2.3.4. Về tiêu chí đánh giá viên chức
Khi đánh giá viên chức, cần có tiêu chí đánh giá vì xem đó như là thước đo chuẩn xác nhất. Do đó tiêu chí đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào các văn bản của Trung ương, UBND tỉnh Đắk Lắk. Hàng năm, UBND tỉnh Đắk Lắk đều có văn bản chỉ đạo công tác đánh giá tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện. Việc hướng dẫn nội dung đánh giá tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ nêu được nội dung đánh giá viên chức.
Tiêu chí đánh giá tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo 05 tiêu chí đánh giá theo quy định bao gồm: Chính trị tư tưởng; đạo đức lối sống; tác phong lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Đối với viên chức là lãnh đạo, quản lý (gồm chức danh Hiệu trưởng, Trưởng phòng và Phó trưởng phòng) còn thực hiện đánh giá theo các nội dung sau đây: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết.
Trên thực tế khi đánh giá đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập chưa chú ý làm rõ các chuẩn mực đánh giá của từng tiêu chí. Bên cạnh đó, do không có quy chế đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập nên từng cơ quan chuyên môn sẽ có cách hiểu và lấy cơ sở để đánh giá cho từng tiêu chí khác nhau, đặc biệt là tiêu chí về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Về tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, viên chức các cơ quan chuyên môn thường nhầm lẫn giữa đạo đức cá nhân trong cuộc sống với đạo đức công vụ. Do đó, khi đánh giá đa số đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập thường được điểm tối đa đối với nhóm tiêu chí này,
làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả đánh giá viên chức.
2.3.5. Về phương pháp đánh giá viên chức
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đánh Giá Viên Chức
- Tổng Quan Về Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Trình Độ Ngoại Ngữ, Tin Học Viên Chức Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2020-2021
- Kết Quả Đánh Giá Viên Chức Và Việc Sử Dụng Kết Quả Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Về Đánh Giá Viên Chức
- Đánh Giá Viên Chức Phải Đáp Ứng Được Yêu Cầu Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Trên cơ sở nghiên cứu về phương pháp đánh giá ở phần cơ sở khoa học và khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sử dụng các phương pháp đánh giá viên chức sau đây:
- Phương pháp đánh giá dựa trên bản kiểm điểm của từng viên chức
Là phương pháp được sử dụng phổ biến đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập. Việc áp dụng phương pháp này khá đơn giản. Hàng năm vào thời gian kết thúc năm học của các trường đào tạo. các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập sẽ ban hành công văn, kế hoạch hướng dẫn thực hiện đánh giá kèm theo các biểu mẫu gửi đến từng đơn vị thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Dựa trên những biểu mẫu đánh giá có sẵn, từng viên chức sẽ thực hiện tự đánh giá và đưa ra kết quả xếp loại của mình theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này sẽ là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan chuyên môn đánh giá tính tự giác và ý thức phê bình, tự phê bình của mỗi viên chức. Cách thức đánh giá này phụ thuộc phần nhiều vào sự tự giác của viên chức và cũng rất khó để kiểm chứng. Vì tâm lý mỗi viên chức nếu không bị các hình thức kỷ luật hay muốn tinh giản biên chế thì đa số thường nhận là hoàn thành tốt nhiệm vụ dù không hoàn thành tốt 100% khối lượng công việc.
Tại trường Cao đẳng công nghệ Tây Nguyên áp dụng phương pháp đánh giá bằng bản tự kiểm điểm và thu thập thông tin từ các kênh khác có hiệu quả hơn trong đánh giá vì nó không những tạo điều kiện để viên chức tự kiểm điểm những gì mình đã làm được, chưa làm được mà nó còn tổng hợp những thông tin liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ của viên chức. Tuy nhiên khó
khăn của phương pháp này là việc thu thập tổng hợp thông tin để kết hợp với bản kiểm điểm đánh giá viên chức. Nếu xử lý không phù hợp có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn trong đánh giá như hiện tượng mất đoàn kết, xoi mói, vu oan, bịa đặt.
- Phương pháp 360 độ
Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, phương pháp 360 độ là phương pháp đánh giá một cách toàn diện viên chức. Ở đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đã thực hiện đánh giá toàn diện viên chức về mặt nội dung cũng như hình thức đánh giá. Về nội dung, đánh giá được thể hiện trên tất cả các mặt: từ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; tác phong lề lối làm việc,....Về hình thức, việc đánh giá viên chức được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau như: cá nhân viên chức, thủ trưởng đơn vị, đồng nghiệp trong đơn vị.
Ngoài ra, tại tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập còn sử dụng phương pháp bỏ phiếu, bình bầu.
Đây là phương pháp được sử dụng để bỏ phiếu kết quả xếp loại đánh giá đối với từng viên chức. Tuy nhiên, sử dụng ngay kết quả bỏ phiếu làm kết quả đánh giá cuối cùng của viên chức và kết quả tự nhận phân loại của viên chức, thì thủ trưởng cơ quan chuyên môn là người quyết định mức đánh giá, phân loại công chức. Nếu sử dụng phương pháp bình bầu thì kết quả bình bầu chỉ được xem là thông tin tham khảo để thủ trưởng cơ quan ra quyết định đánh giá đối với viên chức đó.
Việc sử dụng các phương pháp đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề ngiệp công lập vẫn chưa thống nhất và chưa có sự kết hợp giữa các phương pháp để phù hợp với từng đối tượng viên chức được đánh giá. Chưa được khai thác hết những ưu điểm của nó, đối với phương pháp 360 độ, chỉ dừng lại ở việc ghi nhận ý kiến đóng góp của tập thể và lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà bỏ qua
kênh thông tin phản hồi hữu ích từ phía người dân, các cơ quan đơn vị khác và các chuyên gia đánh giá. Đối với phương pháp bỏ phiếu mặc dù đã đưa ra các tiêu chí để xác định kết quả xếp loại nhưng việc đánh giá mang tính chủ quan, người nào ít va chạm, được lòng mọi người thì được nhiều phiếu đánh giá tốt và ngược lại.
2.3.6. Về quy trình đánh giá viên chức
Hiện nay, quy trình đánh giá viên chức đang được thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25/11/2019; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện một số loại hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, việc đánh giá, phân loại viên chức được thực hiện vào thời điểm kết thúc năm học. Đối với viên chức chuyển công tác thì cơ quan mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan cũ (trừ trường hợp không còn cơ quan cũ).
Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì viên chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao gửi đơn vị công tác để thực hiện
việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định. Thời điểm đánh giá phân loại được thực hiện trước công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, kết quả đánh giá chất lượng là cơ sở để bình bầu các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Qua nghiên cứu tài liệu, hiện nay tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có quy trình thực hiện riêng mà chủ yếu thực theo quy định trình tự, thủ tục đánh giá với viên chức theo nhưng quy định của Chính phủ như sau:
2.3.6.1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
Trước khi tiến hành đánh giá tập thể và cá nhân, Thủ trưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai, hướng dẫn viên chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị viết bản tự đánh giá, phân loại viên chức.
Mỗi cá nhân chuẩn bị một bản tự đánh giá, phân loại theo những tiêu chí đánh giá đã được trình bày ở trên và thực hiện theo mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tự đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và đưa ra những phương hướng phấn đấu, biện pháp khắc phục và hoàn thiện bản thân trong thời gian tới. Tự nhận một trong bốn mức độ đánh giá theo quy định:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Ngay sau khi hướng dẫn viên chức viết bản tự kiểm điểm, Thủ trưởng từng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thống nhất với viên chức của đơn vị lựa chọn một thời điểm nhất định để tổ chức một cuộc họp về đánh giá viên chức. Đối với cơ quan không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể viên chức của cơ quan.
Bước 2: Từng cá nhân trình bày bản tự đánh giá, phân loại.
Sau khi được Thủ trưởng cơ quan hướng dẫn viết bản tự kiểm điểm. Từng viên chức thực hiện đánh giá bản kiểm điểm của bản thân theo hướng dẫn dựa trên tinh thần độc lập, tự chủ và thẳng thắn. Sau đó, tự trình bày bản kiểm điểm của bản thân trong cuộc họp tại cơ quan, đơn vị với sự góp mặt của Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng phụ trách đơn vị và toàn thể các viên chức, người lao động thuộc đơn vị.
Viên chức tự trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp đánh giá. Bước này, nhằm thể hiện tinh thần, ý thức tự phê bình, tính chịu trách nhiệm trước tập thể về bản kiểm điểm của viên chức đối với bản thân và đối với công việc.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá viên chức
Sau khi nghe viên chức trình bày bản tự kiểm điểm. Các thành viên tham dự họp đóng góp ý kiến, các ý kiến được ghi vào biên bản cuộc họp. Ý kiến đóng góp của tập thể là nhận xét những ưu điểm, nhược điểm viên chức sau đó được thông qua tại cuộc họp. Đồng thời, cá nhân được toàn thể viên chức trong đơn vị góp ý tiếp thu và có thể phản bác ý kiến của viên chức nhận xét nếu có căn cứ cho rằng ý kiến nhận xét của họ là không khách quan và trái với sự thật.
Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng phụ trách đơn vị ghi ý kiến nhận xét, đánh giá đối với viên chức (Trưởng phòng; phó trưởng phòng; trưởng khoa; phó trưởng khoa hoặc là Giám đốc; phó giám đốc trung tâm, tùy thuộc vào cơ cấu đơn vị của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà tên gọi các cơ chuyên môn khác nhau). Để thư ký cuộc họp tổng hợp.
Bước 4: Thủ trưởng cơ quan nhận xét, đánh giá đối với từng viên chức Sau khi nghe trình bày bản tự kiểm điểm của viên chức, ý kiến đóng góp
của toàn thể viên chức thì thủ trưởng cơ quan chuyên môn sẽ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá đối với toàn thể viên chức trong đơn vị quản lý. Dựa trên
kết quả cuộc họp tại đơn vị, tổ chức cuộc họp gồm: Ban giám hiệu; đại diện Đảng ủy; công đoàn; đoàn thanh niên và trưởng các đơn vị trực thuộc. Ý kiến đóng góp của thủ trưởng đơn vị là kết quả tổng hợp những ý kiến đánh giá của toàn thể viên chức đối với viên chức bị đánh giá, đó là sự đồng tình và không đồng tình về những nhận xét, đánh giá của bản thân viên chức; ý kiến đóng góp của toàn thể viên chức và từ đó đưa ra kết luận nhận xét đánh giá cuối cùng về toàn thể viên chức trong đơn vị mà Thủ trưởng quản lý. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan chuyên môn cũng đưa ra các quan điểm, nhận xét cá nhân của mình đối với từng viên chức trong quá trình hoạt động tại đơn vị mình quản lý.
Các thành viên tham dự họp sẽ tiến hành biểu quyết về mức độ hoàn thành của từng viên chức, các ý kiến đóng góp và kết quả biểu quyết được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 5: Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của Đảng ủy
Kết quả tổng hợp những ý kiến đánh giá của toàn thể viên chức đối với viên chức bị đánh giá, đó là sự đồng tình và không đồng tình về những nhận xét, đánh giá của bản thân viên chức; ý kiến đóng góp của toàn thể viên chức và từ đó đưa ra kết luận nhận xét đánh giá cuối cùng về toàn thể viên chức trong đơn vị mà Thủ trưởng quản lý. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan chuyên môn cũng đưa ra các quan điểm, nhận xét cá nhân của mình đối với từng viên chức trong quá trình hoạt động tại đơn vị mình quản lý.
Bước 6: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Đối với Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng phụ trách đơn vị, đơn vị được giao
tổng hợp thì tổng hợp ý kiến xét đánh giá tại bước 2, bước 3 và các tài liệu liên quan làm văn bản gửi UBND tỉnh thực hiện việc nhận xét, đánh giá, xếp loại theo quy định.
Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng khoa; phó trưởng khoa; giám đốc; phó giám đốc trung tâm thì đơn vị được giao tổng hợp tổng hợp các
ý kiến nhận xét tại bước 2, bước 3 và các tài liệu liên quan nếu có trình Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng theo quy định.
Bước 7: Giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền.
Viên chức có quyền khiếu nại, trình bày ý kiến, bảo lưu và báo cáo lên cấp trên những vấn đề không tán thành về nhận xét, đánh giá xếp loại đối với bản thân mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền theo phân cấp quản lý viên chức.
Bước 8: Căn cứ hồ sơ đánh giá viên chức, kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có).
Thủ trưởng cơ quan chính thức ghi đánh giá xếp loại và ký tên vào bản tự nhận xét đánh giá của viên chức.
Bước 9: Lưu hồ sơ, gửi kết quả (nếu có).
Thủ trưởng cơ quan công bố, công khai kết quả đánh giá viên chức hàng năm.
2.3.6.2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
Trước khi tiến hành đánh giá tập thể và cá nhân, Thủ trưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai, hướng dẫn viên chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị viết bản tự đánh giá, phân loại công chức.
Mỗi cá nhân chuẩn bị một bản tự đánh giá, phân loại theo những tiêu chí đánh giá đã được trình bày ở trên và thực hiện theo mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tự đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và đưa ra những phương hướng phấn đấu, biện pháp khắc phục và hoàn thiện bản thân trong thời gian tới. Tự nhận một trong bốn mức độ đánh giá theo quy định.
Ngay sau khi hướng dẫn viên chức viết bản tự kiểm điểm, Thủ trưởng từng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thống nhất với viên chức của đơn vị lựa chọn một thời điểm nhất định để tổ chức một cuộc họp về đánh giá viên