Cư dân địa phương số đông làm nghề cá, nghề muối, nghề nông, thủ công. Công thương nghiệp mãi sau khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng đất này và làm đường nối liền Đồ Sơn với thành phố Hải Phòng mới phát triển. Trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của Vạn Hương phát triển theo hướng thủy sản, dịch vụ du lịch và dịch vụ thủy sản (xem phụ lục 10).
+ Về khai thác thủy sản: đầu tư tiến bộ, khoa học kĩ thuật trong đánh bắt và bản quản, giá trị sản lượng khai thác thủy sản của địa phương hàng năm đều đạt, vượt mức kế hoạch (giá trị trung bình đạt 94,1 tỷ đồng/ năm).
+ Về thương mại, dịch vụ: được đẩy mạnh đào tạo và phát triển, chú trọng tới an ninh, trật tự và đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, góp phần tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
+ Về chăn nuôi: quy mô nhỏ lẻ hoạt động theo các hộ gia đình nhưng đã góp phần phát triển kinh tế với tổng giá trị hàng năm đạt trung bình 1.000 triệu/ năm.
27
50
5
18
Du lịch và dịch vụ Đánh bắt thủy sản Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng
Biểu đồ 1. Tỷ lệ cơ cấu các ngành kinh tế của Vạn Hương
Nguồn: Báo cáo kinh tế địa phương 2019
2.1.3.2. Văn hóa – xã hội
Tính đến tháng 4/2019, dân số của phường là 4045, với 1185 hộ gia đình, chia làm 2 khu vực riêng biệt: khu dân cư tập trung với 8 tổ dân phố và khu du lịch với các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ cùng nhiều nhà hàng và trên 1.100 lao động.15 Trong đó lao động du lịch tại khu là 217 người (theo Báo cáo kinh tế
- xã hội địa phương năm 2020).
2.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống nước sạch, điện được cung cấp và sử dụng liên tục 24/24 trong toàn khu vực bao gồm các hộ dân, hộ kinh doanh và các khu vực công cộng.
Phường nằm trong đầu mối giao thông quan trọng của quận, hội tụ đủ 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy; trong đó dường thủy gồm đường biển và đường thủy nội địa; đường bộ chia làm 2 tuyến đường: đường nội đô và đường du lịch. Các tuyến đường ở khu 1, khu 2, khu 3 trong khu du lịch Vạn Hương được đầu tư làm mới và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi để du khách đi lại và tổ chức các sự kiện đường phố như giải đua xe đạp, tiến tới là phố đi bộ hay Carnaval. Đường dẫn từ khu 1 ra khu 2, đường ven biển khu 1, đường đôi Vạn Hoa, đường ven biển phía đông và đường ven biển phía tây của khu du lịch Đồ Sơn đưa vào khai thác nhiều năm nay và đang phát huy công năng sử dụng cho du lịch. Chính vì thế mà ở Vạn Hương rất ít khi xảy ra tắc đường, kể cả
vào mùa du lịch hè, ngày cao điểm vào dịp khai mạc liên hoan du lịch, ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ luôn đông người.16
15 Hải Ngân (21:16 23/1/2019), Phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” phường Vạn Hương (Đồ Sơn): Thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, Báo an ninh điện tử Hải Phòng, truy cập 5/4/2020, link: http://anhp.vn/phong-trao- toan-dan-bao-ve-antq-phuong-van-huong-do-son-thuc-day-du-lich-dia-phuong-phat-trien-d23966.html
16 Tin Kinh Tế, Báo Hải Phòng, Link: http://vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/168266/ha-tang-khu-du-lich-do-son--hai- phong-van-con-nhieu-du-an-quotbat-dongquot.aspx
Vạn Hương thuộc khu vực trọng điểm của Đồ Sơn nên hệ thống thông tin liên lạc ở đây đã phát triển từ sớm gồm cả internet, sóng mạng và được sử dụng rộng rãi toàn phường nhằm phục vụ dân sinh và du lịch của vùng.
Việc thu gom rác thải được tổ chức và thực hiện hàng ngày, chia ra thu gom theo các tổ, xóm, khu vực và tập trung tại điểm thu gom rác thải của phường. Tuy nhiên, địa phương chưa có nhà máy thu gom và xử lí rác thải và nước thải sinh hoạt, công nghiệp đúng tiêu chuẩn và đáp ứng đủ cho lượng rác, chất, nước thải ra ngoài môi trường. Cho nên, vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề đề mà ban quản lí, chính quyền địa phương luôn quan tâm và cố gắng xử lí để nâng cao chất lượng sống và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền vững.
