Một Số Giải Pháp Khắc Phục Nhằm Cải Thiện Đạo Đức Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống

chi tác động bởi 7 tiêu chí như tác giả đã đề ra. Tuy nhiên, về phía chính quyền các cấp, việc kiểm tra và giám sát, cùng việc định hướng du lịch tại địa phương cần được chú trọng hơn nữa và có thêm hướng quản lí mới sát hơn với nhu cầu của khách du lịch.

Tóm lại, thực trạng đạo đức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn trung bình, chưa nhận được ý kiến đánh giá khả quan từ phía khách hàng – khách du lịch. Đạo đức kinh doanh còn nhiều hạn chế vấn đề cần khắc phục và đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tính đạo đức của các cơ sở kinh doanh.

Tiểu kết chương 2.


Trong chương 2, tác giả trình bày và phân tích kết quả thu thập được thông qua phần mềm xử lí dữ liệu SPSS và lồng ghép các phương pháp nghiên cứu để từ đó đánh giá được thực trạng đạo đức kinh doanh du lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kết quả thu được đánh giá khách quan vấn đề đạo đức của các cơ sở để về 7 tiêu chí biểu hiện của đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống có ảnh hưởng tới chính quyền và khách du lịch. Từ đó tìm ra được các điểm yếu và điểm mạnh trong chất lượng kinh doanh dịch vụ ăn uống của các cơ sở kinh doanh. Qua đó mà tác giả có thể nắm bắt rõ các vấn đề và tiến hành xây dựng các giải pháp, đề xuất khắc phục và cải thiện chất lượng dịch vụ và đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại địa phương nói riêng và Đồ Sơn nói chung.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ CHO VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI PHƯỜNG VẠN HƯƠNG, QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Một số giải pháp khắc phục nhằm cải thiện đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được từ khảo sát chính quyền địa phương và khách du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống về đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống, tác giả xin đưa ra một số giải pháp và đề xuất để khắc phục và cải thiện các vấn đề tiêu cực còn tồn tại, ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng tới Vạn Hương:

3.1.1. Giải pháp về tăng cường quản lí, kiểm tra và giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Chính quyền cần phải tổ chức giám sát thường xuyên và có công cụ giám sát hiện đại hơn như hệ thống kiểm soát thanh toán bán hàng, camera an ninh và an toàn, máy kiểm tra đo và thử nghiệm các loại thực phẩm… Phường nên được cấp phép để thành lập đội giám sát và kiểm tra, quản lí các cơ sở kinh doanh ở mọi khu vực du lịchđể có thể đạt được hiệu quả cao về chất lượng giám sát, từ đó nâng cao chất lượng đạo đức và dịch vụ kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

3.1.2. Giải pháp về tổ chức và đạo tạo nghiệp vụ du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Chính quyền cần phải thiết lập tổ chức nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu cho tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để nâng cao nhận thức và kĩ năng nghiệp vụ du lịch nhằm phát triển toàn diện về đạo đức kinh doanh du lịch.

Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - thực trạng và giải pháp - 9

3.1.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng và giá cả sản phẩm du lịch


Khách du lịch đánh giá không cao về chất lượng, sự đa dạng, giá cả và sự đồng nhất với giá trị của sản phẩm kinh doanh tại địa phương. Vì vậy, cần tổ chức các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thiết lập tổ điều tra, tổ chức họp bàn và thống nhất các chiến lược cho việc kinh doanh về sản phẩm và giá cả. Cần đa dạng các sản phẩm bán, đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương vào kinh doanh, chú trọng tới sự mới lạ nhưng luôn theo sát nhu cầu của khách hàng, công khai mức giá của toàn các cơ sở kinh doanh. Điều này, sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy yên tâm, thoải mái và không còn những mặc cảm về địa phương và thấy được trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh.

3.1.4. Giải pháp về chăm sóc, quan tâm tới nhu cầu của khách hàng


Việc đạo đức của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bị đánh giá ở mức trung bình là do không nắm bắt được sự kỳ vọng và cảm nhận của khách hàng, xác định sai phương hướng kinh doanh, bao gồm cả phía chính quyền địa phương. Cho nên, chính quyền và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải chủ động và thường xuyên khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng trong các giai đoạn “trước – trong – sau” quá trình tiêu dùng du lịch của du khách. Bởi vì, ở mỗi giai đoạn khác nhau, suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng sẽ có kết quả khác nhau, nếu nắm rõ được nhu cầu của khách hàng xuyên suốt và chắc chắn sẽ giúp việc kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển hơn và thu hút được sự đánh giá hài lòng cao hơn.

3.1.5. Giải pháp về cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật du lịch

Các loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của Vạn Hương hiện nay chưa được thống nhất và phân chia cụ thể, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc

kinh doanh của các cơ sở kinh doanh. Nếu sự phân loại cơ sở kinh doanh ăn uống cụ thể, các cơ sở kinh doanh sẽ đánh giá được vị trí của mình, đối với những người đang và sắp có dự định kinh doanh sẽ có hướng nâng cấp, xây dựng cơ sở kinh doanh đúng. Qua đó, việc quản lí xây dựng và môi trường cũng được giải quyết. Đối với hệ thống xử lí rác, nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần nhanh chóng giải quyết, vấn đề xây dựng nhà máy xử lí đúng tiêu chuẩn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, việc thu gom và tập trung rác thải, xử lí ô nhiễm hôi thối cần phải được giải quyết triệt để. Môi trường tự nhiên của điểm du lịch là yếu tố quyết định sự quay trở lại của khách hàng và sự hài lòng của họ.

3.1.6. Giải pháp về đảm bảo trật tự an ninh xã hội và an toàn


Vạn Hương là trung tâm phát triển du lịch, kinh tế và nằm trong vị trí then chốt của Hải Phòng về mặt địa - chính trị - văn hóa – kinh tế xã hội, vì vậy việc đảm bảo an ninh càng phải được chú trọng: tăng cường điều tra, giám sát, thống kê ghi chép cụ thể các trường hợp kinh doanh, cần kiểm tra thường xuyên vấn đề buôn bán, kinh doanh việc lưu trú và nguồn nguyên liệu nhập tại các cơ sở, không cho phép kinh doanh các tệ nạn xã hội tại các cơ sở kinh doanh và xử lí nghiêm ngặt các vụ vi phạm ảnh hưởng tới đạo đức du lịch của địa phương.

3.2. Một số khuyến nghị cho vấn đề đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống


3.2.1. Đối với chính quyền phường Vạn Hương


Tham gia vào việc quản lí, giám sát của quận để nắm bắt rõ hơn tình hình, thực trạng đạo đức kinh doanh du lịch của địa phương.

Tổ chức các buổi tập huấn và họp bàn để bồi dưỡng trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Luôn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương, đẩy mạnh công tác xúc tiến về văn hóa du lịch của điểm du lịch.

3.2.2. Đối với Sở du lịch Quận Đồ Sơn


3.2.1. Xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử chung cho du lịch Đồ Sơn


Các tập đoàn, công ty lớn trên toàn thể giới hiện nay, họ không chỉ xây dựng quy tắc vận hành kinh doanh cho công ty mà còn ban hành cả triết lí, văn hóa ứng xử chung cho mọi nhân viên, bởi chúng tạo ra hiện quả đồng bộ và nâng cao năng suất công việc. Chính vì vậy, Sở du lịch Đồ Sơn nên tiến hành xây dựng bộ văn hóa ứng xử trong du lịch cho toàn khu du lịch quận Đồ Sơn và tiến hành thực thi nghiêm chỉnh để xây dựng hình ảnh du lịch của khu vực và hấp dẫn khách du lịch.

3.2.2. Xây dựng và phát triển chiến lược cho thương hiệu du lịch Đồ Sơn


Thiết kế thương hiệu về kí hiệu, biểu tượng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên văn hóa và hiệu quả kinh doanh, giúp thị trường nhận biết, hình thành lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, Sở du lịch Quận cùng các ban ngành cần phải thống nhất chiến lược du lịch Đồ Sơn và tạo nên thương hiện du lịch riêng biệt, khác biệt và ý nghĩa.

3.2.3. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại Vạn Hương


Cải thiện thái độ phục vụ trong kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch ở các cơ sở tại Vạn Hương bằng cách tổ chức các buổi nghiệp vụ hướng dẫn tập trung tại 1 địa điểm cho các cơ sở về kiến thức và thực hành các kĩ năng cho các chủ cơ sở hoặc nhân viên làm việc tại các cơ sở. Ngoài ra, mở các khóa đào tạo, chứng chỉ nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của khu. Bên cạnh đó, để duy trì chất lượng dịch vụ và ổn định, tạo nên văn hóa du lịch cho cả

khu và Đồ Sơn thì các cơ sở cần phải đào tạo nhân viên và tiến hành kiểm tra thường xuyên thái độ và kĩ năng phục vụ cho khách hàng.

Ngoài ra, các cơ sở phải chú trọng vệ sinh môi trường trong và ngoài khu vực kinh doanh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường buôn bán, đảm bảo sự thân thiện với môi trường và yếu tố hài lòng với khách hàng. Thêm vào đó, để mở rộng kinh doanh và duy trì tính ổn định và phát triển, các cơ sở kinh doanh cần phải đa dạng sản phẩm kinh doanh và nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật kinh doanh đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng kịp thời và đúng thời điểm.

Tiểu kết chương 3.


Trong chương 4, người nghiên cứu đã tham khảo và thông qua các ý kiến của các chuyên gia có tầm nhìn, nghiên cứu về du lịch để xin ý kiến giải quyết, giải pháp cho các vấn đề tiêu cực còn tồn tại cho “đạo đức kinh doanh du lịch đối với các hộ kinh doanh tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Thành Phố Hải Phòng”. Đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm khắc phục và cải thiện chất lượng dịch vụ và đạo đức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về điểm du lịch và đánh giá đạo đức kinh doanh của các cơ sở.

PHẦN KẾT LUẬN


Ở phần kết luận, tác giả xin tổng kết lại vấn đề nghiên cứu “Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” với các ý và kết quả nghiên cứu như sau:

Đề tài đã trình bày các tiêu chí đánh giá về đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống của các cơ sở kinh doanh du lịch, gợi ý cách phân loại cơ sở kinh doanh cho phía chính quyền. Từ đó, tác giá tiến hành điều tra và khảo sát thực trạng, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích khách quan vấn đề. Qua đó, thấy được mức độ đạo đức kinh doanh du lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa được đánh giá cao, chỉ ở mức trung bình, điều này bị ảnh hưởng bởi (7) biến đo lường và cụ thể hơn là 24 biến quan sát. Kết quả từ các biến số sẽ đặt ra cho chính cơ quan chính quyền và cơ sở kinh doanh cách đổi mới, giải quyết để nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển du lịch của Đồ Sơn. Bên cạnh đó, đề tài đóng góp và xây dựng giải pháp khắc phục và cải thiện tình trạng đạo đức kinh doanh cho khu vực, với các ý kiến đề xuất sẽ phần nào đóng góp cho ban quản lí có thể tham khảo để tăng chất lượng kinh doanh du lịch, tăng tính cạnh tranh dịch vụ và thu hút khách du lịch tới khu vực địa phương và toàn thành phố.

Đề tài nghiên cứu còn hạn chế về phạm vị nghiên cứu và hướng phát triển, cũng như tính chuyên môn trong vấn đề nghiên cứu “đạo đức kinh doanh du lịch”, chưa thấy được so sánh đối chiếu về mức độ hiệu quả trong “đạo đức kinh doanh du lịch” với các khu du lịch lân cận như Quảng Ninh, Hà Nội để nâng cao mức độ sát thực và hiệu quả trong vấn đề nghiên cứu của đề tài. Vấn đề nghiên cứu được giới hạn sốbiến nghiên cứu chỉ tập trung một vài khía cạnh, trong khi có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống và

có thể phát triển hướng nghiên cứu đề tài mở rộng thêm. Hi vọng rằng, những kết quả nghiên cứu này, có thể làm nền tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo và góp phần cho sự cải thiện đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống của các cơ sở kinh doanh và chất lượng du lịch của phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023