Đánh Giá Về Hoạt Động Hỗ Trợ Tiếp Cận Dịch Vụ Và Chính Sách Xã Hội Từ Phía Người Nghèo

khen thưởng đối với các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, khu, ấp và hộ gia đình có thành tích giảm nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015.

Về kết quả thực hiện, đối với chính sách tín dụng dành cho hộ nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân cho 556.976 lượt hộ nghèo và cận nghèo vay vốn với tổng kinh phí 427.015.000.000 đồng. Dư nợ đến 30/9/2015 là 1.107.223.000.000 đồng; tính trong giai đoạn 2014-2015 tổng danh số thu nợ đạt 440.000.000.000 đồng.

Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, toàn tỉnh đã xây dựng và sửa chữa 1.353 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với kinh phí 41.768.872.000 đồng; Riêng trong năm 2014 các tổ chức hội đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh đã vận động xây dựng và trao tặng 297 căn nhà tình thương, nhà chữ thập đỏ với số tiền 5.748.170.000 đồng.

Về hỗ trợ y tế, ngành Y tế đã cấp 147.615 thẻ BHYT cho người nghèo và người cận nghèo để khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, ngành còn phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh tặng 700 thẻ BHYT cho người thuộc diện cận nghèo ở huyện Tân Uyên (cũ, nay là Thị xã Tân Uyên) với tổng số tiền 130.753.000 đồng; vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ suất ăn miễn phí với số tiền 767.076.000 đồng, khám chữa bệnh miễn phí với số tiền là 1.096.406.000 đồng. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đã giải quyết 438 trường hợp bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 4.199.275.000 đồng.

Về hỗ trợ về giáo dục, tỉnh Bình Dương đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Quyết định 56/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, kết quả, toàn tỉnh đã chi thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi

phí học tập cho 167.204 lượt học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng kinh phí là 111.414.392.881 đồng.

Về dạy nghề, giới thiệu việc làm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án khuyến công, khuyến lâm và khuyến ngư với tổng số tiền là 487.000.000 đồng để thực hiện các mô hình: thâm canh cây tiêu, nuôi bò sinh sản, nuôi gà thả vườn ở các Phường, xã của Thị xã Dĩ An và huyện Phú Giáo, mỗi địa bàn khoảng 15 đến 20 điểm. Tất cả các mô hình này nhằm giúp cho các hộ dân trên địa bàn có nhu cầu làm ăn, được hỗ trợ con giống, hỗ trợ và hướng dẫn phương thức sản xuất và vươn lên cuộc sống ổn định. Giai đoạn 2011-2015, có 8.003 lao động được đào tạo nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956), trong đó có 6.698 người đã học xong, 5.684 người tìm được việc làm thông qua việc được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển dụng (966 người), 4.672 người tự tạo việc làm và 46 người góp vốn cùng nhau thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp để làm giàu và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn khác trên địa bàn tỉnh.

Đối với công tác đào tạo cán bộ, Trong giai đoạn vừa qua đã tổ chức được 11 lớp tập huấn ở 9 huyện, thị xã, thành phố về nâng cao năng lực cho

5.343 cán bộ cơ ở là cán bộ lãnh đạo khu, ấp, cán bộ lãnh đạo hội nông dân và cán bộ lãnh đạo mặt trận khu ấp.

Qua điều tra, rà soát cuối năm, những hộ đã thoát nghèo có đời sống tương đối ổn định, từ nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương (vay vốn, y tế, ưu đãi giáo dục…) đã biết cách làm ăn để vươn lên, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng và hỗ trợ các gia đình nghèo khác, chính phong trào này đã tạo nên sức lan tỏa mạnh cho các hộ nghèo và địa phương cố gắng nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế song song với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói chung, trong đó có người nghèo, người cận nghèo

đã thay đổi theo hướng tích cực hơn so với trước, hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước tiếp cận được các chính sách mà nhà nước hỗ trợ để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo không phải chỉ các cơ quan nhà nước thực hiện mà còn có sự nỗ lực, đồng lòng và phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các hội viên, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cùng tham gia, trong đó có hộ nghèo. Chính quyền địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đây chính là bài học sâu sắc nhất qua nhiều năm tỉnh triển khai công tác giảm nghèo.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giảm nghèo hiện nay còn gặp một số khó khăn như sau:

Chuẩn nghèo của tỉnh hiện cao gấp 2,5 lần so với chuẩn nghèo của quốc gia, theo ý kiến của Văn phòng Chính phủ, đến năm 2016, Trung ương sẽ rút vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay, với các địa phương có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia (như Bình Dương).

Theo quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng năm các địa phương phải thực hiện rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, theo phản ánh của các địa phương thì thời gian triển khai các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo quá ngắn, trong 01 năm chưa đủ để đánh giá sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nếu có, phần nhiều chỉ mang tính hình thức.

Việc thực hiện công tác giảm nghèo gắn với phong trào Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, ở một số địa phương còn giao chỉ tiêu phải giảm 50% số hộ nghèo để có cơ sở xem xét công nhận khu ấp văn hóa, đây cũng là vấn đề tạo áp lực lớn cho cơ sở trong khi thời gian triển khai các chính sách về giảm nghèo quá ngắn.

Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, vì vậy việc hướng dẫn thực hiện chính sách và chế độ thông tin, báo cáo còn hạn chế.

Ở một số địa phương, hộ nghèo còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào chính sách của Nhà nước, nhất là các chính sách hỗ trợ cho không, chưa thật sự nỗ lực để vươn lên thoát nghèo.

2.2.5. Đánh giá về hoạt động hỗ trợ tiếp cận dịch vụ và chính sách xã hội từ phía người nghèo

Từ góc độ của hộ nghèo, đánh giá của những người tham gia khảo sát này về hoạt động hỗ trợ tiếp cận dịch vụ và chính sách xã hội được thể hiện ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6 Đánh giá hoạt động hỗ trợ trực tiếp dịch vụ và chính sách xã hội của người nghèo.



N

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Tín dụng

197

4,47

,961

Hỗ trợ Giáo dục, đào tạo nghề

217

3,41

,884

Hỗ trợ về y tế, BHXH

225

4,1

,620

Dịch vụ Hỗ trợ pháp lý

209

3,22

,972

Dịch vụ hỗ trợ sản xuất

177

3,29

1,052

Hỗ trợ nhà ở

203

4,36

,847

Hỗ trợ giải quyết việc làm

189

4,31

1,011

Hỗ trợ tiếp cận thông tin

223

3,32

,802

Hỗ trợ nước sạch, VSMT

218

4,50

,770

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 10


Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài tháng 3/2019


Kết quả đánh giá của người nghèo cũng cho thấy những tín hiệu khích lệ khi tỷ lệ được tiếp cận là khá cao, chỉ có các tiêu chí về “hỗ trợ tiếp cận thông tin và “dịch vụ hỗ trợ sản xuất là ở mức bình thường. Trong khi các tiêu chí khá đều ở mức rất thường xuyên. Đây cũng là một chỉ báo cho thấy sự sâu sát và tính đúng đắn trong các chủ trương chính sách mà tỉnh Bình Dương đã triển khai.

2.2.6. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động Công tác Xã hội đối với người nghèo

Theo mô hình phân tích đã được đề cập, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với người nghèo bao gồm các yếu tố: Bản thân người nghèo, Nhân viên CTXH, Cán bộ lãnh đạo địa phương, Phong tục tập quán và Tài chính.


đây:

Kết quả tính điểm trung bình các yếu tố được thể hiện ở bảng 2.7 sau


Bảng 2.7 Điểm trung bình đánh giá của các yếu tố tác động


N

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Bản thân người nghèo

227

4,68

,642

Bản thân nhân viên công tác xã hội


227


4,58


,785

Cán bộ lãnh đạo địa phương

227

4,53

,800

Phong tục tập quán

227

4,45

,873

Tài chính

228

4,55

,781


Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài tháng 3/2019


Kết quả cho thấy, theo ý kiến của người nghèo thì tất cả các yếu tố trên đều có mức “rất ảnh hưởng”. Trong đó, yếu tố về “bản thân người nghèo” “nhân viên công tác xã hội” được cho điểm cao nhất (4,68 và 4,58).

Trong yếu tố thuộc về “bản thân người nghèo”, người trả lời cho rằng chỉ báo về “điều kiện kinh tế”, “trình độ nhận thức” và “gia đình có người ốm nặng” là những yếu tố được coi là ảnh hưởng cao nhất đến tình trạng nghèo. Kết quả này cũng khá tương đồng với những thống kê và phân tích của sở Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương về đặc điểm hộ nghèo. Trong đó, vẫn còn tồn tại tình trạng không muốn thoát nghèo do sợ mất những chính sách đang được hưởng và tâm thế trông chờ, ỷ lại là những rào cản rất lớn cho việc thoát nghèo.

Ở yếu tố về nhân viên CTXH, các yếu tố“Trình độ năng lực chuyên môn” (3,73); Kỹ năng, phương pháp hỗ trợ (3,70) và “Thái độ đối với người nghèo” (3,70) là những chỉ báo được đề cập nhiều nhất. Kết quả này, cũng cho thấy việc tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ đang làm CTXH các cấp là việc làm rất quan trọng và mang tính cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Trong yếu tố về “cán bộ, lãnh đạo địa phương” các chỉ báo “Nắm được chủ trương, chính sách, pháp luật về giảm nghèo” (3,83); “Quan tâm giúp đỡ đến người nghèo” (3,82) “Hiểu về công tác xã hội” (3,76) được đề cập nhiều nhất. Trong ba chỉ báo này, việc lãnh đạo địa phương có hiểu biết về CTXH là rất quan trọng. Bởi lẽ, cách trợ giúp từ tiếp cận CTXH là mang tính chuyên nghiệp chứ không phải là hoạt động từ thiện nên việc hiểu biết của lãnh đạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH cũng như ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động hỗ trợ

Đối với yếu tố về “phong tục tập quán”, kết quả khảo sát cho thấy sự “Đoàn kết, đùm bọc, chia sẻ” (3,81) và “Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau” (3,78) là hai chỉ báo có điểm đánh giá cao nhất. Để giúp người nghèo vươn lên vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình thì việc phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái là rất cần thiết. Đây cũng là gợi ý để xây dựng và mở rộng những phong trào giúp nhau thoát nghèo thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ về nguồn vốn.

Cuối cùng, ở yếu tố về “Tài chính”, vai trò của “ngân sách nhà nước” (3,67) và “Ngân hàng Chính sách xã hội” (3,6) được người dân đánh gia cao nhất ở mức độ ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo. Một trong những vấn đề nan giải nhất đối với hộ nghèo là không có vốn để làm ăn. Vì thế, cần có chính sách để giúp họ có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. và hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả tránh tình trạng thất thoát nguồn vốn.

2.2.7. Đánh giá chung

Công tác giảm nghèo của Bình Dương được coi như là một nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách an sinh xã hội xuyên suốt từ khi tách tỉnh. Điều này thể hiện rất rõ trong định hướng phát triển của Tỉnh với quan điểm “gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, giải quyết các vấn đề xã hội” từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần VI đến nay. Với quan điểm này, công tác giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh qua các giai đoạn phát triển mang tính bổ sung, kế thừa, tạo được sự đồng thuận của người dân và sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đã tạo được sức mạnh tổng thể trong việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Bảng 2.8 Chuẩn nghèo của Bình Dương so với cả nước qua các giai đoạn



Giai đoạn

Nông thôn


Chênh Lệch

Thành thị


Chênh Lệch

Bình Dương


Cả nước


Bình Dương


Cả nước

1997 – 2000

135,000

70,000

1,9

150,000

90,000

1,7

2001-2003

150,000

100,000

1,5

180,000

150,000

1,2

2004 – 2005

200,000

100,000

2

250,000

150,000

1,7

2006 – 2008

400,000

200,000

2

500,000

260,000

1,9

2009 – 2010

600,000

200,000

3

780,000

260,000

3

2011 – 2013

800,000

400,000

2

100,000

500,000

0,2

2014 – 2015

1,000,000

400,000

2,5

1,100,000

500,000

2,2


Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội BD


Kết quả cho thấy chuẩn nghèo của Bình Dương luôn cao hơn so với cả nước, tính ở giai đoạn mới nhất chuẩn nghèo ở nông thôn, Bình Dương gấp 2,5 lần so với chuẩn chung cả nước và 2,2 lần ở thành thị so với chuẩn chung của cả nước và từ năm 2010 đến nay, Bình Dương không còn hộ nghèo theo chuẩn chung của cả nước. Từ góc nhìn của người dân, đại diện một hộ nghèo vươn lên cận nghèo của Dĩ An cũng chia sẻ “Thực ra mà nói thì trong xã hội này

không có an sinh thì người nghèo không thể sống nổi. Bởi vì người nghèo thì anh không có tiền đu bệnh viện, cho con đi học. Nhờ cái an sinh này mà con anh mới vào trường được, trường công. Rồi nghèo mà anh ốm đau cũng có thể vào viện được. Mong muốn của chú thì trước tiên là một xã hội tốt. Một nền an sinh xã hội tốt, rồi làm ăn phát triển kinh tế nó ổn định, tạo ra các cái niềm vui, mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với nhà nước phải luôn luôn tốt đẹp” [8]

Bên cạnh những thành tựu đã được nhắc đến, công tác giảm nghèo cũng còn những hạn chế cần khắc phục. Trong đó, tính ỷ lại của một bộ phận người dân nghèo về chính sách của nhà nước cũng là vấn đề đáng quan tâm như chia sẽ của một nam cán bộ có 15 năm làm công tác giảm nghèo ở một huyện ở phía Bắc của tỉnh “ một hạn chế của mình là những chính sách cho không, cho không mặt nào đó cũng tốt khi người ta giải quyết được trước mắt nhưng không có tốt về lâu dài. Cho không nó nguy hiểm ở chỗ đó, ví dụ trước đây ở huyện có chi cục định canh, định cư nên huy động được nhiều nguồn, người ta cho tôn lợp nhà nè, cho heo để nuôi, cho giống bò để nuôi nhưng mà xong xuôi thì vài ba tháng sau, tụi này đi vô thì tôn người ta bán hết…cho không có tính hai mặt, nó không tạo động lực phấn đấu cho người ta đi lên, điều đó khó cho mình…Ngoài ra, sự giúp đỡ của nhà nước tốt nhưng cần phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị để làm cho người dân nâng cao nhận thức để họ tự vươn lên để thoát nghèo” [9]. Mặt khác, công tác đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm đối với người nghèo cần thực chất phù hợp với năng lực của người dân và nhu cầu của xã hội để tránh lãnh phí và hình thức như thực tế diễn ra ở các giai đoạn.

2.3. Phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ, trợ giúp cho các đối tượng nói chung và người nghèo nói riêng

Triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương thành lập Ban chỉ đạo, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí