Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Làm Công Tác Thi Đua Khen Thưởng Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk

đánh giá, quản lý, bố trí, sử dụng đến thực hiện chính sách cán bộ theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch; quan tâm tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, bảo đảm năng lực, cơ cấu, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ CBCC [4].

Lãnh đạo tỉnh cũng chủ trương đổi mới hoạt động ĐTBD CC theo hướng ĐTBD CC phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng ĐT không gắn với nhu cầu thực tế. Sử dụng không đúng chuyên ngành, không đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy hoạch ĐTBD và sử dụng CC. Tăng cường quản lý việc cử CC đi học, tránh lãng phí trong ĐTBD. Cần áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, nâng ngạch, bổ nhiệm CC, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của CC, khắc phục tình trạng trì trệ trong công việc. Qua đó, tạo ra nhu cầu thực sự về ĐTBD đối với CC TĐKT.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Muốn nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không thể chỉ thực hiện một, hai giải pháp mà phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trong đó trong mỗi giai đoạn có sự ưu tiên một số giải pháp nhất định. Những giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong bối cảnh hiện nay gồm:

3.2.1. Xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua khen thưởng

Xác định chính xác nhu cầu ĐTBD là cơ sở để thực hiện những công đoạn tiếp theo của hoạt động ĐTBD một cách có hiệu quả. Ở chương 2, đề tài đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là do chưa xác định chính xác nhu cầu ĐTBD. Trong đó, chủ yếu là do chưa xác định được những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất thiếu hụt của CC TĐKT để tiến hành ĐTBD. Do đó, để khắc

phục hạn chế, nâng cao chất lượng, cần tiến hành các biện pháp cụ thể, đảm bảo nền móng đầu tiên được làm đúng. Để xác định được nhu cầu ĐTBD của CC TĐKT, cần thực hiện ngay các biện pháp cụ thể, gồm:

- Xác định được khung năng lực mà CC TĐKT cần có để thực thi công

vụ.

Mỗi vị trí việc làm có một khung năng lực tương ứng. Khung năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

là cơ sở khoa học để xác định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí việc làm, làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá, ĐTBD CC. CC TĐKT cũng cần có khung năng lực cụ thể tương ứng với yêu cầu công việc. Khung năng lực này được xây dựng, xác định trên các phương diện kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, thái độ.

Về kiến thức, CC TĐKT cần có khối kiến thức chung và lượng kiến thức chuyên ngành về TĐKT đủ để làm tốt công việc. Về kỹ năng, CC TĐKT cần có các kỹ năng của CC nói chung và kỹ năng chuyên môn về TĐKT như kỹ năng giao tiếp công vụ, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, soạn thảo văn bản, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc và các kỹ năng riêng biệt phù hợp với lĩnh vực TĐKT như kỹ năng tổ chức phong trào TĐKT, kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến TĐKT. Về phẩm chất, thái độ, CC TĐKT cần có phẩm chất đạo đức, tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, kiên trì, linh hoạt; có tư duy sáng tạo, liêm chính, năng động sáng tạo trong quản lý, tổ chức các phong trào TĐKT.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11

- Rà soát, đánh giá năng lực hiện có của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất mà CC còn thiếu hụt và xác định nhu cầu ĐTBD. Việc xác định năng lực còn thiếu hụt này phải căn cứ vào thực trạng năng lực CC hiện có, so với yêu cầu công việc ở hiện tại và tương lai thì còn thiếu hụt những gì và ở mức độ nào. Trên cơ sở đó để xác định nhu cầu ĐTBD. Đây là việc khó nhưng nếu không làm thì không thể xác định đúng nhu cầu ĐTBD. Khi đánh giá cần lưu ý đến các nội dung:

+ Cơ cấu đội ngũ CC; độ tuổi, thâm niên công tác; ngạch bậc và tiêu chuẩn chức vụ, vị trí công tác;

+ Hệ thống văn bằng, chứng chỉ công chức nhận được qua ĐTBD;

+ Phải qua nhiều kênh thông tin đẻ có cơ sở đánh giá chính xác, toàn diện chất lượng đội ngũ CC.

Đánh giá CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần thấy được những mặt mạnh, yếu, thiếu và những vấn đề đặt ra với việc xây dựng kế hoạch ĐTBD. Để nắm được thực trạng, phải tổ chức điều tra cơ bản trình độ và nhu cầu ĐTBD CC; hoặc khai thác hồ sơ của CC. Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị CC khai bổ sung hồ sơ, trong đó đi sâu vào nội dung trình độ ĐTBD và nhu cầu cần ĐTBD trong thời gian tới.

- Tiến hành xác định nhu cầu ĐTBD CC TĐKT theo thời gian cụ thể. Trước mắt cần xác định nhu cầu ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đi đôi với việc làm rõ thực trạng cần xác định được nhu cầu ĐTBD CC về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Những căn cứ để dự tính nhu cầu ĐTBD CC gồm:

+ Căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành TĐKT đến năm 2025 và

2030;

+ Căn cứ vào thực trạng năng lực đội ngũ CC TĐKT trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk;

+ Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.

Cần phân tích mong muốn, nguyện vọng ĐTBD ở cả cấp độ cá nhân CC và ở cả cấp độ tổ chức, tức các cơ quan quản lý, sử dụng CC. Phân tích không nên chỉ dừng lại ở việc xác định nhu cầu ĐTBD hiện tại mà còn hướng tới các nhu cầu ĐTBD trong tương lai.

Trên cơ sở định hướng xây dựng, phát triển đội ngũ CC tỉnh Đắk Lắk, định hướng ĐTBD CC của nhà nước; căn cứ kết quả khảo sát mong muốn của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh về việc tham gia các chương trình ĐTBD, có thể thấy nhu cầu ĐTBD CC TĐKT trong thời gian đến năm 2025 như sau:

Một là, nhu cầu ĐT về trình độ chuyên môn. Hiện đa số CC TĐKT đã có trình độ ĐT đại học, mới chỉ có hơn 10% CC có trình độ thạc sĩ, một bộ phận CC mới chỉ có trình độ ĐT trung cấp. Để tiếp tục nâng cao trình độ, một số CC có nguyện vọng tham gia ĐT thạc sĩ, số CC có trình độ trung cấp có nguyện vọng được tham gia ĐT đại học.

Hai là, nhu cầu ĐTBD kiến thức lý luận chính trị. Theo quy định CC nói chung phải được ĐTBD kiến thức lý luận chính trị. Điều đó góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng về con đường phát triển của đất nước, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và vai trò của CC trong công cuộc kiến thiết đất nước. Căn cứ vào trình độ hiện tại của đội ngũ CC, nhu cầu ĐTBD kiến thức lý luận chính trị được xác định cho tất cả CC TĐKT trên địa bàn tỉnh. Một bộ phận CC đã qua ĐTBD trung cấp lý luận chính trị, một số CC có trình độ cao cấp lý luận chính trị, nhiều CC mới chỉ có trình độ sơ cấp, do đó nhu cầu ĐTBD về lý luận chính trị của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh vẫn tương đối lớn.

Ba là, nhu cầu ĐTBD kiến thức QLNN. Theo quy định hiện hành, CC được bổ nhiệm vào ngạch nào thì phải có chứng chỉ BD của ngạch đó. Hiện nay, đa số CC TĐKT trên địa bàn tỉnh đã qua BD ngạch chuyên viên, một số CC đã qua BD ngạch chuyên viên chính. Nhiều CC giữ ngạch chuyên viên nhưng chưa có chứng chỉ BD ngạch chuyên viên, một số CC muốn tham gia BD ngạch chuyên viên chính để học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng và dự thi nâng ngạch khi đủ điều kiện. Do đó, nhu cầu BD kiến thức quản lý nhà nước của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh vẫn khá lớn.

Bốn là, BD theo vị trí việc làm mà trước hết là BD chuyên môn, nghiệp vụ TĐKT. Chương 1 và chương 2 đã chỉ ra đặc điểm của đa số CC TĐKT nói chung và CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng là kiêm nhiệm. CC cũng không có trình độ ĐT chuyên ngành về TĐKT. Do đó, để làm tốt công tác TĐKT, tất yếu CC phải tham gia các chương trình tập huấn về nghiệp vụ TĐKT. Mục tiêu BD kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ ngành TĐKT và các chuyên ngành khác liên quan giúp đội ngũ CC TĐKT nâng cao chất lượng giải quyết công việc chuyên môn nghiệp vụ. Nhu cầu BD kiến thức, kỹ năng về công tác TĐKT đến năm 2025 gồm hầu hết các CC TĐKT trên địa bàn tỉnh vốn trước đó chưa được ĐT bài bản về công tác TĐKT.

BD theo vị trí việc làm còn bao gồm các chương trình BD ngắn hạn (thường là dưới 1 tuần), BD những kiến thức, kỹ năng mà CC TĐKT cảm thấy thiếu hụt, cần, mong muốn được BD, hoặc các cơ quan quản lý, sử dụng CC thấy những kiến thức, kỹ năng mà CC TĐKT còn thiếu hụt, cần phải BD. Bản thân CC TĐKT và các cơ quan quản lý, sử dụng CC cũng mong muốn được tham gia các chương trình BD này.

Năm là, nhu cầu ĐTBD các lĩnh vực liên quan khác, gồm:

Nhu cầu ĐTBD về tin học: Kiến thức tin học là kiến thức bổ trợ, nhưng rất cần thiết cho đội ngũ CC trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ chủ trương xây dựng Chính phủ số để phục vụ nền kinh tế số, xã hội số. Hiện nay, Đắk Lắk đang đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng chính quyền điện tử, các phần mềm quản lý, công nghệ thông tin được tích cực ứng dụng vào quản lý. Các cơ quan, đơn vị làm công tác TĐKT cũng không nằm ngoài xu hướng này. Do đó, CC TĐKT cần có kiến thức, kỹ năng về tin học. Căn cứ trình độ tin học của CC TĐKT hiện tại, có thể thấy nhu cầu ĐTBD tin học được xác định cho tất cả CC, trừ một số CC đã có trình độ tin học cao hoặc CC chuẩn bị nghỉ hưu.

Nhu cầu ĐTBD về ngoại ngữ. ĐTBD ngoại ngữ cho CBCC là chủ trương chung của Nhà nước. Với mục tiêu tăng cường ĐTBD nâng cao năng lực ngoại ngữ cho CBCC, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1659/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho CBCC, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”. Theo đó, đến hết năm 2025, 25% CBCC cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào CBCC lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 20% CBCC xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên. Con số này vào năm 2030 lần lượt đạt 35% và 30% [30]. Căn cứ chủ trương của Nhà nước, yêu cầu công việc, căn cứ trình độ ngoại ngữ hiện tại của CC TĐKT, nhu cầu ĐTBD tiếng Anh của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn tương đối lớn.

Đề tài tiến hành khảo sát thông qua phương pháp điều tra xã hội học nhu cầu ĐTBD của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh (được trình bày tại phụ lục số 9).

Từ phụ lục số 9, có thể thấy nhu cầu ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn tương đối lớn. Ở mảng ĐT, một bộ phận CC mong muốn tham gia các chương trình ĐT thạc sĩ, ĐT đại học (21,7%). Số lượng CC muốn tham gia chương trình ĐT đại học chủ yếu là CC TĐKT ở cấp xã, mới chỉ có trình độ đào tạo trung cấp. Số lượng CC muốn tham gia chương trình ĐT thạc sĩ chủ yếu là CC TĐKT ở cấp tỉnh và cấp huyện. Bên cạnh đó, nhiều CC có nguyện vọng tham gia học trung cấp lý luận chính trị (33,7%) để đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ ĐT đối với CC, chỉ một số ít CC muốn tham gia học cao cấp lý luận chính trị (2,0%).

Ở mảng BD, số lượng lớn CC mong muốn tham gia chương trình BD ngạch chuyên viên (31,3%) để nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước và đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đối với CC; một bộ phận CC mong muốn tham gia chương trình BD ngạch chuyên viên chính để đủ điều kiện dự thi nâng ngạch và học hỏi, nâng cao trình độ quản lý nhà nước.

Đa số CC TĐKT mong muốn được tham gia các chương trình BD về tin học. Do yêu cầu công việc trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, tỉnh Đắk Lắk ngày càng áp dụng nhiều phần mềm quản lý vào phục vụ công việc, CC từ cấp tỉnh đến cấp xã, thuộc mọi lĩnh vực cần có khả năng sử dụng công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, mặc dù hầu hết CC đã có chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản nhưng trên thực tế kỹ năng tin học của CC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là những CC đã lớn tuổi. Do đó, nhu cầu về BD tin học của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 71,7% số CC được hỏi muốn tham gia ĐTBD về tin học.

Chỉ có một số lượng rất nhỏ CC muốn tham gia ĐTBD về ngoại ngữ. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó CC nói chung và CC TĐKT nói riêng ít sử dụng ngoại ngữ phục vụ công việc. Do đặc thù dân cư, CC TĐKT của Đắk Lắk sử dụng tiếng dân tộc nhiều hơn là sử dụng tiếng Anh. Để thuận lợi trong quá trình làm việc với nhân dân, nhất là ở cấp huyện, cấp cơ sở, nhiều CC tham gia lớp BD tiếng dân tộc. Đây cũng là lý do nhu cầu ĐTBD về ngoại ngữ của CC rất thấp.

Bên cạnh đó, rất nhiều mảng kiến thức, kỹ năng người học mong muốn được BD. Đây là những chương trình BD theo vị trí việc làm. Những kiến thức, kỹ năng mà CC TĐKT mong muốn được tham gia BD nhiều nhất gồm: kiến thức về công tác TĐKT; cập nhật chính sách, pháp luật mới của Nhà nước; kỹ năng tổ chức phong trào TĐKT; kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác

TĐKT và một số kỹ năng mềm khác (Kết quả khảo sát được trình bày tại phụ lục số 10)

Từ phụ lục số 10, có thể thấy hầu hết các CC mong muốn tham gia các chương trình BD theo vị trí việc làm. Một số kỹ năng chuyên môn được CC TĐKT đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết phải BD như: Kỹ năng tổ chức phong trào TĐKT (92,7%); Kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác TĐKT (84,0%). Một số kỹ năng mềm được CC đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết cần BD như kỹ năng giao tiếp công vụ (86,7%); kỹ năng soạn thảo văn bản (61,7%); kỹ năng thuyết trình (87,0%).

Thêm vào đó, CC TĐKT trên địa bàn tỉnh cũng có nhu cầu tiếp tục tham gia các chương trình tập huấn nghiệp vụ TĐKT. Đề tài đã tiến hành khảo sát nhu cầu của CC về việc tham gia các chương trình BD nghiệp vụ về công tác TĐKT. (Kết quả khảo sát được trình bày tại phụ lục số 11). Kết quả khảo sát cho thấy, 61,0% CC được hỏi muốn tham gia BD chuyên môn nghiệp vụ về TĐKT. Kết quả khảo sát này phản ánh một phần nhu cầu của CC muốn tham gia BD về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đề tài cũng tiến hành khảo sát về thời gian mong muốn của CC về thời gian BD mà CC mong muốn. Kết quả cho thấy, đa số CC mong muốn thời gian của một khóa BD theo yêu cầu vị trí việc làm là dưới 01 tuần. 47,5% CC được hỏi mong muốn thời gian của 01 khóa BD là 03 ngày; 16,9% CC được hỏi mong muốn thời gian của 01 khóa BD là 05 ngày. Chỉ 6,0% CC được hỏi mong muốn thời gian của 01 khóa BD là 10 ngày (Chi tiết tại phụ lục 11). Điều này do tính chất của các chương trình tập huấn thường về các nội dung cụ thể của công tác TĐKT.

Như vậy, việc xác định nhu cầu ĐTBD chính là một trong những cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng, lựa chọn chương trình ĐTBD cụ thể, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch ĐTBD. Việc xác định nhu cầu ĐTBD là nhiệm vụ khó, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT với CC, và với cơ sở ĐTBD. Với tư cách là đơn vị sử dụng, quản lý CC TĐKT,

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí