Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Việt

Để nâng cao hiệu quả ban hành văn bản về tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, trước hết cần phải gắn với việc rà soát, đánh giá, xem xét, dự kiến bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm kịp thời loại bỏ những quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, không đúng thẩm quyền, không minh bạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, từng bước đơn giản hóa, hiện đại hóa hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.

Cần thay đổi, sửa đổi một số nội dung của Luật Đất đai năm 2013 theo hướng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân tương ứng với mỗi loại đất. Đối với đất nông nghiệp cần bỏ hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất, đồng thời khuyến khích tích tụ đất đai thành những cánh đồng mẫu lớn, áp dụng công nghệ sản xuất thông minh, hiệu quả.

Thứ năm, Về các thông tin liên quan đến đất đai: Cần minh bạch hóa trên các trang thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết tranh chấp, xử lý vi hành chính trong lĩnh vực đất đai để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thực thi pháp luật. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

Thứ sáu, Về vấn đề thu hồi đất: Để bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất, đặc biệt là hộ gia đình và cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 cần thu hẹp phạm vi thu hồi đất(66). Theo đó, việc thu hồi đất bắt buộc sẽ không còn được áp dụng với các dự án có tổng mức đầu tư lớn hay dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài . Do việc áp dụng thu hồi đất bắt buộc nhìn chung được cho là nguồn gốc của các xung đột lợi ích và nguy cơ tham nhũng, hạn chế tối đa áp dụng quy định này trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, tiến tới xóa bỏ việc thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế, vì Việt Nam đã cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO là hết năm 2018, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trường hợp phải thu hồi đất vì mục đích “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia” nhằm thực hiện các dự án có tầm quan trọng quốc gia cần sự phê duyệt của


66 Ngân hàng Thế giới (2011) “Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dich đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân”.

Quốc hội, phê duyệt của Chính phủ thì áp dụng Luật Trưng mua Nhà nước. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia đất đai, tiêu chí “lợi ích quốc gia” là không rõ ràng, và nhiều chuyên gia vẫn kêu gọi phải tiếp tục cải cách để thu hẹp việc thu hồi đất chỉ còn cho các dự án phục vụ cho “lợi ích công cộng” (67). Tuy nhiên, lợi ích công cộng làm thiệt hại đến lợi ích của hộ gia đình, cá nhân là vấn đề cần cân nhắc trong cơ chế thị trường.

Thứ bảy, về chuyển mục đích sử dụng đất: Chuyển mục đích sử dụng đất đã được đề cập từ Luật Đất đai năm 1987, tuy nhiên thế nào là chuyển mục đích sử dụng đất thì vẫn chưa được làm rõ trong pháp luật đất đai. Bởi vậy, cần quy định rõ việc chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp, ví dụ chuyển từ trồng cây này sang cây kia, hoặc kết hợp chăn nuôi với trồng trọt thì không cần xin phép chính quyền. Đối với những mảnh đất nhỏ, nằm xen kẹt trong khu dân cư mà không thể sản xuất nông nghiệp, Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để chuyển thành đất ở, nhưng họ phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Các địa phương cần thực hiện ngay, thực hiện nghiệm túc Nghị định số 01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, theo đó mọi mảnh đất cần được đăng ký và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với những mảnh đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư thành đất ở để Nhà nước thu thuế, người dân có lợi và bảo vệ môi trường khu dân cư.

Thứ tám, Tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Việc tăng cường, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải gắn liền với việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ này; phải có chủ trương xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng cán bộ làm công tác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất để tạo lập cơ sở dữ liệu về đất đai và mã hóa tới từng thửa đất để người sử dụng biết được các thông tin về thửa đất của mình và thu thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Thứ chín, làm rõ hơn về Bộ tiêu chí đánh giá tình hình tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất


Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 20

67 “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại”

Các tiêu chí đánh giá cần phải cụ thể, sát với thực tế. Trước mắt cần sớm nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá tình hình tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Bộ tiêu chí này cần làm rõ một số tiêu chí như:

- Hệ thống văn bản pháp luật: Hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực sự đầy đủ, đồng bộ và bảo đảm các điều kiện để tổ chức thi hành các quy định đó theo đúng nội dung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, ngày 23-07-2012, của Chính phủ, về theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ba nội dung: tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; tình hình tuân thủ pháp luật.

Đối với việc xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật cần chú ý các tiêu chí: Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; Tính khả thi của văn bản. Đối với việc xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật cần chú ý các tiêu chí: Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật; Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật; Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

- Bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp: Bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất: Thực tế cho thấy, sự thiếu kịp thời trong việc ban hành các văn bản quy định chi tiết đã ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Mặt khác, khoảng trống trong các quy định của pháp luật thời gian qua dẫn đến việc nhiều hành vi nếu xét dưới góc độ pháp luật dân sự thì thuộc quyền của chủ sở hữu tài sản, nhưng lại không thể thực hiện trên thực tế do pháp luật chuyên ngành chưa điều chỉnh.

- Bảo đảm trên thực tế quyền được tiếp cận thông tin về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo hướng: Cá nhân, tổ chức có quyền được tra cứu thông tin, còn cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cơ quan có thẩm quyền không được cản trở việc thực hiện quyền tra cứu thông tin của các cá nhân, tổ chức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Để bảo đảm cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được thực thi một cách thuận tiện và có hiệu quả, Nhà nước phải thực hiện rất nhiều các giải pháp từ giải pháp quản lý, giải pháp tuyên truyền, giáo dục, đến giải pháp pháp lý... Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước ta đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về công nhận, bảo hộ và thực thi quyền của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, thực tế thực thi mảng pháp luật về vấn đề này còn tồn tại nhiều bất cập và hiệu quả đạt được chưa tương xứng với sự kỳ vọng. Trên cơ sở nền tảng về lý luận và thực tiễn của Chương 2 và Chương 3, Chương 4 đã phân tích những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Để có thể nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, bảo đảm và bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì Việt Nam cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp. Các giải pháp được chia thành: Giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đồng bộ với các luật khác; giải pháp tổ chức và thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định pháp luật trong thời gian tới ở Việt Nam như cần thiết lập và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan theo dõi thi hành văn bản pháp luật. Sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ công tác điều tra, đánh giá số lượng và chất lượng đất đai; nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và bảo đảm các điều kiện cho tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, đồng thời nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức và thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Bên cạnh đó đưa ra kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai từ góc thụ hưởng sự bảo hộ của pháp luật.

KẾT LUẬN

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất là một chế định cơ bản của pháp luật đất đai. Đây là lĩnh vực không chỉ thu hút được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới khoa học pháp lý nước ta mà còn của các học giả nước ngoài. Thời gian qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, báo pháp lý, các cuộc hội thảo, tọa đàm trao đổi, thảo luận về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng được công bố. Mặc dù tiếp cận, nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều hướng tới việc nghiên cứu các vấn đề chủ yếu, bao gồm khái niệm, đặc điểm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (trong đó có hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất); cơ sở hình thành quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (trong đó có hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất); các yếu tố cơ bản chi phối quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và quá trình hình thành, phát triển chế định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất qua các thời kỳ nhằm nhận diện sự thay đổi của quá trình tư duy nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vai trò, vị trí của hộ gia đình, cá nhân trong việc xác lập địa vị làm chủ thực sự đối với đất đai thông qua việc được trao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài.

2. Qua tiếp cận, tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các công trình khoa học đã công bố được các tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản, bao gồm phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích chính sách… Đây là những phương pháp nghiên cứu phù hợp trong lĩnh vực luật học và nghiên cứu khoa học xã hội, được tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.

3. Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình liên quan đến đề tài luận án được công bố đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản sau đây:

- Hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân về đất đai với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng.

- Phân tích, giải mã khái niệm, đặc điểm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng.

- Đánh giá, phân tích nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng; phân tích, bình luận thực trạng áp dụng các quy định này nhằm nhận diện những ưu điểm, hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện chế định pháp luật này. Những kết quả nghiên cứu này được tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển trong quá trình nghiên cứu luận án.

4. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đã công bố mặc dù đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản nêu trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình khoa học nghiên cứu độc lập, có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tiếp cận dựa trên lý thuyết về vật quyền của Bộ luật Dân sự năm 2015 coi quyền sử dụng đất là tài sản, cũng như những tư tưởng mới của Hiến pháp năm 2013 xác định quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ và quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của con người và thuộc nội hàm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Đây là lý do để tác giả tiếp tục kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu của mình trong việc hoàn thành luận án với đề tài “Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay”.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Phúc Thiện, Trần Thị Cúc, Bảo đảm thực thi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế; Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6, tháng 6 năm 2016, tr.46 – 49.

2. Nguyễn Phúc Thiện, Bất cập trong quy định và thực thi pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 10 năm 2018, tr.51 – 59.

3. Nguyễn Phúc Thiện, Bàn về địa vị pháp lý của hộ gia đình trong giao dịch về quyền sử dụng đất; Tạp chí Nghề luật, số 1 năm 2019, tr.44 - 51.

4. Nguyễn Phúc Thiện, Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật đất đai năm 2013; Tạp chí Nghề luật, số 3 năm 2019, tr.8 - 13.

5. Nguyễn Phúc Thiện, Bài 6: Những vấn đề cơ bản về luật đất đai; Hỏi và đáp những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, tháng 09/2016, tr.147 – 196. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.

6. Nguyễn Phúc Thiện, thành viên tham gia, Hệ giải pháp hoàn thiện pháp trong pháp luật dân sự, kinh doanh bảo hiểm và bảo vệ người tiêu dùng hướng tới xây dựng một cơ chế bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm một cách toàn diện, thống nhất; Quyết định số 62/QĐ-KHPL ngày 26/5/2015 của Vện trưởng Viện Khoa học pháp lý. Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm”

7. Nguyễn Phúc Thiện, thành viên tham gia, Quyết định số 11/QĐ-KHPL ngày 05/03/2019 của Vện trưởng Viện Khoa học pháp lý. Đề tài khoa học cấp Bộ “Nhận diện lý thuyết vật quyền và vấn đề áp dụng tại Việt Nam”

8. Nguyễn Phúc Thiện, Lê Ngọc Duy, Hoàn thiện quy định của pháp luật về xây dựng nền công tố mạnh trong thiết chế Viện kiểm sát nhân dân; Tạp chí Kiểm sát, số 20 năm 2020, tr.3 - 10.

9. Nguyễn Phúc Thiện, Bùi Đức Hiển, Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Tạp Nghiên cứu Lập pháp, số 20 năm 2020, tr.28 - 34.

10. Nguyễn Phúc Thiện, Bùi Đức Hiển, Thực trạng pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay, số 9+10 năm 2020, tr.53 - 58.

11. Nguyễn Phúc Thiện, Vũ Thị Thanh Lan, Thực hiện các cam kết về lao động của Việt Nam khi gia nhập hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP), Từ điển học và Bách khoa thư, số 2 năm 2021, tr.145 -150.

12. Nguyễn Phúc Thiện, Trần Thị Mai Loan, Nguyễn Kiên Cường, Dấu hiệu của lao động cưỡng bức – góc nhìn trong các quy định của luật lao động năm 2019, Tạp chí Công thương số 6 năm 2021, tr.63 – 67.

13. Nguyễn Phúc Thiện, Nguyễn Vinh Hưng, Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hợp tác xã, Tạp chí Nghề luật số 7 năm 2021, tr.14 – 19.

14. Nguyễn Phúc Thiện, Khuất Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hoa Tâm, Hoàn thiện luật kinh doanh bảo hiểm đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo quốc gia ngành bảo hiểm trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhà xuất bản lao động năm 2021 (tr.97-102).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Nguyễn Hải An (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06-9- 2012 về tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (ngày 23-8-2013), Báo cáo số 138/BC-BTNMT về kiểm điểm tình hình thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận).

4. Báo cáo ngày 21-2-2014 của Bộ Xây dựng về tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở năm 2005, các văn bản sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và đề xuất các nội dung của Luật Nhà ở (sửa đổi).

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (ngày 06-9-2013), Báo cáo số 193/BC-BTNMT về tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, Hà Nội, 2014

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo thi hành Luật Đất đai năm 2013.

8. Bộ Tư pháp - Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (2000), Chuyên đề: Kết quả khảo sát thực địa, điều tra xã hội học về hộ gia đình và quyền sử dụng đất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin Khoa học Pháp lý.

9. Nguyễn Đình Bồng (2006), "Thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Địa chính, (Số 8).

10. Nguyễn Đình Bồng (Chủ biên) (2012), Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945 - 2010), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Cam (1997), Chế định quyền sử dụng đất trong pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

12. Trần Thị Minh Châu (2011), "Quyền của người sử dụng đất theo Luật đất đai ở nước ta", Hội thảo chuyên đề: Hoàn thiện quy định của pháp luật đất đai về các quyền của người sử dụng đất, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí