Trình Độ Ngoại Ngữ, Tin Học Viên Chức Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2020-2021


Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-2021

Đơn vị tính: Người/%


Tiêu chí

Năm 2020

Năm 2021

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Trình độ ngoại ngữ

1.070

100

1.070

100

Cao đẳng trở lên

363

33,9

584

54,5

Đã có chứng chỉ

565

52,9

459

43

Chưa có chứng chỉ

142

13,2

27

2,5

Trình độ tin học

1.070

100

1.070

100

Cao đẳng trở lên

195

18,2

200

18,7

Đã có chứng chỉ

860

80,4

859

80,3

Chưa có chứng chỉ

15

1,4

11

1,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

(Nguồn: Sở nội vụ )

Nhìn chung, đa số viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ viên chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên mức giảm không đáng kể nên số viên chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học vẫn còn khá nhiều, chiếm tỷ lệ khoảng hơn 1% (xem Bảng 2.4). Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viên chức gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến, hạn chế nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

2.3. Thực trạng đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý làm căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức hiện nay

Hiện nay, công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện dựa trên những văn bản


chính trị, pháp lý sau đây:

- Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

- Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25/11/2019;

- Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp;

- Căn cứ Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện một số loại hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

- Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;

- Căn cứ Nghị định số 02/VBHN-BNV, ngày 09/11/2017 của Bộ Nội vụ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

- Căn cứ Nghị định số 143/NĐ-CP, ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và nghị đinh số 113/2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018 của chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

- Căn cứ thông tư 06/2020/TT-BNV, ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ về


quy chế tổ chức thi tuyển xét tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

Trên cơ sở các văn bản pháp lý nêu trên, hàng năm Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch, hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị:

- Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 11/7/2019, của của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đẩy mạnh phong trào thi đua cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Lắk thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025;

- Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND, ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành quy chế đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk;

- Công văn số 7708/UBND-TH, ngày 27/8/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;

- Công văn số 845/SNV-CCVC, ngày 12/5/2021 của Sở Nội vụ về việc xếp loại viên chức năm học 2020-2021;

Như vậy, có thể thấy quá trình xây dựng và ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk nói chung và viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thời gian qua thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, nội dung các văn bản triển khai, hướng dẫn chủ yếu lặp lại các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Đắk Lắk mà chưa đưa ra được những hướng dẫn mang tính cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng loại hình cơ quan, đơn vị cũng như đặc thù của đội ngũ viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.


Bên cạnh đó, các văn bản cũng chưa có nội dung chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chuyên môn căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị để xây dựng các tiêu chí đánh giá chi tiết để đánh giá và phân loại viên chức. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn cũng không ban hành quy chế đánh giá viên chức để cụ thể hoá các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình, thẩm quyền đánh giá viên chức cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đặc điểm của viên chức và đặc thù từng vị trí, yêu cầu công việc của công chức trong cơ quan mình.

2.3.2. Về tuân thủ các nguyên tắc đánh giá viên chức

Đánh giá viên chức là một trong những việc làm quan trọng trong khâu hoàn thiện viên chức. Do đó việc đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng:

Đây là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu, vì Đảng đề ra Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, kế hoạch về các vấn đề kinh tế, xã hội… Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng lãnh đạo xã hội bằng công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và vận động nhân dân, Đảng lãnh đạo bằng sự nêu gương, làm gương, đi đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoạt động thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đồng thời còn chịu sự lãnh đạo của các chi bộ và thông qua đội ngũ giáo viên, giảng viên trong từng cơ quan.

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đó là sự vận dụng kết hợp giữa tập trung và dân chủ trong đánh giá. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt nguyên tắc này, vì sau mỗi đợt đánh giá không có ý kiến phản ánh nào về quá trình thực


hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trong mỗi cuộc họp đánh giá ngoài các nhân viên thuộc phòng và quản lý trực tiếp của phòng còn có ý kiến của công đoàn, đoàn thanh niên, cựu chiến binh…Đảm bảo sự dân chủ, mỗi cá nhân được quyền nêu lên các quan điểm cá nhân, quá trình làm việc những ưu và nhược bản thân để có sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, để từ đó thủ trưởng đơn vị tiếp nhận thông tin từ nhiều chiều khác nhau để nêu ra kết luận cuối cùng trong đánh giá viên chức.

- Đảm bảo nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng, toàn diện:

Đánh giá viên chức chính là đánh giá trực tiếp vào kết quả công việc cũng như thái độ, chuyên môn trong thực thi công vụ, tùy từng tính chất mà đánh giá viên chức diễn ra theo định kì hoặc theo kế hoạch. Đó là cái nhìn tổng thể của một tập thể, tổ chức và chủ trực tiếp quản lý đối với đối tượng bị quản lý do đó để có một kết quả đánh giá thật chính xác thì cần đảm bảo tính khách quan, không phiến diện hay một chiều mà là cái nhìn tổng thể giữa đôi bên để nâng cao tính khách quan, không trù dập hoặc phiến diện, cục bộ, gây ức chế tâm lý không tốt.

Nêu cao tính công bằng trong đánh giá mỗi viên chức nào làm tốt, đáp ứng đủ về yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực thi công việc, đạo đức lối sống tốt thì hiển nhiên là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chứ không thể có cái nhìn là viên chức không giữ chức vụ quản lý thì đánh giá bình quân, cào bằng để ưu tiên viên chức quản lý, tạo hiệu ứng không tốt cho tập thể thì kết quả đánh giá đó không chính xác mà chỉ mang tính hình thức và nể nang. Vì thực tế người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng chưa chắc là đáp ứng các tiêu chí đề ra, mà do lí do như cử đi học, đào tạo, bồi dưỡng…thì được cân nhắc, không có tính toàn diện dẫn đến các kết quả đánh giá không đúng thực tế.

- Đảm bảo nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách nhiệm và kết quả


thực hiện nhiệm vụ được giao:

Mỗi viên chức đều có trách nhiệm và nhiệm vụ công việc cụ thể để làm cơ sở đánh giá viên chức, với mục đích nâng cao hiệu quả chất lượng công việc và làm cơ sở điều chuyển, đào tạo, bồi dưỡng…Thì mỗi viên chức đều phải nổ lực hết mình trong thực thi nhiệm vụ và sản phẩm đầu ra của mỗi công việc. Viên chức được chia làm 02 loại viên chức giữ chức vụ quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý, hay viên chức đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi viên chức có tiêu chí, nguyên tắc đánh giá khác nhau.

Ví dụ như viên chức giữ chức vụ quản lý thì ngoài các tiêu chí chung còn có các tiêu chí riêng cao hơn, khắt khe hơn để đánh giá thêm như: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Năng lực lãnh đạo, quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết. Hay viên chức đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam thì còn có chịu sự chi phối bởi điều lệ Đảng và chuẩn mực của một Đảng viên. Do đó mà việc đánh giá viên chức cần phải đảm bảo các yêu cầu trên thì kết quả đánh giá mới phản ánh đúng thực tế được. Tuy nhiên, hiện nay tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì chưa xây dựng được tiêu chí riêng phù hợp với hoạt động giáo dục nghề nghiệp mà chỉ theo tiêu chí chung theo phiếu đánh giá đính kèm do đó mà thường kết quả không phản ánh đúng thực tế và hoạt động chuyên môn đặc thù, dẫn đến kết quả đánh giá thực sự chưa phản ánh đúng thực chất.

- Đảm bảo nguyên tắc thực hiện nguyên tắc lịch sử, phát triển:

Mỗi viên chức có quá trình hình thành và phát triển khác nhau trong quá trình thực thi công việc do đó mà khi đánh giá viên chức do đó khi xem xét con người không được phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính, không được định kiến, nhìn sự phát triển của cán bộ theo quan điểm “tĩnh” bất biến, nếu trong quá trình đánh giá chỉ thông qua các cuộc hội nghị, qua các báo cáo và


tổng hợp mà không sâu sát, quan sát trực tiếp sản phẩm công việc thực tế của họ thì sự đánh giá khó tránh khỏi lầm lạc. Vì vậy phải đánh giá viên chức một cách toàn diện, phân tích cụ thể tìm ra điểm chủ yếu, thứ yếu để sử dụng đúng cái mạnh, hạn chế cái yếu của viên chức. Cái mạnh và cái yếu hiện tại của viên chức được hình thành trong quá trình hoạt động lâu dài. Cần xem xét lý lịch viên chức, quá trình lịch sử của viên chức nhưng không thể chỉ đánh giá viên chức qua đọc bản lý lịch khô cứng, định kiến với quá khứ của viên chức mà quan trọng hơn cả là đánh giá hoạt động hiện tại của mỗi viên chức.

- Đảm bảo nguyên tắc đánh giá công tâm, vô tư:

Trong đánh giá cần có cái nhìn khách quan, công bằng, vì mỗi lần đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp sự phấn đấu, cũng như quyền lợi của mỗi viên chức, do đó mà chủ thể đánh giá cũng như người đánh giá cần có cái nhìn khách quan, trung thực, bằng sự chính trực nhìn nhận sự việc đúng thực tế, mức độ hoàn thành mà tự đề nghị phân loại cũng như tập thể xếp loại đúng thực chất, không vì thành tích tập thể mà bao che những hành vi sai trái, đảm bảo tính công bằng trong tập thể, cũng như đúng thực tế của viên chức.

2.3.3. Về chủ thể đánh giá viên chức

Có nhiều chủ thể tham gia vào quy trình đánh giá viên chức, tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiến hành đánh giá viên chức hàng năm với sự tham gia của 03 chủ thể chủ yếu sau:

- Bản thân công chức tự đánh giá:

Trên cơ sở biểu mẫu tự đánh giá theo hướng dẫn của Sở Nội vụ hằng năm, viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự đưa ra ý kiến đánh giá đối với từng tiêu chí, tự nhận xét ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và phương hướng khắc phục trong thời gian tới của chính bản thân và công việc của họ. Đồng thời, trên cơ sở tự đánh giá, viên chức cũng tự đưa ra mức


phân loại viên chức theo quy định. Qua phân tích số liệu về mức độ tự phân loại của viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong những năm qua nhận thấy đa số viên chức tự nhận ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ; chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ viên chức tự nhận ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực và chủ yếu những trường hợp này bị kỷ luật hoặc có nguyện vọng được tinh giản biên chế.

- Đồng nghiệp đánh giá:

Đồng nghiệp cũng chính là những viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, họ là chủ thể đánh giá viên chức và đồng thời cũng là đối tượng bị đánh giá. Ý kiến của đồng nghiệp thể hiện trong cuộc họp đánh giá của cơ quan và được thể hiện trong biên bản cuộc họp. Đánh giá của đồng nghiệp không bị ràng buộc tính trách nhiệm, thường sẽ bị chi phối bởi tình cảm cá nhân. Do vậy, đây chỉ được coi là thông tin mang tham khảo để thủ trưởng cơ quan chuyên môn quyết định mức phân loại đối với viên chức.

- Cấp trên đánh giá:

Cấp trên đánh giá có hai đối tượng là cấp trên trực tiếp và thủ trưởng cơ quan.

Cấp trên trực tiếp: Thường là Phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực công tác mà viên chức được giao thực hiện; một số trường hợp cấp trên trực tiếp đồng thời cũng là thủ trưởng đơn vị.

Thủ trưởng cơ quan đánh giá viên chức gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách. Đối với viên chức là viên chức quản lý thì chủ thể có thẩm quyền đánh giá cuối cùng là Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở tham khảo ý kiến nhận xét của các chủ thể đánh giá nêu trên.

Phụ huynh, học sinh, sinh viên là một chủ thể của quy trình đánh giá viên chức. Nhưng trên thực tế phụ huynh, học sinh, sinh viên chưa được tham gia nhiều vào quá trình đánh giá viên chức.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí