Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình, Tài Liệu Đào Tạo, Bồi Dưỡng

đây là chủ thể hiểu rõ thế mạnh, hạn chế của đội ngũ CC, trên cơ sở đó để định hướng CC cần BD kiến thức gì, kỹ năng gì để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Với tư cách là CC trực tiếp thi hành công vụ, bản thân CC sẽ nắm bắt và hiểu rõ nhất điểm mạnh, yếu của mình trong quá trình làm việc, cần ĐTBD về kiến thức, kỹ năng gì. Với tư cách là đơn vị ĐTBD CBCCVC, các cơ sở ĐTBD nên thể hiện tốt hơn vai trò tư vấn, hỗ trợ các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT để họ xác định đúng nhu cầu ĐTBD. Ngoài ra, qua các khóa ĐTBD, cơ sở ĐTBD và các cơ quan quản lý, sử dụng CC có thể tiến hành khảo sát mong muốn của người học bằng cách phát phiếu điều tra xã hội học, vừa giúp đánh giá khóa học, vừa góp phần nắm bắt nguyện vọng, mong muốn của người học về những kiến thức, kỹ năng mới mà họ cần.

3.2.2. Nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

Chương trình, tài liệu ĐTBD CC phụ thuộc rất lớn vào năng lực của các cơ sở có chức năng và tham gia vào hoạt động ĐTBD. Mặc dù đã được biên soạn, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu giảng dạy, học tập của người học cũng như yêu cầu của nền công vụ trong bối cảnh mới.

CC TĐKT cần và phải tham gia nhiều loại chương trình ĐTBD, từ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đến BD nghiệp vụ chuyên sâu về công tác TĐK, BD theo vị trí việc làm. Tuy cùng hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cho CC nhưng mục tiêu cụ thể của các chương trình ĐTBD không giống nhau. Chất lượng các chương trình ĐTBD phụ thuộc rất lớn vào năng lực của những người biên soạn, của cơ sở ĐTBD. Do đó, muốn nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu BD thì phải nâng cao năng lực biên soạn tài liệu của các cơ sở ĐTBD. Kết quả khảo sát đánh giá của người học về chất lượng chương trình, tài liệu ĐTBD CC TĐKT ở chương 2 cho thấy ở một số tiêu chí chưa được đánh giá cao như tính cân đối giữa lý thuyết và thực tiễn, tính đáp ứng của chương trình, tài liệu với yêu cầu thực tiễn của học viên, tính phù hợp với học viên. Do đó, trong thời gian tới, việc biên soạn các chương

trình, tài liệu BD cần khắc phục những hạn chế ở những khía cạnh này. Đồng thời ở chương 2 cũng chỉ ra thực trạng hầu hết CC TĐKT trên địa bàn tỉnh đã và đang tham gia ĐTBD tại các cơ sở ĐTBD như Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Nội vụ Hà Nội, Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có 2 đơn vị chịu trách nhiệm BD nghiệp vụ TĐKT cho CC là Ban TĐKT Trung ương, Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk. Do đó, trong thời gian tới cần chú trọng nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu BD của các cơ sở ĐTBD CC này. Trong đó, cần quan tâm đến một số biện pháp sau:

- Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu ĐTBD. Đổi mới các chương trình, tài liệu phải xuất phát từ thực tiễn yêu cầu công việc, nhu cầu của CC và xu thế hội nhập theo hướng nâng cao năng lực, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ, tăng cường nghiên cứu thực tiễn cho người học, đồng thời việc xây dựng chương trình phải theo hướng mở để vừa dễ cập nhật, bổ sung, vừa nâng cao kỹ năng, phương pháp làm việc cho người học.

Việc xây dựng chương trình ĐTBD cho CC cần đạt được các mục tiêu: Phải phản ánh được những quy luật, những xu thế mới của thời đại và những tác động của nó đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay; BD nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện công việc của CC để khắc phục những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay trong thực thi công vụ, đảm bảo yêu cầu của công việc; tạo nguồn nhân lực thường xuyên, chuyên nghiệp cho các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực TĐKT.

Nội dung các chương trình ĐTBD cho CC TĐKT cần đảm bảo tính khoa học, tránh sự trùng lắp, gắn kết lý luận và thực tiễn, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp tạo sự hấp dẫn, hứng thú, thu hút người học.

Thiết kế, xây dựng chương trình ĐTBD cho CC TĐKT phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ CC với 3 thành tố cơ bản gồm kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất.

+ Về kiến thức: CC sau khi kết thúc khóa ĐTBD phải nắm được khối lượng kiến thức chung và khối lượng kiến thức chuyên ngành đủ để phát triển và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường công tác của họ. Kiến thức này được thể hiện thông qua các nội dung, chương trình ĐTBD như kiến thức về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về TĐKT, kiến thức về ngoại ngữ, tin học, hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

+ Về kỹ năng: Sau khi kết thúc khóa ĐTBD đối với CC, bên cạnh việc được trang bị về mặt kiến thức, CC còn được rèn luyện các kỹ năng khác để đáp ứng yêu cầu công việc như kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp, CC cần có các kỹ năng tổng hợp, tính chuyên nghiệp, khả năng lập kế hoạch, tổ chức và sắp xếp công việc, khả năng làm việc độc lập, khả năng tự phát triển bản thân và sự nghiệp; kỹ năng tư duy, có khả năng lập luận tư duy và giải quyết những vấn đề của lĩnh vực TĐKT. Khả năng phát hiện mâu thuẫn, giải quyết xung đột, hình thành các vấn đề mới, đánh giá, phân tích tổng hợp và đưa ra hướng khắc phục giải quyết các vấn đề đặt ra. Có tầm nhìn chiến lược, tư duy theo hệ thống mở, tư duy sáng tạo khi tiếp cận và giải quyết các công việc trong thực thi công vụ; kỹ năng mềm gồm các kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác với nhiều người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, năng lực vận động, thuyết phục người khác.

+ Về thái độ: Thông qua nội dung, chương trình ĐTBD, CC sau khi kết thúc khóa học nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đương đầu với thách thức, làm việc có trách nhiệm, có tư duy sáng tạo, coi trọng phản biện, có năng lực quản lý bản thân và có được những hành vi ứng xử phù hợp khi tiếp xúc với các đối tượng trong quá trình thức thi công vụ. Hiểu những khó khăn, thách thức nhất là yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay đối với CC TĐKT.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 12

Để làm được điều này, cần: Rà soát, đánh giá những nội dung chương trình hiện có để kịp thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung. Đối với chương trình

BD theo tiêu chuẩn ngạch như: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hiện nay đang triển khai thực hiện cần gắn với tiêu chuẩn, chức trách nhiệm vụ của CC ngành Nội vụ và công tác ĐTBD. Các chương trình ĐTBD khác cần triển khai tích cực, thông qua đó phát hiện những nội dung chưa thật phù hợp để điều chỉnh hoặc đề xuất điều chỉnh kịp thời.

Chú trọng đổi mới, bổ sung những kiến thức, kỹ năng mà trong thực tế CC TĐKT phải xử lý. Đối tượng của các chương trình ĐTBD là các CC đang làm việc, do đó họ đã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, song các kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ vẫn còn những hạn chế nhất định. Đổi mới nội dung chương trình ĐTBD cần nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học giữa lý luận và kỹ năng theo hướng giảm lý thuyết, tăng kỹ năng và trên cơ sở đó phân bổ hợp lý giữa thuyết trình của giảng viên với thảo luận nhóm, đi thực tế, khảo sát ở cơ sở. Chẳng hạn như đối với các chương trình BD nên có phần kiến thức, kỹ năng tự chọn đồng thời cho phép các cơ sở ĐTBD hoặc cơ quan quản lý, sử dụng CC có thể điều chỉnh, bổ sung chương trình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Mỗi chương trình nên thiết kế với cơ cấu 1/3 nghiên cứu lý luận trên lớp, 1/3 thảo luận thực hành với sự điều phối hướng dẫn của giảng viên, 1/3 nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn tại cơ quan Trung ương, địa phương hoặc nước ngoài (nếu có điều kiện). Để làm được điều đó, ngoài vai trò của cơ quan quản lý, trách nhiệm của cơ sở ĐTBD và đội ngũ giảng viên là hết sức quan trọng. Do vậy cần trao nhiều quyền và trách nhiệm hơn cho các cơ sở ĐTBD và người học nhằm có nhiều chương trình, tài liệu để lựa chọn đồng thời chương trình tài liệu sát hơn với thực tiễn.