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ ăn uống du lịch
Phường Vạn Hương là trung tâm du lịch của quận Đồ Sơn, địa bàn khu du lịch kéo dài từ khu vực nhà nghỉ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khu 1 đến hết khu 3 và đảo Dấu, trên địa bàn phường có nhiều nhà nghỉ, nhà hàng, điểm vui chơi, giải trí như khu bể bơi tạo sóng Hòn Dấu, công viên núi Đầu Nở ở khu du lịch quốc tế Hòn Dấu; khu công viên cây xanh dọc tuyến đường lên khu 3; khu bãi tắm 295; công viên bờ biển khu 1, khách sạn Đồ Sơn, resort ở khu 3, Công đoàn ở khu 1, khách sạn Hải Âu, Hoa Phượng, hệ thống biệt thự của Công ty CP Du lịch Đồ Sơn ở khu 2... Khu du lịch đảo Dấu với bể bơi nhân tạo, vườn chim, thú, khu vui chơi giải trí,các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi. Tại đây, hiện nay có sòng bạc Do Son Casino duy nhất ở miền Bắc Việt Nam, là nơi rất nhiều du khách quốc tế đến chơi, đặc biệt là người Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho phép người dân nội địa vào giải trí.
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | Ước 2020 |
Lượt khách DL (Triệu) | 2.565 | 2.56 | 2.203 | 2.6 | 2.7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Định Lượng (Thang Đo Likert Và Bảng Hỏi)
- Lý Luận Về Đạo Đức Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
- Ý Nghĩa Của Đạo Đức Kinh Doanh Du Lịch Của Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Trong Phát Triển Du Lịch
- Ý Kiến Đánh Giá Của Các Cơ Sở Kinh Doanh Về Yếu Tố Quan Trọng Nhất Trong Kinh Doanh Ăn Uống
- Mức Độ Hài Lòng Của Kdl Về Thái Độ Phục Vụ
- Một Số Giải Pháp Khắc Phục Nhằm Cải Thiện Đạo Đức Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Bảng 3. Số lượt khách du lịch tới Vạn Hương
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội địa phương Phường Vạn Hương có 203 cơ quan, đơn vị, hộ kinh doanh nộp thuế trên
địa bàn; tại khu du lịch có 180 cơ quan, đơn vị, hộ kinh doanh nộp tất cả các sắc thuế, phường quản lý 96 hộ kinh doanh nhà nghỉ (vào các ngày thứ 7, Chủ nhật, các phòng đều kín, giá phòng dao động từ 500.000 - 1.500.000VNĐ/phòng17), nhà hàng ngoài khu du lịch, còn lại là các hộ kinh doanh các lĩnh vực khác như ăn uống, vui chơi, giải trí, spa, massage, karaoke...
Phường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch như: xây dựng bến tàu du lịch để phát triển loại hình du lịch đường biển; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải từ Khu I đến Khu III một cách đồng bộ và có hệ thống; đầu tư xây dựng bãi đỗ xe du lịch hiện đại; lắp đặt hệ thống Wifi miễn phí, các điểm luyện tập thể thao, hệ thống công viên ven biển, nhà vệ sinh công cộng; trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch tâm linh; phát triển, nâng cao chất lượng các lễ hội của địa phương đặc biệt là lễ hội chọi trâu truyền thống - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Đối với khách du lịch, Trung tâm Dịch vụ Đồ Sơn đã xây dựng phương án cứu hộ cứu nạn cho khách tắm biển, tập trung lực lượng thường trực tại các trạm cấp cứu biển. Kiểm tra giám sát hoạt động của bến thủy nội địa, các phương tiện vận chuyển khách từ bến du lịch Nam Đồ Sơn đi Đảo Dấu và ngược lại, giám sát
17 Vĩnh Quân (8/7/2019), Đồ Sơn, Hải Phòng: Hút khách mùa du lịch, truy cập 7/4/2020, link: http://kinhtedothi.vn/do-son-hai-phong-hut-khach-mua-du-lich-347369.html
kiểm tra thường xuyên các hãng taxi, phương tiện vận tải khách du lịch trên địa bàn.
Hiện nay, trên địa bàn khu du lịch phường Vạn Hương có trên 80 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Về dịch vụ ăn uống, du khách có thể lựa chọn nhiều cách thức, người có điều kiện có thể tận hưởng dịch vụ ở một số khách sạn cao cấp hoặc nhà hàng sang trọng hoặc các quán ăn, tiệm giải khát như Hiệu Chi, Thanh Hương, Hải Vân ở khu 1; nhà hàng Gió Biển, hệ thống nhà hàng sát bãi biển khu 2…18
Các sắc thuế hàng năm thu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Việc quản lí nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu từ chỉ thị của Quận qua việc thực hiện kiểm tra về thực hiện các quy định về ATTP, niêm yết giá, hợp đồng lao động.
Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế quận: tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về ATTP cho 140 người là chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể trên địa bàn quận. Triển khai, thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh năm 2019. Tổ chức 05 đợt kiểm tra về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm; tiêu huỷ tại chỗ trên 50 sản phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng; xử phạt 05 cơ sở với số tiền 11.600.000đồng.
Tổ chức kiểm tra, xác nhận kiến thức về ATTP cho 84 người là chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức hướng dẫn, thẩm định và ký cam kết về an toàn thực phẩm cho 05 cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 22 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
18 Cổng thông tin TP. Hải Phòng, truy cập 6/4/2020, link: http://www.haiphong.gov.vn:8888/Portal/Detail.aspx?Organization=QDS&MenuID=1889&ContentID=27106
Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 8 và các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết nhất là đối với các nhà hàng, khách sạn trong khu du lịch. Qua kiểm tra đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm không niêm yết giá, góp phần bình ổn giá thị trường. Kết quả: Tổng số vụ kiểm tra: 70 vụ; Tổng số vụ xử lý: 31 vụ; Xử phạt hành chính: 37.300.000đồng.
Nhìn chung, về vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên tự nhiên và văn hóa, Vạn Hương đã hội tụ đầy đủ các điểm mạnh cho việc thúc đẩy phát triển du lịch, cơ hội cạnh tranh du lịch với các khu vực khác trên địa bàn và rộng hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, mà chính Vạn Hương cũng cần phải duy trì thực hiện tốt kế hoạch phát triển du lịch để phù hợp với xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay. Từ đó có thể thấy, đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống của các cơ sở kinh doanh càng cần phải được kiểm soát và quan tâm hơn.
2.2.Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính (Phỏng vấn sâu)
2.2.1.1. Kết quả phỏng vấn các hộ kinh doanh
Tác giả trực tiếp phỏng vấn sâu các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch với số mẫu là 9 nữ và 7 nam, độ tuổi dao động từ 32 – 67 tuổi, đều là chủ các cửa tiệm trong đó 5 nhà hàng cao cấp; 4 nhà hàng bình dân; 3 quán vỉa hè; 4 quán bình dân với nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước nhưng các đối tượng phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên (xem phụ lục 4). Quá trình tiến hành phỏng vấn diễn ra khá phức tạp và khó khăn, có rất nhiều cơ sở kinh doanh từ chối nhận lời mời phỏng vấn vì thời gian và đây là một vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi các câu trả lời tự giác từ phía người tham gia phỏng vấn để có ý nghĩa khách quan về
chính lối kinh doanh của họ. Các đối tượng tham gia đều đã kinh doanh lâu năm tại địa phương từ 5 – hơn 20 năm, tập trung chủ yếu ở khu II rất đông nhà hàng, quán ăn, quán nước, tiệm tạp hóa…
11
20
24
19
27
Nhà hàng cao cấp (hải sản chiên, nướng, rượu, hoa quả… Nhà hàng bình dân (tôm chiên, cá mực…)
Quán vỉa hè (mực, cá nướng, bia rượu… Quán bình dân: phở, bún, cơm…
Khác
Biểu đồ 2. Thống kê các loại mặt hàng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu của tác giả
Dựa vào biểu đồ 2 thấy được các loại hình nhà hàng, quán ăn uống hiện đang kinh doanh tại Vạn Hương và các mặt hàng được bày bán chủ yếu chia thành 2 loại sản phẩm đóng gói đã qua chế biến và thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến. Các mặt hàng tập trung chủ yếu với các loại sản phẩm cùng nhãn hàng, kiểu dáng, loại thực phẩm… với cách bày trí đơn giản; các nhà hàng sử dụng nguyên liệu tươi sống của chính địa phương như mực, tôm, cua, cá... Các sản phẩm đa số là đóng gói sẵn nhưng phần lớn không phải là đặc sản do địa phương sản xuất, loại hải sản, thực phẩm đã qua chế biến được đóng gói của địa phương có số lượng ít. Điều này cho thấy số lượng thực phẩm kinh doanh buôn bán mang tính đặc trưng của địa phương chưa được đánh giá cao.
16
18
37
21
100 38
18 25
27
Giá cả
Chất lượng sản phẩm
Thái độ phục vụ CSHT & VCKTDL
Khác Cười và xin lỗi khách
Giải thích với khách hàng Tranh cãi hoặc không quan tâm
Biểu đồ 3. Các thắc mắc của khách hàng và cách giải quyết của người kinh doanh
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu của tác giả
Biểu đồ tròn thể hiện các ý kiến thắc mắc của khách hàng qua kết quả phỏng vấn người kinh doanh; biểu đồ cột cho thấy cách xử lí, giải quyết của các cơ sở kinh doanh đối với khách hàng. Các thắc mắc chủ yếu tập trung lớn ở giá cả, sự tiện nghi trong không gian, chất lượng sản phẩm… Đối với các ý kiến đó, người kinh doanh có xu hướng xử lí bằng cách xin lỗi và giải thích với khách hàng, tuy nhiên cũng không ít các cơ sở kinh doanh có thái độ tranh cãi và không quan tâm tới khách hàng. Như vậy cho thấy, đạo đức kinh doanh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa được cao, còn tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng trong khi sử dụng dịch vụ tại đây.