Kết Quả Đánh Giá Viên Chức Và Việc Sử Dụng Kết Quả Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


chức. Đối với cơ quan không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể viên chức của cơ quan.

Bước 2: Từng cá nhân trình bày bản tự đánh giá, phân loại.

Sau khi được Thủ trưởng cơ quan hướng dẫn viết bản tự kiểm điểm. Từng viên chức thực hiện đánh giá bản kiểm điểm của bản thân theo hướng dẫn dựa trên tinh thần độc lập, tự chủ và thẳng thắn. Sau đó, tự trình bày bản kiểm điểm của bản thân trong cuộc họp tại cơ quan, đơn vị với sự góp mặt của viên chức thuộc đơn vị.

Viên chức tự trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp đánh giá. Bước này, nhằm thể hiện tinh thần, ý thức tự phê bình, tính chịu trách nhiệm trước tập thể về bản kiểm điểm của viên chức đối với bản thân và đối với công việc.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá viên chức.

Sau khi nghe viên chức trình bày bản tự kiểm điểm. Các thành viên tham dự họp đóng góp ý kiến, các ý kiến được ghi vào biên bản cuộc họp. Ý kiến đóng góp của tập thể là nhận xét những ưu điểm, nhược điểm viên chức sau đó được thông qua tại cuộc họp.

Đồng thời, cá nhân được toàn thể viên chức trong đơn vị góp ý tiếp thu và có thể phản bác ý kiến của viên chức nhận xét nếu có căn cứ cho rằng ý kiến nhận xét của họ là không khách quan và trái với sự thật.

Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại viên chức.

Phụ trách đơn vị ghi ý kiến nhận xét đối với viên chức, tổng hợp biên bản, gửi hồ sơ về cho đơn vị được phân công thực hiện công tác đánh giá để trình Hiệu trưởng nhận xét và xếp loại chất lượng theo quy định.

Bước 5: Giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền.

Viên chức có quyền khiếu nại, trình bày ý kiến, bảo lưu và báo cáo lên cấp trên những vấn đề không tán thành về nhận xét, đánh giá xếp loại đối với


bản thân mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền theo phân cấp quản lý viên chức.

Bước 6: Căn cứ hồ sơ đánh giá viên chức, kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có).

Thủ trưởng cơ quan chính thức ghi đánh giá xếp loại và ký tên vào bản tự nhận xét đánh giá của viên chức.

Bước 7: Lưu hồ sơ, gửi kết quả (nếu có).

Thủ trưởng cơ quan công bố, công khai kết quả đánh giá viên chức hàng năm. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được thông báo công khai trên thông tin điện tử, văn bản giấy trong cơ quan sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hiệu trưởng. Sau khi thực hiện công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hầu hết các cơ sở đều tuân thủ trình tự đánh giá viên chức hàng năm theo quy trình đánh giá nêu trên. Tuy nhiên, một số cơ sở vẫn chưa nắm được hết quy trình đánh giá, dẫn đến việc thực hiện không đảm bảo đầy đủ các bước.

Bên cạnh đó, khi triển khai quy trình đánh giá thì bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc lấy ý kiến góp ý, nhận xét để người có thẩm quyền đánh giá viên chức.

Do tâm lý ngại va chạm, cào bằng, né tránh, thậm chí không ít trường hợp do bị áp đặt, thiếu dân chủ nên hầu như rất ít ý kiến được đưa ra tại các cuộc họp lấy ý kiến để đánh giá viên chức.

2.3.7. Kết quả đánh giá viên chức và việc sử dụng kết quả tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sau khi thực hiện công tác đánh giá viên chức thì kết quả đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tổng hợp và gửi về Sở Nội vụ để báo cáo, còn phiếu đánh giá viên chức thì được lưu tại trường và theo dõi lưu hồ sơ viên chức; phần lớn chỉ làm căn


cứ để bình bầu các danh hiệu thi đua, khen thưởng cuối năm.

Theo thống kê của Sở Nội vụ từ 2018 đến năm 2021 không có trường hợp viên chức thuộc các cơ quan chuyên môn bị giải quyết cho thôi việc hoặc bố trí công tác khác dựa trên kết quả đánh giá viên chức hàng năm. Như vậy, có thể thấy kết quả đánh giá viên chức cuối năm không có tác dụng trực tiếp đến quyền lợi của viên chức, mà chủ yếu để lưu hồ sơ viên chức và để tính các danh hiệu thi đua như lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở…Trong khi đó, về nguyên tắc, các kết quả của công tác đánh giá viên chức được sử dụng để thực hiện các chính sách cán bộ như: khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí công tác khác, cho thôi việc.

Kết quả của công tác đánh giá là cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng viên chức. Nhưng hiện nay kết quả đánh giá viên chức chưa thực sự chính xác nên việc sử dụng các kết quả đó không mang lại hiệu quả tương ứng.

Bên cạnh đó, kết quả đánh giá đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa được niêm yết công khai triệt để, chỉ có một số cơ quan thực hiện niêm yết nhưng không đều các năm, nên phần lớn kết quả đánh giá công chức chỉ có cơ quan đánh giá và Sở Nội vụ theo dõi mới biết kết quả đánh giá, đánh giá phân loại viên chức của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Do đó, mà kết quả đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa phát huy đúng với bản chất, vai trò là phân loại, đánh giá chủ yếu là hình thức, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.


Bảng 2.5. Kết quả phân loại đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị tính: Người



Năm/ Mức xếp loại

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

HTXSNV

45

4,34

50

4,05

42

3,93

51

4,77

HTTNV

860

82,94

920

74,56

750

70,1

870

81,3

HTNV nhưng

còn hạn chế năng lực


125


12,05


255


20,67


233


21,77


124


11,6

KHTNV

7

0,67

9

0,72

45

4,20

25

2,33

Tổng cộng

1.037

100

1.234

100

1.070

100

1.070

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11

(Nguồn: Sở Nội vụ) Từ số liệu ở Bảng 2.5 có thể thấy, số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 82,94% năm 2018, hơn 81,3% năm 2021), bên cạnh đó tỷ lệ viên chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ ngày càng có xu hướng tăng (4,34% năm 2018, 4,77% năm 2021).

Đi sâu vào nghiên cứu kết quả đánh giá của từng phòng chuyên môn, nhận thấy có một số cơ quan có tỷ lệ viên chức được xếp loại xuất sắc không cao. Tuy nhiên, kết quả đánh giá này không thể hiện hoàn toàn chất lượng của viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ viên chức được xếp loại xuất sắc cao thì đều có đội ngũ viên chức có chất lượng cao và hiệu quả thực thi công vụ luôn luôn tốt.

Có thể giải thích lý do cho hiện tượng này là do tâm lý “bình quân” hoặc là do mối quan hệ đồng nghiệp theo kiểu “dĩ hoà vi quý”, một lý do nữa cũng có thể xuất phát từ bệnh thành tích của người lãnh đạo. Ngược lại, đối với những đơn vị có tỷ lệ viên chức được xếp loại xuất sắc thấp thì cũng không phản ánh được thực chất đội ngũ viên chức của các đơn vị. Chưa có đủ cơ sở


để lấy kết quả đánh giá làm cơ sở đánh giá năng lực giữa các phòng, ban chuyên môn với nhau. Không thể khẳng định cơ quan nào có kết quả đánh giá viên chức cao hơn thì công việc được thực hiện tốt hơn các cơ quan có kết quả đánh giá thấp hơn được.

2.4. Nhận xét về công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.4.1.1. Ưu điểm

Thứ nhất, đa số viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá và cơ bản nắm được nội dung đánh giá, quy trình đánh giá, thời điểm tiến hành đánh giá viên chức hàng năm. Bên cạnh đó các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn kịp thời trong việc phổ biến, quán triệt các quy định pháp luật về công tác đánh giá, phân loại cũng như vai trò, tầm quan trọng của kết quả đánh giá viên chức hàng năm được hầu hết thực hiện tốt.

Thứ hai, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk công tác đánh giá viên chức được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Công tác đánh giá đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc như: nguyên tắc tập trung, dân chủ; nguyên tắc công chức là chủ thể của quy trình đánh giá…

Thứ hai, hiện nay, việc đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk áp dụng theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, do đó, để tránh sai sót thì công tác tổ chức triển khai các văn bản được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn, công văn chỉ đạo các đơn vị trong trường thực hiện đánh giá viên chức dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

Thứ ba, thông qua kết quả đánh giá hàng năm, bản thân mỗi viên chức tự


nhận thấy được mặt mạnh của bản thân để phát huy, khắc phục những khuyết điểm để hoàn thiện tốt công việc được giao. Mặt khác, kết quả đánh giá đã bước đầu giúp cho các cơ quan, đơn vị có phương hướng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử cho công chức. Qua đó, kết quả đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dần dần từng bước xem xét để xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng đội ngũ viên chức chất lượng ngày càng cao,đáp ứng yêu cầu hiệu quả hoạt động công vụ của cơ quan chuyên môn.

2.4.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm

Thứ nhất, Vì tầm quan trọng của công tác đánh giá viên chức hiện nay để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nên hiện nay hệ thống văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về viên chức và đánh giá viên chức ngày càng hoàn thiện. Quyền và nghĩa vụ, địa vị pháp lý của viên chức được quy định rõ ràng, giúp cho công tác quản lý nói chung và công tác đánh giá nói riêng được tiến hành nghiêm túc, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt từ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được ban hành đã giúp cho công tác đánh giá viên chức có cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất. Bên cạnh đó, UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã quan tâm ban hành các văn bản hướng dẫn về đánh giá viên chức hàng năm, đây là cơ sở để công tác đánh giá được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Thứ hai, Việc đánh giá viên chức là với mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, do đó Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; UBND tỉnh luôn xác định công tác đánh giá viên chức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung của tỉnh, trong đó công tác đánh giá cán bộ, viên chức nói chung và đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nói riêng được xác định là khâu ban đầu,


đặt nền móng cho tất cả các khâu còn lại của công tác viên chức.

Thứ ba, Vì tầm quan trọng của việc đánh giá viên chức hiện nay mà vai trò của công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ngày càng được được nâng lên. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ngày càng thể hiện sự quan tâm đến công tác đánh giá viên chức, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những phương pháp đánh giá viên chức vào thực tiễn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Hiện nay, công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

- Hiện nay, việc áp dụng phương pháp đánh giá được sử dụng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được sử dụng và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đánh giá viên chức. Các phương pháp thường được sử dụng là: phương pháp tự nhận xét, bình bầu…đều là những phương pháp cũ, mang tính hình thức, không đúng với yêu cầu về đánh giá viên chức do đó khó có thể linh hoạt và chính xác. Các phương pháp đánh giá chưa được khai thác hết, Ngoài ra, đối với phương pháp bình bầu mặc dù đã đưa ra các tiêu chí để xác định kết quả xếp loại nhưng trên thực tế việc đánh giá mang tính chủ quan, người nào làm việc bình thường, ít va chạm, không nói lên chính kiến của mình thì được lòng mọi người thì sẽ được nhiều phiếu đánh giá tốt; ngược lại người nào làm việc tốt nhưng có thể tính tình không tốt, hay nêu lên quan điểm cá nhân trong công việc, không hòa đồng hoặc không khéo léo trong giao tiếp thì thường bị ghét và mất phiếu. Hay phương pháp đánh giá qua báo cáo, thì bản thân cá nhân thường nêu nhiều ưu điểm trong công việc, thì thường ít nêu lên nhược


điểm dẫn đến phương pháp đánh giá báo cáo mang tính đánh giá chung, không có tiêu chuẩn rõ ràng mà đánh giá đó thường thiên về chủ quan, không khách quan do đó mà đánh giá viên chức thì mang tính hình thức, khả năng đúng với thực tế không cao.

- Việc đánh giá, xếp loại viên chức dựa vào các tiêu chí thì tại các cơ sở giáo dục nghề công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng mà chỉ dựa vào các hướng dẫn của văn bản cấp trên, không có tiêu chí cụ thể dẫn đến dẫn tới khi thực hiện công tác đánh giá không có một công cụ, thước đo nào có thể đo lường được những kết quả đánh giá theo các tiêu chí đó. Viên chức dựa vào các tiêu chí thì tại các cơ sở giáo dục nghề công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những nét riêng so với viên chức ở sự nghiệp công lập vì bị điều chỉnh một phần bởi Luật giáo dục nghề nghiệp, do đó những nét riêng mang tính đặc thù đòi hỏi phải được chú ý trong công tác đánh giá viên chức. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tiêu chí thể hiện được những đặc điểm riêng này mà chủ yếu còn thụ động trông chờ hướng dẫn, chưa chủ động quy định cụ thể tiêu chí đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do văn bản chưa được rõ ràng dẫn đến khi thực hiện đánh giá không có áp dụng thống nhất với nhau, đôi khi còn lúng túng trong quá trình thực đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đánh giá viên chức hiện nay. Khi chính cả thủ trưởng cơ quan chuyên môn cũng như viên chức không hiểu rõ tiêu chí đánh giá, không được giải thích để xác định đúng thì những lỗi trong đánh giá thiên về tính chủ quan của người đánh giá sẽ càng tăng và việc đưa ra được một kết quả đánh giá chính xác là khó có thể đạt được.

- Đối với một số viên chức giữ chức vụ quản lý thì một số cá nhân vẫn còn tư tưởng thành tích dẫn tới chưa thật sự nghiêm túc với những tồn tại, thường dĩ hòa vi quý những thiếu sót của cấp dưới. Tình trạng một số viên chức trong từng

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí