uống tại một điểm du lịch cụ thể. Vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu hệ thống, sâu sắc hơn, dưới góc độ văn hóa và hướng nghiên cứu du lịch để đưa ra những giải pháp thiết thực hơn trong việc xây dựng chất lượng “đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Thành Phố Hải Phòng”.Đây chính là lí do để người nghiên cứu muốn góp phần lí giải và làm sáng rõ một số vấn đề lí luận của đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại Vạn Hương, Đồ Sơn, dưới góc nhìn văn hóa với nền tảng các nghiên cứu khoa học đã được xác minh từ cả trong nước và quốc tế để thực hiện nghiên cứu này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu
Điều tra thực trạng đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống qua đó tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại địa điểm nghiên cứu, để từ đó tìm ra các giải pháp và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải thiện chất lượng đạo đức kinh doanh du lịch tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận và tìm phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch.
Tổng phân tích tài liệu, khảo sát và điều trathực trạng để đánh giá đúng và khoa học vấn đề đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị góp một phần xây dựng đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Thực trạng của đạo đức kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch của các cơ sở kinh doanh tới sự hài lòng của khách hàng vớichất lượng du lịch tại Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng.
Giải pháp, đề xuất cho đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp về đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi không gian: khu I, khu II và khu III trên địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2015 – Quý II năm 2020, thời gian khảo sát từ tháng 8/2019 – 4/2020.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần nhỏ trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho những bài nghiên cứu khoa học sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để cải thiện chất lượng đạo đức kinh doanh tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Góp phần thúc đẩy và xây dựng đạo đức kinh doanh du lịch tại địa phương và toàn thành phố Hải Phòng ngày càng tiến bộ và văn minh hơn.
Đưa ra các giải pháp, đề xuất giúp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể áp dụng và cải thiện đạo đức kinh doanh du lịch tại địa phương.
6. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài như sau:
6.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Tác giả tổng hợp, phân tích: các dữ thứ cấp là những sách, các bài báo được lựa chọn từ các tạp chí kinh tế quốc tế, các bài nghiên cứu có uy tín trong nước và trên thế giới, tiến hành thu thập qua: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, trang thông tin của Sở văn hóa và thể thao TP. Hải Phòng, Sở Du lịch Hải Phòng… Các dữ liệu sơ cấp được thu thập được từ những cuộc khảo sát và điền dã bằng phỏng vấn, bảng hỏi, thang đo mức độ tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng cuối năm 2019 – đầu năm 2020 cho các đối tượng: chủ hộ kinh doanh, chính quyền địa phương, khách du lịch.
6.2. Phương pháp điền dã
Phương pháp được thực hiện qua những chuyến điền dã từ tháng 8/ 2019 đến tháng 4/ 2020 với mục đích thu thập tài liệu về nội dung nghiên cứu khách quan nhất: địa hình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật, các địa điểm kinh doanh dịch vụăn uống, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ. Thông qua khảo sát, tác giả thu thập được thêm dữ liệu sơ cấp về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, địa hình, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
6.3. Phương pháp định tính (Phỏng vấn sâu)
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với mục đích hiểu sâu, hiểu kĩ các vấn đề nghiên cứu và thực hiện trước thời gian tiến hành phát bảng hỏi
khảo sát. Điều này, sẽ giúp tác giả có nhận định rõ hơn về vấn đề và các đối tượng nghiên cứu để thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo mức độ tránh được những sai lầm và tiết kiệm thời gian, thu về kết quả khảo sát hoàn chỉnh.
Tác giả đã phỏng vấn 13 cán bộ chính quyền quận, phường, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát điều tra và quản lí vấn đề kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch tại Vạn Hương (UBND quận Đồ Sơn, Trung tâm Dịch vụ và Phát triển du lịch quận Đồ Sơn, CAQ Đồ Sơn, UBND Vạn Hương, Cơ quan CSĐT Công an quận) và 16 chủ cửa hàng nước giải khát và đồ ăn (9 nữ và 7 nam). Các cuộc phỏng vấn được tác giả thực hiện trung bình 20 – 25 phút/ cuộc, ở các cơ sở kinh doanh ăn uống khác nhau như nhà hàng, vỉa hè, bán rong, quán nước, quán nhậu… Các đối tượng tham gia phỏng vấn đều ở độ tuổi, đoàn, nghề nghiệp khác nhau, được chọn lựa ngẫu nhiên, không có sự chuẩn bị trước. Tác giả phỏng vấn, trao đổi với các đối tượng để thu thập cảm nhận và đánh giá của họ qua các câu hỏi được tác giả biên tập sẵn (Xem phụ lục 3 và 4).
6.4. Phương pháp định lượng (Thang đo Likert và bảng hỏi)
Tác giả sử dụng bảng hỏi và thang đo để khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu sơ cấp của khách hàng.
6.4.1. Xây dựng thang đo
Thang đo Likert (Likert R. 1932)7 là loại thang đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội để đo lường thái độ của đối tượng được nghiên cứu với giả định cường độ của một thái độ là tuyến tính, từ hoàn toàn không hài lòng đến hoàn toàn hài lòng và thang đo có thể đo lường các biến thể khác nhau như tần suất, chất lượng, tầm quan trọng, khả năng… Tác giả dựa vào thang đo để xây dựng bảng hỏi nghiên cứu 6 yếu tố biểu hiện của đạo đức kinh doanh du
7Thang đo Likert, Link: https://www.questionpro.com/blog/what-is-likert-scale/, Truy cập 17/5/2020
lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống gồm: thái độ phục vụ, chất lượng thực phẩm ăn uống, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch, giá cả và giá trị sản phẩm, an ninh và an toàn, môi trường tự nhiên qua đối tượng là khách du lịch. Thang đo giúp thu thập mức độ đánh giá của ý kiến, dễ dàng thiết lập, với 5 mức độ đánh giá từ: (1) Rất thất vọng, (2) Thất vọng, (3) Bình thường, (4) Hài lòng, (5) Rất hài lòng.
Dựa vào cơ sở lý luận ở chương I, mục 1.2, sơ đồ 2. Các tiêu chí đánh giá về đạo đức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch và các công trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng 6 thang đo độc lập với 24 biến quan sát sử dụng cho đề tài “Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng”.
Bảng 1. Thang đo các biến số nghiên cứu
Biến số | Kí hiệu | Biến số quan sát | |
1 | Thái độ phục vụ | TD1 | Lời nói và cử chỉ thân thiện, lịch sự, tôn trọng khách hàng |
TD2 | Phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo và nhiệt tình | ||
TD3 | Giúp đỡ, giải quyết các vấn đề khách hàng thắc mắc mắc chuyên nghiệp | ||
TD4 | Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng trung thực, chính xác | ||
TD5 | Không có thành kiến, chê bai, phân biệt đối xử với khách hàng | ||
2 | Chất | CL6 | Nguồn gốc, xuất xứ, đóng gói rõ |
Có thể bạn quan tâm!
- Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - thực trạng và giải pháp - 1
- Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - thực trạng và giải pháp - 2
- Lý Luận Về Đạo Đức Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
- Ý Nghĩa Của Đạo Đức Kinh Doanh Du Lịch Của Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Trong Phát Triển Du Lịch
- Tỷ Lệ Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Của Vạn Hương
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
lượng thực phẩm | ràng, đầy đủ, có chứng nhận | ||
CL7 | Trưng bày, bảo quản thực phẩm ăn uống sạch sẽ, cao ráo, tiện nghi, hiện đại | ||
CL8 | Chuẩn bị, chế biến, sử dụng nguyên liệu đúng quy trình | ||
CL9 | Thực phẩm sạch, ngon, đảm bảo sức khỏe, đa dạng, hấp dẫn | ||
3 | Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch | CS10 | Hệ thống cung cấp nước sạch, điện đủ ánh sách, xử lí rác thải không gây mùi hôi |
CS11 | Chỗ để xe rộng, thoáng, khu đón khách sạch sẽ, trang trọng | ||
CS12 | Không gian thiết kế tinh tế, không khí, mùi hương thơm, dễ chịu | ||
CS13 | Bàn ghế, thiết kế menu, đồ dùng dụng cụ trang trí sạch sẽ, gọn gàng | ||
CS14 | Có tiện nghi về âm nhạc, thiết bị vui chơi như báo, sách, tivi… | ||
4 | Giá cả và giá trị sản phẩm | GT15 | Giá cả công khai, niêm yết, đúng với giá thị trường |
GT16 | Hình ảnh sản phẩm đúng với quảng cáo, niêm yết trên menu | ||
GT17 | Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm | ||
5 | An | AN18 | Không có các tệ nạn tiêu cực |
ninh và an toàn | (trộm cắp, trèo kéo…) xảy ra tại khu vực kinh doanh | ||
AN19 | Camera giám sát, bảo vệ, tủ đựng đồ riêng, khu trông xe an toàn | ||
AN20 | Chất tẩy rửa vệ sinh được sử dụng đúng quy định an toàn | ||
6 | Môi trường tự nhiên | MT21 | Khu đón tiếp khách, khu bán hàng, khu vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát |
MT22 | Các dụng cụ kinh doanh ăn uống đều sạch sẽ, bày trí ngăn nắp | ||
MT23 | Thùng rác có lắp đậy, không có mùi rác thải | ||
MT24 | Khu vực ngoài cửa hàng sạch sẽ, không gần bãi rác, không ruồi muỗi, không có mùi hôi thối |
Nguồn:Tác giả
6.4.2. Xây dựng bảng hỏi
Tác giả thiết kế bộ câu hỏi dựa trên cơ sở lí thuyết trình bày ở chương I, mục 1.1 và thông qua phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu xây dựng thành 3 phần chính để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về đạo đức kinh doanh du lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
Phần thông tin chung: thu thập thông tin về hoạt động du lịch của du khách và nhu cầu dịch vụ cho ăn uống.
Phần đánh giá mức độ hài lòng về đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống của các cơ sở kinh doanh với 6 tiêu chí đánh giá (chương II) gồm:thái độ phục vụ, chất lượng thực phẩm, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch, giá cả và giá
trị sản phẩm, an ninh và an toàn, môi trường tự nhiên. Đối với từng biến đo lường, thang đo được phân chia từ thấp tới cao:
(1) Rất thất vọng → (2) Thất vọng → (3) Bình thường → (4) Hài lòng → (5) Rất hài lòng
Phần thông tin cá nhân: thu thập thông tin về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Khi tiến hành điều tra, tác giả gặp một số khó khăn như hạn chế về thời gian khảo sát, trải nghiệm các dịch vụ đầy đủ của du khách và biến khảo sát được xây dựng sao cho phù hợp để thu lại được kết quả khảo sát khách quan và logic, tỷ lệ bảng hỏi hoàn chỉnh. Chính vì vậy, tác giả khảo sát gián tiếp qua thiết kế các câu hỏi, biến quan sát dưới dạng online – survey qua ứng dụng google biểu mẫu bằng cách upload lên các trang mạng xã hội, diễn đàn. Với cách khảo sát này, tác giả có thể thu thập được nhiều ý kiến, có nhiều thời gian và phạm vi khảo sát hơn nên câu trả lời chính xác và tỷ lệ hoàn chỉnh bảng hỏi cao hơn (xem phụ lục 5).
Sau khi có dữ liệu sẽ tiến hành xử lí với sự hỗ trợ của ứng dụng google biểu mẫu và đặc biệt là phần mềm SPSS 20.0 Window – công cụ hỗ trợ cho việc xử lí và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học. Với phần mềm SPSS, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp để xử lí và phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả (tần suất và số trung bình).
6.5. Quy trình nghiên cứu
Dựa trên nội dung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn ở trên, quy trình nghiên cứu thực tiễn được chia làm 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu đinh lượng. Các bước trong quy trình nghiên cứu sẽ được biểu diễn dưới mô hình sau: