Các Công Trình Nghiên Cứu Về Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Nói Chung, Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Tại Hà Nội Nói Riêng Trong Dạy Học Lịch Sử Ở


phương pháp học”, khẳng định chức năng cơ bản của người dạy là dạy cách học, chức năng cốt lõi của người học là học cách học. Một GV giỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn hai hoạt động đó giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. Đó cũng là nguyên tắc dạy học cần được thực hiện triệt để ở trường phổ thông nói chung, khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử nói riêng nhằm phát triển năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS.

Trong cuốn Giáo dục học hiện đại - Những nội dung cơ bản của Thái Duy Tuyên (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) tiếp tục khẳng định “trực quan là điểm xuất phát của DH”[144, tr.169]. Trên cơ sở đó, tác giả bàn đến các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS dã chỉ rõ: kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, cần sử dụng các phương tiện DH, kiến thức phải được trình bày trong “dạng động”, dụng cụ trực quan có tác dụng tốt trong việc kích thích hứng thú HS, cần sử dụng nhiều hình tổ chức DH khác nhau, trong đó có tham quan... Do vậy, DTLSQGĐB là một loại phương tiện cần thiết trong dạy học lịch sử.

Tác giả Nguyễn Thành Kỉnh trong bài viết Từ PPDH truyền thống đến phương pháp sư phạm hợp tác (Tạp chí Giáo dục số 206 – kì 2-1/2009) đã tổng kết các PPDH trong thực tiễn của nhà trường và trong lĩnh vực lí luận sư phạm, từ một hình thái “giáo dục quyền uy” độc đoán, truyền thống chuyển sang chủ nghĩa “giáo dục tự nhiên” thế kỉ XVIII, đến trào lưu hướng về người học “lấy HS làm trung tâm” và xu hướng một nền “giáo dục hợp tác” đang được thể nghiệm hiện nay. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến PP “sư phạm hợp tác” với ưu điểm là tập trung vào tác động qua lại giữa người dạy, người học và môi trường tổ chức dạy học. Đó vừa là nguyên tắc vừa là phương pháp để phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình nhận thức nói chung, sử dụng DTLSQGĐB trong DHLS nói riêng.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

1.2.2.1. Công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài

Tác giả Đairi đã viết trong cuốn Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1973, chỉ rõ “toàn bộ công tác DH sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên quan đến sự kiện...” và chỉ rõ “Bản thân cơ chế hình thành kiến thức lịch sử đòi hỏi một khối lượng tài liệu sự kiện phong phú, sáng sủa, giàu hình tượng, giàu cảm xúc, tài liệu đó đưa ra một bức tranh nguyên vẹn của hiện tượng nào đó” [33, tr.10]. Đồng thời, nhấn mạnh, để hình thành tư duy độc lập và tính tự lập của HS thì nên tổ chức học tập thực tế tại di tích lịch sử; đề xuất một số hình thức dạy học tại thực địa. Đó là cơ sở phương pháp luận để chúng tôi kế thừa và vận dụng linh hoạt trong quá trình xác định hình thức, phương pháp và cách thức tiến hành dạy học tại thực địa (nơi có DTLSQGĐB tại Hà Nội) đạt hiệu quả và có tính khả thi.

I.Ia.Lecne với Phát triển tư duy HS trong dạy học lịch sử, NXB Moscow, 1982 (Tài liệu dịch lưu trữ tại thư viện ĐHSP Hà Nội) đã chỉ ra rằng dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phương pháp hoạt động. Ông


khẳng định sự cuốn hút của phương tiện tạo hình trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Tính trực quan là phương tiện cơ bản để hình thành kiến thức lịch sử. Đồng thời, nêu lên các loại và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Đó là những gợi ý quý báu cho chúng tôi khi sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Như vậy, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục lịch sử trên thế giới đều gián tiếp hoặc trực tiếp khẳng định vai trò của DTLS trong quá trình DHLS ở trường phổ thông; nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng các tài liệu về DTLS trong DHLS, nó có giá trị hỗ trợ HS phát triển toàn diện - cung cấp tri thức, giáo dục đạo đức, tư tưởng và phát triển k năng thực hành bộ môn. DTLS là phương tiện trực quan, là môi trường DH gắn liền thực tiễn, là nguồn kiến thức lịch sử khoa học, là một loại tài liệu lịch sử địa phương quan trọng cần vận dụng trong thực tiễn DH. Trong đó, hình thức tổ chức DH tại di tích góp phần hình thành tư duy độc lập và tính tự lập của HS. Kết quả của các công trình trên không những khẳng định sự hợp lý, đúng đắn, khoa học và cần thiết trong hướng nghiên cứu của đề tài, mà còn góp phần xây dựng cơ sở lý luận trong quá trình thực nghiệm và ứng dụng thực tiễn của luận án.

1.2.2.2. Công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 4

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu ngoài nước, vận dụng sáng tạo vào đặc thù bộ môn, các nhà nghiên cứu về lý luận và phương pháp DHLS trong nước đã bàn đến ý nghĩa, vai trò, các hình thức, phương pháp sử dụng di tích với tư cách là nguồn kiến thức, là phương tiện DH trong DHLS ở trường phổ thông.

Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử qua các năm do các nhà nghiên cứu lý luận DH bộ môn biên soạn đã đề cập sâu sắc đến vấn đề Luận án nghiên cứu:

Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 1, NXBGD năm 1976 do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị chủ biên đã nhấn mạnh 3 nguyên tắc cơ bản là: kết hợp việc DHLS với đời sống, đảm bảo tính trực quan và phát triển năng lực nhận thức của HS. Sử dụng di tích trong DHLS có thể đảm bảo hiệu quả việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản nêu trên. Tác giả khẳng định, biểu tượng về nền văn hoá vật chất không những giúp HS hiểu rõ, chính xác lịch sử quá khứ, mà còn góp phần bồi dưỡng cho các em quan điểm Macxit về quy luật phát triển của lịch sử loài người.

Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 2 (NXB Giáo dục Hà Nội, 1980) nhấn mạnh các nguyên tắc: học đi đôi với hành - trong đó yếu tố đầu tiên là quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp đối tượng nghiên cứu, khẳng định một biện pháp quan trọng của việc DH gắn liền với đời sống là đưa tài liệu lịch sử địa phương, chất liệu cuộc sống hiện tại vào việc trình bày lịch sử quá khứ. Trong trường hợp này, di tích với tư cách vừa là “đối tượng” nghiên cứu cần quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đồ dùng trực quan), vừa là một loại tài liệu lịch sử địa phương cần thiết hỗ trợ cho việc học tập của HS. Đồng thời, khẳng định ý nghĩa và hướng dẫn cách thực hiện những giờ học tại thực địa với hình thức là một bài nội khóa hoặc công tác ngoại khóa. Đây là những gợi ý trực tiếp quan trọng định hướng khi xây dựng cơ sở lí thuyết và xác định các biện pháp sử dụng DTLS trong DH bộ môn ở trường THPT.

Cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (NXB Giáo dục Hà Nội, 1992) do Phan


Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên (được tái bản có sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998,1999, 2000, 2001) đã trở thành giáo trình chung cho các trường ĐHSP và CĐSP trong cả nước. Chương II viết về “Bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông Việt Nam” khi xác định những yêu cầu cơ bản đối với việc cải tiến DHLS, phải đảm bảo tính cụ thể của lịch sử, muốn vậy phải nhờ đến sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan. Trong chương V, các tác giả nêu rõ để hình thành cho HS năng lực tư duy và hành động thì một trong những biện pháp quan trọng để cụ thể hóa sự kiện lịch sử; khẳng định bài học tại thực địa, bảo tàng (bài học nội khóa) có giá trị lớn đối với HS. So với giáo trình xuất bản năm 1980 việc tiến hành bài học tại thực địa đã được phân tích rõ hơn vai trò, ý nghĩa, hướng dẫn cụ thể hơn cách thức tiến hành với những ví dụ cụ thể. Đó là nguồn tài liệu quý để chúng tôi vận dụng linh hoạt vào quá trình đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử xuất bản năm 2002, gồm 02 tập do các tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng viết (tái bản có bổ sung năm 2005, 2009, 2014 (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội) đã định hướng về nguyên tắc DH, trong đó nhấn mạnh đặc điểm của môn Lịch sử không thể trực tiếp quan sát các sự kiện nên đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp HS nắm vững quy luật. Di tích và tài liệu di tích là phương tiện trực quan quan trọng, là một trong những biện pháp hiệu quả tạo biểu tượng lịch sử trong DH bộ môn. Sử dụng di tích là một trong những con đường, biện pháp phát triển tư duy và năng lực thực hành cho HS, khẳng định ý nghĩa của hình thức DH tại di tích, nêu quy trình, điều kiện thực hiện, những lưu ý khi tổ chức DH tại DTLS. Mặc dù nội dung của bộ giáo trình không đi sâu nghiên cứu về DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DHLS ở trường phổ thông nói riêng, nhưng những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở phương pháp luận vững chắc của đề tài. Đồng thời, gợi mở những giải pháp trong quá trình nghiên cứu Luận án.

Cùng với giáo trình, nhiều nội dung liên quan đến đề tài của chúng tôi được thể hiện phong phú trong các nghiên cứu chuyên khảo của đông đảo các nhà nghiên cứu có uy tín trong giáo dục và DHLS ở Việt Nam. Tiêu biểu:

Cuốn Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (NXB ĐHSP, 2008) do Phan Ngọc Liên chủ biên là tập hợp các bài nghiên cứu của cán bộ khoa Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Vụ Giáo dục trung học. Trong cuốn sách, nhiều bài viết đã trực tiếp liên quan đến đề tài của chúng tôi. Cụ thể:

Phan Ngọc Liên trong bàiMột số vấn đề về đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thôngđã nêu rõ những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức DH. Trong đó cần tăng cường tính khoa học, tính cụ thể của sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, tổ chức cho HS tiếp cận nhiều hơn với các sử liệu. Bài viết cũng nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành bộ môn với các hoạt động như tham quan bảo tàng lịch sử cách mạng, nhà truyền thống, chiến trường xưa, DH tại thực địa, nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương.


Các tác giả Đặng Văn Hồ và Nguyễn Thành Nhân trong bài viết “Tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộcđã khẳng định tài liệu lịch sử địa phương là phương tiện quan trọng để thực hiện phương thức DH gắn liền với thực tiễn, tài liệu được sử dụng vừa có ý nghĩa nhận thức, vừa là tài liệu hỗ trợ cho việc học tập của HS ở các trường THPT.

Tác giả Nguyễn Thị Côi với Bảo tàng lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXBĐHQG, 1998, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2006 là các công trình quan trọng đề cập trực tiếp đến nhiều khía cạnh của đề tài. Khi trình bày những yêu cầu đối với bài học LS, tác giả đã phân tích một số yêu cầu tạo cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài là phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, hình ảnh khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử để HS có biểu tượng chân thực, chính xác nhằm khơi dậy những cảm xúc sâu sắc của HS. Muốn vậy, GV cần sử dụng đa dạng, kết hợp các nguồn kiến thức, tài liệu tham khảo… để bài giảng sinh động, giúp HS lĩnh hội bài tốt. Cuốn sách tiếp tục khẳng định ý nghĩa của hoạt động tham quan, ngoại khóa trong việc phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong DHLS và có hướng dẫn chi tiết cho các hoạt động này.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Thành trong cuốn Bảo tàng, di tích – Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học Lịch sử cho HS phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 đã trình bày khái quát về mối quan hệ giữa việc truyền thụ kiến thức lịch sử trong nhà trường với phương pháp tiếp cận mới trong việc dạy học lịch sử tại bảo tàng, di tích. Trên cơ sở bám sát nội dung chương trình SGK, có sự cập nhật, bổ sung những vấn đề mới theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tác giả đề xuất một hệ thống các chủ đề và tiểu chủ đề và những yêu cầu nhằm thực hiện các hiệu quả chủ đề, tiểu chủ đề đó. Đồng thời, đề xuất hình thức DHLS tại bảo tàng, di tích thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Với cách làm của tác giả là những gợi ý quan trọng để chúng tôi tham khảo và vận dụng linh hoạt trong quá trình xác định hình thức, phương pháp và biện pháp sư phạm sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội hợp lí và hiệu quả.

Năm 2014, tập hợp các bài khoa học thuộc chủ đề Đổi mới phương pháp DHLS trong Hội thảo khoa học quốc gia về DHLS ở trường phổ thông Việt Nam vào tháng 08/2012 tại Đà Nẵng đã được tuyển chọn xuất bản trong Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2014) do tác giả Trịnh Đình Tùng chủ biên. Nhiều bài trong hội thảo đã bàn sâu và đưa ra nhiều giải pháp tích cực về việc sử dụng DSVH trong DHLS. Tiêu biểu là bài viết Dạy học lịch sử thông qua các di sản của Phạm Mai Hùng. Tác giả khẳng định, giáo dục thông qua các DS (văn hóa) là phương pháp có tính phổ biến ở mọi quốc gia, không phân biệt chính trị - xã hội, nó được hình thành từ rất sớm và luôn có tính kế thừa, duy trì, phát triển cho tương thích với điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Ông nhấn mạnh, dạy và học lịch sử thông qua các DSVH là phương pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả, là phương pháp tối ưu không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái đẹp, cái hay... Đồng


thời, giúp HS tích lũy vốn sống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững bước vào tương lai. Đó là cơ sở để chúng tôi khẳng định giá trị của DTLSQGĐB tại Hà Nội trong trong DHLS ở trường THPT.

Tác giả Trần Thị Bích Liễu trong cuốn Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS phổ thông: Lý thuyết và thực hành, (NXBĐHQGHN, 2016) đã nghiên cứu lí thuyết và thử nghiệm thành công dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS ở hai trường THCS và THPT của Hà Nội. Đồng thời, hướng dẫn GV cách sử dụng công cụ sáng tạo trong dạy học thử nghiệm thành công ở năm môn học trong đó có môn Lịch sử dựa trên các bài dạy của SGK. Cụ thể trong phần 3, mục 3.2, nhóm tác giả đã đưa ra khuyến nghị của Farr & Darling (2008) về sử dụng di tích lịch sử khi dạy học khám phá. Tác giả đưa ra các công cụ giúp HS học lịch sử qua các câu hỏi khám phá, các bài tập suy luận khi xem tranh ảnh, các tài liệu, phim về di tích lịch sử được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ các nhà giáo dục thuộc tổ chức quản lý các di tích và lưu trữ, Washington, DC (2008). Đây là những gợi ý thiết thực để chúng tôi tham khảo và vận dụng linh hoạt khi xác định các biện pháp sử dụng DTLSQGĐB trong DHLS ở trường THPT.

Vấn đề sử dụng di tích trong DHLS cũng đã được nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ. Tiêu biểu là: “Sử dụng di tích lịch sử trong DHLS dân tộc ở trường THCS” (Hoàng Thanh Hải); “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong DHLS Việt Nam trong giai đoạn 1919- 1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thành Nhân); Nguyễn Thị Duyên năm 2018: “Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) với di tích lịch sử tại địa phương ở trường THPT tỉnh Nghệ An”; Nguyễn Thị Vân “Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong DHLS Việt Nam, Lớp 10, trường THPT tỉnh Thanh Hóa”. Ở những mức độ khác nhau, các tác giả phân tích lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích trong DHLS, trong đó, chủ yếu vẫn tập trung vào các loại DSVH vật thể. Đồng thời, xác định nội dung, đề xuất hình thức và các biện pháp sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học.

Sử dụng di tích trong DHLS cũng được bàn đến trong nhiều bài báo, tiêu biểu như: “Tổ chức hướng dẫn cho HS phổ thông tham gia các lễ hội xuân tại di tích lịch sử” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 5/1997); “Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho HS qua môn lịch sử” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 308, 2013). Các bài viết trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc sử dụng di tích trong DHLS, là những gợi ý bổ ích cho đề tài.

Nhận thức rõ giá trị và vai trò của DSVH nói chung, DTLS nói riêng, thực hiện chủ trương khuyến khích sử dụng DSVH trong DH, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có công văn số 73/HD - BGDĐT - BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông. Tháng 10/2013 cuốn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông đã được biên soạn, trở thành tài liệu tập huấn cho GV toàn quốc về vấn đề này. Tài liệu đã xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản cho việc sử dụng DSVH trong DH ở trường phổ thông nói chung, DH bộ môn LS nói riêng; làm rõ khái niệm, phân loại, ý nghĩa của DS đối với hoạt động DH và giáo dục phổ thông, chỉ ra những DS thường được sử dụng,


các hình thức tổ chức DH và phương pháp sử dụng DS trong DH, quản lý sử dụng DS trong DH... Sự chỉ đạo cụ thể của công văn liên ngành và tài liệu tập huấn đã hỗ trợ đắc lực cho công tác tập huấn GV trong toàn quốc, tạo bước chuyển biến tích cực trong đổi mới DH ở trường phổ thông. Đồng thời, là định hướng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận án.

Tháng 5/2014 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS (Môn Lịch sử cấp THCS và THPT). Đối với tài liệu dành cho cấp THPT, phần thứ 2 đã đi sâu hướng dẫn DH theo định hướng phát triển năng lực trên cơ sở xác định các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt của môn LS cấp THPT. Tài liệu cũng xác định phương pháp và hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển năng lực HS. Trong đó nhấn mạnh DSVH, di tích lịch sử dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục. Bộ môn LS có ưu thế trong việc sử dụng các DSVH như là nguồn tri thức, phương tiện để DH. Tài liệu cũng chỉ ra các DS thường sử dụng trong DHLS, phương pháp, hình thức khai thác và sử dụng... Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi vận dụng xây dựng cơ sở lí luận và đề xuất hình thức, phương pháp sử dụng DTLS trong luận án.

Như vậy, các nguồn tài liệu trên đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề sử dụng di sản nó chung và di tích lịch sử nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông. Các công trình nghiên cứu này chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử và cũng còn rất sơ lược, mới chỉ dừng ở một số nét khái quát, nhưng thực sự là những chỉ dẫn, những gợi ý rất quý báu, đặt nền móng cho chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài của mình.

1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Nhận xét chung

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu về di sản, di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng với nhiều cách tiếp cận, ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Có thể nói rằng, việc sử dụng các di tích lịch sử và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử rất đa dạng và phong phú, nhất là theo quan điểm đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm cụ thể khi sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Qua các công trình nghiên cứu nêu trên có thể nhận thấy, di tích lịch sử chính là một loại phương tiện dạy học đặc biệt có giá trị. Ở phương diện là đồ dùng trực quan, di tích trở thành cơ sở để HS tái hiện kiến thức lịch sử, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu. Đồng thời, góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy cho HS. Ở phương diện là tài liệu học tập, di tích là loại tài liệu văn hoá quan trọng, giúp HS hiểu và nhận thức sâu sắc về văn hoá và truyền thống, về các chuẩn mực đạo đức xã hội; Ở phương diện môi trường học tập, di tích chính là những cơ


sở học tập thực tế, môi trường thực tiễn sống động, khắc phục việc học tập xa rời thực tế... Những nghiên cứu quan trọng của các tác giả trong và ngoài nước đã góp phần khẳng định sự hợp lý, đúng đắn, khoa học và cần thiết trong hướng nghiên cứu của đề tài.

1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa

Vấn đề sử dụng sử dụng di tích, di tích lịch sử - văn hóa nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng đã được đề cập tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Việc tiếp cận với các tài liệu trên đây đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc củng cố và hệ thống hoá lại các vấn đề có liên quan tới đề tài của mình, trong đó có những vấn đề quan trọng như:

- Khẳng định bản chất của các khái niệm liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài như “di tích”, “di tích lịch sử”, “di tích quốc gia đặc biệt”, “di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội”;

- Khẳng định giá trị, tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện trực quan, tư liệu lịch sử nói chung, di tích lịch sử và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong DHLS ở trường phổ thông, nhất là trong xu thế đổi mới hiện nay.

- Cung cấp một hệ thống tư liệu quan trọng về các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, định hướng cho việc xác định hình thức và biện pháp sử dụng hiệu quả các di tích trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Xác định được một số nguyên tắc, lựa chọn được nội dung cơ bản, cũng như đề xuất được một số hình thức, phương pháp dạy học và biện pháp sư phạm sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, di tích lịch sử nói riêng trong DHLS, gồm các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Tuy nhiên, mặc dù đã đề cập khá nhiều đến di sản, di tích và di tích lịch sử quốc gia trong DHLS, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, tập trung và hệ thống về việc khai thác và sử dụng hệ thống di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS cho HS ở trường THPT. Đây cũng chính là vấn đề, là mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài của chúng tôi hướng đến, nhằm giải quyết vấn đề cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông hiện nay.

1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra trên đây, trên cơ sở kế thừa các công trình liên quan đã đề cập tới, đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

- Đi sâu nghiên cứu bản chất của DTLSQGĐB nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng; tìm hiểu đặc điểm, các cách phân loại, đặc biệt là giá trị to lớn của các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội; khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT.

- Tiến hành khảo sát thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT làm cơ sở cho việc xác định nội dung, đề xuất hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và biện pháp sư phạm sử dụng di tích lịch sử quốc


gia đặc biệt tại Hà Nội phù hợp với đối tượng nhận thức và điều kiện cho phép.

- Làm rõ những căn cứ và lựa chọn được những nội dung cơ bản, cốt lõi của các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội có thể sử dụng trong DHLS ở trường THPT.

- Xác định hệ thống kiến thức lịch sử Việt Nam ở trường THPT có thể và cần sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT.

- Trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý luận DH liên quan đến khai thác và sử dụng di tích lịch sử trong DHLS vào thực tiễn dạy học ở Hà Nội, đề tài xác định được các yêu cầu, lựa chọn hình thức tổ chức và các biện pháp sư phạm sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT dưới hai hình thức chủ yếu là trực tiếp và gián tiếp tùy theo địa bàn và điều kiện địa phương.

- Triển khai việc dạy học cụ thể theo lý thuyết đã nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT để rút ra các kết luận khoa học của đề tài.

x x

x

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quát các công trình khoa học liên quan đến đề tài, chúng tôi đã tiếp cận nhiều công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài. Đó là nguồn từ liệu về di tích lịch sử; di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội; tư liệu về lí luận day học nói chung, lí luận về phương pháp dạy học lịch sử nói riêng và sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Qua đó chúng tôi nhận thấy, giá trị to lớn của việc sử dụng di tích nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng trong dạy học và giáo dục lịch sử. Đó là những nguồn tư liệu quý giá, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình xây dựng cơ sở lí luận, cũng như định hướng xác định nội dung, hình thức, phương pháp sử dụng phù hợp và hiệu quả.

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Vì vậy, đây là hướng đi mới và có giá trị thực tiễn cao. Để khai thác và sử dụng hiệu quả di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, đòi hỏi GV phải nhận thức đúng bản chất, giá trị và tầm quan DT, từ đó biết vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học bộ môn. Đặc biệt là chú trọng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong một môi trường học tập lí tưởng ngoài nhà trường. Với những di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội thực sự là một kho tàng tri thức khoa học có giá trị lịch sử, văn hóa quý giá nếu GV biết khai thác và sử dụng trong dạy học lich sử thì sẽ tạo hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên công việc thống kê, khai thác “kho sử liệu” đó không hề dễ dàng. GV cần thực sự hiểu biết sâu sắc về mội di tích, cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội và có kiến thức lí luận về bộ môn để khai thác hiệu quả phục vụ DHLS ở các nhà trường THPT. Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải quyết ở các chương sau của luận án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023