Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đối Với Viên Chức Được Cử Đi Đào Tạo, Bồi Dưỡng


+ Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định việc quản lý và cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;

+ Việc tham gia và hoàn thành các chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

3) Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng

- Viên chức được cử đi đào tạo trong các trường hợp sau :

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức, sắp xếp lại;

+ Đáp ứng nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

- Viên chức được cử đi đào tạo theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 16

- Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:


+ Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

+ Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;

+ Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam [16].

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được các Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực; chất lượng đội ngũ viên chức của tỉnh ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp viên chức. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng viên chức ngày càng chặt chẽ, khoa học.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục đó là: Chưa có sự thống nhất trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giữa các Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đến có sự trùng chéo về thời gian, đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng gây khó khăn cho cơ sở GDNN trong việc bố trí viên chức đi học và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị; việc quản lý viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở GDNN chưa đảm bảo theo quy định, còn hiện tượng đi học tập, bồi dưỡng tự phát không có sự quản lý của đơn vị chủ quản, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo theo quy định, chưa gắn với yêu cầu vị trí việc làm và công tác quy hoạch viên chức gây lãng phí. Công tác kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục…


Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức trong thời gian tới các cơ quan quản lý GDNN và các cơ sở GDNN cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tăng cường quản lý viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức; viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức,…) phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp; đồng thời gắn với yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức và công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng khi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức tại tỉnh phải phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan để cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành. Hàng năm chủ động rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.

- Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn có thời gian từ 02 ngày trở lên (bao gồm có sử dụng ngân sách và không sử dụng ngân sách) theo thẩm quyền được phân cấp các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng gửi Sở Nội vụ trước ngày 30/10 hàng năm để tổng hợp, thống nhất trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, kiểm tra việc thực hiên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo sự thống nhất, tránh trùng chéo về thời gian, đối tượng, nội dung bồi dưỡng gây khó khăn cho cơ quan, đơn vị trong việc bố trí, cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện


nhiệm vụ công tác chuyên môn; định kỳ hằng năm (trước 15/12) tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức toàn tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện theo phân cấp.

3.2.4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Giải pháp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức để mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Người đứng đầu cơ sở GDNN phải xây dựng kế hoạch nhằm cân đối hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong cơ sở GDNN hài hòa, hợp lý.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của công việc, mặt mạnh, mặt yếu, khả năng đáp ứng yêu cầu của đội ngũ viên chức. Trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức, xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, khả thi, thiết thực, đảm bảo hoàn thành yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng có trọng tâm, trọng điểm. Mặt khác, các cơ quan, tổ chức trong các cơ sở GDNN cần nhanh chóng xây dựng, ban hành tiêu chí bảo đảm và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức phù hợp với tình hình mới.

Đối với cơ sở quản lý viên chức, cần tạo cho viên chức có thể chủ động đăng ký bồi dưỡng theo định kỳ (hàng năm) trên cơ sở giờ chuẩn của viên chức trong việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Các cơ sở GDNN dựa vào số thời gian chuẩn, cơ cấu nội dung cần bồi dưỡng, nâng cao của để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.


Đối với viên chức, cần đăng ký việc học tập hàng năm theo quy định trên cơ sở nhu cầu công việc, kể cả khi luân chuyển, thay đổi vị trí trong quá trình công tác cũng không bị ảnh hưởng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là giáo dục cần để khắc phục những hụt hẫng trên thông qua hoạt động xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN công lập nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến làm thế nào để khắc phục những hẫng hụt về kiến thức, kỹ năng,vv… đă phát hiện ra trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Đó là xác định trước phải làm

gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm.

Các nhà quản lý đào tạo bồi dưỡng cũng như các nhà quản lý cần quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng gắn với điều kiện cụ thể của đơn vị. Tùy thuộc vào nhu cầu nhân sự để có thể quyết định hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Nếu kế hoạch được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, sẽ huy động được hết nguồn nhân lực cần phải đào tạo bồi dưỡng mà vẫn không ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đơn vị; đồng thời người đi đào tạo bồi dưỡng an tâm để học tập.

Ngược lại xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng không gắn với kế hoạch thực thi nhiệm vụ của đơn vị, khó có thể huy động nguồn nhân lực đi học; hoặc khi đi học sẽ không đảm bảo số lượng .

Muốn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tốt, đòi hỏi phải xác định thật chi tiết cụ thể nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cá nhân; đơn vị. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và sễ được công khai cho tất cả viên chức của đơn vị biết.

3.2.5. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích khen thưởng viên chức thi đậu học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.


Theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. “ Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho CBCC thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo khác) các nội dung: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ” [14]

Tuy nhiên, các cơ sở GDNN cần căn cứ vào tình hình thực tế của viên chức để có giải pháp hỗ trợ kinh phí cho chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đối với tỉnh Đắk Lắk những năm trước đây đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho CBCNVC đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, những năm gần đây thì UBND tỉnh chỉ ưu tiên những trường hợp đi hoc tập bồi dưỡng theo diện quy hoạch, cán bộ nguồn. Như vậy, những trường hợp muốn học tập nâng cao trình độ (ví dụ học cao học) không thuộc diện trên thì hầu như đều phải tự túc, điều này sẽ gây cản trở cho viên chức khi bản thân muốn học tập nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu thực tế nhưng điều kiện không cho phép.

3.2.6. Chuyến đổi hình thức học truyền thống sang hình thức chuyến đối số giáo dục trong thời covid - 19

Trước những mối lo ngại về dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang kéo dài và diễn biến phức tạp, thì việc lựa chọn hình thức dạy trực tuyến là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, cũng dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng


dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Cơ sở vật chất lớp học, công cụ giảng dạy.

Ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học: Áp dụng các xu hướng giáo dục công nghệ như Lớp học thông minh, Game hóa (Gamification), Lập trình,…vào giảng dạy.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ quản lý và vận hành Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university).

Áp dụng hình thức trực tuyến (online) có thể được xem như là một giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo định hướng: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”. Đây là một hình thức dạy còn mới và chưa được áp dụng phổ biến tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Việt Nam, tuy nhiên hình thức này là giải pháp hữu hiệu trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài:

- Đào tạo trực tuyến tiết kiệm chi phí cho xã hội: Chi phí tổ chức lớp (thuê hội trường, đi lại, ăn ở của giảng viên và cán bộ quản lý lớp, các chi phí


tổ chức khác); chi phí của học viên (đi lại từ nơi làm việc đến nơi học, chi phí ăn ở nếu học ở xa). Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học trực tuyến như: Zoom Cloud Meeting, Google Classroom, TrueConf, google meet,…

- Đáp ứng nhu cầu đào tạo kịp thời: Có thể tổ chức lớp với thành phần học viên ở các địa phương khác nhau, không cần chờ đủ số lượng tại một địa phương, đơn vị. Nói cách khác, có thể giải quyết được nhu cầu học đơn lẻ ở các địa phương, đơn vị trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Hỗ trợ quản lý cán bộ, giảng viên về: Thời gian lên lớp, nội dung lên lớp, theo dõi phương pháp, chất lượng giảng dạy.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại,

tiện

dụng như: E-learning, đào tạo từ xa, trực tuyến ở nhiều cấp độ khác nhau trên không gian mạng. Để phát triển tối đa khả năng tự học của học viên, thì quá trình hướng dẫn tự học phải thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý lớp. Nội dung thảo luận thực hành được giao cho học viên phải đảm bảo tính vừa sức, không mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học” giữa giảng viên và học viên, nhưng bao hàm kiến thức và kỹ năng cao.

Đồng thời, lựa chọn, đẩy nhanh việc số hóa các nội dung học tập gắn với việc thiết kế, xây dựng chương trình giảng dạy trực tuyến đối với các môn học, mô đun, tín chỉ phù hợp trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.

3.2.7. Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Giải pháp hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo viên chức trong các cơ sở GDNN là nhân tố quan trọng để phát triển đội ngũ viên chức có đủ năng lực và kinh nghiệm để cống hiến cho đất nước. Trước tác động của tình hình

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí