Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 17


quốc tế và xu thế hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng hợp tác quốc tế, với tinh thần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

- Trên thực tế một số cơ sở GDNN đã cử viên chức, nhà giáo đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài nhưng không mang tính thường xuyên.

- Nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo GDNN. Trao đổi chuyên gia, giáo viên dạy nghề giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước GDNN phát triển trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản …), EU (như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh,

…), Úc và Bắc Mỹ thông qua việc đưa nhà giáo đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo tại Việt Nam. Hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở GDNN trong nước chủ động mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở GDNN chất lượng cao ở Việt Nam.

Tiểu kết chương 3‌

Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển GDNN Việt Nam; những định hướng về phát triển nguồn nhân lực GDNN và định hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức của Việt Nam; dựa vào những tồn tại hạn chế của hoạt động đào tạo bồi dưỡng đă được phân tích chỉ ra ở Chương 2, tác giả đề xuất kiến nghị các giải pháp: Rà soát tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đào tạo, bồi dưỡng của viên chức; xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường công tác quản lý đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch đào


tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích khen thưởng viên chức thi đậu học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuyến đổi hình thức học truyền thống sang hình thức chuyến đối số giáo dục trong thời covid -19; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để giúp hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN‌

Trên phương diện lý luận, đào tạo bồi dưỡng người lao động làm việc cho tổ chức phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng gắn với sự hẫng hụt của người lao động đảm nhận vị trí công việc cụ thể. Tác giả đă hệ thống lại lý thuyết đào tạo bồi dưỡng người lao động làm việc cho tổ chức trên cơ sở của nguyên tắc xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 17

Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Cơ sở lý luận này sẽ giúp cho các nhà quản lý các cơ sở GDNNN, các bộ phận quản lý nhân sự, viên chức trong các cơ sở GDNN Việt Nam nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhận thức, hiểu hơn lý thuyết về đào tạo bồi dưỡng và từ đó có thể thay đổi nhận thức, tiếp cận về tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cho viên chức trong các cơ sở GDNN tỉnh Đắk Lắk cũng như trong cả nước.

Bên cạnh lý thuyết về đào tạo, bồi dưỡng tác giả đã căn cứ vào số liệu báo cáo thống kê của Sở LĐTB và XH tỉnh Đắk Lắk để phân tích, đánh giá hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức của các cơ sở GDNN trên địa bàn của Tỉnh giai đoạn 2015-2020.


Tác giả đã phân tích thực tiễn và chỉ ra được những hạn chế đang tồn tại về đào tạo bồi dưỡng viên chức trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời phân tích tìm ra các nguyên nhân tạo nên hạn chế hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển GDNN Việt Nam; những định hướng về phát triển nguồn nhân lực GDNN và định hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức của Việt Nam; dựa vào những tồn tại hạn chế của hoạt động đào tạo bồi dưỡng đă được phân tích chỉ ra ở Chương 2, tác giả đề xuất kiến nghị các giải pháp để giúp hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Muốn thay đổi cách tiếp cận đào tạo bồi dưỡng gắn với lý luận cũng như thực tiễn, đòi hỏi có sự thay đổi đồng bộ về sự am hiểu lý thuyết về đào tạo bồi dưỡng trên nguyên tắc theo nhu cầu và triển khái tổ chức thực hiện phải gắn chặt chẽ với phân tích nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Những gì luận văn đề cập đến có thể chỉ mới một phần nhỏ của hoạt động đào tạo bồi dưỡng cần thay đổi, đó là mong muốn của tác giả để góp phần nâng cao chất lượng GDNN của tỉnh nhà./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 35/2020/TT- BGDĐT, ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường Cao đẳng Sư phạm công lập.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 57/2008/QĐ

BLĐTBXH về việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Hà Nội.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Thông tư số 30/2010/ TT – BLĐTBXH Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, Hà Nội.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 43/2015/TT – BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 06/2017/TT – BLĐTBXH, ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 07/2017/TT –


BLĐTBXH, ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 08/2017/TT – BLĐTBXH, ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động -

Thương

binh và Xã hội, Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 34/2017/TT – BLĐTBXH, ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy định việc công nhận đối với văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.

10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số 03/2018/TT

BLĐTBXH, ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Thông tư số 32/2019/TT – BLĐTBXH, ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy định về tiêu chuẩn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

12. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BNV, ngày 04/12/2014, Quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

13. Bộ Nội vụ (2019), Nghị định hợp nhất số 03/NĐHN – BNV, ngày 21/5/2019 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.


14. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018, Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

15. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 về đào tạo,bồi dưỡng công chức.

16. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển

dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

17. Chính phủ (2015), Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ Quy định một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp.

18. Chính phủ (2017), Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

19. Chính phủ (2018), 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 Hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

20. Chính phủ (2020), Nghị định 90/2020/NĐ - CP ngày 13/8/2020 về việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

21. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

22. Hội thảo khoa học (2015), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, Kỷ yếu hội thảo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nội.

23. Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.


24. Vũ Xuân Hùng (2016), “Về hệ thống năng lực dạy học của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện”, Tạp chí Khoa học dạy nghề (30), tr.5-7.

25. GS. Hoàng Phê (2010), Từ điển Bách khoa, NXB Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 31/12/1959, Hà Nội.

27. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 15/04/1992, Hà Nội.

28. Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội Về Luật giáo dục nghề nghiệp.

29. Quốc hội (2010), Luật số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội Về Luật viên chức.

30. Quốc hội (2014), Luật số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 của Quốc hội Về Luật giáo dục nghề nghiệp.

31. Tạp chí lao động và xã hội (2021), Điểm sáng trong giáo dục nghề nghiệp Đắk Lắk.

32. Tạp chí lao động và xã hội (2021), Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp.

33. Tạp chí quản lý nhà nước, 16/7/2019, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các tỉnh Đông Nam bộ - Thực trạng và giải pháp.

34. Tạp chí Tổ chức Nhà nước (2020), Phát triển mô hình 70-20-10 trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023