- Chương trình ĐTBD phải xuất phát từ nhu cầu người học, yêu cầu của vị trí việc làm, quan điểm của Đảng, đặc thù lĩnh vực TĐKT và đòi hỏi từ thực tiễn. Do đó, xây dựng chương trình ĐTBD phải đi từ thực tiễn, công việc, thực trạng phẩm chất, năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công vụ của đội ngũ CC TĐKT. Do đó, cần:

Làm tốt công tác điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu thực tế của đội ngũ CC với các hình thức khoa học, dễ hiểu, dễ làm phù hợp với từng đối tượng.

Thường xuyên tổ chức việc lấy ý kiến của người học, của giảng viên đánh giá nội dung, chương trình, phát hiện và đề xuất kịp thời những nội dung chưa thật phù hợp, hoặc không còn phù hợp để chương trình ĐTBD ngày càng được hoàn thiện phục vụ tốt người học.

Ban TĐKT Trung ương, Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm chủ động trong xây dựng, thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung các chương trình ĐTBD theo chuyên đề thuộc lĩnh vực TĐKT.

Trong quá trình xây dựng chương trình ĐTBD, đơn vị dự thảo phải tích cực, chủ động lắng nghe, tiếp thu mọi ý kiến góp ý nhất là ý kiến từ người học- đội ngũ CC và cơ quan sử dụng, quản lý CC. Cũng cần phải có sự đầu tư thỏa đáng về kinh phí nhằm huy động được nhiều chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học có tâm, có tầm (kể cả chuyên gia nước ngoài) vào việc xây dựng chương trình ĐTBD.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Do CC TĐKT phải tham gia nhiều loại chương trình ĐTBD khác nhau nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phải tiến hành ở cả các cơ sở ĐTBD và cả ở các đơn vị tham gia BD chuyên môn, nghiệp vụ TĐKT cho CC như Ban TĐKT Trung ương, Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở ĐTBD mà đa số CC TĐKT trên địa bàn tỉnh tham gia ĐTBD như Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Nội vụ Hà Nội, Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại Tây Nguyên. Bên cạnh đó, hai đơn vị chuyên tổ chức BD nghiệp vụ về TĐKT cho CC gồm Ban TĐKT Trung ương và Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk cũng cần tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cần quan tâm đến những nội dung sau:

- Một là, xây dựng khung năng lực giảng viên đáp ứng yêu cầu ĐTBD CC nói chung và CC TĐKT nói riêng.

Khung năng lực giảng viên ĐTBD CC sẽ là giải pháp quan trọng góp phần khắc phục những hạn chế về thực trạng đội ngũ giảng viên và những giải pháp đang thực hiện để phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở ĐTBD hiện nay.

Khung năng lực giảng viên ĐTBD CC TĐKT phải phù hợp với đặc trưng của hoạt động ĐTBD, đặc thù lĩnh vực. Khung năng lực này thể hiện thông qua các tiêu chuẩn như: Phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; năng lực nhận thức và tư duy đổi mới; kiến thức chuyên môn sâu, rộng; năng lực dạy học và giáo dục; năng lực NCKH; năng lực hoạt động thực tiễn; năng lực tự hoàn thiện bản thân và hội nhập.

Để thực hiện có hiệu quả khung năng lực giảng viên ĐTBD CC, các cơ cở ĐTBD cũng cần quán triệt những tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT của liên Bộ Nội vụ - Giáo dục và đào tạo ngày 06/6/2011 về quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại các cơ sở ĐTBD của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phải quán triệt yêu cầu của cải cách chế độ công vụ, công chức; yêu cầu cải cách hành chính; yêu cầu của hội nhập quốc tế và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CC đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

- Hai là, rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên hiện có đồng thời tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên đúng vị trí theo tiêu chuẩn, nhiệm vụ, khung năng lực giảng viên. Việc rà soát, đánh giá phải bao gồm cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải quan tâm đến mặt mạnh, mặt yếu, tính “chuẩn chuyên môn”, mối quan hệ giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như chất lượng ĐTBD. Rà soát, đánh giá phải có tiêu chí

cụ thể, phải tiến hành công tâm, khách quan với phương pháp làm khoa học, phù hợp mới đem lại kết quả như mong muốn.

