Lý Luận Về Đạo Đức Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống

Mô hình 1 Quy trình nghiên cứu Nguồn Tác giả 6 5 1 Chọn mẫu và thu thập dữ 1


Mô hình 1. Quy trình nghiên cứu


Nguồn:Tác giả


6.5.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu


Trong đề tài này để chọn mẫu, tác giả sử dụng công thức lấy mẫu trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu tốt thì cần ít nhất 5 biến quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới

100. Bảng khảo sát của tác giả có tổng cộng 23 biến quan sát, vì vậy mẫu tối thiểu là 23 x 5 = 115 mẫu. Trong nghiên cứu, tác giả thu về được 387 mẫu.

6.5.2. Phân tích số liệu


Các dữ liệu thu về từ bảng câu hỏi được mã hóa và nhập trên phần mềm SPSS. Với sự hỗ trợ của SPSS, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu gồm có: chỉ số trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), độ lệch chuẩn (standard deviation)…

+ Giá trị trung bình của biến là cột mang ý nghĩa giải thích nhiều nhất, cho thấy mức độ đa số của các đối tượng khảo sát.

+ Độ lệnh chuẩn của biến có giá trị càng nhỏ thì số đáp án không chênh lệch nhau nhiều, và ngược lại.

+ Thang đo Likert 5 điểm, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/ n = (5-1)/5 = 0,8.

STT

Thang đo

Giá trị trung bình

Mức độ đạo đức

1

Rất thất vọng

1,00 - 1,80

Vô đạo đức

2

Thất vọng

1,81 - 2,60

Đạo đức thấp

3

Bình thường

2,61 - 3,40

Đạo đức bình thường

4

Hài lòng

3,41 - 4,20

Đạo đức tốt

5

Rất hài lòng

4,21 - 5,00

Đạo đức rất tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Bảng 2. Thang đo mức độ đạo đức


Nguồn: Tác giả Với các mức độ của thang đo sẽ cho thấy được mức độ hài lòng của khách

hàng về đạo đức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, từ đó đánh giá được mức độ đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống của cơ sở kinh doanh.

Trong phần 2.2 chương 2, tác giả sẽ trình bày chi tiết các bước thực hiện các phương pháp phân tích.

7. Kết cấu khóa luận


Khóa luận tốt nghiệp gồm các nội dung như sau:

Phần Mở đầu gồm: Lí do, lịch sử, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu (các phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cách chọn mẫu, thu thập dữ liệu, phân tích số liệu) và kết cấu nghiên cứu.

Phần kết quả và phân tích nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận: Trình bày các khái niệm về kinh doanh du lịch, đạo đức kinh doanh du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch, các biểu hiện của kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch có đạo đức, tác động của đạo đức tới kinh doanh du lịch và sự ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới các đối tượng tham gia hoạt động du lịch và tiểu kết chương 1.

Chương 2: Tổng quan địa điểm và Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày các vấn đề về địa điểm như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội, đặc biệt làhoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ ăn uống du lịch. Ngoài ra, tác giả sẽ trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu về nghiên cứu định tính, định lượng, sự hài lòng của khách du lịch về đạo đức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Vạn Hương, Đồ Sơn; đánh giá chung về đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại Vạn Hươngvà tiểu kết chương 2.

Chương 3: Giải pháp, đề xuất cho vấn đề đạo đức kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Phần kết luận:Tổng kết kết quả đạt được, đánh chung về những đóng góp và thiếu sót của đề tài nghiên cứu.

Tiểu kết phần mở đầu

Trong phần mở đầu, tác giả trình bày khái quát nhất về nghiên cứu của đề tài bao gồm: lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài nghiên cứu. Nội dung phần mở đầu thể hiện cái nhìn tổng thể về nghiên cứu và đưa ra định hướng cho toàn bộ bài nghiên cứu, là cơ sở để triển khai nghiên cứu trong những chương tiếp theo.

