Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Tuy nhiên ngày 29/9 Hạ viện Mỹ đã bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.
Sau những tranh cãi quyết liệt giữa những người ủng hộ và không ủng hộ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính thì vào ngày 1/10 Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (dự tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
2.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu và các nước khác
Tốc độ lan truyền của cuộc khủng hoảng là vô cùng nhanh chóng. Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã vượt qua biên giới nước Mỹ và gây ra những ảnh hưởng trầm trọng khác đối với những định chế tài chính lớn ở Châu Âu. Sỡ dĩ hệ thống tài chính châu Âu vốn được xem là khá kiên cố lại trở nên quá yếu ớt trước cuộc khủng hoảng và nhanh chóng sụp đổ như vậy là bởi vì nó đã tham gia quá sâu vào cuộc phiêu lưu cho vay nợ dưới chuẩn ở Mỹ. Và một khi thị trường Mỹ đóng băng, giá trị của các khoản cho vay thế chấp giảm đột ngột, khả năng thanh khoản dường như bị tê liệt thì các ngân hàng châu Âu cũng chịu cùng cảnh ngộ như các đồng nghiệp Mỹ.
Tháng 7 đến tháng 9/2007 ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. IKB là ngân hàng cung cấp tín dụng cho 10% số doanh nghiệp lớn nhất của Đức, đã gần như sụp đổ sau thiệt hại của các khoản đầu tư vào tín dụng thế chấp ở Mỹ. Tháng 8/2007, nó được ngân
hàng thuộc sở hữu nhà nước KfW đứng ra làm bảo lãnh chính. KfW từng sở hữu tới 43% IKB. Cuối năm 2007 các ngân hàng Đức đã đổ thêm vào IKB khoản hỗ trợ bổ sung 520 triệu đôla. Và ước tính chi phí cần thiết để IKB vượt qua khủng hoảng là trên 6,1 tỷ euro (khoảng 9 tỷ đôla).
Cũng vào đầu tháng 9 năm 2007, Fortis (ngân hàng lớn nhất tại Bỉ) đã thông báo lợi nhuận quý 2 giảm tới 49% do thâm hụt tài sản trong lĩnh vực đầu tư tín dụng. Và đến ngày 28/9, chính phủ 3 nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đã phải bơm cho Fortis 11,2 tỷ USD. Cùng chung số phận với Fortis là ngân hàng Bradford & Bingley, ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất của Anh. Lượng nợ xấu nói chung của ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm đã tăng lên mức 74,6 triệu Bảng so với mức 5,3 triệu bảng cùng kỳ trước đó một năm. Trong khi đó, lượng gửi tiết kiệm của khách hàng trong ngân hàng này cũng chỉ nhiều hơn một nửa so với dư nợ cho vay.
Hậu quả nặng nề cũng diễn ra với một ngân hàng khác của Anh đó là ngân hàng Northen Rock (ngân hàng lớn thứ 5 về cho vay thế chấp tại Anh). Ngày 15/9, hàng trăm khách hàng của ngân hàng Northern Rock đã kéo đến các chi nhánh của ngân hàng này để rút toàn bộ tiền tiết kiệm trước thời hạn. Ngân hàng Anh đã phải chi viện cho Northern Rock 1 tỷ bảng Anh. Sai lầm lớn nhất của ngân hàng Northern Rock đó là việc cho các khách hàng vay cầm cố nhiều gấp 5 lần lương của người vay. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Vì cuộc khủng hoảng này, cổ phiếu của Ngân hàng Northern Rock ngay cuối tuần đó đã giảm 31,46% lúc đóng cửa, kéo theo hàng loạt sự rắc rối cho ngành ngân hàng Anh và châu Âu nói chung.
Ngày 17/12/2007 cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
Ngày 17/2/2008 chính phủ Anh đã quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock. Ngân hàng này đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ và buộc phải vay khoảng 25 tỷ bảng Anh (51 tỷ USD) từ các khoản hỗ trợ khẩn cấp của Ngân hàng Trung ương Anh mới tạm thoát khỏi tình trạng nợ nần. Bộ Tài chính Anh đã thất bại trong việc cầu cứu các tập đoàn tài chính lớn cứu Northern Rock. Không nơi nào dám mạo hiểm khi bất ổn trên thị trường tín dụng thế giới ngày một lan rộng. Quốc hữu hóa là biện pháp cuối cùng, khi Chính phủ Anh không còn tìm được giải pháp nào khác cho Northen Rock.
Có thể bạn quan tâm!
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 1
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 2
- Chính Sách Mở Rộng Cạnh Tranh Của Chính Phủ Mỹ Đã Phá Bỏ Các Rào Kiểm Soát Cần Thiết Của Thị Trường Tài Chính
- Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam
- Ảnh Hưởng Đến Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Và Doanh Thu Dịch Vụ Tiêu Dùng
- Đặc Điểm Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Ngày 29/4/2008 Deutsche Bank (ngân hàng hàng đầu châu Âu và là ngân hàng dẫn đầu tại thị trường Đức trong lĩnh vực bán lẻ) lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản. Và đến ngày 31/7 Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
Ngày 22/9 Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley.
3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã để lại những ảnh hưởng vô cùng nặng nề không chỉ đối với nước Mỹ mà còn tác động rất lớn đến nền kinh tế của một loạt các nước châu Âu, châu Á và các nước khác trên thế giới. Và ở phần này em sẽ đề cập những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế thế giới theo những phương diện chính đó là: ảnh hưởng nền tài chính và thị trường chứng khoán các nước, ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
3.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền tài chính và thị trường chứng khoán các nước
Nước Mỹ là khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đồng thời cũng là nước hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng này. Mặc dù chính phủ Mỹ đã có những biện pháp mạnh tay để hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng hoảng, mà tiêu biểu là việc Cục Dự trữ Liên bang năm lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đồng USD từ 5,25%/năm xuống mức 3%/ năm, nhưng những ảnh hưởng của nó là vô cùng nặng nề. Điều đó được phản ảnh rõ nét nhất qua những thiệt hại của các định chế tài chính cũng như những mất mát của thị trường chứng khoán của quốc gia này.
Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi và Merrill Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa
thải. Tính đến tháng 9 năm 2008, các tổ chức này đã công bố khoản lỗ là 510 tỷ USD. Mức sụt giảm tiềm năng là 2400 đến 3200 tỷ USD (tức mất 80% từ tổng giá trị các tài sản 3000 - 4000 tỷ từ các chứng khoán phái sinh nói trên. Chính điều này đã dẫn đến hàng loạt các vụ phá sản và tiếp quản của các tên tuổi lớn trong giới đầu tư như: ngân hàng đầu tư Bear Stearns, Lehman Brothers, Merrill Lynch và các tổ chức kinh doanh bất động sản Fannie Mae và Freddie Mac, đồng thời đẩy nhiều tổ chức khác vào bờ vực nguy hiểm (Nguồn: Financial Times, 2008) .
Với các nhà đầu tư tại Mỹ, năm 2008 là tồi tệ nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng diễn ra gần 80 năm trước. Chỉ số Dow Jones mất 33,8% giá trị tương đương khoảng 7300 tỷ USD. Chỉ 2 trong số 30 hãng thành phần của chỉ số Dow Jones đi lên sau năm 2008, là Wal-Mart và McDonald, được cộng lần lượt 17% và 5%. Thiệt hại nặng nề nhất thuộc về General Motors. Giá cổ phiếu của tập đoàn sản xuất xe hơi đang gặp khó khăn này sụt giảm tới 87%, vượt qua cả mức 77% của ngân hàng Citigroup (Nguồn: Bloomberg.com, 2008) .
Tương tự như Dow Jones, chỉ 7 trong số 100 tập đoàn hàng đầu trong bộ chỉ số công nghệ Nasdaq thăng tiến trong năm qua. Trong năm 2008 chỉ số Nasdaq đã bị mất 40,5% giá trị. Chỉ số này đã có mức sụt giảm tệ hại nhất kể từ khi nó ra đời năm 1971. (Nguồn: Bloomberg.com, 2008)
Với chỉ số S&P 500, trong năm 2008 vừa qua nó đã bị mất 38,5% giá trị. Chỉ 22 trong số 500 công ty có giá cổ phiếu cao hơn năm 2007. Trong đó, cổ phiếu của tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG sụt giảm tới 96% giá trị. Trong 10 nhóm ngành kinh tế, theo tổ chức Standard & Poor, khối tài chính gặp khó khăn nhất khi mất 58% giá trị. Kết quả khả quan nhất thuộc về khu vực tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu với mức giảm 18% (Nguồn: Bloomberg.com, 2008) .
Tại châu Á, thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản, vừa trải qua năm tồi tệ nhất trong lịch sử khi chỉ số Nikkei 225 mất hơn 42% giá trị. Một số thị trường lớn khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong cũng có một năm tồi tệ. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hiện chỉ còn 59,3% giá trị cuối năm 2007. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 48,8% sau năm qua. Hàn thử biểu của Chứng khoán Trung Quốc, cùng với Vn-Index của Việt Nam, là 2 trong số các thị trường dẫn đầu về mức độ sụt giảm tại các nước châu Á. Hai chỉ số trên cùng giảm trên 65%. Không mất điểm mạnh như Trung Quốc và Việt Nam, nhưng chứng khoán tại ấn Độ cũng khiến nhiều nhà đầu tư điêu đứng với mức sụt giảm 52,5% của chỉ số BSE 30. Mới chỉ một năm trước, 3 quốc gia châu á này còn là những điểm đến lý tưởng cho dòng vốn đầu tư vào chứng khoán. (Nguồn: Financial Times, 2008).
Chứng khoán châu Âu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Chỉ số FTSE của Anh giảm 31,5%. Chỉ số CAC 40 giảm 42%, còn DAX của Đức mất 39,5% (Nguồn: Bloomberg.com, 2008).
3.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến thương mại toàn cầu
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thì hoạt động sản xuất ngưng trệ vì suy thoái có thể khiến thương mại toàn cầu năm 2009 giảm tới 9%, mức suy giảm lớn nhất trong 7 thập kỷ qua (Nguồn: IMF, 2009).
Ngày 23/3, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố báo cáo đánh giá thường niên về thương mại toàn cầu. Mức suy giảm, dự báo sẽ cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. ở các nước phát triển, lượng xuất khẩu sẽ giảm 10%. Còn tại các nước đang phát triển, nơi vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tốc độ suy giảm dao động 2-3%. Đây là hệ quả tất yếu khi hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thu hẹp, đặc biệt tại châu Á.
Trên thực tế, hoạt động thương mại toàn cầu đã suy giảm đáng kể từ tháng 9/2008. Tính chung cả năm 2008, xuất khẩu vẫn tăng 2%, song đã thấp
hơn nhiều tốc độ tăng trưởng 6% của năm 2007 (Nguồn: vnexpress.net, 2009).
Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy nhận định rằng: "Suốt 30 năm qua, trong tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại là lĩnh vực luôn tăng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng vượt GDP. Nhưng khi sản xuất đình trệ, nhu cầu hàng hóa giảm khiến thương mại lao dốc nhanh hơn tốc độ suy giảm chung của toàn bộ nền kinh tế. Hệ quả là hàng nghìn việc làm bị cắt giảm".
Năm 2008, kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 1,7%, so với mức 3,5% của năm 2007. Năm nay, nhiều khả năng GDP toàn cầu giảm 1-2%. Đây là lần đầu tiên, sự suy giảm nhìn thấy rõ trong hoạt động sản xuất toàn cầu, kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của WTO cảnh báo đà suy giảm bất thường này của các thị trường trên thế giới trong những tháng gần đây sẽ vẫn tiếp diễn trong giai đoạn trước mắt, khiến kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai gần (Nguồn: vneconomy.vn, 2009).
Sự sụp đổ liên tiếp của hàng loạt ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn ở Mỹ đã ảnh hưởng đến hoạt động tài chính nước này và nhiều nước khác. Không có nguồn hỗ trợ tài chính tín dụng, các hoạt động xuất nhập khẩu đương nhiên gặp khó khăn, nhiều người làm việc trong lĩnh vực này bị mất việc. Kể từ quý IV của năm 2008, có rất ít những tín hiệu lạc quan cho hoạt động thương mại trong năm 2009. Khủng hoảng kinh tế đã làm suy sụp hoạt động của hệ thống ngân hàng và các công ty, tổ chức cá nhân liên quan đến tín dụng. Thị trường chứng khoán suy giảm, giá nhà đất cũng giảm không ngừng cũng ảnh hưởng đến những người giàu ở Mỹ và khiến cho chính những người dân của Mỹ cùng nhiều quốc gia khác hạn chế chi tiêu, mua sắm những mặt hàng tiêu dùng, chẳng hạn như ôtô hay xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Giá các mặt hàng tiêu dùng giảm cũng làm giảm doanh thu xuất khẩu của những nước sản xuất dầu.
Ở châu Á, ảnh hưởng lớn và thấy rõ nhất sẽ là Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện là thị trường xuất khẩu khổng lồ và đang phải chịu nhiều khó khăn khi các đối tác xuất khẩu chính cũng chìm sâu trong khủng hoảng. Xuất khẩu của Trung Quốc với 6 đối tác hàng đầu, trong đó riêng châu Âu là một đối tác lớn, chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đông dân nhất thế giới này trong năm 2007. Và hiện tất cả những đối tác thương mại này đều đang gặp phải những khó khăn vì khủng hoảng kinh tế và chắc chắn sẽ hạn chế nhập khẩu trong một thời gian nhất định trước mắt (Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2009).
Số liệu thống kê hằng tháng thời gian qua cho thấy đã có sự giảm sút mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm 2009 ở Trung Quốc. Thậm chí, nhiều dự báo cho thấy, có những nguy cơ sụt giảm lớn hơn nữa trong vài tháng tới. Bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện qua các con số thống kê thời gian qua. Trong tháng 2, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái và 28% so với tháng 1. Nếu không có những dấu hiệu tích cực, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ về mức 0% trong thời gian từ 10 tháng đến 1 năm tới. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cả những nền kinh tế khác ở châu á, trong đó có Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Tương lai của thương mại toàn cầu, hiển nhiên sẽ phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra đối với nhu cầu trong nền kinh tế thế giới (Nguồn: vnexpress.net, 2009).
3.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến giá cả quốc tế và tốc độ tăng trưởng của các nước
Như chúng ta đã biết, chứng khoán, vàng và dầu mỏ là các kênh đầu tư chính của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Một khi thị trường chứng khoán đi xuống, các nhà đầu tư sẽ rút vốn chuyển sang đầu tư vào vàng và dầu mỏ. Hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự tụt dốc không phanh của một loạt các TTCK trên thế giới đã khiến một phần lớn nguồn vốn chuyển sang đầu cơ dầu mỏ và vàng. Xét riêng dầu mỏ, cầu về mặt hàng này tăng lên