internet nhanh, ổn định giúp các sinh viên dễ dàng trao đổi, cập nhật thông tin mới nhất trên thế giới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tự học và học hỏi từ các bạn bè, đồng nghiệp trên khắp thế giới.

- Thứ tư, hoạt động đào tạo phải mang tính quốc tế.

Tiếng Anh là một yêu cầu rất cần thiết khi học CNTT. Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới hiện nay. Có học tốt ngoại ngữ thì mới có khả năng đọc tài liệu tin học bằng tiếng Anh, mới có khả năng nghiên cứu tin học. Các chương trình, tài liệu học CNTT thường phổ biến là sử dụng Tiếng Anh. Các phần mềm cũng thường được viết bằng Tiếng Anh. Các giáo trình, tài liệu học luôn được cập nhật và phải mang tính quốc tế, nhiều trường trên thế giới có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong đào tạo. Ví dụ, một số trường đại học của Anh, Pháp, Mỹ liên kết với một số trường đại học của Việt Nam, các sinh viên có thể học một năm ở Việt Nam, sau đó sang các nước khác học tiếp và vẫn được cấp bằng của những trường đại học danh tiếng của nước ngoài; hoặc các sinh viên có thể học toàn bộ khóa học ở Việt Nam nhưng vẫn được cấp bằng của các trường nước ngoài. Các sản phẩm CNTT được làm ra với mục đích phục vụ việc xuất khẩu rất nhiều, do vậy nếu không có những chuẩn quốc tế chẳng hạn như sử dụng tiếng Anh thì sẽ rất khó xuất khẩu được.

1. 3 Kinh nghiệm của Ấn Độ trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Đất nước Ấn Độ rộng thứ 7 trên thế giới, dân số đứng thứ 2 trên thế giới, thuộc khu vực Châu Á, luôn là là người bạn lớn của Việt Nam. Tiếng Anh là phương tiện và là ngôn ngữ chính của người Ấn Độ. Ấn Độ có hệ thống 251 trường đại học đa dạng và có bề dày truyền thống với các ngành học Kỹ thuật và

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí