0 | |
Hiểu biết cơ bản | 72/72 |
Hiểu và vận dụng có sự trợ giúp của người khác | 65/72 |
Hiểu, vận dụng độc lập để giải quyết tình huống | 38/72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Bước Của Cuộc Kiểm Toán Dựa Vào Rủi Ro [36]
- Mối Quan Hệ Của Kiểm Toán Nội Bộ Với Các Bộ Phận Trong Tổ Chức Quản Lý Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Các Nhtm Nhà Nước
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Kiểm Toán Nội Bộ Tại Nhtmnn (Theo Ngành Dọc Hay Chỉ Có Hội Sở Chính; Tại Hsc, Các Khu Vực Và Chi Nhánh Tổ Chức Như Thế Nào). Tên
- Không Chú Trọng Chính Sách Phát Triển Khách Hàng Mới, Củng Cố Khách Hàng Cũ Dẫn Đến Mất Khách Hàng Do Cạnh Tranh.
- Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 19
- Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
22. Đơn vị tổ chức học tập, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho KTNB ngân hàng
0 | |
Trường/ trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của NHTMNN | 65/72 |
Đào tạo chéo giữa các NHTMNN về KTNB | 0 |
Từ bên ngoài | 38/72 |
23. Hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán nội bộ ngân hàng
72/72 | |
Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu | 0 |
PHỤ LỤC 2.3
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Thời hiệu kiểm toán: | |||
Cán bộ thực hiện: | Nguyễn Thị A | Ngày thực hiện: | 15/4/2012 |
Cán bộ duyệt: | Trần Văn B | Ngày duyệt: | 16/4/2012 |
PHẠM VI KIỂM TOÁN: Kiểm toán hoạt động Kế toán tài chính (trong đó làm rõ nội dung, phương pháp, quy trình và các thủ tục kiểm toán hoạt động kế toán tài chính). |
PHẦN I: XÁC ĐỊNH RỦI RO
RỦI RO CHUNG
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh không được hạch toán đầy đủ vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Không phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. Thông tin, số liệu kế toán không được phản ánh liên tục.
3. Không phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
4. Không phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
5. Không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan của Ngân hàng.
6. Không đảm bảo nguyên tắc “hai tay bốn mắt” trong việc thực hiện các giao dịch. Phân công công việc chồng chéo giữa các bộ phận, lãnh đạo phòng, không tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận.
7. Không thực hiện phân quyền truy cập hệ thống rõ ràng, đầy đủ và kịp thời thay đổi phân quyền trong hệ thống cho các nhân viên đã chuyển đi nơi khác, chuyển nhiệm vụ khác.
8. Lưu trữ chứng từ, hồ sơ không khoa học, đầy đủ và theo đúng thời gian quy định.
RỦI RO CỤ THỂ
Tài sản cố định và công cụ lao động
1. Thủ tục mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động không đầy đủ; phê duyệt không đúng thẩm quyền; duyệt dự toán, quyết toán không đúng quy định; trình tự thực hiện các bước không phù hợp.
2. Tài sản không được ghi nhận kịp thời và phù hợp với quy định.
3. TSCĐ và CCLĐ không được phân loại, thống kê, đánh số tài sản, theo dõi, ghi chép thẻ tài sản theo từng đối tượng tài sản và phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.
4. Khấu hao TSCĐ không được trích đầy đủ, đúng tỷ lệ và kịp thời.
5. TS hết khấu hao/phân bổ hết vào chi phí không được theo dõi đầy đủ trên thẻ tài sản và sổ sách, cuối kỳ, không được kiểm kê đầy đủ.
6. Thanh lý TSCĐ không thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Ngân hàng.
7. Thủ tục kiểm kê không được thực hiện đầy đủ, thành phần tham gia kiểm kê không đúng theo quy định, các Biên bản/báo cáo kiểm kê không được lập và ký đầy đủ.
Vật liệu
1. Giá trị vật liệu không được hạch toán phù hợp với chứng từ gốc và kịp thời.
2. Phê duyệt mua/xuất vật liệu không được thực hiện đúng quyền hạn, thủ tục mua sắm không đúng quy định.
3. Vật liệu nhập kho, xuất kho không được lập Phiếu nhập, phiếu xuất; phê duyệt và hạch toán không đầy đủ, kịp thời.
4. Không định kỳ đối chiếu vật liệu tồn kho thực tế với sổ sách kế toán.
5. Thủ tục kiểm kê không được thực hiện đầy đủ, thành phần tham gia kiểm kê không đúng theo quy định, các Biên bản/báo cáo kiểm kê không được lập và ký đầy đủ.
Tài khoản trung gian
1. Tài khoản trung gian không được phân công theo dõi, quản lý; không được sao kê, đối chiếu định kỳ.
2. Các khoản tồn đọng tại TK trung gian (số dư không được tất toán) không được sao kê chi tiết theo từng nội dung và không được giải thích rõ nguyên nhân.
3. Các nghiệp vụ được hạch toán vào TK trung gian không đúng nội dung tài khoản theo quy định.
Tạm ứng
1. Hạch toán không đúng nội dung tài khoản.
2. Quyền phê duyệt tạm ứng không đúng thẩm quyền.
3. Thời gian hoàn tạm ứng chậm, không có lý do.
4. Các khoản tạm ứng tồn đọng lâu ngày không được xử lý.
Chi phí chờ phân bổ
1. Giá trị được ghi sổ không phù hợp với chứng từ gốc.
2. Các khoản chi phí phải phân bổ không được ghi nhận để phân bổ.
3. Thực hiện phân bổ chi phí không đúng thời hạn theo quy định.
Các khoản tổn thất chờ xử lý
1. Các khoản tổn thất được xử lý không đúng theo quy định.
2. Các khoản tổn thất chờ xử lý không có đủ chứng từ theo quy định.
Thuế
1. Lập và nộp Bảng kê khai thuế không kịp thời.
2. Tính và hạch toán thuế GTGT của kinh doanh ngoại tệ chưa phù hợp.
3. Thuế GTGT của chi phí, tài sản không được hạch toán phù hợp.
Vốn quỹ
1. Trích lập quỹ không theo đúng quy định.
2. Số dư vốn quỹ giữa TW và CN không được đối chiếu kịp thời.
3. Các khoản chi quỹ không đúng mục đích.
Thu nhập - Chi phí
Các khoản chi không được phê duyệt đúng thẩm quyền, không đúng định mức và không có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ.
PHẦN II: MỤC ĐÍCH KIỂM TOÁN
1. Đảm bảo việc thực hiện tác nghiệp trong nghiệp vụ kế toán tài chính tuân thủ các chính sách, quy trình của NGÂN HÀNG và của pháp luật.
2. Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tài chính tại đơn vị kiểm toán và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
NỘI DUNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1. Kiểm toán một số khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính ngân hàng
2. Kiểm toán mức độ tuân thủ các quy định, nội quy, quy chế của ngân hàng; chính sách, chế độ của Ngân hàng Nhà nước trong việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản; trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; việc tính toán, trích lập, sử dụng, hạch toán các quỹ theo quy định của ngân hàng….;
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1. Phương pháp kiểm toán dựa vào rủi ro: Căn cứ vào tài liệu đánh giá rủi ro của các bộ phận nghiệp vụ chuyển tới để khoanh vùng trọng tâm kiểm toán.
2. Phương pháp kiểm toán cơ bản:
2.1. Soát xét phân tích bao gồm:Phân tích thông tin trên báo cáo tài chính; Sao kê tài khoản: Truy cập chương trình Foxpro hoặc report, chiết xuất sao kê các tài khoản chi nhánh trong giai đoạn kiểm toán; Và đối chiếu tài khỏan và kiểm tra việc hạch toán kế toán; Thu thập thông tin từ các nguồn tin cậy khác; Đánh giá rủi ro, xác định trọng tâm kiểm toán tại chi nhánh.
2.2. Chọn mẫu kiểm toán đối với các giao dịch/hoặc các khoản mục như sau:
- Các bút toán hạch toán chưa chính xác hoặc phức tạp.
- Các giao dịch có dấu hiệu bất thường, giao dịch với các bên liên quan (BGĐ, cán bộ quản lý chi nhánh…).
- Các hồ sơ, bút toán có giá trị.
- Mỗi tài khoản cán bộ chi nhánh hạch toán tay, cần chọn một vài bút toán kiểm tra lại. Lưu ý bút toán điều chỉnh.
- Các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn/ thay đổi lớn trong kỳ/phát sinh bất thường/ có tính chất thường xuyên, hàng ngày nhưng có giá trị lớn/ các tài khỏan không được phép để số dư cuối kỳ nhưng có số dư (tài khỏan trung gian…).
2.3. Kiểm tra việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản có đảm bảo tính đáng tin cậy.
3. Phương pháp kiểm tra hệ thống: đánh giá sự đầy đủ của hệ thống văn bản, quy chế, quy định đối với tình hình hoạt động của chi nhánh; tình hình hoạt động trong thực tế của chi nhánh có thường xuyên, liên tục và hiệu quả như quy định không.
4. Một số kỹ thuật được sử dụng như: kiểm tra chứng từ kế toán, quan sát quy trình, phỏng vấn cán bộ.
PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHI TIẾT
Thủ tục kiểm toán | Có | Không | Ghi chú | Tham chiếu | |
A. | CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN Mục tiêu: Tìm hiểu về hoạt động của Chi nhánh, các thông tin cơ bản và các vấn đề cần chú ý Nhận dạng các khu vực có rủi ro. Thủ tục: Thu thập tài liệu 1. Quy định chung liên quan tới hoạt động tài chính kế toán: - Các quy định của NHNN, NGÂN HÀNG và các quy định của pháp luật liên quan tới quản lý tài chính, kế toán… - Các quy định về quản lý nguồn vốn, tài sản 2. Quy định liên quan tới hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh: - Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của phòng/ bộ phận tài chính kế toán - Phân công công việc các cán bộ trong phòng/ bộ phận - Các quy định về quản lý nguồn vốn, tài sản - Các quy định về nộp, chấm đối chiếu chứng từ, báo cáo của các phòng ban/ chi nhánh - Bảng phân quyền truy cập hệ thống - Các Báo cáo tài chính (cân đối tài chính, cân đối tài khoản…) - Các thông tin liên quan tới hoạt động TCKT của chi nhánh từ các phòng quản ls chức năng tại trung ương (KTTC, KTV…) | ||||
TSCĐ | - Bảng kê TSCĐ, bảng tính khấu hao, sổ theo dõi tài sản - Danh mục tài sản mua sắm mới/ thanh ký trong kỳ kiểm toán | ||||
Vật liệu | - Bảng kiểm kê/ đối chiếu vật liệu định kỳ - Bảng kê số lượng và giá trị vật liệu nhập/ xuất trong kỳ |
- Bảng kê khai thuế phải nộp hàng tháng - Các bảng tính thuế kèm theo | |||||
Các quỹ | - Doanh số tăng/ giảm trong kỳ - Hồ sơ xử lý tổn thất từ quỹ DPTC trong kỳ | ||||
Tiền gửi- Tiền vay | - Danh mục hợp đồng tiền gửi - tiền vay của CN với TW (do CN, phòng Kế toán vốn TW cung cấp), mức lãi suất, tiền gửi/ vay, kỳ hạn… - Các quy định của NGÂN HÀNG liên quan tới phê duyệt tiền gửi - vay, hạn mức, bảng lãi suất hiện hành - Số liệu thu chi, lãi tiền gửi - tiền vay giữa CN với TW trong kỳ do CN, phòng Kế toán vốn TW cung cấp | ||||
Soát xét phân tích - Rà soát các các khoản mục bất thường - Từ Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, xem xét số dư của các tài khoản, tìm ra các tài khoản có số dư bất thường (TK trung gian có số dư, các cặp TK đối ứng nhưng số dư nợ, có không bằng nhau…) 1. Đánh giá cơ cấu tổ chức có phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Kế toán tài chính, có sự chồng chéo giữa các khâu không? Có đảm bảo cơ chế kiểm tra chéo? Có đảm bảo các chốt kiểm soát 2. Đánh giá nhân sự (số lượng, sự thay đổi nhân sự trong năm…) có ảnh hưởng tới công việc? (có đảm bảo lượng người đảm trách các phần việc khi có người nghỉ, chuyển nhân sự…) 3. Đánh giá bảng phân quyền có phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ được phân công không? Xem xét các chốt kiểm soát được phân quyền như thế nào? 4. Soát xét các khoản mục trên BCTC để phát hiện các khoản mục rủi ro: Các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn Các khoản mục có thay đổi lớn trong kỳ Các giao dịch phát sinh bất thường Các gia dịch có tính chất thường xuyên, hàng ngày Kiểm tra các nguyên tắc hạch toán của các tài khoản xem có đảm bảo đúng quy định không: - Các cặp tài khoản có tính chất đối ứng |
nhưng số dư nợ - có không khớp nhau (CCLD đang dùng - Giá trị CCLD đang dùgn đã ghi vào chi phí; TK đầu tư mua sắm TSCĐ và nhận vốn đầu tư mua sắm TSCĐ; TK TW cấp vốn (TSCĐ) và CN nhận vốn; TK Hao mòn TSCĐ và chi khấu hao) - Công thức về TSCĐ có đảm bảo không? - Các khoản mục tài sản có phát sinh nhưng tài khoản hao mòn không phát sinh - Các tài khoản không được phép để số dư cuối kỳ nhưng có số dư (tài khoản trung gian…) 5. Đánh giá quá trình lập BCTC, kiểm soát, đối chiếu các khoản mục của BCTC của phòng KTTC với các bộ phận liên quan 6. Đánh giá việc xử lý các khoản tồn đọng (ai theo dõi, thời gian tồn đọng, lý do chưa xử lý) | |||||
Đánh giá rủi ro | |||||
B | GHI LẠI HỆ THỐNG | ||||
I | Phỏng vấn cán bộ các phòng - Tìm hiểu vấn đề phân công công việc trong phòng (bố trí sắp xếp cán bộ, khối lượng công việc, năng lực chuyên môn) - Những thay đổi về nhân sự tại phòng và Ban lãnh đạo - Các vấn đề liên quan đến rủi ro: Số lượng và năng lực của các cán bộ có đáp ứng được công việc về thời gian, chất lượng Việc bố trí cán bộ có khó khăn gì không? Nếu có cán bộ nghỉ thì có người làm thay không? Có khó khăn gì trong việc hạch toán, lập báo cáo, thu thập/ lưu trữ chứng từ Cán bộ phòng có thường xuyên được cập nhật, đào tạo các văn bản chế độ mới? Việc gửi/ trao đổi thông tin (điều chỉnh sai sót) báo cáo tài chính giữa TW và CN có kịp thời không? Chương trình có hay bị lỗi không? Có các công việc nào phải làm tay không? Chương trình có dễ sử dụng không? Có những biện pháp gì để ngăn chặn các rủi ro trên? |
Lập sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán, quy trình xử lý chứng từ hạch toán kế toán, chấm đối chiếu (chứng từ, báo cáo…), lập báo cáo | |||||
C | KIỂM THỰC HỆ THỐNG | ||||
- Quan sát toàn bộ quy trình phân bổ khấu hao, tính và lập báo cáo thuế, chấm đối chiếu, lập báo cáo vào cuối tháng - Chọn mẫu bảng phân bổ, đối chiếu, báo cáo của các tháng trước. - Xác định những bằng chứng kiểm soát trong các chứng từ này. - Đánh giá hệ thống trên hai khía cạnh: + So sánh giữa quy trình và thực tế thực hiện; + So sánh giữa quy trình thực tế và quy trình NGÂN HÀNG ban hành | |||||
D. | KIỂM TRA CHI TIẾT | ||||
I | Tài sản cố định và công cụ lao động | ||||
- Đối chiếu số liệu giữa các bảng kê (Danh mục TSCĐ, Bảng tính khấu hao), sổ phụ và báo cáo tài chính, đảm bảo sự khớp đúng về số liệu - Phỏng vấn, lập ghi chú về quy trình quản lý, hạch toán, theo dõi TS | |||||
1. Thủ tục mua sắm đúng quy định | - Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua sắm tài sản (giá trị lớn), kiểm tra bộ hồ sơ mua sắm, đảm bảo mua sắm đầy đủ thủ tục (kế hoạch mua sắm được duyệt (chung toàn ngành hoặc bổ sung); tờ trình được phê duyệt; đấu thầu/chào hàng cạnh tranh/chỉ định thầu; hợp đồng; hóa đơn…) | ||||
2. Tài sản được ghi nhận kịp thời | - Đối chiếu ngày trên Biên bản nghiệm thu/Bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng với ngày ghi nhận trên số sách kế toán, đảm bảo tài sản được ghi nhận kịp thời. - Kiểm tra, đảm bảo việc hạch toán thuế GTGT của TS đúng quy định - Đối với tài sản mua sắm, xây dựng hoàn thành qua nhiều giai đoạn: + Đối chiếu ngày nhận được hóa đơn thanh toán cho từng giai đoạn với ngày ghi nhận tăng tài sản - Đối chiếu nguyên giá tăng TSCĐ với Nguồn mua sắm tài sản, đảm bảo tài sản và nguồn mua sắm được ghi nhận phù hợp, kịp thời. Nếu có chênh lệch, yêu cầu kế toán phụ trách giải thích rõ nguyên nhân. |
- Phỏng vấn cán bộ phụ trách về sự hiểu biết của kế toán về quy định của nguyên giá TSCĐ theo chế độ và hướng dẫn của NGÂN HÀNG - Chọn mẫu, kiểm tra tới chứng từ gốc, đảm bảo tài sản đó ghi nhận phù hợp và thỏa mãn điều kiện ghi nhận TS - Kiểm tra đảm bảo giá trị còn lại của tài sản cố định toàn hệ thống không lớn hơn 50% vốn tự có của NGÂN HÀNG (tổng hợp kiểm tra toàn ngành, không thực hiện thủ tục này tại các chi nhánh) | |||||
4. Quản lý, theo dõi tài sản | - Phỏng vấn cán bộ phụ trách về các quy định phân loại, thống kê, đánh số tài sản, theo dõi, ghi chép thẻ tài sản - Chọn mẫu từ thẻ tài sản, kiểm tra sự phân loại, đánh mã tài sản, theo dõi, cập nhật thông tin về tài sản, ký kiểm soát. - Chọn mẫu, đối chiếu một số tài sản từ thẻ tài sản lên sổ chi tiết và ngược lại - Mượn Bảng theo dõi CCLĐ xuất dùng đã phân bổ hết vào chi phí, kiểm tra sự theo dõi, quản lý, cập nhật thông tin kịp thời của tài sản (hỏng, mất, chuyển bộ phận…) | ||||
5. Khấu hao TSCĐ được trích đầy đủ và đúng tỷ lệ | - Phỏng vấn kế toán phụ trách về sự hiểu biết của kế toán về quy định của khấu hao TSCĐ theo chế độ và hướng dẫn của NGÂN HÀNG - Chọn mẫu, kiểm tra tỷ lệ khấu hao áp dụng với chế độ kế toán, tính toán lại khấu hao, so sánh với số khấu hao đã trích. | ||||
6. TSCĐ hết khấu hao không được theo dõi đầy đủ trên thẻ tài sản và sổ sách, cuối kỳ, được kiểm kê đầy đủ | - Phỏng vấn kế toán phụ trách về việc theo dõi, quản lý tài sản cố định hết khấu hao - Kiểm tra danh mục tài sản cố định/sổ theo dõi tài sản cố định, Biên bản kiểm kê. Chọn mẫu một số TSCĐ hết khấu hao từ Biên bản kiểm kê, đối chiếu lên sổ kế toán và ngược lại. |
- Phỏng vấn kế toán phụ trách về sự hiểu biết của kế toán về quy định của thanh lý TSCĐ theo chế độ và hướng dẫn của NGÂN HÀNG - Chọn mẫu, kiểm tra hồ sơ thanh lý TSCĐ, đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ và quy định: Tờ trình thanh lý được duyệt Quyết định thành lập tổ thanh lý Quyết định xử lý thanh lý (phương thức thanh lý phù hợp với phê duyệt, thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước và NGÂN HÀNG (bán trực tiếp, đấu giá…), xử lý hạch toán về thu thanh lý, xuất tài sản theo quy định | |||||
8. Thủ tục kiểm kê được thực hiện đầy đủ, thành phần tham gia kiểm kê đúng theo quy định | - Phỏng vấn kế toán về các quy định và hướng dẫn kiểm kê của NN, NH và phòng - Xem biên bản kiểm kê, kiểm tra thành phần, chữ ký của ban kiểm kê. Chọn mẫu tài sản, đối chiếu lên trên sổ theo dõi và ngược lại. - Xem xét, đánh giá việc xử lý thừa thiếu kiểm kê so với quy định | ||||
II | Vật liệu | ||||
1. Giá trị vật liệu không được hạch toán phù hợp với chứng từ gốc và kịp thời | In sao kê tài khoản, chọn mẫu, kiểm tra tới chứng từ gốc, đảm bảo giá trị vật liệu ghi sổ phù hợp với giá trị trên chứng từ gốc và kịp thời (nhập NVL: hóa đơn; xuất NVL: bảng tổng hợp nhập xuất tồn) | ||||
2. Phê duyệt mua/xuất vật liệu không được thực hiện đúng quyền hạn | - Phỏng vấn cán bộ kế toán về các văn bản quy định thẩm quyền phê duyệt mua/ xuất dùng NVL - Chọn mẫu nghiệp vụ mua NVL, đảm bảo việc phê duyệt đúng thẩm quyền (kết hợp kiểm tra với thủ tục 1) - Chọn mẫu nghiệp vụ xuất dùng NVL, đảm bảo việc phê duyệt đúng thẩm quyền |
- Chọn mẫu nghiệp vụ xuất/ nhập NVL, kiểm tra tới phiếu nhập/ xuất, đảm bảo các nghiệp vụ nhập/ xuất đều được lập Phiếu nhập/ xuất (kết hợp kiểm tra với thủ tục 1+2) - Xem xét ngày trên Phiếu nhập/ Bảng tổng hợp xuất VL, đối chiếu với ngày hạch toán trên sao kê, đảm bảo nghiệp vụ được hạch toán kịp thời (kết hợp kiểm tra với thủ tục 1+2) | |||||
4. Định kỳ đối chiếu vật liệu tồn kho với sổ sách kế toán | - Kiểm tra thẻ kho, đảm bảo kế toán ký xác nhận trên thẻ kho - Kiểm tra sự khớp đúng số liệu giữa thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất tồn và sổ kế toán, kiểm tra ký xác nhận số liệu của thủ kho trên Bảng tổng hợp nhập xuất tồn | ||||
III | Tài khoản trung gian | ||||
1. Tuân thủ nguyên tắc hạch toán | - In cân đối tài khoản, đối chiếu các cặp tài khoản trung gian tương ứng, kiểm tra số dư, đảm bảo các tài khoản trung gian được tất toán hết số dư. - Yêu cầu cán bộ phụ trách cung cấp các bảng sao kê chi tiết các món tồn đọng vào cuối các tháng, đảm bảo các khoản tồn đọng được ghi rõ nguyên nhân và tổng số tiền các khoản chi tiết khớp với số dư tài khoản trung gian. Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát trên Bảng sao kê. - Rà soát sao kê tài khoản, chọn mẫu một số nghiệp vụ hạch toán không phải là bút toán hạch toán tự động, kiểm tra tới chứng từ, đảm bảo hạch toán đúng nội dung tài khoản. | ||||
2. Phân công theo dõi tài khoản | - Kiểm tra việc phân công theo dõi các tài khoản trung gian, đảm bảo tài khoản trung gian có cán bộ quản lý, được thực hiện đối chiếu thường xuyên… | ||||
IV | Tạm ứng nội bộ NGÂN HÀNG | ||||
- Phỏng vấn cán bộ phụ trách về các quy định tạm ứng: đối tượng được tạm ứng, trường hợp được tạm ứng, thẩm quyền phê duyệt tạm ứng. Lập WPs về quy trình tạm ứng |