- Ba là, tuyển dụng đúng, sử dụng trúng đội ngũ giảng viên theo tiêu chí, yêu cầu đặt ra. Giảng viên các cơ sở ĐTBD là nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng ĐTBD CC, do đó, các cơ sở ĐTBD phải có phương án tuyển được những giảng viên có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để tham gia ĐTBD CC. Bên cạnh đó đổi mới trong sử dụng đội ngũ giảng viên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, lâu dài. Tuyển dụng đúng người, đúng việc đi đôi với sử dụng đúng vị trí và năng lực, thông qua việc sử dụng, người giảng viên có đất để dụng võ, cơ sở ĐTBD khai thác và phát huy được thế mạnh về phẩm chất và năng lực của giảng viên vào việc nâng cao chất lượng ĐTBD, xây dựng “thương hiệu” cũng như củng cố và phát triển nhà trường.

- Bốn là, tăng cường ĐTBD nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giảng viên là chủ thể quyết định chất lượng và hiệu quả các mặt hoạt động của các cơ sở ĐTBD. Để có đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt yêu cầu của ĐTBD CC thì các cơ sở ĐTBD cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

- Có kế hoạch ĐTBD liên tục và thường xuyên đội ngũ giảng viên hiện có. Sử dụng hợp lý năng lực chuyên môn của giảng viên. Cử giảng viên đi học tập về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị theo chiến lược quy hoạch, đào tạo đội ngũ giảng viên của các cơ sở ĐTBD CC nhằm nâng dần tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ. Chú trọng BD đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giảng viên, đạo đức khoa học và trách nhiệm luôn đặt lên hàng đầu. Nêu cao tinh thần tự học, tự BD của đội ngũ giảng viên, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên theo quy định. Tự học, tự BD đóng vai trò quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Để nêu cao tinh thần tự học, tự BD của đội ngũ giảng viên, cần tạo điều kiện cho giảng viên có tài liệu phong phú,

kiểm tra, đánh giá kết quả tự BD, có chính sách khuyến khích hợp lý thành tích tự BD của đội ngũ giảng viên. Tạo mọi điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí cho giảng viên được đi ĐTBD nâng cao trình độ, tâm huyết với công tác ĐTBD CC.

3.2.4. Nâng cao ý thức trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng của công chức

Ở chương 2 đã chỉ ra thực trạng chất lượng học viên tham gia các khóa ĐTBD. Ngoài những mặt tích cực, trong công tác ĐTBD CC TĐKT, vẫn xảy ra tình trạng CC có tâm lý học đối phó, học để lấy bằng cấp, chứng chỉ là chủ yếu chứ không phải học tập vì mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức, phục vụ công việc. Ở chương 1 đã phân tích đặc điểm học tập của CC bị chi phối bởi thời gian và công việc tại cơ quan. Họ khó toàn tâm, toàn ý, chuyên tâm học tập. Ở các lớp BD theo ngạch, theo chức danh lãnh đạo, quản lý và các lớp BD theo chuyên đề, nhiều CC không tham gia đầy đủ, thậm chí thời gian học tập không đảm bảo yêu cầu của cơ sở ĐTBD. Một bộ phận CC còn ngại tham gia các chương trình bồi dưỡng, hoặc tham gia chưa tích cực, trách nhiệm, tính tự giác còn thấp (do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan) dẫn đến ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong công tác ĐTBD. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường kỷ luật học tập của CC khi tham gia các khóa ĐTBD. Để làm được điều này, cần có sự kết hợp giữa cơ sở ĐTBD và cơ quan quản lý, sử dụng CC. Trong đó, cần quan tâm một số vấn đề sau:

+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CC TĐKT về vị trí, tầm quan trọng của công tác ĐTBD. ĐTBD không chỉ nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, là điều kiện để thi nâng ngạch, để bổ nhiệm mà điều quan trọng là nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn theo tinh thần “Học để làm việc”.

ĐTBD không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi CC, là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, vì vậy trong quá trình tham gia các chương trình ĐTBD CC phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm mọi nội quy, quy chế, tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức,

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí