Những Mặt Đạt Được Trong Đào Tạo Đội Ng Ũ Cán B Ộ Lãnh Đ Ạo


có thể đề ra những phương hướng và giải pháp phù hợp hơn để xây dựng đội ngũ cán bộ này ngày càng vững mạnh.

Để làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong thời gian tới, cũng cần thiết và có thể nêu lên những ý kiến nghiên cứu mang tính chung nhất về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ này.

Căn cứ vào những nghị quyết của Đảng, những bài phát biểu có tính chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tham khảo những tài liệu nghiên cứu có liên quan, kết hợp với sự nghiên cứu khảo sát thực tế, có thể sơ bộ nêu lên những nội dung chính dưới đây.

3.1.1 Những mặt đạt được trong đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo

3.1.1.1 Những mặt đạt được chung

Nhìn chung trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng trong các nhà trường và rèn luyện trong thực tiễn của cán bộ, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đã không ngừng tiến bộ, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng cao, giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng đất nước Lào ổn định và phát triển.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước qua tổ chức hệ thống học ở các cơ sở đào tạo như: Cao học khoá 2 đến khóa 5, có cán bộ học 183 người, nữ 26 người; Cao học học buổi tối khoá 1 và khoá 2, có cán bộ học 179 người, nữ 19 người; Cao học hệ đặc biệt (thứ bảy, chủ nhật) có 62 người, nữ 4 người; quản lý hệ cử nhân khoá 9 đến khóa 16, có cán bộ học 508 người, nữ 60 người; Quản lý hệ cao cấp khoá 4 đến khóa 8, có cán bộ học 302 người, nữ 59 người; Quản lý hệ cao cấp 5 tháng khoá 1 đến khóa 6, có cán bộ học 431 người, nữ 49 người.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo về mặt chuyên môn cho các trường chính trị tỉnh, thành phố theo Nghị quyết của Bộ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Chính trị Trung ương Đảng số 65/BCT ngày 21/7/2003, mở hàng chục lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính với hàng chục nghìn học viên và mở lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính ở trường chính trị - hành chính tỉnh với 1365 học viên đã tốt nghiệp [46, tr.102].

Học viện đã cố gắng thực hiện các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ trong Học viện, cán bộ cấp Trung ương và địa phương thành hệ thống, quy định thời gian, nội dung dạy và học phù hợp với từng đối tượng, bồi dưỡng với 1.500 lượt người, nữ 150 người. Đồng thời đã đưa cán b ộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, với nhiều hình thức khác nhau từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ ở Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Thái Lan và các nước khác, phù hợp với điều kiện thực tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 11

Học viện còn củng cố dự án chương trình giảng dạy, học tập phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn, gắn với hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập 71 môn; tạp chí 20 số với

29.500 cuốn [44. tr.3.4].

Những năm qua, nhờ sự tích cực thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào, nên trình độ mọi mặt của cán bộ lãnh đạo đã không ngừng được nâng cao.

Trong những năm đổi mới, đặc biệt những năm gần đây, Trung ương Đảng, Đảng bộ các tỉnh, các cơ sở đào tạo đã ngày càng quan tâm và nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Các cơ sở đào tạo ở Trung ương và các tỉnh đã thực hiện những bước đổi mới nhất định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới về phương pháp dạy và học, bước đầu đã có xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác đào tạo.


Chính từ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đặc biệt là các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cùng với sự phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, mà những năm gần đây, trình đ ộ và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đã không ngừng được nâng cao, giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng đất nước Lào ổn định và phát triển. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị.

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dài hạn

- Ở trong nước:

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ dài hạn ở trong nước chủ yếu là đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào từ năm 2006-2013 có 1.955 người, nữ 508 người, trong đó:

+ Trình độ cao học: 405 người, nữ 68 người.

+ Trình độ cử nhân: 1039 người, nữ 221 người.

+ Trình độ cao cấp: 511 người, nữ 91 người.

- Ở nước ngoài:

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ dài hạn ở Việt Nam trong 5 năm (2006-2012) có 1.022 người, nữ 145 người, trong đó:

+ Trình độ tiến sĩ: 47 ngư ời, nữ 3 người.

+ Trình độ cao học: 170 người, nữ 25 người.

+ Trình độ cử nhân: 401 người, nữ 91 người.

+ Cử cán bộ và sinh viên học trình độ cử nhân chuyên môn nghề nghiệp có 404 người, nữ 136 người.

* Đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ ngắn hạn 5 tháng

- Ở trong nước:


+ Ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đã lựa chọn lấy cán bộ có cương vị từ thường vụ huyện trở lên (ở địa phương) và ban Đảng bộ, Bộ, cơ quan, phó vụ trưởng trở lên (Trung ương) vào bồi dưỡng lý luận chính trị, giai đoạn 5 tháng có 701 người, nữ 60 người.

+ Ở cơ quan Ban tổ chức Trung ương Đảng mở lớp tập huấn tổ chức 3 tháng được 7 lớp có 463 người, nữ 112 người.

- Ở nước ngoài:

+ Ở Việt Nam, bồi dưỡng lý luận chính trị 5 tháng có 99 người, nữ 8 người, bồi dưỡng lý luận hành chính 3 tháng có 98 người, nữ 24 người, bồi dưỡng việc tổ chức, kiểm tra, tuyên huấn 3 tháng có 320 người, bồi dưỡng đề tài đặc biệt cho cán bộ lãnh đạo cao cấp và trung ngắn hạn từ 10-15 ngày có 76 người.

+ Ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa: gửi cán bộ lãnh đạo cấp cao và vừa trao đổi kinh nghiệm ngắn hạn 10 ngày theo ngành có 380 người, nữ 159 người, gửi cán bộ kế cận đi bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị 5 tháng có 100 người, nữ 10 người.

+ Ở nước Singapore và nước Tân Tây Lan, gửi cán bộ lãnh đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh 3 tháng có 65 người, nữ 5 người.

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận lãnh đạo

Sau khi Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng lần thứ VIII, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận cương vị lãnh đạo quản lý như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận, thay thế cương vị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Bộ và tương đương, bí thư tỉnh uỷ, tỉnh tưởng sẽ nghỉ hưu được 32 người, trong đó kế cận thay thế cương bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được 20 người, Bộ và tương đương, bí thư tỉnh uỷ không đảm nhiệm là Ban Chấp hành Trung ương Đảng được 12 người, mà các người đó học tốt nghiệp lý luận chính trị - hành chính từ cao cấp trở lên 100%.


Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về mặt lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ người kế cận, thay thế cương vị Bộ và tương đương, phó bí thư tỉnh uỷ, phó tỉnh trưởng được 79 người, nữ 14 người.

Cán bộ người sẽ kế cận thay thế đang sinh hoạt cương vị phó văn phòng cơ quan, vụ trưởng và tương đương, ban Đảng bộ cơ quan, tỉnh uỷ viên, thành uỷ viên, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an từ cấp đại tá không đảm nhiệm cương vị đó, bí thư huyện, huyện trưởng có 1.188 người, nữ 115 người, độ tuổi 55 năm trở lên có 832 người, trình độ chuyên môn ngành nghề sơ cấp 30 người, trung cấp 115 người, cao cấp 352 người, cử nhân 300 người, cao học 288 người, tiến sĩ 103 người, trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên có 749 người.

Cán bộ đang đảm nhiệm cương vị cấp phó vụ trưởng, phó bí thư huyện, huyện uỷ viên, phó trưởng sở của tỉnh phần lớn đã tốt nghiệp chuyên môn nghề cấp cử nhân và trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên [71, tr.5-6].

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, cán bộ lãnh đạo từ cấp huyện, cấp tỉnh trở lên đều được qua các trường chính trị - hành chính ở trong và ngoài nước theo những chương trình ngắn hạn và dài hạn. Trong những năm gần đây, riêng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng trăm cán bộ lãnh đạo cho các cấp các ngành.

Về trình độ ngoại ngữ: Do đội ngũ cán bộ lãnh đạo trước đây phần lớn được đào tạo ở nước ngoài, cộng với hiện nay số đào tạo ở trong nước cũng được học ngoại ngữ, nên số cán bộ lãnh đạo biết tiếng nước ngoài cũng ngày càng tăng lên.

Trong thời gian qua nhờ trình độ các mặt được nâng cao, đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã góp phần tích cực vào việc xây dựng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời, đã cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, chính sách, thành các kế hoạch, biện pháp và chương trình hành đ ộng


cụ thể của các cấp, các ngành, các địa phương. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên những thành tựu bước đầu của sự nghiệp đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm qua.

Thứ hai, về năng lực hoạt động thực tiễn, lãnh đạo và quản lý.

Năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo thể hiện ở khả năng nắm bắt được tình hình thực tiễn, xử lý thông tin cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là trong tổ chức hoạt động kinh tế xã hội đã mang lại kết quả cụ thể về tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc Lào.

Năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay thực hiện trên các mặt sau đây:

- Ở tầm vĩ mô, cán bộ lãnh đạo đã bước đầu có khả năng nhận thức đúng đắn và phân tích tình hình chung ở trong nước và thế giới, biết thu thập và xử lý các nguồn thông tin, biết phân tích và đánh giá đúng đắn những khó khăn, thuận lợi, phát hiện được những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội nói chung và trong đời sống chính trị nói riêng. Trên cơ sở đó cán bộ lãnh đạo đã cụ thể hoá được các Nghị quyết của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng ngành, từng địa phương, kịp thời đề ra những chủ trương và giải pháp để ổn định và phát triển đất nước trước những biến đổi của tình hình và những thử thách mới, đồng thời có khả năng đề xuất các kiến nghị và giải pháp để xử lý các tình huống mới nảy sinh trong công tác lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

- Đã bước đầu có khả năng tổ chức việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tiến hành việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, xây dựng kế hoạch phát triển của đơn vị, của địa phương, của ngành, xác định mục tiêu hoạt động của từng ngành, từng cấp, từng địa phương và đơn vị phù hợp với đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước và


điều kiện khả năng thực tế ở từng nơi, từng ngành nhằm khai thác tiềm năng phát triển tại chỗ và tranh thủ hợp tác với các nước trên thế giới.

- Bước đầu có khả năng tổ chức giao lưu văn hoá, khoa học, kỹ thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới theo nguyên tắc "bình đẳng và cùng có lợi, bảo đảm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước".

- Khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ cấu quản lý kinh tế mới, đa số cán bộ lãnh đạo đã từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới với cách điều hành các loại hoạt động kinh tế phù hợp với quy luật hoạt động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Qua thực tiễn những năm đổi mới vừa qua, cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã từng bước khắc phục khó khăn, vừa làm vừa học và đã vượt qua được thời kỳ bỡ ngỡ ban đầu, bước đầu tiếp cận được những kiến thức về kinh tế thị trường, học tập và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm lãnh đạo của các nước có nền kinh tế thị trường vào hoàn cảnh cụ thể của Lào. Nhiều cán bộ các cấp, các ngành đã trưởng thành nhanh chóng, chủ động học hỏi, tổ chức các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ, qua đó nâng cao trình đ ộ và kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có từng bước trưởng thành khá toàn diện, nêu cao vai trò trách nhiệm, tích cực rèn luyện, nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Thành tựu của công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua của Đảng đã chứng minh rằng, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị Lào đã thực sự có chuyển biến mới, thể hiện trên các nội dung cơ bản sau:


Một là, năng lực quán triệt, tiếp thu, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị Lào để hoạch định các chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể ngày càng đáp ứng hơn trong quá trình đ ẩy mạnh sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc Lào những năm qua.

Hai là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã có khả năng lãnh đạo, tổ chức điều hành quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội bằng các chương trình, kế hoạch, bước đi cụ thể, để tạo ra bước chuyển biến mới và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở Lào.

Ba là, cán bộ lãnh đạo đã có khả năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, gắn nghị quyết của Đảng với cuộc sống của nhân dân. Trong công tác của mình, cán bộ lãnh đạo thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, chú trọng phân tích, tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt còn hạn chế, khuyết điểm, trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp lãnh đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả hơn.

Bốn là, cán bộ lãnh đạo ngày càng có khả năng nhanh nhạy, tiếp thu và vận dụng cái mới, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào quá trình lãnh đạo, điều hành để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Qua kết quả đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hàng năm cho thấy: Khá nhiều cán bộ lãnh đạo được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tỷ lệ này được tăng dần qua các năm.

Thứ ba, về phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ lãnh đạo.

Nhìn chung, đa số cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là những người có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, thể hiện ở lòng yêu nước, yêu xã hội mới, trung thành với lý tưởng của Đảng và nhân dân, luôn luôn ủng hộ và tích cực hoạt động vì sự nghiệp đổi mới đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022