không, có đạo đức đối với xã hội hay không. Như vậy, ĐĐKD còn là biểu hiện của một môi trường tâm lý trong kinh doanh lành mạnh.
2. Vai trò của tâm lý và đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh hay cụ thể hơn là quản lý kinh doanh và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp với động cơ và nhu cầu lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp cũng như của khách hàng của doanh nghiệp.
Nói đến kinh doanh và quản lý kinh doanh là nói tới hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, quản lý là quản lý con người nên kinh doanh không thể tách rời khỏi tâm lý. Nhân tố con người là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh. Để quản lý được con người, phát huy được nhân tố con người, nhà quản lý phải am hiểu sâu sắc bản chất tiềm năng và các quy luật tâm lý của con người và biết cách tác động điều khiển con người trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, tâm lý học nói chung và tâm lý và đạo đức kinh doanh nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai.
Trước hết, việc nghiên cứu tâm lý học giúp nhà quản trị tìm hiểu con người, nắm vững họ về các mặt cá tính, đạo đức, năng lực sức khỏe... để có kế hoạch sử dụng họ một cách phù hợp, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với công việc. Việc hiểu được tâm lý các nhân viên dưới quyền (kể cả nhân viên và nhà quản trị), tạo điều kiện để tuyển chọn và đề bạt cán bộ, khuyến khích động viên mọi người làm việc tích cực, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong tập thể lao động, tạo lập bầu không khí tâm lý trong sạch, lành mạnh và tin tưởng lẫn nhau.
Tâm lý và đạo đức còn được vận dụng trong công tác quản trị sản xuất, hoàn thiện quy trình hoặc dây chuyền sản xuất. Theo hướng này, người ta sử dụng kiến thức về tâm lý và đạo đức để giải quyết các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình làm việc của các bộ phận, các nhóm lao động, các phòng ban, phân xưởng... Đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa con người và tư liệu sản xuất (như công suất, tính năng của
máy móc thiết bị với cá tính, năng lực của người lao động. Bên cạnh đó, tâm lý học được sử dụng để nghiên cứu và giải quyết các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể lao động như lan truyền tâm lý, dư luận xã hội... Từ đó đưa nó vào phục vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu tâm lý và đạo đức để hoàn thiện nhân cách và năng lực quản lý của bộ máy quản lý nói chung và của các nhà quản trị nói riêng thông qua việc nghiên cứu và nắm bắt các vấn đề như uy tín, nhân cách, phong cách của người lãnh đạo... Qua đó đề ra được các tiêu chuẩn tuyển chọn và sử dụng cán bộ, đồng thời đưa ra các phương hướng và biện pháp nhằm rèn luyện, nâng cao phẩm chất nhân cách và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Ngày nay, có thể khẳng định rằng, tâm lý và đạo đức kinh doanh đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của khoa học và nghệ thuật quản trị kinh doanh hiện đại. Nó trở thành nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo các nhà quản trị kinh doanh hiện đại. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện đại diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, nên để chiến thắng trong cạnh tranh, thành công trên thương trường, thu phục được nhân tâm, nâng cao uy tín với khách hàng. Một trong những nhiệm vụ của nhà kinh doanh và quản trị kinh doanh là phải có tài hiểu người và dùng người. Như vậy một lần nữa có thể khẳng định việc ứng dụng tâm lý trong kinh doanh là thực sự cần thiết để tạo dựng cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững mạnh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 2
- Các Khía Cạnh Thể Hiện Của Đạo Đức Kinh Doanh
- Đạo Đức Của Người Lãnh Đạo, Nhà Quản Lý Doanh Nghiệp
- Khái Quát Chung Về Năng Lực Của Nhà Lãnh Đạo Việt Nam
- Uy Tín Và Nhân Cách Của Người Lãnh Đạo Việt Nam
- Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Trình Độ Trong Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý và đạo đức kinh doanh
3.1. Nhân tố chủ quan
Như đã phân tích ở trên, tâm lý là khoa học của tâm hồn, còn đạo đức lại là một phần của tâm lý cá nhân con người. Chính vì vậy trước hết tâm lý và đạo đức trong kinh doanh sẽ chịu sự chi phối của bản thân nhân cách cũng như tính cách cá nhân mỗi người. Đó là các yếu tố như quan điểm, thái độ, động cơ và hành vi của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Quan điểm là hệ thống tư tưởng, quan niệm được hình thành nhờ quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗi con người. Con người có thể mang quan điểm kinh doanh
đúng đắn tiến bộ, nhưng cũng có thể có quan điểm kinh doanh sai lầm, lạc hậu. Cả hai loại quan điểm này đều có ảnh hưởng chi phối đến đạo đức kinh doanh của cá nhân đó. Thái độ là yếu tố biểu hiện tính cách của nhà kinh doanh. Nó bao gồm : Thái độ với khách hàng, thái độ với pháp luật, thái độ với người lao động, thái độ đối với đối thủ cạnh tranh và thái độ đối với bản thân nhà kinh doanh, thái độ đối với xã hội, môi trường... Có thái độ tiêu cực là biểu hiện chi phối tâm lý tiêu cực, có thái độ tích cực thể thiện tâm lý tiêu cực. Nhà kinh doanh có đạo đức là người có thái độ tích cực đối với bản thân mình cũng như đối với thế giới xung quanh.
Động cơ là yếu tố tâm lý thể hiện đạo đức kinh doanh, là yếu tố kích thích, thúc đẩy nhà kinh doanh hoạt động. Nhà kinh doanh có đạo đức được thể hiện ở động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn. Nhu cầu thành đạt, say mê kinh doanh, niềm tin trong kinh doanh, khát vọng về một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc, thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu ... đó là những yếu tố của động cơ, mục đích kinh doanh chân chính.
Hành vi cá nhân là biểu hiện bên ngoài của tâm lý và đạo đức của con người. Sự khác nhau của con người có đạo đức và không có đạo đức được thể hiện rõ trong hành vi của cá nhân đó. Hành vi đạo đức là biểu hiện của đạo đức kinh doanh ở cấp độ cao nhất. Đạo đức kinh doanh được biểu hiện ở hai cấp độ, bên trong và bên ngoài. Nhận thức, quan điểm động cơ đạo đức là những biểu hiện tâm lý bên trong của đạo đức kinh doanh. Thái độ, hành vi đạo đức là những biểu hiện bên ngoài của đạo đức kinh doanh. Trong thực tiễn hiện nay, nhiều nhà kinh doanh vi phạm pháp luật chủ yếu là do chưa được giáo dục đầy đủ về tâm lý và ĐĐ trong KD. Cụ thể là họ chưa được cung cấp đầy đủ những kiến thức về pháp luật và về quan điểm hay động cơ kinh doanh đúng đắn.
3.2. Nhân tố khách quan
3.2.1. Văn hóa dân tộc và văn hóa doanh nghiệp
Mỗi cá nhân từ khi sinh ra đã mang trong mình những nét tâm lý đặc trưng riêng của từng nền văn hóa khác nhau. Trong quá trình giáo dục và rèn luyện tại ghế nhà trường cũng như ngoài xã hội, mỗi con người lại tự khẳng định lại một lần nữa những nét đạo đức mang đậm nét tâm lý của nền văn hóa của quốc gia họ. Mỗi người lao
động trong một doanh nghiệp cũng thuộc một nền văn hóa dân tộc cụ thể với những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể, với một phần nhân cách và tâm lý tuân theo các giá trị tuân theo văn hóa dân tộc. Khi được thành lập, một doanh nghiệp bao gồm các thành viên của một nền văn hóa dân tộc, sẽ mang theo những nét tâm lý và đạo đức đó. Vì thế, tâm lý và ĐĐ trong kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng quan trọng của nền văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, nền văn hóa của từng quốc gia còn ảnh hưởng sâu sác tới văn hóa của từng doanh nghiệp bởi không có doanh nghiệp nào có thể tự kinh doanh độc lập nằm ngoài sự phù hợp về mặt tâm lý và đạo đức với người tiêu dùng của nền văn hóa đó. Văn hóa doanh nghiệp chính là sự thu nhỏ của văn hóa xã hội và vậy nói văn hóa doanh nghiệp được phản chiếu trong văn hóa dân tộc là không thể phủ nhận được. Ngược lại, văn hóa doanh nghiệp lại có tác động không hề nhỏ tới tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Bởi tâm lý và đạo đức kinh doanh cũng là một phần của văn hóa doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn xây dựng một nền văn hóa vững mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng thì phải xây dựng những quy định về tâm lý và đạo đức kinh doanh phù hợp với tôn chỉ hoạt động của công ty, cũng như hài hòa với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Mỗi cá nhân khi vào làm việc ở một doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường doanh nghiệp đó. Họ tự ý thức được rằng mình là nhân viên của doanh nghiệp này, từ đó mọi hành vi, động cơ, nhu cầu làm việc đều hướng tới lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, khi một người là nhân viên của doanh nghiệp FPT thì họ sẽ hoạt động và làm việc phù hợp với tôn chỉ về mặt văn hóa của riêng doanh nghiệp FPT, qua đó văn hóa của FPT sẽ in đậm dấu ấn lên tâm lý cũng như đạo đức của nhân viên đó. Như vậy ta có thể khẳng định rằng, văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng có ảnh hưởng quan trọng tới tâm lý và đạo đức kinh doanh của mỗi người lao động cũng như cả DN.
3.2.2. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của không chỉ tất cả các quốc gia mà còn của mọi doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình hội nhập, mỗi doanh nghiệp vừa phải giữ
nguyên và phát huy các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống, vừa phải học tập những nét mới phù hợp với xu hướng của thời đại và quan trọng hơn là phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chúng ta có thể kể đến một số các giá trị thu được từ quá trình hội nhập toàn cầu hóa như : những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác, những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao thoa văn hóa với các nền văn hóa khác, giá trị do một hay nhiều thành viên mới mang lại, xu hướng và trào lưu mới xuất hiện ... Chính vì thế, nét tâm lý và đạo đức kinh doanh của các cá nhân trong doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo cho phù hợp để doanh nghiệp có thể chủ động hội nhập thành công. Chẳng hạn như, trước đây ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp chỉ mang tâm lý sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu bó hẹp trong biên giới quốc gia, không giao tiếp quan hệ với các doanh nghiệp từ các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, ngày nay tâm lý kinh doanh cũng thay đổi cùng với quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trong nước đều mở rộng cánh cửa để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa tới tâm lý kinh doanh cũng như đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN HIỆN NAY
Để có kết luận chính xác hơn về thực trạng tâm lý và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra thực tế trên 20 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần và lĩnh vực kinh tế khác nhau trên địa bàn Hà Nội và Thái Bình. Những phân tích sau đây là dựa vào những kết quả của nghiên cứu đó.
I. TÂM LÝ TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN
1. Tâm lý người lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, phần lớn người lãnh đạo trong các doanh nghiệp đều đồng thời là các doanh nhân, bởi thế người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam cũng mang đầy đủ những đặc điểm tâm lý của nhà doanh nhân.
1.1. Khái quát chung về tâm lý nhà doanh nghiệp - doanh nhân của Việt Nam
Theo Tiến Sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, một số đặc điểm tâm lý chung của nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là6: Có nhu cầu cao về sự thành đạt; tự tin; có chí; có nhu cầu tìm kiếm sư thoát ly, độc lập tự chủ; linh hoạt, năng động trong kinh doanh, nhạy cảm trong kinh doanh; say mê và có đầu óc kinh doanh. Các nhà doanh nghiệp trên 45 tuổi có mối quan hệ rộng rãi hơn. Cũng có sự khác biệt nhất định giữa các nhà doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân. Nhà doanh nghiệp tư nhân dám mạo hiểm, tự tin và linh hoạt, năng động hơn trong hoạt động kinh doanh. Có chí là đặc điểm tâm lý nổi bật các nhà doanh nghiệp Việt Nam, khác với các nhà doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Anh cũng đưa ra mức độ cần thiết của một số đặc điểm tâm lý của nhà doanh nghiêp trong hoạt động kinh doanh được xếp theo thứ bậc như sau:
1/ Có đầu óc tính toán kinh doanh; 2/ Tự tin;
3/ Linh hoạt, năng động trong kinh doanh;
6 Nguyễn Thị Phương Anh: Một số đặc điểm tâm lý-xã hội của nhà doanh nghiệp. Luận án PTS khoa học sư phạm tâm lý. Hà Nội, 1996. Tr. 113.
4/ Nhạy bén;
5/ Có chí;
6/ Quyết đoán;
7/ Thạo việc, có kinh nghiệm về lĩnh vực mình kinh doanh; 8/Quảng giao;
9/ Dám mạo hiểm;
10/ Có khả năng sáng kiến, sáng tạo trong kinh doanh; 11/ Ham học, hiểu biết;
12/ Thận trọng; 13/ Thông minh; 14/Bền bỉ, cần cù.
Người nghiên cứu cũng tham khảo nghiên cứu của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Kim Phương về một số đặc điểm tâm lý – xã hội của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam7
Về đặc điểm xã hội: Giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam hiện nay là một tầng lớp xã hội nghề nghiệp phần nhiều ra đời kể từ khi có nền kinh tế thị trường. Họ còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Nhìn chung họ không được kế nghiệp truyền thống kinh doanh lâu đời của cha ông. Bản thân họ cũng xuất thân từ nhiều nghề khác nhau trong xã hội. Họ là những người có trình độ văn hóa khá cao, nhưng những hiểu biết về kinh tế thị trường hiện đại, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh còn hạn chế, đặc biệt là giới doanh nghiệp trẻ tư doanh. Đa phần các doanh nghiệp trẻ có quy mô vừa và nhỏ.
Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng:
- Các khả năng:
Những khả năng cần thiết cho họat động kinh doanh được thể hiện ở giới doanh nghiệp trẻ hiện nay đó là: Những khả năng tổ chức, làm việc với con người, những khả năng sử dụng nghệ thuật kinh doanh; những khả năng về quản trị kinh doanh; những khả năng Marketing.
7 Nguyễn Thị Kim Phương: Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý-xã hội của giới DN trẻ VN. Luận án PTS khoa học sư phạm-tâm lý.HN. 1996. Tr. 107
- Các kĩ năng:
Các kĩ năng được thể hiện ở giới doanh nghiệp trẻ hiện nay đó là: coi trọng hiệu quả trong kinh doanh; năng động nhạy bén, linh hoạt, tháo vát trong kinh doanh; luôn luôn tìm hiểu trong thị trường; quyết tâm cạnh tranh lành mạnh; có lòng tin trong kinh doanh; có tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh; dũng cảm, mạo hiểm, chấp nhận rủi ro.
- Xu hướng, kiểu kinh doanh :
Xu hướng kiểu kinh doanh chân thật, lâu dài, giữ chữ tín đang đi dần vào giới doanh nghiệp trẻ: Đó là biết bảo vệ chữ tín trong kinh doanh, biết kinh doanh theo pháp luật và thông lệ quốc tế.
Giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam hiện nay đang hình thành, đang định hình ngày càng rõ nét và có tiềm năng phát triển. Với công cuộc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xu thế mở cửa và hội nhập rộng hơn và sâu sắc hơn, với việc hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật, với sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỉ XXI họ sẽ vươn lên quản lý được các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
1.2. Những đặc điểm tâm lý người quản lý lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
Như đã phân tích ở chương I, chúng ta có thể thấy đặc điểm tâm lý của các nhà lãnh đạo - quản lý trong kinh doanh bị chi phối bởi bốn nhân tố chính. Đó là phong cách lãnh đạo, năng lực, nhân cách và uy tín của người lãnh đạo. Chính vì thế, khi nghiên cứu về đặc điểm tâm lý trong kinh doanh của người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam, người nghiên cứu cũng tiếp cận theo hướng này. Trước hết, chúng ta sẽ tiếp cận các đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo - quản lý các doanh nghiệp Việt Nam dưới phong cách lãnh đạo đặc trưng của người Việt.
1.2.1. Phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo - quản lý Việt Nam