PHẦN KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lý luận về đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống

1.1.1. Kinh doanh du lịch

Theo PGS. TS. Nguyễn Phạm Hùng: “Kinh doanh du lịch là một bộ phận của kinh doanh, cũng diễn ra trong một quá trình như vậy, chỉ khác là kinh doanh du lịch chịu sự chi phối có tính đặc thù của tài nguyên, sản phẩm, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của con người… Kinh doanh du lịch chủ yếu là kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vô hình, kinh doanh dịch vụ du lịch. Kinh doanh du lịch là kinh doanh sản phẩm có tính dịch vụ bao gồm các ngành, nghề chủ yếu:

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn tham quan du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ du lịch chữa bệnh…”8

1.1.2. Kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch

Kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ việc tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và các hàng hóa, dịch vụ đi kèm khác có thể có hoặc không như điều kiện giải trí nghe nhạc, xem biểu diễn… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với mục đích lợi nhuận.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.9


8 Nguyễn Phạm Hùng (2017), Văn hóa du lịch, Chươg V. Văn hóa kinh doanh trong du lịch, NXB. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Các chức năng cơ bản: phục vụ thức ăn và đồ uống để đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của khách du lịch với mục đích chính là để đạt được sự hài lòng của du khách. Nhu cầu mà khách du lịch có thể tìm kiếm để đáp ứng là:

- Sinh lý: nhu cầu của các mặt hàng thực phẩm đặc biệt

- Kinh tế: nhu cần có giá trị tốt cho giá đã thanh toán

- Xã hội: một bầu không khí thân thiện

- Tâm lý: sự cần để tăng cường lòng tự trọng

- Thuận tiện: những mong muốn cho người khác để làm từ

Khi nhu cầu của khách hàng cao hơn, đòi hỏi nhiều loại hình hơn thì F&B cũng trở nên đa dạng hơn. Ở Việt Nam hiện nay chưa có sự phân chia các loại hình cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống một cách thống nhất, theo luật pháp hay theo các nghiên cứu trong nước. Chính vì vậy, tác giả dựa vào mô hình nghiên cứu “Food and Beverage Management” của Bernard Davis, Andrew Lockwood, Ioannis Pantelidis, Peter Alcott để áp dụng phân chia các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại Vạn Hương (xem phụ lục 6).

1.1.3. Đao đức kinh doanh du lịch


Đạo đức kinh doanh du lịch là sự vận dụng đạo đức xã hội vào hoạt động kinh doanh du lịch có văn hóa, có đạo đức, đề cao chủ nghĩa nhân văn trong quá trình thương mại du lịch mà còn liên quan đến yếu tố pháp luật. Lợi ích đem lại từ kinh doanh du lịch không chỉ vì mục đích cá nhân, mà còn phải mang tính cộng động, tính xã hội, thể hiện qua trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội của kinh doanh. Kinh doanh du lịch có đạo đức phải tạo ra sự phát triển hài hòa, bền vững, điều tiết được các mâu thuẫn, các xung đột lợi ích giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – xã hội… Mục đích của đạo đức kinh doanh du lịch là đảo bảo hài hòa mục đích kiếm lời và đảm bảo tính người, tôn trọng con người”.



9 Luật an toàn thực phẩm (2010), Chương I. Điều 2. Giải thích thuật ngữ, link: https://thukyluat.vn/vb/luat-an- toan-thuc-pham-2010-1A62A.html, Truy cập: 7/5/2020.

Đạo đức kinh doanh du lịch được biểu hiện qua 5 vấn đề như sau:


+ Vấn đề về khai thác sử dụng nguồn lực con người: các vấn đề liên quan tới quan hệ lao động như mức lương tối thiểu, chế độ phúc lợi, an sinh xã hội, nhu cầu lao động…

+ Vấn đề về khai thác sử dụng nguồn lực tự nhiên: vấn đề liên quan tới tài nguyên tự nhiên như khai thác, bảo vệ, cân bằng sinh thái…

+ Vấn đề về khai thác, sử dụng nguồn lực văn hóa, xã hội: vấn đề liên quan tới nguồn tài nguyên văn hóa như lễ hội, nhà di tích… bảo vồn, giữ gìn; vấn đề xã hội như môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, văn hóa xã hội…

+ Vấn đề trách nhiệm xã hội:liên quan đến luật pháp, đạo đức ứng xử (lời nói, thái độ, hành động…)…

+ Vấn đề kinh tế tri thức: liên quan tới cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc kĩ thuật, cạnh tranh thị trường…

1.1.4. Đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch

Đạo đức và pháp luật là hai phạm trù luôn song hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy, tác giả dựa vào một vài các quy định, quy tắc quản lí về kinh doanh dịch vụ ăn uống ở nước ta(xem phụ lục 7) và 5 tiêu chí biểu hiện của đạo đức du lịch đưa ra cách hiểu về các tiêu chí của đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch như sau:

1.1.4.1. Vấn đề lao động

Các vấn đề lao động có đạo đức cần phải bảo đảm quan hệ lao động mà người sử dụng lao động cần thực hiện là:

+ Sử dụng người lao động trong độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ.

+ Nhân viên được trả mức lương tối thiểu theo vùng và mức lương riêng đối với thời gian lao động tăng ca, đảm bảo đúng ngày trả lương, ngoài ra được thừa hưởng quyền lợi hỗ trợ như phụ cấp, tips hay doanh thu…

+ Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm việc ngoài giờ, thời gian nghỉ lễ để giúp nhân viên an tâm và đảm bảo quyền lợi trong quá trình lao động.

+ Nhân viên phục vụ ăn uống cần có trang phục phục vụ như mũ, khẩu trang, găng tay để đảm bảo vệ sinh an toàn.10

+ Nhân viên cần được đóng các loại bảo hiểm theo yêu cầu nhà nước như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...

+ Nhân viên phục vụ dịch vụ ăn uống cần được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng phục vụ, xử lí các tình huống với khách hàngđể nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở kinh doanh và đánh giá cao của khách hàng.

1.1.4.2. Thái độ phục vụ


Thái độ phục vụ là yếu tố thể hiện tính đạo đức trong kinh doanh của cơ sở kinh doanh bởi thể hiện phong cách và tư tưởng quản lí của người làm chủ kinh doanh.Tính đạo đức trong thái độ phục vụ của nhân viên hoặc người kinh doanh thể hiện ở:

+ Lời nói và cử chỉ thân thiện, lịch sự, tôn trọng khách hàng.

+ Phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo và nhiệt tình.

+ Giúp đỡ, giải quyết các vấn đề khách hàng thắc mắc mắc chuyên nghiệp.

+ Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng trung thực, chính xác.

+ Không có thành kiến, chê bai, phân biệt đối xử với khách hàng.


10 Nhung Bùi (2017), Các yêu cầu cho đồng phục của nhân viên nhà hàng, Truy cập ngày: 15/5/2020, Link: https://dongphucnhahang.info/cac-yeu-cau-cho-dong-phuc-cua-nhan-vien-nha-hang/

Nếu như có thái độ và hành vi thực hiện dịch vụ tốt sẽ tạo ra một ấn tượng sâu sắc cho KDL, đây sẽ là một hình thức tuyên truyền và quảng cáo hiệu quả nhất cho đạo đức kinh doanh của cơ sở kinh doanh.

1.1.4.3. Chất lượng thực phẩm ăn uống

Để đảm bảo chất lượng thực phẩm ăn uống có đạo đức phải đạt yêu cầu pháp luật và an toàn cho người tiêu dùngthì các cơ sở kinh doanh cần phải:

+ Sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc, xuất xứ có chứng nhận của cơ quan chứng năng.

+ Thực phẩm được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh, không sử dụng các chất phụ gia gây hại sức khỏe.

+ Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ, thiết bị chống được bụi, mưa nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

+ Chất lượng thực phẩm còn được thể hiện ở việc đóng gói, trưng bày và sự đa dạng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới sự hài lòng của các đối tượng tham gia du lịch.

1.1.4.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật là một yếu tố góp phần thể hiện tính đạo đức của cơ sở kinh doanh vì trang thiết bị, tiện nghi, vật chất kĩ thuật là những thứ mà các cơ sở kinh doanhthiết kế và mang tới cho khách hàng để cảm nhận được một phần ở trong dịch vụ của cơ sở. Nếu đáp ứng đầy đủ cả 2 tiêu chuẩn thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ ngày càng thu hút được khách hàng mới và duy trì được lòng tin với khách hàng cũ và đánh giá đạo đức kinh doanh của cơ sở tốt hơn. Tính có đạo đức được biểu hiện qua CSHT&VCKT ở:

+ Hệ thống cung cấp điện, nước, xử lí rác và nước thải đầy đủ, đạt yêu cầu tiêu chuẩn cung cấp đủ ánh sáng, dùng nước sạch, đường ống thoát nước, khu để rác cách xa khu kinh doanh, không gây mùi, mốc, hôi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023